Ngày 8/4/2025, Tổng Thống Donald Trump cho biết "Thuế đối ứng là một trong những yếu tố then chốt trong chính sách kinh tế của tôi (Trump), nó giúp nước Mỹ thu về 2 Tỷ USD mỗi ngày. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn đang cân nhắc việc di chuyển nhà máy sản xuất trở về Mỹ để tránh bị đánh thuế cao. Tiền đang đổ vào Mỹ với tốc độ chưa từng thấy..."
Ngày hôm sau, là ngày
9/4/2025 cũng là ngày "Thuế Đối Ứng" bắt đầu có hiệu
lực, thi Trump lại tuyên bố sẽ đình hoãn thuế này lại 90 ngày cho các quốc
gia nào đã trực tiếp hay gián tiếp "đàm phán" với Washington về
việc này.
Riêng Tàu Cộng thì gần
như cả hai bên Mỹ-Trung đều "tuyên chiến" với nhau chẳng khác nào
Mỹ-Nhật tuyên chiến sau trận Trân Châu Cảng năm 1941, chi có khác là
"chiến tranh thương mại" bùng nổ giữa Mỹ và Tàu không có
súng đạn bom pháo. Ngày 2/4/2025, Trump áp thuế đối ứng bổ
sung 34% lên hàng hóa Tàu Cộng. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố "chơi tới
cùng" nên Trump cũng "tới luôn bác tài". Ngày 8/4/2025, sau khi
nghe báo cáo là Bắc Kinh "trả đũa" với mức thuế 34% lên hàng nhập
cảng của Mỹ vào Tàu, Trump chơi thêm 50%, nếu cộng chung trước sau 20%+34%+50%...thì
hàng hóa của Chú Ba Ve Chai Lông Vịt khi vào Mỹ kể từ 9/4/2025 sẽ là 104%. Thí
dụ như giá thành (giá vốn) của một món hàng của Tàu là $100.00 USD, khi nhập
cảnh vào Mỹ thì trở thành trên $200.USD. Nhiều người cho rằng Mỹ chơi kiểu này
là kiểu "bứt gân". Trump trả lời rằng "Trung Quốc là kẻ lạm dụng nước Mỹ
nhiều nhất trong tất cả quốc gia trên thế giới. Đã từ lâu, Bắc
Kinh đã phá hoại nền công nghiệp của Mỹ, làm mất đi 3,7 triệu việc
làm tại Mỹ do thâm hụt thương mại ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Trung
Quốc, làm tổn hại đến năng lực cạnh tranh và gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia
của Mỹ. Bắc Kinh vẫn tiếp tục chính sách gây tổn hại cho Hoa Kỳ
thì..."Nếu đã như vậy thì không còn gì để đàm phán
nữa".
Cuộc chiến tranh thương
mại đã thật sự khai diễn giữa hai siêu cường kinh tế hàng đầu thế
giới, mà không ai có thể lường trước sẽ diễn biến ra sao và dẫn thế
giới đi đến đâu. Cả hai Donald Trump và Tập Cận Bình đều
"Chơi Đến Cùng. Dứt Khoát Không Đầu Hàng". Bên tám lạng bên
nửa cân, chờ xem mèo nào cắn mỉu nào. Cơ hội đàm phán rất mong manh.
Mặc dù Tổng Thống và nội
các của Ông luôn khẳng định rằng thuế quan chỉ là biện pháp tài
chính nhằm phục hồi ngành công nghiệp Mỹ, "Ngày Giải Phóng Kinh Tế
Hoa Kỳ" đánh dấu sự tái sinh của ngành công nghiệp Mỹ và ngày đất
nước lấy lại quyền kiểm soát vận mệnh của mình...nhưng dưới những cặp mắt
"cú vọ" của giới quan sát chính trị thế giới, Trump và nội các
của Ông không thể che dấu một "ẩn số chính trị" trong chính sách
thuế quan này. Hầu hết các chính trị gia hàng đầu của thế giới đều có
chung một nhận định như nhau "Chính sách thuế quan đối ứng của Trump là một công
cụ chiến lược phục vụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ với hai mục tiêu
chính : Phục ngành sản xuất và tái thiết lại cấu trúc chính trị toàn cầu".
Đúng như lời
Trump đã nói với
tất cả các công ty nước
ngoài hoặc của Mỹ đang phàn nàn chính sách thuế quan của Ông: "Nếu muốn mức thuế quan của các bạn bằng 0,
thì hãy sản xuất sản phẩm của các bạn tại Mỹ."
