Wednesday 30 November 2011

Thơ lịch sử: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh


SƠN TINH - THỦY TINH

Vua Hùng Vương: có nàng Công Chúa đẹp
Vua rao truyền: kén rễ bậc hùng anh…
Liền khắp xứ:  hội tề bao dũng tướng…
Bao tài hay, bao phép lạ đua tranh….

Tướng rừng xanh: trổ tài điều khiển thú…
Tướng biên thùy: cưỡi ngựa, bắn cung tên…
Tướng Châu Mục: tài gươm đao, đánh võ…
Và Sơn Tinh, Thủy Tướng: phép thần tiên…

Vua phán bảo: ngày mai bày trận chiến
Chàng trai nào thắng trận: Rễ Hùng Vương
Và kết qủa: Sơn Tinh Thần thắng trận,
Thủy Tinh Thần chiến bại: mất Công Nương!

Thuỷ Tinh giận: quyết trả thù, rửa hận
Nổi lôi đình: gây gió bão… Phong Thành
Sơn Tinh trổ oai thần: nâng núi Tản,
Dựng đê Hồng: ngăn lũ…cứu dân lành

Thuỷ Tinh bại: nhưng không đành chiến bại
Vết thương tình: ôm ấp mãi trong lòng
Khi nổi giận: Thuỷ Tinh Thần nổi sóng
Khi trả thù: lũ lụt khắp… non sông

Sơn Tinh vẫn: nghìn năm gìn gi Núi
Vẫn trông chừng: mối hận Thuỷ Vương Tinh
Thủy Tinh vẫn: nghìn năm giông bão hận !
Sơn Tinh Thần: quyết chống Thủy Vương Tinh

Truyện cổ tích: Sơn Tinh và Thuỷ Tướng…
Chuyện quê hương: Núi Tản với Sông Hồng…
Truyện cổ tích: Thần Tiên tranh, chiến, hận…
Chuyện nghìn xưa: nghe kể… những  bâng khuâng…

Thái Nam Trân


Thiệt, Giả - Tốt, Xấu


THIỆT- GỈA, TỐT - XẤU

Sống là phải tiếp xúc, giao thiệp, giao tiếp hằng ngày với người nầy người kia, việc nầy việc nọ, và trong giao tiếp, chúng ta bắt buộc phải có những nhận định, những nhận xét, những phán đoán, vân vân, nhưng mà việc nhận định, nhận xét, phán đoán, dù là ngưòi, dù là việc; nhận định, phán đoán thật giả, đúng sai, hay dở, tốt xấu, vân vân, thường rất khó khăn, thường khi là bất khả, nhiều khi là không thể, bởi rất nhiều lý do, rất nhiều nguyên nhân lớn nhỏ, xa gần, cụ thể, mơ hồ, vân vân.

Mỗi cá nhân, mỗi con người chúng ta đều sở hữu, sở đắc rất nhiều thứ, nhiều loại, nhiều vật, hữu hình và vô hình, thể chất và tình cảm, tư tưởng và tư duy, vân vân, nhưng xét hết tất cả những thứ mà chúng ta có thể sở hữu, sở đắc, thì gần như không có bất cứ một thứ gì, hữu hình hay vô hình là chắc thật, là chắc chắn, mà tất cả mọi thứ, tất cả mọi cái, tất cả mọi điều, tất cả mọi việc, đều có thể là không thật, đều có thể là giả, đều có thể là hư ảo, đều có thể là hư không, vân vân.

Thí dụ gần gũi nhất và cụ thể nhất là cái thân xác bằng xương thịt của mình, trước mắt rõ ràng là thật, là có, là hiện thực, là hiện hữu, vân vân; thân thể của chúng ta rõ ràng là có gần như là tất cả mọi thứ cơ quan, bộ phận: mắt mũi, tay chân, đầu mình, xương cốt, thịt da, vân vân. Nhưng mà, cái khởi thủy, cái bắt đầu của một thân xác con người, thì lại có thể không là cái gì cả, có thể chỉ là một sự kết hợp của hai sinh vật vô cùng nhỏ bé, vô cùng mong manh, sự kết hợp của một con tinh trùng của một người đàn ông, một sinh vật vô cùng nhỏ bé, và một cái trứng của một người đàn bà, một tế bào cũng vô cùng nhỏ bé.

Một cách khoa học và chính xác hơn, thì đó là một sự phối hợp của 2 mẫu vật chất rất nhỏ của hai mẫu tế bào cực nhỏ bé DNA, một mẫu tế bào di truyền DNA của một con tinh trùng của một ngưòi đàn ông, và một mẫu tế bào cực nhỏ bé DNA của cái trứng của một người đàn bà. Nói cách khác, cái thân xác mà chúng ta thấy rõ ràng là đầy đủ mọi cơ quan, bộ phận: mắt, mũi, tay, chân, đầu, mình, thịt, xương, máu huyết, vân vân, nhưng mà, khởi thủy nó chỉ là hai mẫu vật chất DNA vô cùng nhỏ bé gần như là không thể nào thấy được.

Vậy thì sự thật cái thể xác của chúng ta là cái gì ở lúc bắt đầu hình thành, sự thật thì nó chỉ là một đơn vị tế bào vô cùng nhỏ bé, vô cùng mong manh, gần như là cát bụi, gần như là hư không, danh từ khoa học gọi là một đơn vị tế bào gốc, hay là hai đơn vị tế bào di truyền DNA. Về phương diện Tâm linh, một cách văn chương, chúng ta có thể gọi đó là hai dấu chấm của hai linh hồn trần gian, hoặc là hai dấu chân của hai linh hồn vạn vật; hay gọi theo tính cách khoa học và tâm linh phối hợp, chúng ta có thể gọi là: một kết hợp của hai tế bào linh hồn nguyên thuỷ, hay là: một phối hợp của hai bộ não linh hồn sáng tạo của Thượng Thiên ở nơi chốn trần gian.

Có một hình ảnh vật chất cho ta một hình dung về mối tương quan giữa hạt nhân nguyên thủy với vạn vật, đó hình ảnh của một cái cây cổ thụ, cành lá xum xuê, nhưng nguyên thủy, khởi thủy nó chỉ là một cái hạt mầm vô cùng nhỏ bé. Nhưng nếu không có cái hạt mầm nguyên thủy vô cùng nhỏ bé thì nó sẽ không có thân thể, cành lá, gì cả, tất cả những cái thân thể cành lá xum xuê của nó đều là những vật thể mà cái hạt mầm nhỏ bé của nó đã vay mượn của thiên nhiên, trời đất để tạo thành mà thôi.

Nói một cách khác thì tất cả thân thể, cành lá của một cái cây, cho dù là một cái cây cổ thụ đi nữa, thì nó cũng chỉ là những cái giả tạo mà thôi, những cái không thật sự là của nó, mà suy luận cho tới tận cùng thì ngay cả cái hạt mầm nhỏ bé của nó cũng là cái giả tạo mà thôi, một thứ sản phẩm vô cùng nhỏ bé của một thân cây cành trái xum xuê. Nói như vậy, có nghĩa là không có cái vật chất nào là chắc thật, là chắc chắn cả, mà sự thật là mọi thứ vật chất trần gian nầy đều là những biến dạng, những biến hình, những biến hóa của một thứ năng lượng chung của vũ trụ gọi là Năng lượng Vũ Trụ, nghĩa là mọi thứ vật chất nguyên thủy đều là Năng Lượng, đếu là một, câu nói “vạn vật đồng nhất thể” là vậy.

Sau cùng, khi chúng ta chết đi, khi thân xác chúng ta chết, dù là thân xác chúng ta có chôn xuống lòng đất, hay là đem thiêu đốt thành tro bụi, vấn đề chỉ là thời gian, vấn đề chỉ là sớm hơn một chút, hay là muộn hơn một chút, rồi thân thể chúng ta, tất cả những cơ quan bộ phận mắt mũi, tay chân, xương cốt, thịt da… , tất cả đều sẽ phải trở về cát bụi, trở về với hư không, trở về với cái nguyên thủy khởi đầu, khởi thủy của nó, trả lại những dấu chấm của linh hồn, trả lại những dấu chân của linh hồn, trả lại những tế bào của linh hồn, trả lại những não bộ của linh hồn cho vạn vật.

Nghĩa là, sau cùng của đời sống con người, chúng ta cũng phải trả lại tất cả mọi thứ mà chúng ta đã vay mượn cho đời sống của chúng ta, cho sự sống của chúng ta, chúng ta phải trả lại những thứ chúng ta đã vay mượn cho nguyên chủ của nó, cho nguồn gốc của nó, cho vũ trụ, cho hư vô, cho hư không, cho Thượng Đế, Thượng Thiên, vân vân, như câu nói của nhà Phật: “cát bụi lại trở về với cát bụi, hư không lại trở về với hư không, hư vô sẽ trở về với hư vô”.

Nói một cách khác thì chết chỉ là một hành trình trở về nơi chốn nguyên thủy của thân xác, bản thể của thân xác là những Năng lượng vũ Trụ, câu “sống gửi thác về” cũng chỉ có ý nghĩa như vậy, không có nghĩa gì khác như nhiều điều suy luận xa với của chúng ta, chúng ta đến từ hư không và chúng ta cũng trở về với hư không, khi chết thì thân xác chúng ta tan rả và linh hồn chúng ta cũng sẽ tan rả, đó là ý nghĩa của sự siêu thóat, không có nghĩa gì khác.

Điều vô cùng kỳ diệu, vô cùng lạ kỳ, là cũng vào cái lúc, cái giây, cái phút, gọi là chúng ta trả lại hết, trả lại tất cả xác thân của chúng ta, trả lại cả linh hồn của chúng ta, cho vũ trụ, cho hư vô, hư không, vân vân, thì đồng thời cũng là lúc chúng ta lại có được hết tất cả, tất cả mọi thứ, tất cả mọi cái, tất cả mọi vật, vân vân, là bởi vì chúng ta đã hòa nhập, hòa đồng với vũ trụ, với vạn vật, với thiên nhiên, vân vân, chúng ta không còn là một cái gì riêng biệt, riêng tư, riêng rẽ, vân vân, nhưng đồng thời chúng ta cũng là tất cả mọi cái, tất cả mọi thứ, tất cả mọi nơi, những nơi trong vũ trụ, và cả những nơi ngòai vũ trụ, chúng ta không còn là nhỏ bé, không còn là cô độc, mà chúng ta đã trở thành rộng lớn, đã trở thành bao la, đã trở thành vô tận, đã trở thành vô cùng.

Như vậy thì ngay cái thân xác rõ ràng, cụ thể của chính ta, nó cũng không thật sự có, không thật sự là hiện hữu như ta vẫn nghĩ, nó không thật sự là của ta, nó cũng không thật sự tồn tại, hay nói cách một khác, thì cái thực của chính thân xác xương thịt máu huyết của chúng ta, sâu xa, căn nguyên và cuối cùng cũng chỉ là những cái hư ảo, những cái không thật, những cái không ngừng biến đổi, những cái không ngừng biến hóa, không ngừng đổi thay, đổi thay trong từng hơi thở, trong từng cử động, trong từng suy nghĩ, trong từng suy tư, trong từng giây phút, trong từng thời gian, trong từng không gian, vân vân.

Thân thể chúng ta biến đổi không ngừng trong mọi qúa trình của đời sống chúng ta, không phải chỉ có lúc khởi đầu, khi mới sinh ra, hay lúc thân xác chết đi, mà từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, không có lúc nào thân thể chúng ta không biến đổi, không biến hóa, cho nên chúng ta cũng có thể nói là không có khi nào chúng ta có được một thân xác thực sự của chính chúng ta. Thân xác của chúng ta hiện tại không phải là thân xác của chúng ta một giờ trước, một phút trước, thậm chí là một giây trứơc; với tương lai cũng vậy, thân xác chúng ta hiện tại, hiện giờ không phải là thân xác chúng ta ngày mai, ngày mốt, ngày kia, vân vân.

Đó là chúng ta chỉ mới nói về thể chất, vật chất, về những cái cụ thể, những cái hữu hình của thân thể chúng ta; còn những phần khác của thân thể chúng ta, những phần vô hình, vô ảnh, vô tướng, vô thanh như: tư tưởng, tình cảm, tri thức, kiến thức, ý niệm, quan điểm, vân vân; tất cả những cái không phải là vật chất, thì nó càng không thực, nó càng luôn luôn không ngừng biến chuyển, biến thiên, biến hóa, vân vân.

Nghiã là, không có cái hữu hình hay vô hình nào, không có cái hữu tướng hay vô tướng nào là thực cả, là nguyên hình, là nguyên trạng cả, mà tất cả mọi cái, mọi thứ đều chỉ có những giá trị tương đối, những giá trị tạm thời, những giá trị giả tạo mà thôi. Nhưng bi kịch của xã hội, của con người là chúng ta luôn luôn bám víu vào những cái giả tạo, những cái tương đối, những cái tạm thời, tạm bợ, mong manh, hư ảo, mơ hồ, vô định, vô căn nầy, để chúng ta phê phán, chúng ta nhận định, chúng ta nhận xét, chúng ta phê bình, vân vân, để chúng ta tranh chấp, tranh cải, chúng ta xung đột, chúng ta hận thù, vân vân.

