Monday 28 June 2021

5 lời vàng ngọc của Cổ Nhân


Cổ nhân thường rất chú trọng đến việc tu dưỡng đạo đức, bởi vậy, trong những lời răn dạy của họ đều chứa đựng trí tuệ nhân sinh, những đạo lý rất lớn, đọc xong thọ ích vô cùng.

Cổ nhân thường rất chú trọng đến việc tu dưỡng đạo đức, bởi vậy, trong những lời răn dạy của họ đều chứa đựng trí tuệ nhân sinh. 

1. Chịu làm, khó cũng thành dễ; không chịu làm, dễ cũng thành khó

Câu này trích từ cuốn sách nổi tiếng "Vi học nhất thủ kỳ tử chất" (gọi tắt là "Vi học") của Bành Đoan Thục đời nhà Thanh, nguyên gốc là: "Thiên hạ sự hữu nan dịch hồ? Vi chi, tắc nan giả diệc dịch hĩ; bất vi, tắc dịch giả diệc nan hĩ", ý tứ rằng: Việc trong thiên hạ có sự phân biệt khó và dễ chăng? Nếu chịu làm, thì khó cũng trở thành dễ; nếu không chịu làm, thì dễ cũng hoá thành khó.

Tác giả Bành Đoan Thục đã lấy một câu chuyện làm ví dụ: Nơi vùng xa xôi ở đất Thục có hai vị hòa thượng: một người nghèo, một người giàu. 

Hòa thượng nghèo nói với hòa thượng giàu rằng: "Tôi muốn đi đến Nam Hải, ông thấy thế nào?" 

Hòa thượng giàu nói rằng: "Ông dựa vào cái gì để đi?" 

Hòa thượng nghèo đáp: "Tôi chỉ cần một bình một bát là đủ".

Hòa thượng giàu nói lại: "Tôi nhiều năm muốn thuê thuyền thuận dòng đi xuống đó mà không thành. Ông dựa vào đâu để đi cơ chứ!"

Qua năm sau, hòa thượng nghèo từ Nam Hải trở về, đem những việc ở Nam Hải kể cho hòa thượng giàu nghe. Hòa thượng giàu mặt lộ vẻ xấu hổ.

Tây Thục cách Nam Hải không biết là xa đến mấy ngàn dặm, hòa thượng nghèo thì đến được, còn hòa thượng giàu lại không. Một người lập chí cầu đạo, lẽ nào lại chẳng bằng vị hoà thượng nghèo ở đất Thục xa xôi kia? 

2. Với người, chớ cầu hoàn hảo; với mình, kiểm điểm không ngừng

Câu này nguyên từ trong "Thượng thư – Y huấn", "Dữ nhân bất cầu bị, kiểm thân nhược bất cập", ý tứ rằng: Nguyên tắc tu thân là không yêu cầu người khác phải hoàn hảo, mà là không ngừng kiểm điểm những thiếu sót của bản thân, khiến cho mình ngày càng hoàn thiện. Phương pháp giáo dục này đối với thời đại hiện nay vẫn giữ nguyên được giá trị của nó.

 Nguyên tắc tu thân là không yêu cầu người khác phải hoàn hảo, mà là không ngừng kiểm điểm những thiếu sót của bản thân. 

 3. Vàng chẳng có thuần khiết, người không ai hoàn hảo

Câu này xuất phát từ bài thơ "Ký Hứng" của Đới Phục Cổ, một nhà thơ thời Nam Tống: "Hoàng kim vô túc sắc, bạch bích hữu vi hà. Cầu nhân bất cầu bị, thiếp nguyện lão quân gia". Tạm dịch: Vàng cũng chẳng thể thuần khiết, ngọc bích còn có chỗ tỳ vết, cầu người không cầu hoàn hảo, dù chàng còn có những khiếm khuyết, ta vẫn nguyện ý theo chàng cả đời.

Nhà thơ đã mượn giọng điệu của một người phụ nữ nói với chồng, để gửi gắm một thông điệp: Dùng người thì chỉ nên nhìn vào điểm tốt của họ, phát huy tốt những ưu điểm đó, chứ đừng nên xét nét tới những khuyết điểm, bởi con người đâu có ai là thập toàn thập mỹ. Chỉ có như vậy mới có thể khiến người ta bội phục cả đời.

