Chuyên gia Trung Quốc vô tình chỉ ra điểm yếu của ĐCSTQ cho Mỹ
Giản Dị
Ngày 10/4, ông Kim Xán Vinh – người được mệnh danh là "quốc sư của
Đảng Cộng sản Trung Quốc", là "chuyên gia về vấn đề Trung – Mỹ",
đã đăng bài viết với tiêu đề: "Trump đã không còn giới hạn, tiến trình
tách rời Trung-Mỹ đã không thể đảo ngược?" Điều khiến người xem phải bật
cười là bài viết này không chỉ làm lộ con bài thật sự của ĐCSTQ, mà trên thực
tế còn chỉ rõ điểm yếu chí mạng của ĐCSTQ cho Chính phủ Mỹ. Bài viết của ông
Kim Xán Vinh, một cách vô hình, đã đóng vai trò như một gian tế chỉ
đường.
Phản ứng mới nhất của Bộ
Thương mại ĐCSTQ đối với cuộc chiến thuế quan cũng chứng minh rằng trong vòng
đối đầu này, chính quyền Trump đã giành thắng lợi lớn, còn ĐCSTQ thì bắt đầu
thừa nhận yếu thế.
Giúp Mỹ định vị tấn
công hạt nhân ĐCSTQ
Trong bài viết,
"quốc sư" Kim Xán Vinh nói:
"Vào rạng sáng
hôm nay theo giờ Bắc Kinh, Trump lại tăng thuế với Trung Quốc, từ 104% lên
125%. Xét từ góc độ kỹ thuật thuần túy, khi ông ta tăng thuế lên 54%, phần lớn
giao thương giữa Trung – Mỹ đã gần như đình trệ, hầu hết các mặt hàng Trung
Quốc đã không còn lợi nhuận. Việc tiếp tục tăng từ 54% lên 104%, rồi hôm nay là
125%, chủ yếu là chiến tranh tâm lý, chiến tranh chính trị. Giờ đây chính sách
thương mại của Trump đối với Trung Quốc không còn là vấn đề kinh tế nữa, mà là
vấn đề địa chính trị." (Ghi chú: "Trung Quốc" mà ông Kim Xán
Vinh nói trong bài viết của mình, thực tế nên đổi thành "Đảng Cộng sản
Trung Quốc" hoặc "Trung Quốc Cộng sản")
Với kết luận này của ông
Kim Xán Vinh, tin chắc rằng vô số dân oan ở Trung Quốc và những người chính
nghĩa ở trong và ngoài Trung Quốc vốn đang mong chờ chế độ ĐCSTQ sụp đổ, sẽ cảm
thấy vô cùng phấn khởi. Bởi vì kết luận đó chẳng khác nào đang nói với thế giới
rằng: Chính phủ Mỹ vốn không định thay đổi thể chế ĐCSTQ, mà chính ĐCSTQ đã ép
Mỹ phải đóng vai trò đó.
Nếu như Mỹ lần này lấy
cuộc chiến thuế quan làm điểm khởi đầu, và cuối cùng khiến ĐCSTQ đi vào vết xe
đổ của Liên Xô, thì đó sẽ là mong mỏi lớn nhất của hơn 1 tỷ người dân Trung
Quốc.
Lịch sử đã chứng minh,
sự sụp đổ của chế độ Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng xã hội, gây nên sự bất mãn sâu rộng
trong xã hội Liên Xô, khiến nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô và quân nhân
công khai tuyên bố rút khỏi đảng, đóng vai trò then chốt trong quá trình sụp đổ
của chính quyền Liên Xô sau đó.
Dưới thời Tổng thống Mỹ
Reagan, Giám đốc CIA khi đó là William Casey đã đóng vai trò quan trọng trong
cuộc chiến kinh tế với Liên Xô.
Ông David Wigg, người
từng là cán bộ liên lạc tại Nhà Trắng thời đó, từng hồi tưởng, "Trong năm
đầu ở CIA, Casey đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu thực trạng nền kinh tế
Liên Xô, đến mùa xuân năm 1982 thì ông đã nắm rõ rất rõ ràng."
Ông William Casey tổng
kết: "Liên Xô sống
dựa vào thương mại và công nghệ từ phương Tây, và cách duy nhất để tích lũy
ngoại tệ là xuất khẩu dầu mỏ với giá cao, điều này thật khó tin. Nếu chúng ta
biết cách tận dụng những lá bài trong tay, họ sẽ sụp đổ."