Nghiên cứu con người sâu xa hơn, chúng ta thấy là mỗi thân xác, mỗi cá nhân, mỗi con người chúng ta còn có một phần thực sự vô hình, gọi là vô hình là bởi vì chẳng những con người không nhìn thấy, mà khoa học, máy móc cũng không nhìn thấy, phần vô hình của thể xác con người, mà nhân loại hiện tại, vẫn còn hiểu biết rất ít, rất hạn chế, hiện tại khoa học chưa nhìn nhận, và không chịu nhìn nhận, không muốn nhìn nhận, đó là phần linh hồn con người, và phần tâm linh con người.

Đối với những phần thực chất, thực thể của con người, như thịt xương, máu huyết, mô cơ, tế bào, thần kinh, vân vân, thực ra chúng ta, nhân loại, con người, khoa học, vân vân, dù là đã tự nhận, tự hào là đã rất tiến bộ, rất tài giỏi, rất tiếnhóa, rất văn minh, vân vân, sự thực là chúng ta, nhân lọai, con người vẫn còn hiểu biết rất hạn chế, hãy còn hiểu biết chưa đầy đủ, và sẽ không bao giờ có thể hiểu biết hết, không bao giờ có thể hiểu biết được đầy đủ, tường tận, rõ ràng, vân vân.

Cho nên, phần linh hồn và tâm linh con người, phần vô ảnh, vô hình, vô tướng, vô âm, vân vân, của thân thể chúng ta, thì chúng ta lại càng rất khó hiểu biết, gần như là chúng ta không hiểu biết gì cả. Chúng ta không thể biết được linh hồn người nầy ra sao, linh hồn người kia thế nào, và những sự thay đổi của linh hồn của họ thì lại càng là những điều hoàn toàn bí mật, vô cùng bí ẩn đối với khoa học, đối với con người, đối với chúng ta, bây giờ và mãi mãi.

Tâm linh, danh từ chúng ta tạm dùng để chỉ những linh hồn phò trợ cho mỗi cá nhân con người, thì lại càng là những gì thuộc về những lãnh vực, những thế giới vô hình, siêu hình đầy xa lạ, huyền bí, đầy bí ẩn, rất mông lung, rất mơ hồ, vân vân, đối với con người, đối với khoa học, đối với chúng ta. Có thể nói là cho đến nay, cho đến thời điểm nầy, con người vẫn còn gần như là hoàn toàn mù mờ, rất xa lạ đối với thế giới tâm linh, thế giới vô hình, thế giới của những năng lượng vũ trụ vô hình, vô ảnh, vô thanh, vân vân, những gì chúng ta nghe nói về thế giới tâm linh siêu hình hãy còn qúa ít, hãy còn thiếu sót, hãy còn rất mơ hồ.

Cho nên, công việc nhận xét, phê bình, phê phán, vân vân, một con người, bất kể là người nào, bất kể là ai, tổng quát gồm có: thể chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm, linh hồn, tâm linh, vân vân, trên nguyên tắc và trên thực tế, tất cả đều là những điều bất khả, những điều không thể thực hiện. Thực tế, những nhận định, những nhận xét, những phê bình, những phê phán, vân vân, của chúng ta về người khác, về người nầy, về người kia, về việc nầy, về việc nọ, về chuyện nầy, về chuyện kia, vân vân, thường thường là sai lầm, thường thường là không trung thực, thường thường là không chính xác, thường thường là không đầy đủ, thường thường là khiếm khuyết, thường thường là: phiếm diện, một chiều, võ đoán, qúa khích, cực đoan, nông nổi, hồ đồ, vân vân.

Nhận xét nầy rất cần thiết và rất quan trọng cho đời sống của chúng ta, cho mỗi cá nhân chúng ta, cho mỗi con người chúng ta, cho cộng đồng, cho xã hội, cho quốc gia, cho dân tộc, cho nhân loại, vân vân; bởi vì nó sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những tư tưởng, những quan niệm, những thái độ, những cử chỉ, những hành vi, những hành động, vân vân, chủ quan, quá khích, cực đoan, nông nổi, độc đoán, vân vân; nó sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều phán đoán nông nổi, sai lầm, hạn hẹp, thiển kiến, vân vân; nó sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều nhận định nông cạn, hẹp hòi, thành kiến, định kiến, vân vân.

Khi chúng ta ý thức được rằng ngay cả cái bản thân, cái bản thể của chính chúng ta, mà chúng ta còn luôn luôn không hiểu biết được nó đầy đủ, rõ ràng, chính xác, vân vân, và hơn thế, nó, thân thể của chúng ta, lại còn thay đổi, luôn luôn thay đổi, không ngừng đổi thay, không bao giờ chúng ta có cùng một con người ở hai thời điểm khác nhau, ở hai không gian khác nhau, ở hai hoàn cảnh khác nhau; cho nên chúng ta sẽ phải có những thái độ thật chính chắn, nghiêm chỉnh, thận trọng, vân vân; phải có thái độ muôn ngàn lần thận trọng hơn, khi chúng ta nhận xét, khi chúng ta nhận định, khi chúng ta phê phán, vân vân, về bất cứ cá nhân nào, về bất cứ con người nào.

 Bởi vì, chúng ta không biết được gì rõ ràng, đầy đủ, chính xác, về chính bản thân mình, thì dĩ nhiên, thì tất yếu, tất nhiên là chúng ta không thể biết được rõ ràng, đầy đủ, chính xác, về cá nhân khác, về người khác, thì làm sao chúng ta có thể phê phán họ, thì làm sao chúng ta có thể phê bình họ, thì làm sao chúng ta có thể nhận xét họ, phê phán họ, mà chúng ta không sợ là mình nông nổi, thiếu sót, sai lầm!?.

Chúng ta sẽ thấy rằng những bài học phê phán con người, phê phán sự việc, phê phán sự vật, vân vân, của chúng ta, đều là những bài học vô cùng khó khăn, đều gần như là bất khả thực thi, đều gần như là không thể thực hiện; thì làm sao chúng ta dám phê phán, làm sao chúng ta dám phê bình, vân vân, khi chúng ta biết rằng, những cái chúng ta thấy, những cái chúng ta nghe, những cái chúng ta biết, vân vân, tất cả có thể đều không phải là những cái thực, tất cả đều có thể là những cái giả, tất cả đều có thể là những cái không chính xác, những cái không trung thực, những điều không chứng cớ, vân vân.

Cái giả thì không cần phải nói tới, không cần phải bàn cải, còn cái thực thì luôn luôn biến đổi, và không ngừng biến đổi, cho nên chúng ta gần như không bao giờ biết được cái thực, chúng ta gần như là không bao giờ có thể biết được cái mà chúng ta vẫn gọi là “chân lý”, bởi vì chân lý gần như chỉ là một cái bóng, hoặc là nó ẩn mình, hoặc là nó chạy trốn, hoặc là nó mơ hồ, hoặc là nó mong manh, hoặc là nó biến đổi...

Cho nên, gần như là chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được chân lý, và chúng ta càng không bao giờ có thể nắm bắt được chân lý đích thật, lý do bởi vì cái gọi là “chân lý đích thực” là cái chân lý gần như là không bao giờ có, lý do là bởi vì cái gọi là “chân lý đích thực” thì luôn luôn thay đổi, luôn luôn tương đối, luôn luôn biến dạng, luôn luôn biến thể, luôn luôn biến hình…; chúng ta cũng có thể nói một cách khác là: “cái gì không thay đổi thì cái đó không phải là chân lý”, nó cũng giống như là hình ảnh của những đám mây trên bầu trời, nó luôn biến đổi, nó không bao giờ có một hình dạng nhất định, cố định nào cả.

Chúng ta hôm nay đã hoàn toàn không phải là chúng ta hôm qua, và càng không phải là chúng ta ngày mai, tương lai; thời gian khác, không gian khác, hoàn cảnh khác, trường hợp khác, sự kiện khác, sự việc khác, vân vân, thì tất cả đều đổi khác, và không ngừng đổi khác. Hiện tại, hôm nay thì không có còn cái gì còn nguyên trạng, nguyên vẹn, nguyên thể, nguyên hình, vân vân, của ngày hôm qua, của qúa khứ, còn tương lai thì luôn luôn là những cái mới, những việc mới, những điều mới, vân vân, từng phút, từng giây đều có những sự đổi mới, những cái đổi mới: sự vật, sự việc, con người, tư tưởng, tâm linh, vân vân.

Nhưng bi kịch của con người, của nhân lọai, của chúng ta là: tư tưởng, tư duy, ý tưởng, quan niệm, hiểu biết, vân vân, của chúng ta thì lại vẫn thường hằng đóng kín, thường hằng đóng băng, thường hằng quán tính, cố định, thường hằng không thay đổi; hoặc là những thay đổi cũa chúng ta đã không theo kịp với những nhịp điệu biến đổi của sự việc, của sự vật, của thời gian, của không gian, vân vân. Mà hậu qủa, là chúng ta có thể trở thành những kẽ lỡ tàu, những người lạc hậu, những người lạc bước, những kẻ lầm đường, những kẻ bơ vơ, những người lạc lối, những kẻ thất bại, những người lầm lẫn, vân vân.

Nói rõ hơn, có khi rõ ràng là đã lớn, nhưng chúng ta cứ thấy mình hãy còn là một đứa bé con, có khi rõ ràng là mình đã già, nhưng chúng ta cứ thấy mình vẫn còn là người trẻ, hay nói một cách khác là chúng ta cứ suy nghĩ, cứ hành động, cứ xử sự, vân vân, như là những đứa bé con mặc dù là mình đã già, mặc dù là mình đã lớn. Đó là những sự nhầm lẫn thường tình của con người, nhưng cũng là những sự nhầm lẫn thường xuyên của mỗi người chúng ta.

Chúng ta đã nhìn mình một cách nhầm lẫn như vậy, và chúng ta cũng đã nhìn người khác một cách nhầm lẫn như vậy, chúng ta không thấy những đổi thay của mình, và dĩ nhiên là chúng ta không hề nhìn thấy những đổi thay của người khác, chúng ta không thấy được những sự khác biệt của chính mình, cho nên chúng ta cũng không thấy được những khác biệt của người khác, trong những thời gian khác nhau, trong những không gian khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, trong những trường hợp khác nhau, vân vân.

Vì thế, cho nên, chúng ta đã thường hay thất bại, chúng ta đã thường hay sai lầm, chúng ta đã thường hay ngớ ngẩn, lạc hậu, lỗi thời, vân vân; nhưng điều bi thảm của chúng ta là, thường thường chúng ta lại không nhìn thấy những lầm lỗi của mình, chúng ta không thấy lầm lỗi của mình chỗ nào, chúng ta không biết lầm lỗi của mình ở đâu, và tai hại nhất là chúng ta nhất định cho rằng mình đúng, rằng mình không có lầm lỗi gì hết, không có lầm lỗi bao giờ, chỉ có người khác mới là lầm lẫn, chỉ có người khác là lầm lỗi, chỉ có người khác là sai lầm mà thôi!.

Nói rõ hơn, khi chúng ta phê phán một cá nhân, khi chúng ta phê bình một con người, thường là chúng ta căn cứ vào những gì chúng ta đã biết về người đó, những gì chúng ta đã nghe về người đó, những gì chúng ta đã thấy về người đó, vân vân, nhưng mà chúng ta lại không biết rằng những điều chúng ta biết về người đó, đã nghe về người đó, đã thấy về người đó, vân vân, dù là trước kia hay là bây giờ, tất cả đều có thể là không đúng với sự thật, hoặc là đều có thể là không đầy đủ sự thật, đều có thể là không chính xác, không rõ ràng, vân vân.

Nhưng, chúng ta vẫn thường chủ quan là chúng ta đã biết rõ ràng, đã  biết chính xác, đã biết đầy đủ, vân vân,  về họ rồi, và chúng ta vội vàng phê phán họ, chúng ta vội vàng đánh giá họ, chúng ta vội vàng phê bình họ, chúng ta vội vàng kết luận, vội vàng kết án. Và kết qủa là, dĩ nhiên chúng ta phê phán, phê bình, nhận định, đánh giá họ hoặc là sai lầm, hoặc là không chính xác, hoặc là không đúng, vân vân; nhưng điều bi thảm là chúng ta lại luôn luôn chủ quan, chúng ta luôn luôn khẳng định những nhận xét, những nhận định, những phê phán của mình là đúng.

