Wednesday 25 February 2015

Hãy sống vui: hạnh phúc, bình an



Nếu Bạn phải: trên đường… xe hỏng  máy !
Phải đường xa: đi bộ … mõi đau chân !
Hãy nghĩ tới: những người …. không thể bước!
Hãy còn may: hơn họ …. gấp bao lần !

Đừng than thở : khi Bạn …. đau chân mõi !
Hãy mừng vui:  khi Bạn …. bước chân đi !
Có những kẻ: ngồi yên… không thể bước !
Có những người: không thể …. đứng lên đi !

Có chân bước: đã là… điều may mắn !
Có chân đi: là đã … phước hơn người !
Không phải chỉ: có mình ta đau khổ !
Mà quanh ta : đau khổ…. biết bao người !

Sẽ  khôn lớn: khi đã…. từng nếm trải !
Sẽ nên người : khi đã…. nếm bi ai !
Sẽ Giác Ngộ : khi đã …. từng bất hạnh !
Sẽ trưởng thành: khi đã… trải đoạ đày !

Cũng có lúc: Bạn bị … đời ngược đãi !
Cũng  có khi: Bạn bị… cảnh bất công !
Cũng  có lúc: Bạn bị….người đố kỵ !
Thì hãy coi: Đời tạm…. Cõi hư không !

Thái Nam Trân
( phỏng tác một bài văn ngoại không rõ gốc )


Saturday 21 February 2015

Cám ơn Thượng Đế đã cho ta Con Chó



Thưa Thượng Đế: cám ơn Ngài đã tặng
Cho trần gian: có những trái tim lành
Cho Nhân loại: những bông hoa, cây trái!
Cho Con Người: Con Chó rất trung thành !

Nhưng bạn tốt: cũng có khi thay đổi
Cũng có khi : phản bội, hận thù ta
Còn con chó: thì lúc nào cũng vẫn
Dù nắng mưa: cũng vẫn cận kề ta

Người thân thiết: cũng có khi ngoảnh mặt
Người thân yêu: cũng có lúc không nhìn
Nhưng con chó: thì luôn luôn mến chủ
Trong cảnh nào: cũng vẫn rất chân tình !

Cả con cháu: cũng có khi hờ hững
Cũng có khi: xa cách, chẳng lo ta
Nhưng con chó: thì luôn luôn gần gũi
Dù thế nào: cũng vẫn mến thương ta

Khi thành đạt: hay là khi nghèo khó
Khi sa cơ : sầu khổ, chẳng còn ai
Nhưng con chó: vẫn chung tình, quyến luyến
Những buồn vui: chia xẻ, mỗi đêm ngày !

Và giây phút: cuối đời , khi từ giã !
Lúc nằm sâu : lòng đất chỉ mình ta !
Người đưa tiễn: đã về, đi…,  mộ vắng !
Chỉ còn duy: con chó khóc thương ta !

Thái Nam Trân
( Phóng tác từ bài văn “Tribute To The Dog” của  George Graham West )








Thursday 19 February 2015

Thương Người Bạn Chó



Tribute to the dog

Kính thưa các vị hội thẩm! 

Người bạn thân nhất của ta trên cõi đời này có thể phản bội và biến thành kẻ thù của ta. Con cái ta đã hết lòng thương yêu dưỡng dục có thể tỏ ra vô ơn bội nghĩa. Những người thân yêu gần gũi nhất với ta, những người mà ta đã phó thác hết cho họ tất cả hạnh phúc và danh thơm của ta ấy có thể ngoảnh mặt phụ lại lòng tin của ta. 

Tiền bạc ta có có thể mất đi. Tiền bạc lặng lẽ vuột khỏi tay ta, khi ta lại cần đến nó nhất. Thanh danh của ta trong phút chốc có thể bị hoen ố vì những hành động thiếu suy xét. Những kẻ sẵn sàng dập đầu dưới chân ta khi ta thịnh đạt để tỏ lòng tôn kính, lại có thể là những kẻ đầu tiên buông ra những lời ác ý khi thất bạivừa mới chớm gõ cửa nhà ta. 

Người bạn vị tha nhất ta tìm được trên cõi đời vị kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra phụ bạc hay nuôi lòng phản trắc- người bạn ấy chính là con chó của ta vậy. Người bạn ấy luôn sát cánh bên ta, lúc ta thịnh cũng như lúc ta suy, lúc ta khỏe mạnh hay lúc ta lâm vào cảnh bệnh hoạn.

Người bạn ấy sẵn sàng ngủ trên nền đất lạnh dù trên đầu đang có những cơn gió mùa đông lồng lộng thổi về và tuyết lạnh tuôn đổ xuống không ngớt, người bạn ấy chỉ mong sao được cận kề với chủ mình cho thỏa lòng.