Một bằng chứng điển
hình nhất để chứng rằng "Thuế quan của chính quyền Trump là một công
cụ chiến lược quan trọng phục vụ chính sách ngoại giao của Mỹ bao gồm
cả việc tái định hình cục diện địa chính trị."
- Chiến lược
Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đối với Tàu Cộng chỉ là một chiến lược
"răn đe" kèm theo "bao vây và cô lập". Trong đó
có Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Úc Châu nhất là "Bộ Tứ"
QUAD (Mỹ-Úc-Ấn-Nhật). Thuế đối ứng áp cho Úc là 10%, Nhật
24%, Ấn Độ 26%, Nam Hàn 25%, Phi Luật Tân 17%.
- Chiến
lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương gồm có "Bộ Tam" Mỹ-Anh-Úc
(AUKUS), thuế áp cho Anh Quốc là 25%, Úc 10%.
Một câu hỏi nghịch lý
nhưng rất thú vị được đưa ra ở đây là "Tại sao
Mỹ đang cần những đồng minh trong chiến lược đối phó với Trung
Cộng mà lại áp thuế nặng tay như vậy?". Chẳng hạn như Nhật 24% và Ấn
26%. Và tại sao phản ứng của các đồng minh này rất ôn hòa trong
khi chờ đợi giải quyết qua đàm phán. Đã từ lâu, các quốc gia gọi
là "đồng minh chiến lược" của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương trong
bối cảnh xung đột giữa Mỹ-Tàu có thái độ "an
ninh chính trị dựa vào Mỹ, phát triển kinh tế dựa vào Trung Quốc".
Trump áp
thuế nặng lên chính các "đồng minh" của mình như một hình phạt
nặng tay, chỉ là kế "dơ cao đánh khẻ" để gọi là làm gương
cho các quốc gia "ăn cháo đá bát" đi hai hàng mà còn
chọc gậy bánh xe, ngoan cố đang loay hoay tìm cách trả đũa
nhất là Liên Minh Châu Âu. Cái cốt lõi của thuế
quan đối ứng của Trump và chính quyền Washington là ở chỗ này.
Chỉ cần có thiện chí qua một cuộc điện đàm ngắn gọn thì mọi việc
sẽ ổn thỏa ngay.
Nhưng đối với Việt
Nam là một trường hợp ngoại lệ của Washington. Washington đã đẩy Việt
Nam vào một cái thế "phải chọn lựa"...theo ai!?
Ngày 2/4/2025, Trump
tuyên bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có hiệu
lực từ ngày 9/4/2025. Mức này nằm trong nhóm các nước bị áp thuế
cao nhất, chỉ sau Campuchia (49%), Lào (48%) và Madagascar (47%). Con số 46% khiến cho Tô Lâm và Bắc Bộ Phủ choáng váng
không biết phải đối phó ra sao, chỉ ba ngày sau, 5/4/2025, đích thân
Tô Lâm xin nói chuyện với Trump qua điện thoại khẩn cấp và đề nghị
mức thuế quan hai bên là Zero. Mặc dù Tô Lâm có thiện chí là giải thể
chế độ "kinh tế xã hội chủ nghĩa", giải thể chế độ
"công an trị", nhưng sự "gian lận ủy nhiệm" của Hà Nội
bấy lâu nay thì sao đây.
Dữ
liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ Cục Hải Quan Việt Nam cho biết năm 2024 Việt
Nam xuất khẩu 119,5 tỷ USD vào Mỹ, trong khi nhập khẩu nhập khẩu từ thị trường
này 15,1 tỷ USD.
Dữ liệu thống kê từ phía Mỹ: Mỹ nhập khẩu 136,6 tỷ USD hàng hóa từ
Việt Nam trong khi chỉ xuất khẩu hơn 13 tỷ USD theo chiều ngược lại, có thâm
hụt là 123,5 tỷ USD.
Nếu tin vào con số 136,6 tỷ USD nhập khẩu
của Mỹ, tức là con số xuất khẩu của Việt Nam thì con số 46% thuế là một
tai họa thảm khốc cho nền kinh tế Việt Nam và nó dập tắt hy vọng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025
của Việt Nam.
Mức độ tăng trưởng lên hay xuống
hoặc đứng khựng lại không quan trọng bằng "đối tác chiến
lược toàn diện" của đôi bên Mỹ và Việt Nam.