Chỉ mới là những hiểu biết của chúng ta, những đánh giá của chúng ta, những phê phán, những phê bình, những nhận định, nhận xét, vân vân, của chúng ta về một cá nhân, một con người nào đó thôi, mà còn có thể đầy rẩy những thiếu sót, đầy rẩy những sai lầm như vậy, rất tương đối như thế, rất hạn chế như vậy, thì những gì chúng ta hiểu biết, chúng ta đánh giá, chúng ta phê bình, chúng ta phê phán, vân vân, những sự việc, những sự kiện rộng lớn về: kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, quân sự, vân vân, tất yếu là còn bị hạn chế nhiều hơn nữa, tất nhiên là còn bị giới hạn nhiều hơn nữa, còn thiếu sót nhiều hơn, còn sai lầm, sai lạc nhiều hơn nữa.

Những gì chúng ta hiểu biết được về những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, vân vân, thường thường là thông qua những tin tức, những thông tin từ báo chí, sách vở, truyền thanh, truyền hình, internet, vân vân, nhưng mà tất cả những phương tiện truyền thông nầy đều không hề chắc chắn là chính xác, không hề chắc chắn là trung thực, không hề chắc chắn là rõ ràng, không hề chắc chắn là đầy đủ, vân vân.

Cho dù là chúng ta có cả hình ảnh, chúng ta có cả âm thanh, chúng ta có cả con người, chúng ta có cả nhân chứng, vật chứng, nhưng mà trên thực tế thì rất nhiều sự việc, sự kiện, có thể vẫn không đúng sự thực, hoặc là chưa đầy đủ sự thực, thậm chí có thể là đầy rẩy những thiếu sót, những sai sót, những sai lầm, vân vân.

Hoặc là chúng ta chỉ mới có được một phần của sự thực, hoặc chỉ mới là một góc cạnh nào đó của sự thực, hoặc là chúng ta chưa đủ dữ kiện, hoặc là chưa đủ sự kiện, vân vân, và những sự thiếu sót hoặc những điều sai lầm nầy, vô tình hay cố ý đều sẽ rất dễ dàng đưa dẫn chúng ta đến những phê phán, những nhận định, những phê bình, vân vân, thiếu sót, phiếm diện, sai lầm, không chính xác, không trung thực, vân vân.

Rất tiếc, đây lại là những điều chúng ta đã rất thường phạm phải, nếu không muốn nói là chúng ta luôn luôn phạm phải, chúng ta thường chỉ mới thấy được, hoặc là một mặt của vấn đề, hoặc là một phần của vấn đề, một khía cạnh nào đó của vấn đề, chớ chúng ta không thấy, hoặc chưa thấy, chưa biết, hoặc là chưa hiểu biết được toàn bộ vấn đề, nhưng chúng ta lại luôn luôn có những nhận xét, những nhận định rất cả quyết, rất khẳng định, rất chủ quan, vân vân, về toàn bộ sự việc, về toàn bộ vấn đề.

Một thí dụ cụ thể là những phê phán, nhận định về cuộc chiến tranh Việt Nam, cho đến bây giờ, cuộc chiếm tranh VN chấm dứt đã hơn 30 năm qua, nhưng vẫn chưa có một hiểu biết, một phê phán, một nhận định nào, của bất cứ ai, về cuộc chiến tranh nầy là đầy đủ, là trung thực, là công bình, là chính xác, vân vân. Bây giờ đã như vậy, sau nầy cũng vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có được những nhận xét, những phê phán, những nhận định đúng đắn, đầy đủ, trung thực, về bất cứ một quốc gia nào, một dân tộc nào, một văn hoá nào, một văn minh nào, một lịch sử nào, vân vân, ngay cả một lịch sử Việt Nam, gần cận chúng ta nhất, lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam gần đây nhất, giai đoạn lịch sử gần đây nhất: giai đọan lịch sử Việt Nam 1954- 1975.

Với cuộc chiến Việt Nam cũng như nhiều cuộc chiến khác trên thế giới, qúa khứ, hiện tại hay tương lai, vân vân, chúng ta luôn luôn có những hiểu biết rất hạn chế, về rất nhiều sự việc xảy ra quanh ta, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc gần tới việc xa, từ việc chung tới việc riêng, vân vân. Việc càng lớn, thì những hiểu biết, những nhận định của chúng ta càng thêm hạn chế, càng thêm thiếu sót, càng thêm nông cạn, càng thêm mơ hồ, vân vân; nhưng, điều bi thảm là, chúng ta cứ bình nhiên nhận định, chúng ta cứ thản nhiên phê phán, chúng ta cứ tự nhiên phê bình, vân vân, và chúng ta cứ cả quyết tính xác thực, tính chính xác của những nhận định, những phê phán nông nổi, thiếu sót, phiếm diện, hời hợt, vân vân, của chúng ta.

Không chỉ có chiến tranh, mà gần như trong bất cứ lãnh vực nào của xã hội, của đời sống con người, của văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, kinh tế, tài chánh, khoa học, kỹ thuật, triết học, tâm lý, tâm linh, vân vân, chúng ta cũng có chung những tính chất, chung những vấn đề nhầm lẫn nầy, có chung những nhận định, những phê phán nông nông nổi, nông cạn, hời hợt, phiếm diện, vân vân, có khi còn là những sai lầm nầy.

Điều nguy hại là những nhận định, những phê phán nông nổi, sai lầm nầy có thể dễ dàng dẫn dắt chúng ta tới những điều tai hại, nguy hiểm, sai lầm khác, có khi là những xung đột, có khi là những hận thù, có khi là những tranh chấp, những chém giết, những chiến tranh, những xương máu ngập tràn, những chiến trận, những tử vong, vân vân. Cuộc chiến tranh thế giới vừa qua, cuộc chiến tranh khủng bố hiện nay, những cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, ở quốc gia nầy, quốc gia nọ, hiện tại, hàng ngày, khắp nơi, vân vân, là những thí dụ cụ thể về những hậu qủa tai hại mà con người phải gánh chịu vì những nhận định, những phê phán nông cạn, sai lầm của chính con người, của chính chúng ta.

Những khủng hoảng của thế giới hiện nay, những tranh chấp, chiến tranh, thù hận của nhân loại hiện giờ, không thể nào giải quyết được bằng vũ khí, bằng bom đạn, chiến tranh, vân vân; mà phải, và chỉ có thể giải quyết được bằng những bài học triết học và tâm linh, để hoá giải những tranh chấp, những thành kiến, những nghi kỵ, những hận thù, vân vân, do những u minh, những mê muội, những sai trái, những sai lầm, vân vân, của nhận thức, của tư duy, của tri thức, vân vân.

Bao lâu con người còn những xung đột về: tư tưởng, nhận xét, quan niệm, quan điểm, phê phán, phê bình, vân vân, thì nhân loại vẫn còn có chiến tranh, vẫn còn có tranh chấp, vẫn còn có hận thù, vẫn còn có bom đạn, vẫn còn có chém giết, máu xương, vân vân. Phần lớn nguyên nhân chúng ta xung đột tư tưởng là vì chúng ta không chấp nhận tư tưởng của người khác, chúng ta chỉ chấp nhận tư tưởng của chính mình và những tư tưởng giống mình mà thôi; chúng ta không chấp nhận những tư tưởng khác biệt của người khác, chúng ta không chấp nhận những tư tưởng khác biệt với tư tưỏng của chúng ta, bất kể đó là tư tưởng của ai.

Muốn tránh những xung đột, những tranh chấp, những hận thù, vân vân, thì chúng ta phải chấp nhận những tư tưởng khác biệt của người khác, chúng ta phải chấp nhận cái thực thể khác biệt tư tưởng của thế giới con người, chấp nhận cái xã hội hiện thực “9 người, 10 ý” của chúng ta; nhưng mà, rất đáng tiếc là chúng ta lại không thể thực hiện được những điều rất quan trọng, rất ích lợi, và rất là cần thiết nầy: chấp nhận thực trạng con người có những tư tưởng, quan niệm khác biệt nhau, và chấp nhận những quyền hạn khác biệt tư tưởng của con người.

Những xung đột về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá, vân vân, của nhân loại, ở mọi chốn, mọi nơi trên toàn thế giới, trong hiều ngàn năm qua vẫn còn đó, không giảm đi, mà còn có thể ngày một trở nên trầm trọng hơn, nhiều dị biệt hơn, nhiều nguy hiểm hơn, nhiều tranh chấp hơn, nhiều xung đột hơn, nhiều xâu xé hơn, nhiều hận thù hơn, nhiều xương máu hơn, vân vân.

Điều bi thảm của nhân loại là chúng ta không hề có cơ hội, cơ may để san bằng những dị biệt nghiêm trọng nầy, chúng ta không hề có một giải pháp nào để dung hoà những sự khác biệt nầy. Không chỉ có những khác biệt, bất đồng, bất thuận, bất hoà, vân vân, giữa những con người khác biệt tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, mà ngay cả những xã hội, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, vân vân, có cùng chung một tín ngưỡng, cùng chung một tôn giáo cũng vẫn còn có những khác biệt, có những tranh chấp, hận thù, có khi còn sâu sắc, ác liệt, hơn cả những người khác biệt tôn giáo, tín ngưỡng.

Tranh chấp, xung đột, chém giết, hận thù, vân vân, là những bi kịch của con người và xã hội chúng ta, qúa khứ, hiện tại, và tương lai; đã, đang và sẽ tiếp diễn mọi lúc, mọi nơi, trên toàn thế giới; hoà đồng tư tưởng, hoà hợp quan điểm, sống chung hoà bình, bác ái, từ bi, vân vân, là những từ ngữ rất đẹp, những điều lý tưởng, những nguyên tắc căn bản của sự sống chung hoà bình của nhân loại, trên thực tế là những điều có tính cách không tưởng, không có, những điều không thể thực hiện được, không thể có, không bao giờ có.

Trên thực tế, chúng ta thấy là, từ cá nhân đến gia đình, từ cộng đồng đến xã hội, từ quốc gia đến thế giới, vân vân, gần như là ở đâu, gần như là lúc nào, chúng ta cũng sẽ phải đối diện thường trực, thường xuyên với những tranh chấp, những xung đột, những bất ổn, những bất hoà, những bất đồng, những dị biệt, những ân oán, những hận thù, những xâu xé, những chiến tranh, vân vân, đây là một nhận xét rất đáng buồn, nhưng là một nhận xét rất trung thực, rất thực tế.

Chúng ta đã, nhân lọai, con ngừơi, thế giới, đang và sẽ đứng trước muôn ngàn trở ngại, khó khăn, thử thách, vân vân, của những sự khác biệt tư tưởng, tư duy, những tranh chấp, hận thù, chiến tranh, vân vân; nhưng cũng chính vì vậy, mà chúng ta, con người, tạo vật linh thiêng nhất của vũ trụ, sinh vật thượng đẳng do Thượng Đế sinh tạo nơi chốn trần gian, chúng ta có một số nhiệm vụ thiêng liêng và cần thiết phải làm cho hạnh phúc và bình an của nhân loại.

Với những bài học Triết Học và Tâm Linh, những bài học từ Thượng Thiên, chúng ta có thể sẽ dần dần trở nên những con người mới, chúng ta không dám nói là những con người thánh thiện, cái nầy rất khó, gần như là bất khả, nhưng mà chúng ta có thể trở nên những con người mỗi ngày một minh triết hơn, mỗi ngày một giác ngộ hơn, những con người có tiến hoá tâm linh, những con người cần thiết cho xã hội hiện tại, lợi ích cho thế giới, nhân loại tương lai.

Đó là phương thức duy nhất để chúng ta có thể xây dựng và kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, một thế giới an bình hơn, một xã hội có ít con người qúa khích, cực đoan hơn, nhưng lại có nhiều con người hiểu biết hơn, minh triết hơn, một thế giới có ít con người mê muội hơn, nhưng lại có nhiều con người giác ngộ hơn, một xã hội và thế giới có ít con người hận thù hơn, ít con người tàn bạo hơn, nhưng lại có nhiều con người bác ái hơn, từ tâm hơn, từ bi hơn, bác ái hơn, vân vân.

Không thể có một xã hội tốt, nếu chúng ta không có nhiều con người tốt, nếu chúng ta không có nhiều những con người tử tế, những con người từ bi, những con người nhân ái, những con người minh triết, những con người giác ngộ, vân vân. Không thể có một thế giới an bình, nếu chúng ta có quá nhiều những con người mê muội, những con người qúa khích, những con người cực đoan, những con người tàn bạo, những con người tham lam, những con người độc ác, những con người hận thù, vân vân.

Làm sao để có một xã hội tốt đẹp hơn, một thế giới an bình hơn là một trách nhiệm lớn, một trách nhiệm quan trọng, một trách nhiệm chung của nhân loại, của con người, của tập thể, của tất cả chúng ta; những công việc đòi hỏi sự chung vai góp sức, chung lòng của rất nhiều người, của tất cả mọi người, không có một cá nhân, một thiểu số, một con người nào, có thể làm được một cách riêng rẽ, đơn độc, một mình.