Lịch sử đã diễn ra đúng
như ông dự đoán, chính quyền cộng sản Liên Xô cuối cùng đã tan rã. Hiện tại,
một cảnh tượng tương tự đang tái hiện giữa Mỹ và ĐCSTQ, nhiều người trong thâm
tâm hy vọng ông Trump có thể giống như ông Reagan năm xưa, đưa ĐCSTQ vào thùng
rác của lịch sử.
Nhiều người có thể cho
rằng ông Trump về bản chất là một doanh nhân. Nhưng bài viết của ông Kim Xán Vinh lại phủ định điều đó từ một góc độ khác. Ông nói: "Hôm
nay, khi Trump tuyên bố tiếp tục tăng thuế quan với Trung Quốc, đồng thời quyết
định tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày đối với các nước sẵn sàng đàm phán với Mỹ,
và giữ mức 'thuế quan đối ứng' ở mức cơ bản là 10%."
Ông Kim Xán Vinh cho
rằng mục tiêu chính của ông Trump khi làm như vậy là để "tập trung sức
lực" tấn công ĐCSTQ, "đây là tư tưởng nhất quán kể từ khi ông
Trump nhậm chức".
"Thời gian
trước, trong nước vẫn có một số người còn mơ tưởng, cứ nghĩ Trump là một thương
nhân, chỉ cần cho ông ta đủ lợi ích là có thể tránh được xung đột. Theo tôi, đó
là điều hoang tưởng. Nếu bây giờ còn mơ tưởng có thể giải quyết vấn đề bằng
cách đàm phán với ông ấy thì là sai lầm," ông Kim Xán Vinh nói.
Những lời này có nghĩa
là ông Trump không thể bị mua chuộc bởi lợi ích từ ĐCSTQ. Ông Kim Xán Vinh, từ
góc độ của đối thủ, đã phủ nhận điều đó và cho rằng đó chỉ là ảo tưởng đơn
phương của một số người trong thể chế ĐCSTQ.
Kết hợp với lịch sử mà
xét, cuộc chiến thuế quan chỉ là một phần trong toàn bộ chiến lược của Chính
phủ Mỹ nhằm đối kháng với sự bành trướng toàn cầu của ĐCSTQ. Trong "Chiến
lược An ninh Quốc gia" năm 2017, chính quyền Trump lần đầu tiên liệt ĐCSTQ
vào danh sách "đối thủ cạnh tranh chiến lược", đồng thời lên án hành
vi xâm lược của họ trong các lĩnh vực quân sự, ngoại giao và kinh tế. Thực tế
hiện nay cho thấy, Chính phủ Mỹ đang tiến hành phản công toàn diện chống lại
ĐCSTQ từ các phương diện chính trị, kinh tế đến quân sự.
Điều mà có lẽ ông Kim
Xán Vinh không ngờ tới là, giá trị lớn nhất trong bài viết của ông lại nằm ở
chỗ đã vô tình giúp Mỹ xác định rõ phương hướng cho đòn tấn công kiểu "vũ
khí hạt nhân", đóng vai trò như một [gian tế] "chỉ đường"
[cho Mỹ]. Ông Kim Xán Vinh nói: "Những lời đe dọa mới của Bộ trưởng Tài
chính Mỹ Bessent rất đáng để chúng ta cảnh giác: Thứ nhất là chính quyền Trump
đang cân nhắc việc loại bỏ các công ty Trung Quốc niêm yết khỏi thị trường
chứng khoán Mỹ, thứ hai là ông ấy đe dọa sẽ lôi kéo các nước khác cô lập Trung
Quốc. Cần phải nói rằng cả hai mối đe dọa này đều có khả năng trở thành hiện
thực." "Về việc lôi kéo liên minh, thì điều này không còn
là lời đe dọa suông nữa, mà đã trở thành hành động thực tế."
Cần nhấn mạnh rằng không
phải Mỹ muốn cô lập ĐCSTQ, mà chính ý thức hệ "phản nhân loại" của
ĐCSTQ đã khiến nó trở thành một chế độ quỷ dữ, đe dọa toàn nhân loại ngay từ
khi ra đời, và vì vậy tất yếu sẽ bị cả thế giới phản đối.
