Thursday 18 April 2019

Chuyện Tình Nhà Dưỡng Lão


Một chuyện tình ở nhà Dưỡng Lão.

Tôi mới đọc một chuyện tình trên Net.
Một chuyện tình ở lớp tuổi 70.
Tình ông lão năm nay 71 tuổi.
Tình cụ bà nay đã tuổi 72.

Ông 71 : đã lâu nay già yếu.
Ông người Ấn Độ,  ở Tân Gia Ba.
11 năm nay: ở trong Nhà Dưỡng lão.
Vì ốm đau : và vì đã tuổi già.

Thời tuổi trẻ: ông sống nghề lao động.
Làm công nhân ở các quán cà phê.
Có con gái nhưng lấy chồng đi mất.
Bỏ mình ông sống cô độc, ốm đau.

Còn bà lão, ông quen từ thuở bé.
Hai người quen là vì sống cùng thôn.
Bà có học và có chồng khá giả.
Có một con nhưng hiện tại một mình.

Hai người bạn ngày xưa giờ gặp gỡ.
Cả hai người đểu đã tuổi xế chiều.
Cùng cô độc nên có nhiều thông cảm.
Chuyện trò nhau : không cần nói tình yêu.

Ông đau yếu : thì bà đi thăm viếng.
Chăm sóc ông: như chăm sóc người thân.
Ông chỉ có : một mình bà chăm sóc.
Hai  người già cô độc : đã thương nhau.

Phần ông lão : rất cần bà chăm sóc.
Lúc ông đau : bà chăm sóc tận tình.
Bà chăm sóc : miếng ăn và thức uống.
An ủi ông : mỗi lúc thấy ông buồn.

Ông cảm thấy : thật vô cùng hạnh phúc.
Mỗi khi bà: đến Dưỡng Lão thăm ông.
Ông cảm thấy : ông cần bà nhiều lắm.
Khi vắng bà : ông cảm thấy rất mong.

Bà cũng vậy : Bà có nhà để ở.
Chưa ốm đau : còn đi đứng đàng hoàng.
Nhưng bà thấy : cuộc đời  cô độc quá.
Bà thấy vui : mỗi lúc đến thăm ông.


Tuổi đã lớn : nhưng vẫn còn nữ tính.
Bà thấy vui : khi chăm sóc cho ông.
Thấy cô độc : khi một mình quạnh quẽ.
Rồi một hôm : bà đề nghị với ông.

Bà bày tỏ : ý nguyện làm đám cưới.
Bà muốn là : một người vợ của ông.
Ông vui vẻ : và vội càng đồng ý.
Đã từ lâu : ông rất muốn làm chồng.

Một đám cưới : lần đầu tiên tổ chức.
Ở một nơi : chỉ có những người già.
Già , đau yếu : mới vào đây dưỡng lão.
Lần đầu tiên dưỡng lão : đám cưới già.!

Lễ đơn giản : nhưng rất nhiều ý nghiã.
Nursing Home : lo liệu hết mọi điều.
Hoa và bánh : dĩ nhiên là không thiếu.
Và tiệc tùng : đơn giản, nhưng mà vui.

Tham dự cưới : nhân viên nhà Dưỡng lão.
Những người già : đông đảo, 150.
Lại có cả : chính quyền và quan chức.
Hết mọi người : đều chúc phúc hai người.

Một đám cưới : người già hơn 70.
Ông tặng bà : một sợi dây chuyền vàng.
Là nghi lễ : của người theo Đạo Ấn.
Ý nghiã là : bền chắc,  đẹp như vàng.

Ông cố gắng : để vui ngày đám cưới.
Là ngày nào : ông cũng tập  luyện đi.
Sau ba tháng : ông kiên trì luyện tập.
Đã thành công : ông bỏ chiếc  xe lăn !

Sau đám cưới : ông đến nhà bà ở.
Để hằng ngày:  bà chăm sóc cho ông.
Nhà dưỡng lão : lần đầu tiên mới thấy.
Tiễn người đi : trên một chiếc xe hoa !.

Tình vẫn có : ở tuổi nào cũng có.
Tình như mơ : tuổi nào cũng như mơ.
Già cũng có tình yêu, không chỉ trẻ.
Còn trần gian : thì còn có tình yêu.