Nhưng mà đòi hỏi một xã hội có nhiều con người tốt, một cộng đồng có nhiều con người thiện, một sự chung sức, chung lòng của nhiều con người thánh thiện tốt lành, thì lại là những đòi hỏi vô cùng khó khăn. Cho nên, có lẽ điều duy nhất chúng ta có thể làm, và phải làm ngay tức thì, là mỗi cá nhân đành lặng lẽ cố gắng làm được những gì có thể coi là tốt đẹp, những gì có thể nghĩ là thiện lương, mà mình có thể làm, nếu không thể làm được những điều ích lợi cho ai, cho người nầy, người khác, thì ít nhất là mình cũng có thể làm được những điều lợi ích cho chính mình, cho thân tâm của chính mình, cho an lạc của chính mình.

Thái Tấn Truyền

Ngôn ngữ


Đề tài: Ngôn ngữ con người

1. Khái niệm ngôn ngữ:

Danh từ ngôn ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, ý nghĩa căn bản, nguyên sơ, đại thể, tổng quát, tổng quan, khái quát, khái lược, vân vân, của ngôn ngữ, là những phương tiện thông tin, liên lạc, giao tiếp giữa con người với con người bằng tiếng nói con người, tức là qua những âm thanh, những giọng điệu, phát ra bằng miệng và lưỡi của con người.

Thực tế thì thứ âm thanh, giọng điệu gọi là “ngôn ngữ con người” được phát ra không phải chỉ bằng miệng và lưỡi, mà nó được tạo thành và phát ra bằng sự vận dụng, kết hợp những thao tác, những họat động của nhiều cơ quan bộ phận liên quan đến tiếng nói con người, như là mũi, miệng, răng, lưỡi, môi, họng, dây thanh âm, dây thần kinh, trí não, trí năng, tư tưởng, tư duy, kiến thức, tâm tính, cá tính, tình cảm, vân vân.

Nói cách khác: ngôn ngữ được tạo thành bởi rất nhiều thứ, bằng tất cả những sự vận động, sự họat động, sự kết hợp, những đồng sự, đồng hành của rất nhiều thứ, rất nhiều vật thể, rất nhiều cơ quan, bộ phận, vân vân, của cơ thể con người, chớ không phải chỉ riêng có hai cơ quan bộ phận cơ thể rất biểu kiến của con người là miệng và lưỡi, như chúng ta thường nghĩ, mà bất cứ một thành phần nào của những yếu tố ngôn ngữ kể trên bị kém khuyết, sai lạc, thương tật, bất tòan, vân vân, cũng sẽ làm thay đổi ít nhiều tính chất, sắc thái, đặc thái, giá trị, vân vân, của ngôn ngữ.

Ý nghĩa rộng hơn của ngôn ngữ con người còn đặc biệt hơn thế nữa, nó không phải chỉ có duy nhất là tiếng nói của con người, nghĩa là không phải là chỉ có những âm thanh, những lời nói, những ngôn ngữ do con người phát ra như chúng ta thường nghĩ, mà nó còn bao gồm nhiều thứ khác, nó có thể bao gồm tất cả những phương thức, tất cả những phương cách, tất cả những phương tiện, tất cả những cách thức truyền đạt, trao đổi, diễn tả, trình bày, thông tin, vân vân, những tư tưởng, những ý nghĩ, những tình cảm, những tư duy, những ý muốn, những sáng kiến, những sáng tạo, vân vân, của con người.

Ý nghĩa mới nhất của ngôn ngữ con người thời đại văn minh khoa học điện tử, điện năng, nguyên tử, vân vân, hiện nay đã vượt khỏi và vượt xa những ý niệm về những âm thanh, những ngôn ngữ nguyên sơ, nguyên thủy, những thứ tiếng nói âm thanh thuần túy của sinh vật thượng đẳng ở trần gian là nhân lọai, con người, mà nó còn có ý nghĩa là tất cả những phương tiện, những cách thức thông tin liên lạc với nhau bằng những sản phẩm của khoa học, kỹ thuật, văn minh tân tiến nhất hiện nay như: điện tử, kỹ thuật số, email, computer, trang mạng website, vân vân.

2. Tiếng nói Tâm Linh:

Ngòai tất cả những thứ ngôn ngữ đa dạng, đa năng, của con người mà chúng ta đã nói đến trên đây, nhân lọai, con người còn có một thứ tiếng nói khác, một thứ ngôn ngữ vô cùng đặc biệt nữa, chúng ta có thể gọi là “ngôn ngữ tâm linh”. Đó là thứ ngôn ngữ cao cấp nhất của con người, đó là thứ ngôn ngữ chẳng những là nó thực sự khác biệt và cao trội hơn hết tất cả mọi thứ ngôn ngữ của các lòai sinh vật ở trần gian, mà nó còn khác biệt và cao trội hơn tất cả các thể lọai ngôn ngữ thông thường mà chúng ta đã đề cập trên đây, kể cả những thứ ngôn ngữ mới nhất của con người, là ngôn ngữ khoa học, kỹ thuật, điện tử, vân vân, của thời đại chúng ta.

Tiếng nói tâm linh hay ngôn ngữ tâm linh cũng có nhiều tính chất, nhiều dạng thức, nhiều thể lọai khác nhau, nói chung thì đó là những thứ ngôn ngữ rất đặc biệt, là những thứ ngôn ngữ vô ngôn, vô ngữ, vô âm, vân vân, nghĩa là nó gần như là những thứ ngôn ngữ của một cõi giới khác hơn cõi giới vật chất thông thường của chúng ta, đó là những cõi giới tâm linh huyền bí vô hình, siêu hình, mà đặc điểm của nó là mặc dù chúng ta gọi nó là ngôn ngữ, nhưng nó lại không có tiếng nói, không có lời nói, không có âm thanh, không có ngôn từ, không có ngôn ngữ gì cả.

Có thể mô tả “ngôn ngữ tâm linh” là những giao cảm tâm linh, bằng những tần số rung động của những năng lượng tâm linh siêu hình trong nội thân, trong nội thể con người, có thể đó là thứ tiếng nói với chính mình, mình nói và mình nghe, không phải là thứ tiếng nói của một ai khác, không phải là một người nào khác nói với mình, mà cũng không phải là tiếng nói của mình nói với một ai khác, một người nào khác.

Cũng có thể đó là thứ tiếng nói của mình với những người khác, nhưng nó phải có những tính chất đặc biệt của tâm linh như chúng ta đã nói đến trên đây, đó là chúng ta phải nói bằng thứ ngôn ngữ vô ngôn, là thứ tiếng nói nhưng mà lại không có lời nói, không có âm thanh nào phát ra, không có âm thanh nào nghe thấy, là thứ tiếng nói chúng ta chỉ có thể nghe được bằng những sự cảm nhận tâm linh tinh tế, siêu hình, mà danh từ chúng ta thường nghe nói đến nhất là danh từ “thần giao cách cảm”.

Thực chất, và bản chất của cái gọi là “thần giao cách cảm”, chính là thứ ngôn ngữ vô ngôn, vô ngữ, vô âm, vô thanh, vân vân, nầy, không có âm thanh, âm điệu, âm giai, ngôn ngữ gì hết, nhưng mà nó vẫn là một thứ ngôn ngữ có thực, chớ không phải là một thứ ngôn ngữ tưởng tượng hay bịa đặt, thêu dệt, dối gạt, vân vân, có thể hiểu nó là thứ tiếng nói của tư tưởng, của ý nghĩ, của tư duy, của những tri thức siêu hình, vân vân. Điều cần lưu ý về lọai ngôn ngữ gọi là “thần giao cách cảm” nầy, là không phải ai cũng có thể có được cái khả năng nói được, hoặc là nghe được, hoặc là nhận thức được, hoặc là xử dụng được, lý do là bởi vì thứ tiếng nói gọi là “Thần giao cách cảm” là một thứ tiếng nói siêu đẳng, siêu cấp, cao cấp trong những lãnh vực tâm linh huyền bí, siêu hình.

Thứ tiếng nói tâm linh siêu hình cao cấp, cao siêu nầy, đòi hỏi cả người nghe và người nói, người trao và người nhận, vân vân, cả hai người, cả hai phía giao cảm, đều phải có những khả năng tâm linh cao cấp, tinh tế, cao siêu, vân vân. Nếu chúng ta không có những khả năng tâm linh siêu hình thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu biết, xử dụng, giao tiếp, vân vân, được với thứ ngôn ngữ tâm linh gọi là “thần giao cách cảm”, bất kỳ là lọai “thần giao cách cảm” nào, thấp hay cao, mạnh hay yếu, vân vân.

Chúng ta thường nói đến những từ ngữ “thần giao cách cảm” trong nhiều trường hợp, nhiều hòan cảnh khác nhau, trong xã hội, trong đời thường vẫn luôn luôn có nhiều người mong muốn có được những năng lực tâm linh cao cấp, siêu hình nầy, nhưng thực tế, rất ít người có được những khả năng tâm linh cao cấp siêu hình gọi là “thần giao cách cảm”.

Lý do là bởi vì bất kỳ khả năng nào được gọi là khả năng tâm linh, cũng luôn luôn đòi hỏi chúng ta rất nhiều điều kiện, những điều kiện thể chất cũng như những điều kiện tâm linh, những điều kiện hữu hình cũng như những điều kiện vô hình, mà điều kiện nào cũng rất khó khăn, điều kiện nào cũng đòi hỏi chúng ta phải có những cơ may, những cơ duyên, những cơ hội, vân vân, để phải học hỏi, nghiên cứu, xử dụng, ứng dụng, vân vân, những điều rất ít người có thể đáp ứng, thỏa mãn.

3. Tiếng nói Lương Tâm:

Một thí dụ về ngôn ngữ tâm linh chúng ta thường nói tới, dễ nhận ra, là tiếng nói của lương tâm con người, đó cũng là một thứ tiếng nói của tâm linh cho nên nó cũng có những tính chất tâm linh là: vô ngôn, vô ngữ, vô âm, vô thanh, vô hình, vân vân. Đó là thứ tiếng nói chỉ có chính cá nhân mình, chỉ có chính bản thân mình nghe thấy, thứ tiếng nói người khác không thể nào nghe thấy, không có một thứ máy móc, dụng cụ khoa học, dù tối tân thế nào, tài tình thế nào có thể dò tìm, có thể nghe thấy được.

Tiếng nói lương tâm con người là thứ tiếng nói có thật, dù nó không có âm thanh, không có ngôn từ, không có ngôn ngữ gì cả, nhưng mà nó vẫn là thứ tiếng nói rất thực và rất rõ ràng, không phải là tiếng nói của sự tưởng tượng hay là sự chiêm bao, mộng mị, ảo tưởng, ảo giác gì cả. Mỗi người đều có thể nghe được tiếng nói lương tâm của chính mình, nhưng cũng có những sự khác biệt về tiếng nói lương tâm đối với từng con người, từng cá nhân, từng thời gian, không gian, vân vân. Những điều kiện về: gia đình, xã hội, quốc gia, văn minh, văn hóa, giáo dục, vân vân, đều góp phần định hình, định lượng những nội dung, tính chất, tác dụng, cường độ, mức độ, vân vân, của tiếng nói lương tâm con người.

Tiếng nói lương tâm con ngừơi là từ ngữ rất quen thuộc với nhiều người, với tất cả chúng ta, nhưng thực ra, thực chất nó là thứ tiếng nói rất huyền bí, rất bí ẩn, rất lạ lùng, vân vân, thứ tiếng nói có những năng lực, có những quyền năng, có những khả năng thần diệu, thần kỳ, thứ tiếng nói có những quyền lực, những năng lực tâm linh siêu hình. Tiếng nói lương tâm có những khả năng thôi thúc, bức xúc, vang vọng, ray rứt, vân vân, trong nội thân, trong nội thể, trong bản thể, vân vân, trong những phần sâu thẳm nhất, sâu xa nhất của con người trần gian, trong cõi giới tâm linh vô hình huyền bí của mỗi người trần tục, nhân gian, phàm trần.

Nhưng, chúng ta phải vô cùng thận trọng với những thứ tiếng nói có cùng một dạng thức tâm linh huyền bí siêu hình của Thượng Thiên trong mỗi con người trần gian, chúng ta phải lưu ý là tiếng nói của lương tâm con người thì mang những tính chất: thánh thiện, đạo đức, thiêng liêng, cao cả, tốt đẹp, vân vân, nó khác biệt với những thứ tiếng nói cũng mang  tính chất tâm linh siêu hình, cũng mang những đặc tính: vô ngôn, vô ngữ, vô âm, vân vân, cũng kỳ lạ, cũng thần kỳ, cũng bí hiểm, vân vân, nhưng nó không phải là tiếng nói lương tâm, không phải là tiếng nói Thần Thánh, không phải là tiếng nói Thượng Đế, tiếng nói Thượng Thiên, không phải là những tiếng nói có những tính chất trong sáng, chân mỹ, thánh thiện, đạo đức, vân vân, trong lòng người.

