Saturday 21 March 2020

Tấm lòng của Bố


Tấm lòng của bố

Anh với chị trước đây là vợ chồng
Chị chê anh đồ đàn ông vô dụng
Anh hiền lành, khô khan nhưng tốt bụng
Biết phận mình, anh cũng chẳng nói chi.
Rạn nứt tăng dần, đỉnh điểm tới khi
Bé Hương ra đời bị thiểu năng trí tuệ

Chị mắng anh vô cùng thậm tệ
Có đứa con làm chẳng thể ra hồn.
Bé Hương ba tuổi thì anh chị ly hôn
Anh nhận nuôi con, dồn tình thương cho nó

Và bắt đầu những ngày tháng khốn khổ
Gà trống nuôi con lọ mọ một mình.
Thiểu năng ngôn ngữ nhưng bé vẫn thông minh,
Biết phận mình nên không làm phiền bố.

Thời gian trôi trên mặt anh khắc khổ
Bé Hương giờ là cô gái sắp trưởng thành
Nhưng bất hạnh chẳng chịu buông tha anh
Lại giáng xuống mái đầu xanh thêm lần nữa.

Ung thư lâu rồi, anh hết quyền chọn lựa
Chỉ sống thêm vài tháng nữa mà thôi.
Ngày anh hẹn gặp chị đã tới rồi
Quán cũ,sân ga và mấy lời anh nói dối
Con bé dậy thì nên có nhiều thay đổi
Rất cần cô giúp đỡ để quen dần.

Tôi là cha nên không thể  gần gũi
Đây là lúc nó rất cần có mẹ
Nhưng đừng làm tổn thương con bé
Nó chịu nhiều bất hạnh quá rồi
Chắc chỉ cần một vài tháng thôi
Tôi sẽ đón nó về nuôi trở lại

Chị nhìn anh con mắt đầy ái ngại
Sao đời tôi, ông mãi chẳng buông tha
Chồng chị đồng ý cho bé Hương về nhà
Chị dặn anh, ba tháng thôi đấy nhé
Vì đã từ lâu con bé sống không có mẹ
Nên từ lâu con bé tự lập rồi.

Nó chỉ chờ điện thoại của bố thôi
Nói khó khăn, nên chủ yếu nghe bố nói
Mấy tuần đầu, ngày nào anh cũng gọi
Sợ con buồn nên anh phải hỏi thăm luôn.

Những ngày đầu nó cảm thấy rất buồn
Đi học về , nó ở luôn trong phòng nhỏ
Chẳng ai thèm quan tâm đến nó
Nên suốt ngày cứ mò mẫm vào ra.
Nó có thằng em cùng mẹ khác cha
Thằng bé có chiếc piano xinh xắn
Nhìn cây đàn trong lòng nó mê mẩn
Nó lại gần thử vài nốt xem sao.
Mẹ nó mắng : đừng có đụng vào
Ở trường cũ nó đã rất tự hào

Nó học đàn được điểm cao nhất đấy
Nó ước ao có cây đàn như vậy....
Rồi một ngày nó tự nhiên cảm thấy
Bố đi đâu sao chẳng thấy cuộc gọi nào

Chắc là bố đã bị làm sao.....
Nó chạy vào phòng trong và khóc.
Mấy hôm nay nó bỏ ăn bỏ học
Suốt ngày ngồi khóc lóc ủ ê
Mẹ nó nghĩ chắc dở chứng đòi về
Ít ngày nữa trả nó về cho anh ấy.

Rồi một đêm chị giật mình nghe thấy
Ở đâu đây văng vẳng tiếng dương cầm
Dưới phòng khách chị cứ ngỡ mình nhầm
Con bé chợt đàn và âm thầm hát nhỏ:

Nhớ xa xưa... ngày cha đã già với bao sầu lo..
Sống với cha êm như làn mây trắng .....
Đêm đêm cha về hôn chúng con.....
Ôi cha đã già đi cha biết không......
Chị cảm thấy vô cùng xúc động
Chị đến sau lưng và ôm nó vào lòng
Nó khóc, và đưa chị xem tờ giấy mỏng

Biết anh ung thư, chị gục xuống góc nhoà.
Trong đầu chị, một ý nghĩ thoảng qua
Và vậy là chị phải nuôi con bé
Giọng ngọng nghịu nó vỗ về lưng mẹ

Mẹ yên tâm, đừng lo nhé mẹ ơi.
Ngày mai con về lại dưới ấy rồi
Con sẽ xin vào học trường nội trú
Trên thiên đường bố đang yên ngủ
Và đủ rồi, không phiền mẹ, mẹ ơi

Con tạm ở đây là bố muốn thế thôi
Bố muốn ra đi một mình thanh thản
Và muốn hai mẹ con có thời gian làm bạn
Chắc dưới kia bố mãn nguyện lắm rồi.