Người bạn ấy sẵn sàng hôn lên bàn tay của chủ chìa ra dù trên lòng bàn tay ấy chẳng có cái ăn nào; người bạn ấy sẽ liếm lành mọi vết đau thân xác và tâm hồn mà sinh ra khi ta phải cọ mài với cõi đời dung tục này.

Người bạn ấy luôn bảo vệ giấc ngủ của người chủ khốn khó như bảo vệ giấc ngủ của bậc vương giả. Khi tất cả bạn hữu bỏ ta ra đi, người bạn ấy vẫn một lòng ở lại. Khi của cải phù du tan biến như bóng mây và danh vọng vỡ tan như bọt bèo thì lòng yêu thương của người bạn ấy dành cho ta vẫn mãi mãi bền chặt tựa như vầng thái dương kia muôn đời không ngừng tỏa ánh sáng xuống vòm trời này. 

Nếu số phận không may biến ta thành một kẻ bơ vơ lạc lõng, không chốn nương thân trên cõi đời này thì người bạn trung thành ấy không đòi hỏi điều gì cao sang hơn là được quấn quýt bên chân ta để bảo vệ ta chống lại mọi hiểm nguy, chống lại mọi kẻ thù. 

Và khi giây phút cuối của cuộc đời ta đã điểm, cái chết sẽ đưa ta vào cõi vô cùng và khi thân xác ta đã vùi sâu dưới mấy tầng đất lạnh, thì cho dù lúc ấy tất cả bạn hữu đưa tiễn ta đến nơi an nghỉ cuối cùng đã khuất bóng trên mọi nẻo đường nhưng bên nấm mồ hoang lạnh ấy vẫn còn lại con chó cao quý ấy.

Nó nằm đó, đầu tựa lên hai chân trước. Đôi mắt của nó sầu thảm nhưng vẫn tinh tường canh chừng giấc ngủ cho ta. Ôi! Người bạn chân chính và trung thành ấy vẫn lẽo đẽo đi về với ta ngay cả trong cõi chết.

Nhân ngày sinh nhật Thầy Đáng



Hôm nay ngày 30/ tháng 1, cũng như nhiều ngày 30/ tháng 1 khác, nhiều Anh Chị Em Học Viên Nhân Điện trên thế giới, lại tổ chức buỗi lễ mừng sinh nhật Thầy Đáng, Thầy Tổ ngành học Nhân Điện “Nhân Loại – Giác Ngộ- Tình Thương” (Mankind- Enlightenment- Love ), viết tắt là MEL.

Nhân dịp lễ mừng sinh nhật Thầy Đáng năm nay, tôi thấy có một số điều cần viết về ngành Nhân Điện Thầy Đáng “NL-GN- TT” (MEL). Từ lúc Thầy Đáng còn sống cũng như sau khi Thầy Đáng mất, thỉnh thoảng tôi cũng có viết một số bài về Nhân Điện. Viết là để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, là quyền chung của tất cả mọi người, ai cũng có quyền viết, và ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm về bất cứ vấn đề gì, kể cả những vấn đề của Nhân Điện.

Người đọc, bất kỳ ai cũng có quyền đọc hay không đọc, quyền đồng ý hay không đồng ý, 9 người, 10 ý, cho nên chắc chắn có những ý kiến trái ngược với ý kiến người viết, cái nầy là tất yếu, cái nầy là hiển nhiên, cái nầy không sao cả, nhưng việc có những ý kiến trái nghịch, bất đồng với việc lên tiếng đả kích, xuyên tạc, hay cố ý đả kích, xuyên tạc thì  lại là chuyện khác, là chuyện không đúng, là việc không nên làm.

Tôi không sợ những lời đả kích phê bình, phê phán, chê bai…., nếu sợ tôi đã không dám viết bài, không dám đăng lên mạng, nhưng tôi mong là những ai đọc bài viết của tôi không có những mục đích phê bình, đả kích, chê bai…., nhất là hành động “vạch lá tìm sâu”, bắt bẻ chuyện nầy, chuyện nọ…., mà phải nên đọc với những mục đích tốt đẹp và tìmm kiếm những điều lợi ích ít nhiều nào đó: nghe về một điều gì đó, biết về một điều gì đó, nghĩ về một điều gì đó… của một ai đó, của người nào đó.