Điều thú vị là bài viết
của ông Kim Xán Vinh đã chứng minh rằng những lời la hét, kích động gần đây của
ĐCSTQ hoàn toàn vô dụng. Ông viết: "Tôi đã nói trong bài viết vài ngày
trước, việc Trung Quốc dùng cách liên minh để đối kháng với chủ nghĩa bá quyền
thuế quan của Mỹ là một suy nghĩ quá lý tưởng hóa... Chúng ta vẫn cần đặt nhiều
sức lực hơn nữa vào chính bản thân mình."
Ông Tập lôi kéo EU chống
lại Mỹ, báo chí Pháp kêu gọi cần cảnh giác "bạn giả"
Cuối cùng thì ĐCSTQ cũng
đã hiểu, giữa Mỹ và ĐCSTQ, cả thế giới sẽ chọn bên nào.
Ví dụ ông Tiêu Thiên –
Đại sứ ĐCSTQ tại Úc, đã đăng một bài bình luận trên một tờ báo Úc, tuyên
bố: "Trong bối cảnh tình hình mới, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác
cùng Úc và cộng đồng quốc tế."
Tuy nhiên, ĐCSTQ ngay
lập tức đã bị tát một cú đau điếng.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ
trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đã bác bỏ lời kêu gọi liên minh với ĐCSTQ
trước thuế quan của ông Trump. Ông tuyên bố rằng là một đồng minh của Mỹ,
Úc "sẽ không liên kết với Trung Quốc (ĐCSTQ) để lập trận tuyến
chung."
Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Scott Bessent mới đây còn tuyên bố: "Đã có hơn 75 quốc gia liên hệ
với chúng tôi, và tôi nghĩ sau hôm nay con số đó sẽ còn tăng lên nữa."
Biên tập viên phụ trách
địa chính trị của tạp chí The Economist – ông David Rennie, trong một cuộc
phỏng vấn với trang tiếng Trung của Đài Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle),
cho biết ĐCSTQ nhận thấy họ rất khó đối phó với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông
Rennie nhận định rằng điều này đã trở thành "một trong những thách thức
lớn về ngoại giao và địa chính trị mà giới lãnh đạo ĐCSTQ đang phải đối
mặt."
"Nếu Mỹ thực sự
duy trì trạng thái đóng cửa đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, thì Trung
Quốc (ĐCSTQ) sẽ phải đối mặt với một vấn đề bổ sung khác, đó là phải tìm thị
trường thay thế cho các sản phẩm xuất khẩu đó. Tôi được cho biết khi ở Bắc Kinh
rằng ĐCSTQ đã tỏ ra rất lo lắng về viễn cảnh này... Họ có thể thực sự làm xa
cách và chọc giận các đối tác như châu Âu, thậm chí cả các nước ở Mỹ Latinh, và
cả những quốc gia thuộc khối phương Nam toàn cầu," ông nói.
"Bởi vì nếu một
làn sóng hàng xuất khẩu của Trung Quốc tràn vào các thị trường khác, gây tổn
hại đến việc làm và cơ hội nghề nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, chỉ vì
những mặt hàng đó không thể bán được tại Mỹ, thì điều này sẽ trở thành một bài
toán lớn về ngoại giao và địa chính trị mà ban lãnh đạo ĐCSTQ phải đối
mặt."
Ngay trong bài viết của
ông Kim Xán Vinh cũng tiết lộ thông tin tương tự, cho thấy thực tế là ĐCSTQ
đang khó lòng trụ vững trong cuộc chiến thuế quan này.
Bài viết đặt câu
hỏi: "Liệu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ kéo dài hay không?
Có lẽ không hẳn. Tôi cho rằng đến một thời điểm nào đó, hai bên Trung – Mỹ vẫn
sẽ phải ngồi lại đàm phán."
"Nếu hai bên có thể
đối thoại, thì việc 'tách rời hoàn toàn' (decoupling) có thể được tránh. Dĩ
nhiên, phải nói cả hai chiều: Nếu mâu thuẫn Trung – Mỹ vượt quá kiểm soát, xung
đột bùng phát, thì khi đó vấn đề không chỉ là tách rời về kinh tế, mà còn lan
sang lĩnh vực địa chính trị. Đây là kịch bản mà không bên nào muốn chứng kiến.