Nghĩa là, chúng ta cũng cần thiết, cũng nhất thiết phải cảnh giác là có những thứ tiếng nói cũng vô âm, vô ngữ, vô ngôn, cũng siêu hình, cũng bí ẩn, cũng kỳ lạ, kỳ bí, vân vân, nhưng mà rất có thể đó không phải là tiếng nói lương tâm, cũng  không phải là tiếng nói Thần Thánh, Thần Linh, Thiêng liêng, Thánh Thiện, Cao cả, vân vân, mà có thể, và rất có thể nó là thứ tiếng nói nào khác, có thể là những thứ tiếng nói nào khác, nó có thể là những thứ tiếng nói của của bệnh lý, của bệnh họan, của tâm thần, của thần kinh, của tâm lý, của khủng hỏang, của rối lọan, vân vân.

4. Tiếng nói bệnh lý:

Có nhiều thứ tíêng nói của nhiều thứ bệnh lý khác nhau, thứ nhất là những bệnh lý thần kinh, bệnh tâm trí, bệnh não bộ, vân vân, tức là những thứ bệnh lý vật lý, có những nguyên nhân, những lý do vật chất, vật lý, từ những xáo trộn, những thương tổn những tế bào thần kinh não bộ, những rối lọan của những hóa chất thần kinh, những  rối lọan những hormone tuyến Giáp trạng, tuyến Yên, tuyến Tùng, vân vân, gây ra những hội chứng bệnh lý thần kinh đặc biệt, với hiện tượng người bệnh có thể nghe thấy những tiếng nói kỳ lạ, nhưng là những tiếng nói giả, tiếng nói ảo, trong não bộ, trong đầu, trong tai, vân vân, của họ.

Tiếng nói bệnh lý thứ hai có những nguyên nhân đặc biệt khác thường, không có những nguyên nhân vật lý trực tiếp, không tìm thấy những tổn thương não bộ, thần kinh, tuyến Giáp, tuyến Tùng, vân vân, mà nó có thể có những nguyên nhân từ những lực lượng tâm linh siêu hình, bí ẩn, tức là những nguyên nhân chúng ta chưa thực sự hiểu biết được rõ ràng, thực tế là nó còn rất xa lạ với những hiểu biết, những kiến thức khoa học, vật lý của con người, của thời đại, của chúng ta.

Một số người nào đó, một số những con người đặc biệt nào đó, những con người có những điều kiện thể chất, điện não, tâm linh, vân vân, thế nào đó, mà họ có thể nghe thấy được những tiếng nói của cõi giới vô hình, còn gọi là thế giới của ma quĩ, yêu tinh, của những linh hồn người chết, vân vân, mà người thường thì không thể nào nghe được.

Có những thứ tiếng nói dạng thể tâm linh huyền bí nầy có thể mang lại một số lợi ích nào đó cho con người, nhưng cũng có những tiếng nói dạng thể tâm linh siêu hình nầy có thể mang đến những sự tai hại, tai ương, tai họa, vân vân, cho con người. Lý do, là bởi vì chúng ta không thể xác nhận được điều gì rõ ràng về những thứ tiếng nói tâm linh siêu hình nầy, chúng ta không biết những tiếng nói nầy là của ai, từ đâu tới, như thế nào, thật giả, đúng sai, phải trái, hay dở, thiện ác, ra sao, vân vân.

Thậm chí là có thể nói chúng ta gần như là không hiểu biết chút gì cả về những thứ tiếng nói dạng thể tâm linh huyền bí siêu hình nầy, cho nên, chúng ta xếp hạng những lọai thứ tiếng nói nầy cũng là một dạng lọai tiếng nói bệnh lý, có thể gọi là lọai ngôn ngữ bệnh lý tâm linh, là một lọai tiếng nói cần được lưu tâm, cần được quan tâm, cần được nghiên cứu, tìm hiểu, chữa trị, vân vân, không nên nuôi dưỡng, không nên phát triển, không nên lệ thuộc, không nên quan hệ, vân vân.

Với những bệnh lý có những nguyên nhân: khoa học, bệnh lý, não bộ, thần kinh, tuyến giáp, hormone, vân vân, chúng ta có thể dùng một số phương thức, phương tiện khoa học để chữa trị, một số giải pháp khoa học như là: giải phẩu, chạy điện, châm cứu, dược liệu, dược phẩm, vân vân, những phương thức trị liệu nầy, trên thực tế có thể mang lại một số kết qủa cho một số bệnh nhân, một số bệnh nhân đã được khỏi bệnh sau khi được điều trị với những liệu pháp khoa học tân tiến ngày nay.

Một số trường hợp bệnh, ca bệnh, người bệnh, vân vân, mặc dù là có những phương tiện khoa học tối tân, chúng ta cũng không chữa trị được, thực tế là hiện nay khả năng chữa trị của chúng ta đối với những dạng lọai bệnh lý tâm thần, tâm linh nầy hãy còn rất hạn chế, nguy hiểm là nếu bệnh nhân không được chữa trị, thì chẳng những riêng người bệnh bị nhiều thiệt hại, nhiều tổn thương, nhiều thiệt thòi, mà gia đình, xã hội, cộng đồng, vân vân, những người liên hệ cũng có thể bị tổn thương, có khi là những tổn thương rất nghiêm trọng, không thể nào coi nhẹ, coi thường những trường hợp bệnh tâm thần, tâm linh nầy.

Riêng những bệnh lý dạng tâm lý, tâm linh, tâm thần phân liệt, tà ma xâm nhập, vân vân, thì còn nguy hiểm hơn nữa, bởi vì tất cả những phương thức, phương tiện trị liệu bằng khoa học, vật lý, vân vân, đều không có hiệu qủa. Sự điều trị những bệnh nhân, những bệnh lý nầy, đòi hỏi đến những phương tiện tâm linh siêu hình, chớ không phải là những phương tiện khoa học, mà phương tiện tâm linh siêu hình thì duy chỉ có những người có những năng lực tâm linh siêu hình, những người có những khả năng quyền năng tâm linh, mới có thể làm được, mới có thể trị liệu được, mà những người thực sự có những quyền năng khả năng tâm linh siêu hình thì thật là rất hiếm, rất ít, điều nguy hiểm và bi thảm là chúng ta thường chỉ gặp những người giả dạng, giả danh mà thôi.

Điều nguy hiểm và bi thảm khác là nếu như những người bệnh có những thứ bệnh ngôn ngữ tâm linh rất kỳ lạ, rất huyền bí, đầy bí ẩn nầy, không được điều trị, và điều trị dứt khóat, điều trị triệt để, thì sự tai hại có thể sẽ rất lớn lao, tai hại cho cá nhân người bệnh là chuyện dĩ nhiên, mà nó còn có thể rất tai hại cho tất cả những người liên hệ xa gần với bệnh nhân, như là: gia đình, xã hội, quốc gia, dân tộc, cộng đồng, vân vân.

Cụ thể, có những kẻ có thể sẵn sàng làm những điều xằng bậy, những việc tội ác, tôi lỗi, những chuyện xấu xa, tồi tệ, vân vân, chuyện gì, việc gì họ cũng có thể làm, bất kể tính chất, bất kể hậu qủa, vân vân, chỉ vì là họ nghe, hay là họ tin những lời nói không được trí não, không được lý trí con người kiểm sóat, kềm chế, chọn lọc, phân tích, vân vân, của những thứ ngôn ngữ tâm linh huyền bí, lạ lùng nầy, thậm chí họ có thể cầm dao, có thể cầm súng, có thể cầm vũ khí, vân vân, để giết người, hại người, vân vân, vì họ nghe hay là họ tin những lời nói, tiếng nói của những linh hồn, của những thế giới tâm linh ma quỉ vô hình, siêu hình.

5. The body language:

Như vậy, với những ý nghĩa rộng rải, thì ngôn ngữ con người, không nhất thiết là chỉ có những tiếng nói, lời nói, những âm thanh, ngôn ngữ phát ra từ miệng lưỡi của con người, mà nó, ngôn ngữ con người còn bao gồm cả những cử chỉ, những hành động, những thái độ, những hình vẽ, những chữ viết, những hình tượng, những hình vẽ, những dấu hiệu, những hội họa, những điêu khắc, những âm thanh, âm nhạc, vân vân.

Chi tiết thì dù chỉ là một cử chỉ, một cử động, một ánh mắt, một nụ cười, một cái nhìn, vân vân, cũng có thể coi là một thứ ngôn ngữ của con người, không cần đến lời nói, do đó mà chúng ta có thể nói rằng âm nhạc cũng là một thứ ngôn ngữ, hội họa cũng là một thứ ngôn ngữ, đặc biệt nữa là chúng ta còn có những thứ ngôn ngữ rất đặc thù là ngôn ngữ của người câm, ngôn ngữ của người điếc, ngôn ngữ của những người đui mù, ngôn ngữ của những người thương tật, bại liệt, vân vân.

Khoa học Tây Phương rất tinh tế khi họ nghiên cứu những đặc tính và lợi ích của những thứ ngôn ngữ không diễn đạt bằng lời nói của con người, họ đặc biệt nghiên cứu lọai ngôn ngữ được diễn đạt bằng những hành động, những cử chỉ, những hành vi, những thái độ, vân vân, của con người, danh từ chuyên môn gọi là “the body language”. Trên thực tế đời thường, chúng ta rất thường, và rất cần xử dụng lọai ngôn ngữ cử chỉ, hành động nầy, để ứng xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày, và nó cũng thường tỏ ra rất hiệu dụng, rất lợi ích, có khi còn có những lợi ích nhiều hơn lời nói, ngôn ngữ thông thường của con người.

Một cái nhìn thân thiện, một cử chỉ thân mật, một cái nắm tay, một cái ánh mắt, một nụ cười, vân vân, có khi cũng mang lại những sự hiểu bíêt, những cảm thông, những cảm xúc, những tình cảm, vân vân, có khi nó cũng mang lại rất nhiều điều tốt đẹp cho chúng ta, hơn cả những ngôn ngữ bằng lời nói thông thường, đó là thứ ngôn ngữ trên thực tế chúng ta rất cần tới trong sự giao tiếp hàng ngày, nhất là với những người thân thuộc quanh mình chúng ta, những chồng vợ, những anh em, những cha mẹ, những con cái, vân vân.

Thí dụ như là những chuyện tình cảm, tình yêu, tình thương, vân vân, những chuyện nầy không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nói ra bằng lời nói, bằng ngôn ngữ, thực tế rất ít khi chúng ta có thể dùng lời nói để diễn tả những cái nầy, nhưng mà chúng ta lại rất dễ dàng để nói ra bằng những hành động, những cử chỉ, một hành động giúp đỡ, một cử chỉ quan tâm, một thái độ chia xẻ, lo lắng, yêu thương, vân vân, là những chuyện chúng ta có thể làm hằng ngày, đối với những người quan hệ, thân thuộc của chúng ta, và thực tế chúng có thể mang lại cho chúng ta muôn ngàn lợi ích.

6. Ngôn ngữ thông tin:

Theo những định nghĩa về ngôn ngữ nầy, thì rất nhiều lòai vật, mặc dù là có trí óc thông minh thô thiển đi nữa, chúng cũng có ngôn ngữ, mỗi lòai vật có một ngôn ngữ khác nhau để thông tin liên lạc với nhau, thông thường nhất là qua một âm thanh nào đó, với những âm độ, những tần số âm thanh, âm điệu khác nhau, có những âm thanh mà con người không thể nghe được, hoặc là nghe được nhưng không hiểu được.

Tuy vậy, tuy là nhiều lòai vật cũng có ngôn ngữ, nhưng mà, duy nhất chỉ có ở lòai người, ngôn ngữ mới trở thành phong phú, phát triển, biến hóa, tiến hóa, đa năng, đa dạng, đa dụng, vân vân, còn các ngôn ngữ của các lòai muôn thú thông thường thì rất là thô thiển, rất đơn sơ, rất giới hạn. Đặc biệt là dù trải qua thời gian bao nhiêu lâu, bao nhiêu nghìn năm, thậm chí là hàng triệu năm, tiếng nói, ngôn ngữ của các lòai muôn thú, cũng vẫn không phát triển, không phong phú, không tiến bộ, không tiến hóa, không biến hóa, gần như là không có cải thiện gì cả.

Ngôn ngữ của con người, dĩ nhiên là có những điểm khác biệt hơn ngôn ngữ các lòai vật, và chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng đến điểm khác biệt quan trọng nhất của ngôn ngữ nhân lọai, con người, đó là sự biến hóa, sự biến đổi, sự tiến hóa, vân vân. Hàng triệu năm trứơc đây, thời đại của những con người thời tiền sử cổ xưa, khi mà đời sống con người tiền sử, tức là đời sống con người hãy còn trong tình trạng hoang dã, bộ lạc, trần trụi, vân vân, trong những hang động, hay du mục, du canh, vân vân, thì ngôn ngữ con người rất thô sơ, rất đơn giản, thậm chí chúng ta có thể nói là ngôn ngữ con người tiền sử không hơn ngôn ngữ các lòai khỉ vượn ngày nay là bao nhiêu.