Nói rõ hơn là bài viết của tôi tuy có đề tên họ thật của tôi, cái đó chỉ là để chịu trách nhiệm những gì tôi viết, không phải để khoe khoang tên tuổi, không mong tìm những danh tiếng hão huyền, nhưng mà cách tốt nhất, lợi ích nhất, công bằng nhất, khi đọc bài viết của tôi, là hãy nghĩ rằng đây là một bài viết vô danh, của một người không có tên họ, không có địa chỉ, không có lý lịch…. Bởi vì, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có cái vô tư, cái bình tâm, cái khách quan, khi ta nghe thấy một điều gì đó, đọc thấy một điều gì đó…, còn nếu như ta cứ nghĩ đây là bài viết của người nầy hay của người kia, thì ta sẽ bị chi phối, bị ảnh hưởng đến sự phê phán đúng sai, hay dở, tốt xấu….

Điều nầy rất quan trọng, bởi vì chúng ta đã bị ràng buộc trong cái văn hoá nô lệ mấy ngàn năm của Khổng Giáo, ông cha ta đã học cái văn hoá “Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết”, tức là cái văn hoá con vẹt, văn hoá “mũ ni che tai”, cứ nghe theo lời của những ai có tên tuổi, có danh tiếng, còn nhữntg ai không có tên tuổi, danh tiếng thì không nghe, hoặc dè bỉu, chê bai ! Vì cái thứ văn hoá tệ hại nầy, cho nên chúng ta đã bị chậm tiến, lạc hậu mấy ngàn năm, bây giờ là lúc chúng ta cần phải thoát khỏi những cái ảnh hưởng của thứ văn hoá nô lệ tư tưởng “Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết” của người Trung Hoa, và chúng ta nên học cái văn hoá mới của ngành Nhân Điện Thầy Đáng, nền văn hoá “Chân lý là Thay đổi”, cụ thể ở đây là chúng ta không nên biết, không nên nghĩ là bài viết nầy của ai, câu nói nầy của ai…., mà chỉ cần biết là chúng ta đang nghe cái gì, đang nghe điều gì, đang thấy cái gì…, và quan trọng là chúng ta suy nghĩ cái gì, cái chúng ta suy nghĩ quan trọng hơn là cái chúng ta nghe thấy. 

Nói rõ hơn là nếu cái chúng ta nghe thấy không hợp với cái chúng ta suy nghĩ, thì cần nên bỏ đi cái nghe thấy đó, nếu cái chúng ta suy nghĩ mà thấy nó không mang lại lợi ích gì cho mình, thì cũng cần nên bỏ cái đó đi. Nếu cái nghe thấy, hay cái suy nghĩ mang lại điều tai hai, thiệt thòi thì càng nên mạnh dạn vứt bỏ đi. Cái lợi không biết ai là tác giả bài viết, không biết ai là tác giả câu nói là ở chỗ nầy: không cần biết câu nói của ai, lời nói của ai, miễn đúng, tốt, hay, lợi…. thì nghe, thì theo, nếu thấy sai, trật, dở, xấu, tệ hại…, dù là lời nói của ai, câu nói của ai, thì cũng không nghe, không theo.
Nhân Điện Thầy Đáng, MEL, ở những lớp căn bản chỉ là trị bịnh, nhưng ở những lớp gọi là cao cấp chính là học cái nầy, học cái đúng sai hay dở phải trái….nói bằng danh từ văn chương là học về Minh Triết, Giác Ngộ, từ Anh ngữ là “Enlightenment” , một thành phần chính yếu của tên gọi MEL, và nhất định là phải có Minh Triết, Giác Ngộ thì mới có thể biết được những điều hiểu biết đúng sai hay dở phải trái….

Học Viên Nhân Điện thì có đủ thứ thành phần học vấn, đủ thứ trình độ tri thức, ngôn ngữ, sắc tộc  khác nhau, cho nên Minh Triết Giác Ngộ của Nhân Điện không phải là trình độ học vấn, giáo dục, khoa bảng, mà là trình độ Tâm Linh phi Khoa Bảng, là sự giáo hoá thông suốt từ những quyền năng khả năng Tâm Linh của Các Đấng Thiêng Liêng Siêu Hình Tối Thượng Tối cao, của Thượng Đế.

Sự học hỏi của Nhân Điện MEL hoàn toàn khác với tất cả các môn ngành học thuật khác, những lớp học Nhân Điện quá ngắn, 5, 7 ngày, một lớp học, dù là lớp Nhân Điện Cao Cấp, cho nên Thầy đáng không dạy Nhân Điện theo các hình thức sư phạm, khoa bảng, cũng không theo những hình thức tôn giáo nầy khác, Thầy Đáng không dạy một lý thuyết nào, lý thuyết nào cũng có những giới hạn, thời gian, không gian, cho nên Thầy Đáng chỉ truyền cho Học Viên cái gọi là “Năng lực tâm linh vô hình, siêu hình của Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả”, để rồi từ cái năng lực nầy, Học Viên tự mình đi tìm kiếm cái mình cần tìm kiếm, học hỏi, hiểu biết, ứng dụng…. 