Cá nhân tôi lạc quan một chút: Khả năng Trung – Mỹ tách rời toàn diện là có,
nhưng không phải quá lớn."
Ông Kim Xán Vinh ngụ ý
rằng không nên hoàn toàn tách rời khỏi Mỹ, từ một góc độ nào đó cũng phản ánh
lập trường của một bộ phận không nhỏ trong nội bộ ĐCSTQ.
Gần đây, các tín hiệu do
cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ phát ra cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu thể hiện thái
độ "thừa nhận yếu thế" trước Mỹ.
ĐCSTQ thừa nhận yếu
thế
Ngày 11/4, tờ "Nhân
Dân Nhật Báo" – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã đăng tải phát ngôn của
người phát ngôn Bộ Thương mại ĐCSTQ ở một góc khá kín đáo. Bài viết có tiêu đề
chỉ vỏn vẹn 13 chữ: "Bộ Thương mại: Đàm [đối thoại], cửa luôn rộng mở;
Đánh, sẵn sàng đáp trả." Tuy nhiên, thứ tự "đàm trước, đánh sau"
này lại hé lộ bản chất cứng ngoài mềm trong của Bắc Kinh, một cách để "tự
tìm lối xuống thang", gián tiếp thể hiện sự chấp nhận yếu thế trước Mỹ.
Thực tế, cuộc chiến thuế
quan giữa Mỹ và Trung Quốc không còn là "có đánh hay không", mà là đã
bắt đầu đánh rồi, như chính ông Kim Xán Vinh thừa nhận trong bài viết của mình.
Trong suốt thời gian qua, Bắc Kinh liên tục thao túng dư luận, muốn kích động
các quốc gia khác cùng đối đầu với Mỹ. Tuy nhiên, 75 quốc gia đã chọn không đáp
trả, mà thay vào đó tìm cách đối thoại và giải quyết ổn thỏa với Washington.
Ngày 9/4, ông Trump đã
đặc biệt "ưu ái" Trung Quốc bằng cách nâng thuế suất lên đến 125%,
trong khi tất cả các nước khác đều được gia hạn 90 ngày. Kết quả là, ĐCSTQ luôn
quen "đứng sau giật dây và kích động" đã trở thành mục tiêu duy nhất
bị Mỹ trừng phạt nặng nề trong cuộc chiến thuế quan lần này. Như ông Kim Xán
Vinh nói: "Dùng cách liên minh để đối đầu thuế quan với Mỹ là tư duy quá
lý tưởng hóa", nói trắng ra là "nằm mơ".
Trong khi ông Trump ra
đòn cực kỳ cứng rắn với thuế suất 125%, thì phía Trung Quốc còn không dám đặt
từ "đánh" lên trước, mà lại dùng "đàm" lên trước. Sự hoán
đổi thứ tự nhỏ bé này đã hoàn toàn bóc trần bộ mặt thật "miệng cọp gan
thỏ" của ĐCSTQ. Những tuyên bố tưởng như cứng rắn ấy, thực chất đang chuẩn
bị để... xuống nước trước Mỹ.
Phát ngôn của người phát
ngôn Bộ Thương mại ĐCSTQ một lần nữa chứng minh điều đó. Sau khi Mỹ công bố mức
thuế 125%, người phát ngôn Hà Vịnh Tiền (He Yongqian) ngày 10/4 đã nói rằng:
"Đàm, cánh cửa luôn rộng mở, nhưng đối thoại phải trên cơ sở tôn trọng lẫn
nhau và bình đẳng."
Câu nói đậm màu
"văn hóa đảng" này ẩn chứa một thông điệp ngầm kiểu: "Đại ca,
chuyện gì cũng có thể thương lượng, xin để tiểu đệ giữ chút thể diện".
ĐCSTQ nhận thấy cứng không xong, nên bắt đầu tỏ vẻ mềm mỏng bề ngoài, nhưng bên
trong lại toan tính "lừa phỉnh".
Ngày 11/4, người phát
ngôn Bộ Thương mại ĐCSTQ tiếp tục phát biểu: "Phía Mỹ cứ tiếp tục trò chơi
con số về thuế quan, phía Trung Quốc sẽ không thèm để tâm."
Không ngờ, Trung Quốc
nói "xuống nước" là xuống nước thật, chính quyền Trump giành
thắng lợi lớn!
Giản Dị.
No comments:
Post a Comment