Nó được hiểu như an
ninh thì tựa vào Mỹ, kinh tế thì tựa vào Tàu. Trải qua bốn (4) đời Tổng Bí
Thư trước (Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng) và sau
nửa thế kỷ đã cúc cung tận tụy cho Thiên Triều với cái gọi là "Kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", nay đã giàu sụ nhờ
chuyến viếng thăm Hà Nội của Cựu Tổng Thống Bill Clinton năm 2000. Clinton
là người đã quyết định bỏ cấm vận, tiên tới bình thường hóa quan hệ
hai nước và ký Hiệp Định thương mại song phương năm 1995, mở đường
cho hành trình phát triển của quan hệ Mỹ-Việt. Năm 2024, lại được cựu Tổng
Thống Joe Biden ưu ái thỏa thuận "Đối Tác Chiến Lược Toàn
Diện", có nghĩa rằng Mỹ đã xem Việt Nam gần như là "Đồng Minh"
rồi.
Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã có công pha trộn Dòng Máu Việt thành "Cha Nga Mẹ Tàu Chú
Bác...Sam", cho nên lên làm Tổng Bí Thư sau một thời gian dài là Bộ Trưởng
Bộ Công An, Tô Lâm và chính quyền của Ông cũng không biết ai là nhân viên
phản gián hải ngoại có mặt ở Việt Nam từ lâu, hay Tô Lâm biết mà phải ngậm
bồ hòn vì sợ ăn phải "Tuyệt Tình Đơn" của Công Tôn Chỉ và Cừu
Thiên Xích...cho nên chuyện hàng
hóa Tàu mà nhãn hiệu Việt cả thế giới đều biết.
Nhân bất tín...bất lập.
Nghiệp bất tín...bất hưng. Làm ăn thì phải giữ chữ "Tín" với
nhau, đang làm ăn với Mỹ, được Mỹ đối xử gần như là
"Tối Huệ Quốc", vậy mà còn...theo như Ông Peter Navarro, cố vấn
thương mại và là kiến trúc sư kế hoạch thuế quan của tổng thống Trump đã
tuyên bố trên Fox New ngày 7/4/2025 như sau:
- Việc Chính Phủ Việt Nam đề nghị giảm mức
thuế quan của cả hai bên (Mỹ-Việt) xuống con số không (Zero) chẳng có ý
nghĩa gì, nó chỉ là bước khởi đầu nhỏ. Việt-Miên-Lào và Mexico là
"sân sau" của Tàu Cộng, đã từ lâu họ đã giúp cho Bắc Kinh
tránh được sự áp thuế của Hoa Kỳ. Kể từ năm 1975, sau khi Hoa Kỳ
"thất bại" cuộc chiến tranh Việt Nam, kể từ năm 1976 cho đến
nay, năm 2025, cả thế giới đã "lợi dụng" Hoa Kỳ, hơn 20 nghìn
tỷ đô la Mỹ, tương đương với 60% GDP của Mỹ năm 2024 đã bị
chuyển ra nước ngoài. Mỹ đang trong « tình trạng khẩn cấp quốc gia do thâm
hụt thương mại mất kiểm soát vì gian lận ».
Peter Navarro đã
cáo buộc đích danh Việt Nam là "gian lận phi thuế quan » để « thúc
đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ một cách không công bằng. đánh cắp tài sản trí
tuệ, thao túng tiền tệ, bán phá giá, hạn ngạch, thủ tục hải quan rườm rà, thu
thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với sản phẩm mà theo chính quyền Trump là một
loại thuế hải quan trá hình để « kìm hãm xuất khẩu của Hoa Kỳ ».
Rõ ràng, bước đầu
của chính sách thuế quan đối ứng của Trump là chặt hết mấy cái càng
cua lớn bé của Ba Tàu đẻ Chú Ba Tập không thể nào mon men bò trường lên
miệng thùng được. Một trong những cái càng chủ yếu của Bắc Kinh là Việt
Nam vì địa lý chính trị.
Nói một cách khách quan
và thực tế thì "Mỹ rất cần Việt Nam" trong tiến trình đối phó
với Bắc Kinh. Vị trí chiến lược của Việt Nam quan trọng gấp 10 lần Đảo
Quốc Đài Loan, vì Việt Nam mới chính là cái "yết hầu" (cổ họng)
của Tàu. Có được cảng Cam Ranh, Mỹ sẽ không cần Okinawa hay Guam nữa và
nếu còn đối đầu với Mỹ thì Tàu chỉ còn một con đường duy nhất
bước ra đại dương là Pakistan, nhưng liệu Tàu có tin vào Hồi Giáo hay không lại
một vấn đề khác.