Cụ thể, là Thầy Đáng không trực tiếp dạy Học Viên minh triết cái gì, giác ngộ cái gì, như những bài dạy giáo khoa thông thường, nếu có thì cũng chỉ là những thí dụ mà thôi, không phải là đầy đủ, không phải là tất cả, cho nên có thể nói Nhân Điện Thầy Đáng không có lý thuyết, không có giáo khoa, khôngcó chương trình, không có bài giảng…. Cho nên, muốn Minh triết cái gì, muốn giác ngộ điều gì, thì Học Viên chỉ cần dùng cái năng lực tâm linh Thầy Đáng Đáng cho để tự tìm kiếm cái mình muốn tìm kiếm, để rồi tự mình minh triết, tự mình Giác ngộ, tự mình thực hiện, thực hành.

Ý nghiã bài học nầy thể hiện trong câu chuyện Thầy Đáng xuống núi hành Đạo là: “Quên hết tất cả những bài học Thầy Đáng đã học qua”, áp dụng cho Học Viên Nhân Điện là sau các lớp học Nhân Điện, Học Viên chỉ cần giữ lại cho mình cái “năng lực tâm linh Thầy Đáng cho”, còn hầu như tất cả đều phải quên đi thì mới là Học Viên thông suốt bài học Nhân Điện tâm linh của Thầy Đáng. Cụ thể là khi đối diện với mỗi vấn đề, mỗi sự việc, tuy có khác nhau, nhưng Học Viên chỉ cần mang một thứ chung để xử dụng là “năng lực tâm linh Thầy Đáng cho” để Minh triết, Giác ngộ, hành xử…., từ việc trị bịnh, tới mọi sự việc khác trong đời sống hằng ngày, hằng giờ.

Bài học Nhân Điện tâm đắc nhất của Thầy Đáng là bài học “Chân Lý là thay đổi”, nếu ta học và ứng dụng bài học nầy, thì chúng ta sẽ không còn bị ràng buộc vào bất cứ sự ràng buộc nào trong đời sống, chúng ta sẽ thoát khỏi mọi sự ràng buộc, phép tắc, khuôn sáo, luật lệ, công thức, tư tưởng, câu nói, bài dạy, bài học…. Và có như vậy thì chúng ta mới có thể trở thành những con người giải phóng, những con người tự do, những con người tâm linh, hay nói theo cách văn chương là: “con người minh triết”, hay là  “con người Giác Ngộ”.

Tóm lại, trong bài viết “Nhân ngày sinh nhật Thầy Đáng” nầy, tôi muốn nói một điều mà tôi cho là quan trọng nhất của ngành Nhân Điện, cái công lao lớn nhất mà Thầy Đáng đã mang đến cho Học Viên, và cho nhân loại, qua việc truyền bá ngành Nhân Điện Thầy Đáng là cái “Năng lực tâm linh vô hình siêu hình của Các Đấng Thiêng Liêng Cao cả, Tối Cao”, là khi chúng ta có cái năng lực tâm linh siêu hình nầy, và chỉ cần có cái năng lực tâm linh siêu hình nầy, là chúng ta đã có tất cả. 

Với "Năng lực Tâm Linh vô hình, siêu hình của Các Đấng Thiêng Liêng Cao cả, Thượng Đế" thì mắt ta không thể thấy, tai ta không thể nghe, thậm chí là trí ta không thể hiểu, nhưng mà những ai đã có học qua Nhân Điện Thầy Đáng, đã được khai mở Luân Xa, và đã có những trải nghiệm, kinh qua những việc khám bịnh, trị bịnh, truyền điện,,,thì vẫn có thể cảm nhận, vẫn có thể tin tưởng, và vẫn có thể là không nghi ngờ, không thắc mắc gì cả. 

Ban đầu, mỗi khi viết về "năng lượng tâm linh siêu hình" tôi thường cố dẫn chứng điều nầy điều, tôi cố chứng minh điều nầy điều nọ, nhưng từ khi đã có được những trải nghiệm tâm linh bản thân rồi, thì tôi thấy là chỉ cần trình bày vấn đề mà tôi biết là đủ, tin hay không tin là phần của người đọc.

Vấn đề quan trọng hơn của "năng lượng tâm linh" là chúng ta có nó để làm gì, và vấn đề quan trọng khác là chúng ta chỉ có thể dùng nó cho những mục đích tốt đẹp, những lợi ích của con người: bác ái, từ bi, nhân nghiã, đạo đức …., mà thôi, và không thể dùng cho bất cứ mục đích, mưu đồ xấu nào.

Thái Tấn Truyền