Nhưng mà, một trong những điểm khác biệt quan trọng và lớn lao của con người so với tất cả các lòai động vật khác, chính là ở chỗ khác biệt về tiếng nói, về ngôn ngữ; trong khi tiếng nói của lòai vật vẫn giữ nguyên trạng những phát âm thô thiển, đơn sơ, nguyên thủy, nghèo nàn, vân vân, thì tiếng nói, ngôn ngữ con người phát triển, luôn luôn phát triển, và không ngừng nghỉ phát triển, không ngừng tiến hóa, không ngừng biến đổi, không ngừng phát kíên, phát minh, không ngừng cải thiện, không ngừng cải tiến, vân vân.

Người tài giỏi, hay là người không tài giỏi rất quan trọng ở những điểm phát triển, phát kiến, phát minh, cải thiện, cải tiến, vân vân, nầy, và quan trọng nhất của sự tiến hóa của nhân lọai, con người chính là điểm phát triển ngôn ngữ con người. Người tiến bộ, văn minh, hay người không tiến bộ, không văn minh, cũng chính là ở điểm phát triển ngôn ngữ nầy, người văn minh hay người không văn minh cũng là ở điểm phát triển và biến hóa ngôn ngữ nầy, các dân tộc hay sắc tộc tiến hóa hay không tiến hóa, cũng là ở điểm ngôn ngữ nầy. Tiến hóa trứơc tiên của nhân lọai, của con người, của dân tộc, của sắc tộc, vân vân, phải là tiến hóa về ngôn ngữ, lý do là bởi vì phát triển ngôn ngữ, cũng chính là phát triển tư duy, là phát triển tư tưởng, phát triển trí não, phát triển những tiềm năng, những khả năng con người, vân vân.

Điểm quan trọng của ngôn ngữ, như chúng ta đã nói là phải phát triển, và phải không ngừng phát triển, và phải liên tục phát triển, phải biến hóa và phải liên tục biến hóa, phải tiến hóa và phải liên tục tiến hóa, phải cập nhật, phải phong phú, vân vân. Đó là phận sự, sứ mệnh học hỏi, tiến hóa về ngôn ngữ để phát triển và tồn tại của nhân lọai, con người, còn khởi điểm của ngôn ngữ, hay khởi điểm của mọi tài năng khả năng con ngừơi, thì đều là của Thượng Đế, đều là do Thượng Đế, Đấng Sáng Tạo muôn lòai vạn vật, Đấng đã tạo dựng nên con người và sáng tạo ngôn ngữ con người, hay nói một cách khác.

7. Tiếng nói Thượng Đế:

Nói một cách ấn tượng hơn, một cách mạnh mẽ hơn, khẳng định hơn, rõ ràng hơn, thì chúng ta có thể nói: “ngôn ngữ con người chính là tiếng nói của Thượng Đế ở trần gian”, Thượng Đế luôn luôn lên tiếng qua ngôn ngữ của con người trần gian, nhưng mà chúng ta cũng phải luôn luôn cảnh giác, cũng phải đặc biệt đề phòng điều hiểu lầm rất nguy hiểm là “không phải tiếng nói nào của con người trần gian cũng là tiếng nói của Thượng Đế”, và điều rất thường xảy ra ở trần gian là “con người thường nhân danh Thượng Đế để nói đủ thứ điều không phải là ý kiến, quan điểm của Thượng Đế”.

Không ai thấy mặt mũi của Thượng Đế, Đấng Sáng Tạo con người và muôn lòai vạn vật đó ra sao, nhưng chúng ta không thể giải thích cách nào khác hơn là có một sự hiện diện vô hình nào đó, của một Đấng Vô Hình nào đó trong mọi vật, trong mọi việc, trong mọi tài năng, mọi khả năng của con người, trong đó có ngôn ngữ của con người, đó là quyền năng khả năng của một Đấng Tối Thượng Tối Cao, tối linh thiêng, mà chúng ta gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: là Thượng Đế, là Thượng Thiên, là Trời, là Phật, là Chúa, là Đấng Thiêng liêng Cao Cả, vân vân.

Thân thể con ngừơi, bất cứ con người nào đều là do Thượng Đế sinh ra, cha mẹ chỉ là những phương tiện vật chất mà Thượng Đế đã xử dụng cho mục tiêu sinh tạo con người trần gian của Thượng Đế, thực sự ra thì cha mẹ không phải là người sinh tạo thực sự con cái của mình, không có bất cứ cơ quan bộ phận nào của cơ thể đứa bé, hài nhi do cha mẹ sinh ra, tất cả đều là do bởi bàn tay bí ẩn, bí mật, huyền nhiệm, quyền năng của Thượng Đế sinh tạo ra. Mọi thứ, mọi cơ quan, mọi bộ phận, lục phủ ngủ tạng của thân thể con người đều là do Thượng Đế sinh ra, trong đó có ngôn ngữ con người, có tiếng nói của con người, có âm thanh của con người.

Muốn có tiếng nói của con người, muốn có ngôn ngữ của con ngừơi, thì phải có con người trứơc đã, và con người muốn nói thì phải có khả năng phát ra âm thanh, sau đó là khả năng biến đổi âm thanh trở thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ con người là một quá trình học hỏi và luyện tập, quá trình công phu và xử dụng, quá trình trao đổi và thực hành, vân vân, trong những môi trường xã hội, gia đình, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, vân vân. Âm thanh là một thành phần quan trọng của ngôn ngữ, nhưng mà giữa âm thanh và ngôn ngữ còn có một khỏang cách, âm thanh chỉ là một phương tiện của ngôn ngữ, âm thanh chưa phải là ngôn ngữ, chưa đủ là ngôn ngữ.

Nếu không có môi trường để xử dụng, trao đổi, giao tế, thực hiện, thực hành, vân vân, thì ngôn ngữ không thể phát triển, thậm chí là ngôn ngữ con người sẽ thóai hóa, sẽ mai một, sẽ bị đào thải, vân vân, cho nên môi trường xử dụng ngôn ngữ, tức là xã hội, con người, và những công việc, những nhu cầu giao dịch, giao tế hàng ngày, vân vân, là những yếu tố vô cùng quan trọng cho việc hình thành, xây dựng, phát triển, và tiến hóa của ngôn ngữ nhân lọai, con người trần gian.

Vấn đề phát ra âm thanh của con người cũng không đơn giản một chút nào, con người muốn phát ra âm thanh, thì phải có cơ quan phát âm, đó là một cơ quan rất bí ẩn và rất phức tạp của cơ thể con người, đại để là những hệ thống dây thanh âm, những cơ thịt, những hệ thống dây thần kinh, thần kinh vận động, thần kinh tri thức, thần kinh tư duy, thần kinh cảm tính, vân vân, mà phải có một sự vận hành, vận động, phối hợp, đồng bộ, hài hòa, vân vân, mới tạo ra ngôn ngữ, mới tạo ra âm thanh, âm nhạc, vân vân, và câu hỏi được đặt ra là ai làm được vai trò điều hợp, phối hợp tất cả những dữ kiện, yếu tố, thành phần để tạo ra âm thanh, ngôn ngữ, tiếng nói con người?.

Cơ quan phát âm nầy không khi nào họat động riêng rẻ, độc lập được, mà nó tùy thuộc rất nhiều yếu tố của cơ thể vật chất của con người, nó còn  tùy vào những yếu tố ngọai thể, ngọai của con người, nó tùy thuộc các yếu tố: địa lý, nhân văn, phong thổ, khí hậu, thời tiết, lương thực, nước uống, nguồn gốc, tế bào mô cơ, tế bào thần kinh, tế bào gốc, tế bào di truyền DNA, vân vân và vân vân, mà yếu tố nào cũng có những khả năng làm ảnh hưởng, làm định hình, hay là làm thay đổi âm thanh, ngôn ngữ của con người.

8. Đặc tính ngôn ngữ:

Có nghĩa là âm thanh, tiếng nói, ngôn ngữ, vân vân, của con người tùy thuộc vào muôn ngàn yếu tố hữu cơ và vô cơ, hữu hình và vô hình, tinh thần và thể chất khác nhau, nội thể và ngọai thể, cá nhân và tập thể, con ngừơi và xã hội, học vấn và giáo dục, vân vân, kết qủa là hễ là nhân lọai, hễ là con người thì gần như là con người nào cũng có những khả năng phát âm, phát thanh, nhưng mà âm thanh, tiếng nói, ngôn ngữ, ngôn từ, văn tự, thông tin, vân vân, của mỗi người mỗi khác nhau, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi sắc tộc, vân vân, đều khác nhau, và mỗi thời gian, mỗi không gian cũng khác nhau.

Cho nên, cho dù là cùng một dân tộc, cùng một màu da, cùng một ngôn ngữ chung, cùng một quá trình lịch sử, văn hóa, xã hội, cộng đồng, vân vân, nhưng mà về chi tiết thì giọng nói, âm thanh, ngôn ngữ, ngôn từ, danh từ, vân vân, của người nầy so với người kia có thể là rất khác biệt nhau, không giống nhau. Ngay cả ý nghĩa của cùng một từ ngữ mà đôi khi cũng khác biệt nhau, người Trung, người Nam, người Bắc, vân vân, đều có cùng chung một ngôn ngữ là tiếng Việt, nhưng mà mỗi người lại có những giọng nói, cách nói, âm điệu, âm ngữ, ngôn từ, vân vân, đều khác nhau, nhiều khi còn không thể nghe được nhau, nhiều khi còn không thể hiểu được nhau, vân vân.

Không phải chỉ có ngôn ngữ Việt Nam mới có những đặc tính nầy, mà gần như là bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những đặc tính nầy, Anh ngữ là ngôn ngữ hiện nay được nhiều người xử dụng nhất trên thế giới, nhưng Anh ngữ của dân tộc nầy xử dụng thì lại không giống như Anh ngữ của dân tộc khác xử dụng, Anh ngữ của người Anh và Anh ngữ của người Mỹ, người Úc, đều khác nhau ở âm ngữ, âm điệu, âm thanh, âm sắc, vân vân, tương tự như những sự khác biệt của ngôn ngữ Việt Nam ở ba miền: Nam Trung Bắc vậy.

Ngừơi Việt Nam học nói tiếng Anh thường là vẫn có âm ngữ Việt Nam, không giống như người Anh nói tiếng Anh, trừ những người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Úc thì lớn lên sẽ nói tiếng Anh như người Úc, sinh ra và lớn lên ở Mỹ thì nói tiếng Anh như người Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Anh thì nói tiếng Anh như người Anh, thậm chí là sinh ra và lớn lên ở thành thị thì có giọng nói của thành thị, còn sinh ra và lớn lên ở thôn quê thì có giọng nói của thôn quê, từ ngữ, âm điệu, vân vân, của thôn quê.

Điều nầy cho chúng ta nhiều nhận xét và nhiều kết luận về ngôn ngữ của con người, nó tùy thuộc rất nhiều vào việc xử dụng ngôn ngữ trong những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời con người, ngôn ngữ đầu tiên của một con ngừơi, của một đứa bé là ngôn ngữ rất quan trọng, đây là ngôn ngữ Mẹ của một con người, bất kể nguồn gốc của người đó là dân tộc nào, sắc tộc nào, nói cách khác thì ngôn ngữ Mẹ không phải là ngôn ngữ nguồn gốc sắc tộc, quê hương cha mẹ ông bà của một người, mà là ngôn ngữ con người học hỏi, xử dụng trong những năm tháng đầu đời của họ.

Một điểm quan trọng khác là con người có thể học hỏi cùng lúc nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, càng học hỏi ngôn ngữ sớm thì càng có khả năng cùng lúc nói được nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, trẻ em học ngôn ngữ dễ dàng hơn là người lớn học ngôn ngữ nhiều, càng lớn càng khó học ngôn ngữ khác, cách thức phát âm, cách thức suy nghĩ, diễn đạt một khi đã thành nếp trong một con người thì nó sẽ rất khó thay đổi.

Điểm nhận thức nầy rất quan trọng, và rất cần thiết cho sự phát triển của con người, cho sự văn minh và tiến bộ của con người, cho sự phát triển và văn minh của quốc gia, dân tộc, càng biết nhiều ngôn ngữ khác nhau, chúng ta sẽ càng dễ dàng phát triển, dễ dàng văn minh, dễ dàng tiến bộ, dễ dàng tiến hóa, vân vân.

Khả năng học hỏi được cùng lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng là khả năng của Thượng Đế ban phát cho con người, nhưng quan trọng là con người phải có những ý thức học hỏi những ngôn ngữ khác, phải biết qúy trọng những ngôn ngữ khác, không được tự tôn tự đại về ngôn ngữ của mình, không được khinh khi miệt thị những ngôn ngữ khác. Cho dù là ngôn ngữ của mình có hay như thế nào, có văn minh ra sao, mình cũng không được chủ quan, cố chấp, bảo thủ, bảo lưu ngôn ngữ của mình, mà mình phải nghiên cứu, học hỏi và phải không ngừng cải tiến, luôn luôn phát triển, canh tân, cập nhật, vân vân, ngôn ngữ của mình.