Do vậy, dù Mỹ không thể
chấp nhận đề nghị con số "Zero" của Tô Lâm được là vì
Tổng Thống Trump đã ấn định mức tối thiểu là 10% cho tất cả các quốc gia trên
thế giới. Ngay cả Anh, Úc cũng đã bị áp mức này. Đồng minh Israel
thân cận của Mỹ cũng bị tổng thống Trump thẳng thừng từ chối xét lại mức thuế
17%. Trong số 180 quốc gia,
bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, phải chịu thuế quan trả đũa, Nga không có
trong danh sách này. Được hỏi tại sao thì một quan chức Tòa Bạch Ốc trả lời
rằng "Nga
không có trong danh sách này vì các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến
Ukraine đã khiến thương mại giữa hai nước Nga-Mỹ về cơ bản bằng 0". Belarus, Cuba và Triều Tiên, những quốc
gia khác đang bị Mỹ trừng phạt, cũng không bị áp thuế đối ứng. Nhưng một điều kỳ lạ là Iran và Syria, hai nước đang chịu các lệnh cấm
vận và trừng phạt cứng rắn của Mỹ, đã bị áp thêm thuế suất lần lượt 10% và 40%.
Theo ngân hàng OCBC,
được CNBC trích dẫn ngày 08/04, mức thuế 46% có thể khiến tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa Việt Nam bị cắt giảm tới 40% năm 2025 và có thể khiến GDP của
Việt Nam bị giảm 1,2%. Ngân hàng Singapore hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam
năm 2025 xuống còn là 5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đầy tham vọng của Hà
Nội là 8%. Những biện pháp thuế quan của chính quyền Mỹ cũng buộc chính phủ
Việt Nam phải xem xét lại mô hình sản xuất và thương mại được cho là « khôn
ngoan » và « thành công » của Việt Nam vì đã hưởng lợi từ cuộc thương chiến
Mỹ-Trung.
Tuy nhiên nói đi thì
phải suy nghĩ lại. Một số quan sát viên chính trị thượng thừa của Hoa
Kỳ (cò mồi?) dự báo rằng Việt Nam là một trong số các quốc gia có khả
năng đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ nhanh nhất và sớm
nhất. Đối với Việt Nam, lẽ đương nhiên Mỹ phải hành xử như vậy, bởi
có dung kẻ dưới mới là người trên. Nhưng trên hết là Mỹ đang cần Việt Nam
hơn là cần Nhật hoặc Nam Hàn.
Thôi thì nói quanh nói
quẩn nói gần nói xa làm chi cho mệt, nói toạc móng heo là Mỹ đang
"chiêu hồi" Việt Nam đó, một bài toán thiên nan vạn nan mà Tô
Lâm đang cân nhắc chọn lựa một phương trình có ẩn số để giải
quyết. Tô Lâm đang nát óc vì biết rằng trâu bò húc nhau ruồi muỗi
chết, bối rối loay hoay không biết chọn kế nào trong 36 kiểu của
Tàu...để "Thoát Tàu" trong bối cảnh này.
Ngày xưa Nga sụm bà chè,
Hà Nội chạy trở về Bắc Kinh, bây giờ cái đế của Bắc Kinh xem ra đã
lung lay tận gốc rễ thì với chính sách ngoại giao "cây tre"...Tô Lâm
sẽ ngã về đâu?
Người lãnh đạo quốc
gia phải có viễn kiến chính trị, phải tiên liệu những điều bất khả tiên
liệu, không để nước tới trôn mới nhảy thì quá muộn. Kể từ khi Học Thuyết
Ronald Reagan ra đời với "Chiến Lược Hóa Toàn Cầu", chỉ có
Mỹ thật sự theo đuổi chủ nghĩa này, trong khi các quốc gia khác đều
lấy chủ nghĩa toàn cầu làm vỏ bọc, còn bên trong là chủ nghĩa dân tộc. Cái giá của
việc theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu là ông Trump đã tiếp nhận một gánh nặng gồm
36.000 tỷ USD nợ quốc gia khổng lồ và 1.211,7 tỷ USD thâm hụt thương mại – một
cục diện thâm hụt kép về tài chính và thương mại. Cũng trong suốt thời
gian này, thiên hạ đã quen nghe những lý thuyết hoa mỹ gần như ru ngủ con
người như nào là Nhân Quyền vượt trên Chủ Quyền, nào là Bảo Vệ Môi Trường, nào
là Bảo Vệ Lợi Ích Của Nhóm Thiểu Số Yếu Thế...được bao bọc bởi một lớp
vỏ đạo đức giả của một số trí thức "hàn lâm học đại"
của bọn "tả khuynh" nhằm đục khoét xương máu của người dân Hoa
Kỳ.