(không biết Tác Giả )
Top of Form

Friday 20 March 2020

Có Đức Mặc Sức mà Ăn


HÀNH THIÊN TÍCH ĐÚC : "Có đức mặc sức mà ăn"

Người xưa có câu: "Có đức mặc sức mà ăn", ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức. Vậy làm thế nào để tích đức ngay cả khi không có điều kiện vật chất? Hãy cùng xem 17 cách tích đức không tốn một đồng mà vị Lão Hòa Thượng dạy dưới đây để hành theo!

1. Tích đức từ lời nói
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác. Lời nói thẳng: Có thể chuyển sang cách nói "vòng, nói giảm, nói tránh" một chút.Lời nói lạnh như băng: Hãy hâm nóng lên một chút trước khi nói. Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe. Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.

2. Tích đức từ đôi tay
Học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng người khác. Mỗi người đều cần tiếng vỗ tay của người khác bởi vì ủng hộ, khen ngợi người khác là điều cần có ở mỗi người. Không biết vỗ tay, khen ngợi người khác thì đời người thực sự quá nhỏ hẹp. Cho người khác tiếng vỗ tay kỳ thực là cho chính bản thân mình.

3. Tích đức từ giữ thể diện cho người khác
Ở một số tình huống việc "không nể mặt" là một thái độ vô lễ lớn nhất. Người phương đông rất xem trọng thể diện vì vậy ở bất cả thời điểm nào cũng nên giành cho người khác một "lối thoát" để giữ thể diện. Nhìn thấy rõ một người cũng đừng nên chỉ thẳng ra, hãy lựa lúc mà nói. Hãy nhớ đừng bao giờ làm tổn thương thể diện của người khác bởi hậu quả của nó là khôn lường. Trong một số tình huống, vạch trần người khác là một cái tội đẩy người ta đến đường cùng.

4. Tích đức từ việc tín nhiệm người khác
Người có tính đa nghi trời sinh thì khó có người bạn chân thành. Được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Người có bao nhiêu tín nhiệm thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công. Người xưa nói: "Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người."

5. Tích đức từ việc cho người khác sự thuận lợi
Cho người khác được lợi cũng chính là làm lợi cho mình. Thời điểm người khác cần bạn nhất, hãy sẵn sàng cho họ một bờ vai để nương tựa. Suy nghĩ cho người khác cũng chính là suy nghĩ cho bản thân mình.

6. Tích đức từ việc giữ lễ tiết
Người có lễ tiết đi khắp thiên hạ cũng khó có người trách mắng, không ưng ý.

7. Tích đức từ tính cách khiêm nhượng
Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch.Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi. Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ. Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút.

8. Tích đức từ việc hiểu người khác
Mọi người, ai cũng mong muốn người khác hiểu và thừa nhận mình. Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác.Đổi vị trí để hiểu người khác.

9. Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Đem lòng tự tôn của người khác đặt ở vị trí cao nhất. Cố gắng để người khác cảm nhận thấy sự tôn nghiêm của bản thân mình. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.

10. Tích đức từ việc giúp đỡ người khác
Ở vào thời khắc quan trọng, ai mà không hy vọng có người trợ giúp mình? "Vì người khác" sẽ luôn luôn chiến thắng "vì mình". Lòng tốt sẽ luôn luôn được người khác khắc sâu, nhớ kỹ. Khi giúp đỡ người khác cũng phải tìm cách để đối phương vui cười mà tiếp nhận.

11. Tích đức từ việc thành thật với mọi người
Không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành. Luôn lấy thành tín làm gốc, coi trọng thành tín trong mọi mối quan hệ. Dùng thành tín thu phục người khác, sẽ dễ đạt được thành công. Một người nếu như mất đi sự thành thật thì làm việc gì cũng khó. Bất kể lý do gì cũng không thể giải thích được lý do sự giả dối của bản thân.

12. Tích đức từ việc biết cảm ơn người
Cảm ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn. Cảm ơn đối thủ là một cách thể hiện của người có chí khí.

13. Tích đức từ lòng nhân ái của bản thân
Mỗi người đều nên tu dưỡng lòng nhân ái trong mình. Bởi người có tấm lòng nhân ái luôn sống nhẹ nhàng mà lại dễ dàng nhận được sự hợp tác từ người khác.

14. Tích đức từ việc mỉm người với người khác
Không có ai cự tuyệt một nụ cười chân thành cả! Mỉm cười là phương thức kết nối hữu hiệu giữa con người với con người. Dùng nụ cười để ứng phó với sự "khiêu chiến" của đối thủ mới thực là cao nhân.

15. Tích đức từ lòng khoan dung
Không thể khoan dung người khác có thể là bởi vì lòng dạ của mình còn quá nhỏ hẹp! Dùng khoan dung có thể cải biến một con người lầm lỗi. Người có lòng khoan dung sẽ dễ dàng chiếm được lòng người khác. Hãy học cách tha thứ khuyết điểm của người khác. Đôi lúc, một quan hệ tốt đẹp là từ nhẫn mà sinh ra đấy!

16. Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.

17. Tích đức từ sự biết lắng nghe
Người xưa có câu: "Nhìn nhiều, nghe nhiều và nói ít". Người biết lắng nghe thường được lòng người khác bởi lắng nghe là một cách lấy lòng người khác tốt nhất.