Không chịu học hỏi những ngôn ngữ khác là một thiệt hại, một thiệt thòi rất lớn của cá nhân, con người, xã hội, quốc gia, dân tộc, đất nước, vân vân, tự mãn, tự hào về ngôn ngữ của quốc gia, dân tộc của mình là một điều tai hại, sai lầm rất nghiêm trọng, muốn tiến bộ, tiến hóa, muốn phát triển, muốn văn minh, thì chúng ta nhất thiết cần phải gạt bỏ những thái độ, những hành vi, những tư tưởng, vân vân, sai lầm nghiêm trọng nầy.

Phải chấp nhận những cái thực tế của xã hội, thế giới con người ngày nay, thế giới bây giờ là một thế giới mở rộng, thế giới giao hảo, giao lưu của mọi qúôc gia, dân tộc, cộng đồng, sắc tộc, vân vân, thế giới của giao tế và giao tiếp tòan cầu, thế giới tòan cầu, và tương lai còn có một thế giới rộng lớn hơn nữa, là thế giới vũ trụ. Cho nên, chúng ta không thể không học hỏi những ngôn ngữ của thế giới, không thể không học hỏi những ngôn ngữ khác, của những dân tộc khác, những sắc tộc khác, những giống lòai nhân lọai khác, vân vân; điều nhận thức và học hỏi nầy rất quan trọng, vô cùng quan trọng đối với chúng ta, đối với tất cả chúng ta, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá, xã hội, vân vân.

Có một thực tế về ngôn ngữ trên thế giới, mà chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận, mà chúng ta không nên chối cải, và chúng ta không thể chối cải, thực tế đó là sự thống trị ngôn ngữ tòan cầu hiện nay của Anh ngữ, thống trị trên nhiều địa hạt, trên nhiều lãnh vực, trên nhiều phạm vi: chính trị, kinh tế, văn hóa, văn chương, khoa học, kỹ thuật, điện tóan, vân vân.

Chấp nhận và ứng dụng thực tế ảnh hưởng của ngôn ngữ Anh ngữ, thứ ngôn ngữ thống trị nhiều lãnh vực từ kinh tế tới chính trị, trên thế giới ngày nay nầy, không có một chút thiệt hại nào cho người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam, cho đất nước Việt Nam, mà chỉ có những lợi ích cho tất cả mọi người, cho tất cả chúng ta, những người Việt Nam trong cũng như ngòai nước, chánh kiến nầy hay chính kiến kia, đảng phái nầy hay đảng phái khác, ngôn ngữ con người không có đảng phái, không có tôn giáo.

Vì thế cho nên người Việt Nam, trong nước hay ngòai nước Việt Nam, đặc biệt là người Việt nam trong nước Việt Nam, phải học Anh ngữ như một ngôn ngữ bắt buộc cho tòan thể học sinh trong tất cả các cấp lớp, từ tiểu học đến trung học, đến Đại Học, ưu tiên học Anh ngữ trứơc bất cứ một thứ ngôn ngữ nào khác, ưu tiên hơn Nga ngữ, Hoa ngữ, vân vân, để những thế hệ con ngừơi VN trong tương lai, bất kể là theo chế độ chính trị nào, cũng đều có những khả năng ngôn ngữ để giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với thế giới rộng lớn bên ngòai VN, cho những lợi ích thiết thực và khẩn thiết của dân tộc Việt Nam.

9. Ngôn ngữ Việt Nam:

Ngôn ngữ VN hiện nay có một số ưu điểm đáng kể, ưu điểm thứ nhất là ngôn ngữ VN đi kèm với một văn tự xử dụng mẫu tự La Tinh, cùng một mẫu tự với Anh ngữ, thứ văn tự ưu việt nhất hiện nay, cho nên nó rất dễ viết, rất dễ xử dụng đối với những phương tiện thông tin bằng văn tự của Tây Phương, như Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức ngữ, Bồ Đào Nha, tây Ban Nha, vân vân, không phiền phức, rườm rà, khó khăn như những mẫu tự Trung Hoa hay mẫu tự Ả Rập.

Việt Nam đã có một may mắn tuyệt vời của lịch sử để thóat khỏi lối văn tự Hán Nôm, thứ văn tự phiền phức, rối rắm của người Trung Hoa, thóat khỏi sự chi phối của văn tự Trung Hoa, là một may mắn rất lớn so với các dân tộc lân bang, láng giềng khác như Đại Hàn, Nhật Bản, vân vân; chúng ta nên khai thác tối đa ưu thế mẫu tự La tinh nầy, của văn tự Việt Nam hiện đại, mà không nên có những ý tưởng phục hưng, phục hồi, đề cao, vân vân, thứ ngôn ngữ văn tự Nôm Hán rườm rà cổ xưa.

Nhưng mà đồng thời chúng ta cũng không nên có ý nghĩ lọai bỏ những từ ngữ Hán Việt trong ngôn ngữ Việt Nam, như chủ trương của một số người bảo thủ, cực đoan, qúa khích, nào đó, bởi vì đây lại là một ưu điểm tuyệt vời khác của ngôn ngữ văn tự Việt Nam, nó bổ túc và phong phú hóa ngôn ngữ Việt Nam, một kết nối, một phối hợp hai thứ ngôn ngữ Đông Tây một cách thật tuyệt hảo, thật tuyệt vời, thật phong phú, vân vân, khó có dân tộc nào trên thế giới có được những ưu điểm đầy may mắn của ngôn ngữ văn tự Việt Nam như vậy, một kết hợp của ngôn ngữ Đông Phương và văn tự Tây Phương.

Nhưng mà mẫu tự La Tinh của văn tự VN vẫn còn có một số trở ngại so với những mẫu tự, văn tự Anh ngữ, Pháp ngữ, La tinh, vân vân, đó là những cái dấu sắc huyền hỏi ngã của chúng ta, nó làm trở ngại rất nhiều trong việc giao lưu, giao tế, mà văn tự thì cần phải có những đặc tính dễ giao lưu, giao tế, giao tiếp, dễ học hỏi, dễ phổ biến, vân vân. Những người bảo thủ, mà những người nầy thì đông lắm, thì nhiều lắm, thì cho rằng đây là những đặc tính, những ưu điểm, những đặc điểm gì gì đó, của ngôn ngữ, văn tự Việt Nam, cho nên họ sẽ nhất quyết phản đối mọi thay đổi, mọi sữa đổi mẫu tự, văn tự Việt Nam.

Nhưng mà, thực tế là những cái dấu hỏi ngã sắc nặng nầy đã thực sự gây ra rất nhiều trở ngại trong việc viết chữ và trình bày văn tự Việt Nam đối với người ngọai quốc; cho nên, nếu như người VN chúng ta dám làm một số cuộc cách mạng văn tự, thay thế các dấu hỏi ngã của VN bằng những dấu hiệu đã có sẵn trong những bàn máy đánh chữ của Anh ngữ thì sẽ dễ dàng cho tất cả mọi người, không gặp nhiều trở ngại như là hiện nay. Mà tại sao chúng ta lại không dám làm thêm một chút sữa đổi nữa, cho văn tự Việt Nam được tốt hơn, trong khi chúng ta đã làm một cuộc cách mạng văn tự qúa lớn, là đã thay đổi văn tự Trung Hoa chúng ta đã có, đã học mấy ngàn năm trước, bằng thứ văn tự Âu Tây mới 100 năm.

Thí dụ như là chúng ta có thể viết những chữ lá, là, lả, lã, lạ như sau: la/, la`, la>, la~, la*, mình có thể viết những chữ tắc và tất là t@c/ và ta^t/, thí dụ như hai chữ nhợt và nhột thì viết là nho’t* và nho^t*, vân vân, thì mình đã có thể xử dụng bất cứ một bàn phím nào của Anh ngữ để viết tiếng Việt mà không cần đến những font chữ Việt nữa, mà người ngọai quốc họ học tiếng Việt của mình cũng sẽ dễ dàng hơn.

Trên đây chỉ là một vài thí dụ đơn sơ, nho nhỏ, về những sự sữa đổi văn tự, mẫu tự Việt Nam, không nhất thiết phải sữa đổi như cách đề nghị nầy, cách sửa đổi nầy hay cách sữa đổi khác đều có thể cũng còn đầy rẩy những khuyết điểm, những trở ngại, những bất tiện, bất tòan, bất ổn, vân vân, nào đó, điều quan trọng không phải là sữa đổi như thế nào, mà điều quan trọng là chúng ta có chấp nhận những ý tưởng sữa đổi hay không.

Khi chấp nhận ý tưởng sữa đổi rồi, thì chúng ta mới có thể làm những công việc kế tiếp như là thảo luận, suy nghĩ, sáng tạo, vân vân, và khi suy nghĩ, thảo luận thì chúng ta có thể tìm ra muôn ngàn cách thức sữa đổi khác, để sau cùng chúng ta có thể có một vài cách thức sửa đổi nào đó thích hợp hơn, thích ứng hơn, ích lợi hơn, hay hơn, tiện hơn, vân vân.

Ngay cả trường hợp chúng ta đã có những thỏa thuận, những đồng thuận những sữa đổi nào đó mà chúng ta cho là hòan hảo, thì nó cũng chỉ có thể là một sự hòan hảo tương đối và tạm thời mà thôi, rồi thì thời gian, không gian, hòan cảnh, xã hội, con người, vân vân, thay đổi, ngôn ngữ nào cũng sẽ có những đòi hỏi mới, cũng sẽ có những thay đổi mới.

Có một số ý kiến đáng chú ý là chúng ta có thể dùng những mẫu tự không được dùng đến trong bảng mẫu tự Việt ngữ từ bảng mẫu tự Anh ngữ để thay thế cho các dấu hỏi ngã của Việt ngữ, như là những mẫu tự: f, j, z, w, vân vân, kết quả là chúng ta có thể viết những chữ lá, là, lả, lã, lạ là: las, laf, laz, law, laj, mà không cần bỏ dấu, không cần font tiếng Việt, rất hữu ích và rất thuận tiện, nhưng mà chắc chắn là chúng ta sẽ lại bị vô số người có đầu óc bảo thủ, bảo lưu, thủ cựu, vân vân, phản đối, lên án, phê bình, công kích, vân vân.

Sửa đổi văn tự, mẫu tự Việt Nam là một điều rất quan trọng, nhưng sửa đổi như thế nào vẫn không quan trọng bằng tinh thần sửa đổi, không có tinh thần sửa đổi thì sẽ không có tiến bộ, không có văn minh, không có tiến hóa; muốn có tiến bộ, muốn có văn minh, muốn có tiến hóa, vân vân,  thì chúng ta nhất thiết phải có tinh thần sửa đổi, tinh thần đổi mới, tinh thần canh tân, không phải chỉ có đổi mới, canh tân những văn tự, những mẫu tự Việt Nam, mà tất cả những gì không thích hợp, không phù hợp, không thuận hợp, không lợi ích, vân vân, cho dân tộc, cho đất nước, cho con người, thì chúng ta phải cần nên sửa đổi lại.

Muốn hội nhập văn minh ngôn ngữ VN vào nền văn minh ngôn ngữ thế giới, thực ra chúng ta còn phải làm rất nhiều việc nữa, quan trọng là chúng ta có dám nghĩ và có dám làm hay không, cái yếu tố tâm lý nầy rất là quan trọng, rất là cần thiết, thực tế là chúng ta thường có cái tâm lý hoặc thụ động, hoặc ù lì, hoặc bảo thủ, bảo lưu, chúng ta không dám sữa đổi, chúng ta không dám thay đổi gì cả, ngay cả suy nghĩ thôi chúng ta cũng không dám, mà người khác suy nghĩ chuyện thay đổi chúng ta cũng không chịu, không cho, không đồng ý, vân vân, có thể nói là cái tinh thần bảo thủ bảo lưu của người Việt Nam chúng ta vô cùng nặng nề, rất khó lay chuyển.

Kết quả của tinh thần bảo thủ, bảo lưu của người Việt Nam chúng ta, trong nhiều địa hạt, trên nhiều phạm vi, vấn đề, sự việc, vân vân, không riêng gì trong những vấn đề ngôn ngữ, văn tự, văn hóa, vân vân, là chúng ta không có tiến bộ, không có văn minh, kết qủa là chúng ta chỉ có chậm tiến, hoặc tệ hơn nữa là chúng ta chỉ có lạc hậu, thụt lùi, tệ nhất là kết qủa của những tinh thần bảo thủ bảo lưu, không riêng của người Việt Nam mà là của bất cứ ai, kết qủa đều sẽ rất giống nhau, là sẽ bị lịch sử đào thải.