Để cứu vãn Hoa Kỳ,
Trump đưa ra phương châm MAGA , đồng thời áp dụng những phương
thức hung hăng, cứng rắn, thô bạo...từ thái độ, hành động, ngôn ngữ
với bất cứ đối tác nào chống đối lại đường lối của Trump kể cả
những đồng minh thân cận nhất. Trump chủ trương không toàn cầu hóa,
đa phương, đa cực gì ráo, Trump đặt lợi ích quốc gia lên trên hết một cách
trần trụi và được thể hiện quá cứng nhắc thì làm sao tránh khỏi sự phản đối,
thậm chí còn bị chống đối ra mặt nữa.
Ngày 10-4-2025, một quan
chức Tòa Bạch Ốc cho biết mức thuế hiện nay áp dụng đối với hàng
nhập khẩu từ Trung Cộng là 145%. Được hỏi tại sao thì được giải thích
rằng "Mức thuế 125% được áp dụng ngoài mức thuế 20% liên
quan đến chất gây nghiện Fentanyl mà Tổng Thống Trump đã áp dụng
trước đây rồi.
Tiếc rằng trình độ
học vấn và kiến thức của xạo tôi chỉ cao bằng ngọn cỏ nên không thể
tìm tòi và phân tích xem Tập Cận Bình se đối phó ra sao với chính sách
cứng rắn của Tổng Thống Trump. Xạo tôi đã tìm tòi đến nỗi rụng tóc
hói cả đầu mà không thấy được một ưu điểm nào của Tàu Cộng
vượt trội Mỹ, chỉ có hơn Mỹ về dân số, đất đai, đặc biệt
nhất là bản chất "chôm chỉa" để làm hàng nhái...Hay nói một cách bình
dân là "Tập có bửu bối nhưng chưa xuất chiêu"
Ai đó là bậc Cao
Nhân, Thượng Trí xin chỉ dùm cho xạo tôi một vài yếu tố thượng phong của
Tàu có thể đánh bại Mỹ trên mọi lãnh vực. Xạo tôi xin đa tạ trước.
Hiện tại thì Tập
"chơi đến cùng", Trump thì "xả láng", cả hai đều
không chột cũng què, bên này "tố" đến đâu bên kia
"theo" đến đó, trong khi Putin đang ngồi rung đùi chờ
tin quân của mình đã tiến tới bờ sông Dnipro hay chưa. Không biết bên nào
"bốn ách", bên nào "cù lũ già" bên nào "thùng phá
sản" đây...chờ xem.
Bắc Kinh "rủ
rê" Hồng Kông và Ba Tây nộp đơn kiện hay khiếu nại gì đó lên WTO
về việc thuế quan của Hoa Kỳ.
Quả là một chuyện
"ruồi bu" chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Đúng là con kiến đi kiện củ
khoai. WTO là do Mỹ thành lập (Bill Clinton người cổ võ cho chính sách toàn cầu
hóa) với nguyên tắc trọng yếu là các quốc gia thành viên phải áp dụng cùng
một mức thuế với mọi đối tác. Nhưng thực tế thì sao, ngoài Mỹ, hầu hết các
quốc gia đều áp dụng thêm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế carbon và nhiều rào
cản phi thuế khác. Mỹ là quốc gia hiếm hoi thực sự mở cửa thị trường. Thế thì
Trump đã dọa nhiều lần dẹp quách cái tổ chức WTO cho tiện việc sổ
sách, đề nó chỉ mắc thêm...nợ, Trump đúng hay sai?
Hôm nay là ngày thứ bảy
cuối tuần 12/4/2025, chỉ trong vòng có 10 ngày qua, cuộc chiến thương mại giữa
Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh leo thang với tốc độ siêu thanh. Tuy cuộc
chiến này không làm đổ máu các chiến binh ở chiến trường, nhưng nó
làm "đổ mồ hôi hột" cho các lãnh tụ quốc gia trên khắp năm châu bốn
bể.
Hiện nay trên thế giới có
hết thảy chính thức là 195 quốc gia thì đã có 180 lãnh
tụ đang đổ mồ hôi hột, nếu không nói là loay hoay không biết đối
phó ra sao, vì không thể dự đoán được rằng giữa Mỹ và Tàu...ai là
"Bốn Ách" ai là "Thùng Phá Sản".
Xạo Sự cho vui rồi quên,
ai nhớ bị mậu thầu mậu nhí hay "lũng"...ráng chịu.
Thân Kính Chúc Một Ngày Hạnh Phúc Vạn Sự An Lành.
Út Bạch Lan E22
No comments:
Post a Comment