THÁITẤNTRUYỀN   www.blogspot.com

Wednesday 17 April 2019

Đôi bạn thơ ấu kết hôn ở tuổi 70


Đôi bạn thơ ấu kết hôn ở tuổi 70
Giống như nhiều chú rể khác, ông Velappan Vellayan, một công dân Singapore cũng trải qua những đêm mất ngủ trước ngày lễ trọng đại của mình.
Hồi hộp trước đám cưới như đa phần các chú rể, ông Velappan Vellayan phải đi tìm những bài hát tiếng Tamil để làm dịu tâm trạng của mình. Có điều khác với họ, ông đã 71 tuổi. Hôm 13/4, ông đã kết hôn với người bạn thời thơ ấu Savithiri Kaliappan, hiện đã 72 tuổi, ngay tại Viện dưỡng lão Sree Narayana, nơi ông đã sống 11 năm qua.

"Chúng tôi đều sống một mình. Sau ngần ấy năm, chúng tôi đã tìm thấy hạnh phúc bên nhau", ông Velappan hạnh phúc nói. Sau khi được truyền thông Singapore đưa tin, cuộc tình kéo dài hàng thập kỷ của cô dâu chú rể đã khiến nhiều người dân nước này xúc động.
Ông Velappan và bà Savithiri quen nhau từ những năm 1960. Bà sống ở đường Silat, còn ông sống ở Henderson gần đó. Sau đó, cuộc sống của hai người rẽ theo hai hướng khác nhau.
Bà Savithiri làm công việc hành chính trong cơ quan nhà nước. Năm 1973, bà kết hôn và sinh được một con trai. Năm 2009, chồng bà qua đời, cậu con trai cũng không đoái hoài đến mẹ. Hiện tại, bà sống trong căn hộ cho thuê của mình.
Ông Velappan kết hôn năm 1974 nhưng chia tay vợ vào năm 1997. Ông có một cô con gái đã lấy chồng, nhưng hơn một thập kỷ, hai cha con không liên lạc với nhau. Ông giúp việc tại các quán cà phê, nhà hàng và quét đường.
Năm 2004, hai người bạn thơ ấu gặp lại nhau khi tham gia một hội thảo đào tạo kỹ năng. Những buổi cà phê sau giờ học giúp hai người hồi tưởng lại thời tuổi trẻ, và ở tuổi 50, họ bắt đầu phải lòng nhau.
Trong những năm qua, bà Savithiri là chỗ dựa cho ông Velappan. Bà đã ở bên cạnh khi ông phải nằm liệt giường và nhập viện. Năm 2008, khi sức khỏe của ông ngày càng tệ, bà đưa ông vào Viện dưỡng lão Sree Narayana. Mỗi chủ nhật, bà đều đi xe bus hơn một giờ đồng hồ để tới thăm ông.
"Cô ấy là cứu tinh của đời tôi. Cô ấy là người duy nhất đến thăm tôi tại đây", ông Velappan nói. "Chúng tôi trở nên không thể tách rời". Còn bà Savithiri cũng thấy thoải mái khi ở bên ông Velappan. "Kể từ khi chồng qua đời, tôi cảm thấy rất cô đơn. Bây giờ, tôi đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống một lần nữa."

Năm ngoái, bà Savithiri đã nảy ra ý tưởng kết hôn. Ông Velappan hào hứng đồng ý. Hai hôm trước, đám cưới của họ đã được tổ chức đơn giản với sự tham gia của 150 nhân viên viện dưỡng lão và người dân xung quanh. Một số chính khách như bộ trưởng, nghị sĩ cũng đến chúc phúc cho ông bà.
Trong căn phòng nhỏ ở viện dưỡng lão, ông Velappan đã đeo một sợi dây chuyền vàng vào cổ bà Savithiri, theo truyền thống của đạo Hindu. Trong ba tháng trước lễ cưới, ông - với đầu gối rất yếu - đã luyện tập chăm chỉ để có thể đi lại thay vì ngồi xe lăn. Sau đám cưới, họ chuyển đến căn hộ của bà Savithiri sinh sống.
Giám đốc điều hành của viện dưỡng lão S. Devendran cho biết đây là lần đầu tiên họ tổ chức đám cưới, thay vì chia tay cư dân qua đời.
Hoàng Anh (Theo Strait Time