Đất nứơc nào, dân tộc nào, cũng có những ưu điểm và những khuyết điểm, ưu điểm dĩ nhiên là chúng ta nên lấy, còn những khuyết điểm thì chúng ta nên bỏ, cái khuyết điểm quan trọng nhất của dân tộc VN, có lẽ là tính cố chấp và tinh thần bảo thủ, có thể nói, đây là cái hậu qủa nghiêm trọng nhất của thứ văn hóa nô dịch của văn hóa cổ truyền Trung Hoa suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc VN, thứ văn hóa định hình bởi những tư tưởng của người khác, không phải là tư tưởng của mình. người học trò xưa qúa lệ thuộc vào sách vở, vào những gì gọi là Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết, vân vân, mà không phải là chính bản thân mình viết, bản thân mình nghĩ, vân vân.

Chúng ta thường rất hãnh diện, rất tự hào về cái thời gian lâu dài mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc mình, mà chúng ta không thấy được tất cả những cái tai hại của cái lịch sử lâu dài mấy ngàn năm nầy, lịch sử văn minh thì mới cần đến tính chất lâu dài, lịch sử nô dịch thì không cần đến thời gian lâu dài, càng lâu dài thì càng tai hại, mà lịch sử chúng ta lại là một thứ lịch sử của nô dịch văn hóa.

Mất nứơc, nô lệ ngọai bang là điều đáng tiếc, đáng buồn, nhưng mà mất nước bao nhiêu năm đi nữa thì cũng chưa phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất là mình có bị nô lệ văn hóa hay không, nô lệ chính trị còn tương đối dễ thay đổi, nhưng nô lệ văn hóa thì rất khó thay đổi, như là Việt Nam đã thóat khỏi sự đô hộ chính trị của Trung Hoa hàng ngàn năm rồi, nhưng mà thực tế là VN vẫn bị lệ thuộc văn hóa Trung Hoa, không phải là chỉ đến bây giờ mà còn nô lệ rất lâu, có thể nói là mãi mãi, đó là điều tai hại lớn lao của dân tộc, đất nước mà ít người quan tâm.

10. Sáng tạo và phát triển ngôn ngữ:

Cho nên, điều rất quan trọng là mình có đủ khả năng thay đổi những cái xấu, những cái sai, để làm nên những cái tốt, những cái đúng hay không, làm được những cái nầy thì mình sẽ tiến bộ, sẽ tiến hóa, sẽ văn minh, vân vân, không làm được những cái nầy, mình sẽ bị chậm tiến, mình sẽ lạc hậu, sẽ đói rách, sẽ nghèo nàn, và mình sẽ bị đào thải, sẽ bị diệt vong.

Điều quan trọng hơn chuyện ngôn ngữ, là chuyện đổi mới và cập nhật, thay đổi và biến hóa rất nhiều thứ, rất nhiều việc, rất nhiều điều, vân vân, để sống còn, để tồn tại, để phát triển, vân vân. Tất cả mọi thứ, mọi vật, mọi việc của con người, của cá nhân, gia đình, xã hội, qúôc gia, dân tộc, đất nứơc, vân vân, tất cả đều phải theo những nguyên tắc của sự phát triển và tồn tại sự vật nầy, theo những định luật đào thải của Tạo Hóa, của thiên nhiên, của xã hội, vân vân, không có sự ngọai lệ nào cả, không có ngọai trừ ai cả.

Nếu chúng ta không khẩn cấp, không nghiêm chỉnh, thay đổi và cập nhật, không thực hiện những gì có ích lợi và có tính cách văn minh cho phù hợp với sự tiến hóa chung của thế giới, nhân lọai, con người, vân vân, thì chúng ta sẽ không thể phát triển, chúng ta không tiến bộ, không tiến hóa, không văn minh, vân vân, cũng có nghĩa là chúng ta sẽ chậm tiến, sẽ thụt lùi, sẽ lạc hậu, sẽ thóai hóa, thậm chí là chúng ta sẽ không thể tồn tại.

Không có cái gì thóat khỏi những nguyên tắc cơ bản nầy, ngôn ngữ nào không phù hợp nữa, ngôn ngữ đó sẽ bị đào thải, tiếng nói nào không phù hợp nữa, tiếng nói đó sẽ bị đào thải, đó là một định luật của Tạo Hóa, định luật của Thượng Đế, một cái tên khác của Thượng Đế là Đấng Đào Thải, một cái tên mang nhiều ấn tượng và ý nghĩa rất rõ ràng. Cái chết của con người, của con vật, cây cỏ, bông hoa, vân vân, cũng có nghĩa là sự đào thải, cho nên chết không có gì là ngạc nhiên, dù là cái chết của bất cứ ai, bất cứ vật gì, kể cả những vật thể vô tri như một cái núi, một con sông, một con đường, một thành quách, một lâu đài, vân vân.

Chết chỉ là một qui luật, một định luật không ai tránh khỏi, đó là định luật Đào Thải, cách thức tránh nó duy nhất là tuân theo luật Đào Thải để luôn luôn phải thay đổi, chính mình phải thay đổi nó trứơc khi nó thay đổi mình, đó là cách tránh sự Đào Thải hữu hiệu nhất, nói một cách khác là mình phải sẵn sàng thay đổi những cái cần thay đổi để mình có thể tồn tại, mình không thay đổi những cái cần thay đổi thì mình sẽ bị đào thải.

Đã có nhiều thứ ngôn ngữ không còn được xử dụng trên thế giới nữa, nghĩa là đã bị đào thải, có những thứ ngôn ngữ người ta không còn biết tới, có những thứ ngôn ngữ tuy là còn lại những dấu vết, những chữ khắc vẽ trên những ngôi mộ tháp Ai Cập, Maya, vân vân, nhưng mà nó chỉ còn là những thứ gọi là tử ngữ, những ngôn ngữ chết, những ngôn ngữ đã bị đào thải.

Chúng ta không cần những thứ ngôn ngữ nầy, những tử ngữ, là những thứ ngôn ngữ chết, những ngôn ngữ đã không còn được con người xử dụng nữa, chúng ta dành riêng thứ ngôn ngữ nầy cho các nhà khảo cổ học, còn phần của chúng ta thì chúng ta cần những sinh ngữ, chúng ta cần những ngôn ngữ hiện tại đang có nhiều người xử dụng. Chỉ có những sinh ngữ mới ích lợi, và mới cần thiết, cho chúng ta, cho tất cả mọi người, cho nên chúng ta hãy học tập những sinh ngữ, chúng ta hãy truyền bá những sinh ngữ, chúng ta hãy nhanh chóng nhân rộng những sinh ngữ, cho tất cả mọi người, mọi chốn mọi nơi, trên tòan thế giới.

Chúng ta không học những tử ngữ, không xử dụng những tử ngữ, và nhất là không để cho ngôn ngữ của mình trở thành một tử ngữ; chúng ta phải học những sinh ngữ và chúng ta phải duy trì, phải phát triển tính chất sinh ngữ của ngôn ngữ của mình, là những tính chất sinh động và biến hóa, những tính chất biến đổi và tiến hóa, vân vân, là những tính chất sinh tồn của ngôn ngữ, tính chất tồn tại của văn minh, của xã hội, của con người, của nhân lọai, của thế giới, của thiên nhiên, vân vân.

11. Ngôn ngữ thế giới:

Hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn thứ ngôn ngữ nhân lọai khác nhau, điều nầy đã đang và sẽ là những trở ngại thông tin, giao tiếp giữa con người với con người, những bất đồng ngôn ngữ là một trong những lý do góp phần những dị biệt ngôn ngữ, văn hóa, văn minh, phát triển, vân vân, của nhân lọai, những yếu tố thành phần của những xung đột, bất hòa của sắc tộc, quốc gia, con người, vân vân.

Cho nên, nếu chúng ta có thể có được một thứ ngôn ngữ chung cho tòan nhân lọai, thế giới, dân tộc, quốc gia, vân vân, xử dụng, thì sẽ tiện lợi và ích lợi hơn rất nhiều, sẽ dễ hòa hợp hơn, sẽ  ít xung đột hơn, vân vân, một “thế giới ngữ” là một ý tưởng tuyệt vời, mà chúng ta nên nghĩ tới, cho một thứ ngôn ngữ chung của nhân lọai, thế giới, con người trên trái đất hành tinh địa cầu của chúng ta: một thế giới, một hành tinh, một địa cầu, một nhân lọai, một ngôn ngữ. Điều bi thảm là trên thực tế, ý nghĩ tuyệt vời về một thế giới ngữ của nhân lọai, con người trần gian trên đây, hiện tại nó chỉ là một giấc mơ, bi thảm hơn nếu như nó mãi mãi chỉ là một giấc mơ.

12. Kết luận:

Ngôn ngữ con ngừoi là một món qùa rất tuyệt vời, tuyệt vời nhất trong số những món qùa tuyệt vời mà Thượng Đế đã đặc biệt ưu ái trao cho con ngừơi trần gian, món qùa tặng riêng cho con người, mà Thượng Đế, Thượng Thiên đã không trao cho muôn lòai vạn vật khác. Chúng ta rất cần nên ý thức, nhận thức rất rõ ràng và đầy đủ điều nầy, ân huệ lớn lao nầy, để không phải lãng phí món qùa tặng ngôn ngữ con người vô cùng qúi báu nầy của Thượng Thiên, để chúng ta xử dụng nó một cách xứng đáng, thích hợp, lợi ích, vân vân, cho cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, thế giới, nhân lọai, vân vân.

Ngôn ngữ là một phương tiện thông tin, truyền đạt tất cả những tư tưởng, những tư duy, những tình cảm, những rung cảm, những cảm xúc, những sáng tạo, vân vân, của con người với con người, nó có thể mang lại muôn ngàn lợi ích cho mình, cho người, nếu chúng ta xử dụng đúng, xử dụng tốt, nhưng nó cũng có thể mang lại muôn ngàn tai hại cho mình, cho người, nếu chúng xử dụng sai, xử dụng xấu.

Cho nên, chúng ta phải có đầy đủ tất cả những dữ kiện, tất cả những điều kiện, yếu tố, yếu tính: tốt đẹp, thiện lương, hòan hảo, vân vân, để xử dụng ngôn ngữ một cách lợi ích, xứng đáng với những ân huệ to lớn của Thượng Thiên, chúng ta phải có đạo đức, có lương tâm, phải có học vấn, có giáo dục, phải có minh triết, có giác ngộ, vân vân.

Một ngôn ngữ minh triết sẽ mang lại muôn ngàn lợi ích tinh thần cho con người, một ngôn ngữ đạo đức, từ bi sẽ mang lại muôn ngàn lợi ích về phương diện tình cảm, tình thương con người, một ngôn ngữ giác ngộ sẽ mang lại muôn ngàn lợi ích tâm linh cho con người, một ngôn ngữ mang đủ những tính chất minh triết, giác ngộ, đạo đức, nhân ái, từ bi, vân vân, sẽ có khả năng lại lại hạnh phúc cho con người, tình thương cho nhân lọai, hòa bình cho thế giới, an lạc cho nhân sinh, nó lợi ích và hữu dụng hơn bất cứ một thứ phương tiện văn minh, khoa học tiên tiến nào, hơn bất cứ một thứ thuốc men bổ dưỡng, thần diệu nào của con người.

Trái lại, một ngôn ngữ mang những tính chất sai lầm, tiêu cực, xấu xa: vô đạo, vô minh, mê muội, mê lầm, mê tín, dị đoan, cuồng ngạo, tham lam, dục vọng, sân si, mưu cầu, mưu đồ, độc ác, bất nhân, vân vân, chắc chắn sẽ mang lại những hậu qủa tai hại cho con người, sẽ mang lại muôn ngàn đau khổ cho con người, nhân lọai, nhân sinh, sẽ mang lại bao nhiêu thảm cảnh nhân sinh, như chúng ta đã từng thấy: chiến tranh, xung đột, chém giết, hận thù, khủng bố, vân vân, những tai hại không thua kém bất cứ một thứ vũ khí chiến tranh tàn độc nào trên thế giới, không thua kém bất cứ một thứ thuốc men độc hại nào của con người, không thua kém bất cứ một thứ thiên tai, dịch bệnh nào của thiên nhiên.

Cho nên, xin cám ơn Thượng Đế, xin cám ơn Thượng Thiên, xin cám ơn Các Đấng Thiêng liêng cao cả, đã ban cho con người, đã ban cho chúng ta thứ phương tiện nhân gian, nhân sinh, thần diệu, thần kỳ là ngôn ngữ con người. Chúng ta cần nên trân trọng, cần nên giữ gìn, cần nên nghiên cứu, cần nên học hỏi, vân vân, và đặc biệt nhất là cần phải biết xử dụng nó với những mục đích, mục tiêu tốt đẹp, xin hãy cho nhau những ngôn ngữ tình thương, nhân ái, từ bi, hòa bình, vân vân, xin hãy cho nhau những ngôn ngữ minh mẫn, minh triết, giác ngộ, vân vân.

Thái Tấn Truyền