Về sau, người ta cô đọng bài thơ này thành một câu nói phổ biến: "Kim vô túc xích, nhân vô hoàn nhân", ý nói rằng cả vàng cũng chẳng thể thuần khiết thì con người nào có ai hoàn hảo; cũng ví von về cách đối nhân xử thế, đừng cho rằng bản thân thanh cao mà chê bai người khác, cần nhìn vào ưu điểm của họ, mới có thể kết giao bạn bè được rộng rãi.

4. Học mà không có bạn thì hiểu biết sẽ nông cạn

Câu này xuất phát từ "Lễ ký – Học ký", có nghĩa là, trong học tập phải quan sát, học hỏi ưu điểm của nhau, nếu không có bạn bè để cùng nhau thảo luận và giải quyết vấn đề thì hiểu biết sẽ nông cạn. Mối quan hệ giữa người với người không chỉ có thể giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về các lĩnh vực, mà còn giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản thân mình.

Trong "Chu Dịch – Đoái quái" viết: "Quân tử dĩ bằng hữu giảng tập", bằng hữu có thể giúp nhau giảng ra những đạo lý bất minh, thực hành với nhau những công việc không thành thục. Sự học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn bè cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức và tu dưỡng đạo đức.

Sự học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn bè cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức và tu dưỡng đạo đức. 

 Khổng Tử đã từng nói: "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên: Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi", có nghĩa là: Trong ba người đi cùng, nhất định có người mà mình đáng học tập. Hãy lựa chọn ưu điểm của họ để tăng cường học tập, phát hiện ra nhược điểm của họ để sửa đổi mình, hoàn thiện nhân cách mình. 

Tất nhiên Khổng Tử cũng nói: "Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ; hữu tiện tích, hữu thiện nhu, hữu tiện nịnh, tổn hĩ". Nghĩa là, có ba kiểu bạn bè có ích và ba kiểu bạn bè có hại. Trong đó, kết giao với người chính trực không vụ lợi, kết giao với người độ lượng, kết giao với người hiểu biết sâu rộng, là đều có ích đối với đức hạnh của chúng ta.

Nếu bạn kết giao với "những người bạn có hại", những gì họ nói và làm đều đi ngược với "nhân nghĩa", những người bạn như vậy không có lợi cho việc nâng cao đạo đức. Vì vậy, khi lựa chọn bạn bè, cần phải thanh tỉnh lý trí, phân biệt rõ thiện ác.

5. Không kiên trì tới cùng, kết thúc khó có hậu

"Mị bất hữu sơ, tiên khắc hữu chung", câu này xuất phát từ "Thi kinh – Đại nhã – Đãng", khi Triệu Mục Công trách cứ sự ngu ngốc vô đạo của Chu Lệ Vương. Câu này có nghĩa là, con người ta luôn bắt đầu một cách rất tốt đẹp, nhưng cũng lại có rất ít người có thể kiên trì được tới cuối cùng. Nếu chúng ta không giữ được cái "tâm" ban đầu, rất khó có được kết quả tốt đẹp.

Sách "Luận Ngữ" của Khổng Tử ghi lại lời của Tử Hạ: "Hữu thủy hữu tốt giả, kỳ duy thánh nhân hồ!", nghĩa là người có thủy có chung, kiên trì từ đầu tới cuối chỉ có thánh nhân mới làm được. 

Trong con mắt của người xưa, "Lập thân hành đạo, chung thủy nhược nhất" (Lập thân hành đạo, trước sau như một) là một trong những điều khó làm nhất. Vì vậy, trong một số dịp quan trọng, quan quân, bằng hữu thường dùng câu nói này để nhắc nhở lẫn nhau. Người xưa cũng thường viết những câu này lên cao, để khi qua lại có thể nhìn thấy mà tự cảnh tỉnh.

Tuệ Tâm 

 




 

Saturday 26 June 2021

Trẻ Em Nhật Bản

 Tại sao tôi không bao giờ thấy một đứa trẻ Nhật bị mắng ở nơi công cộng?

Tịnh Tâm 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2018/06/japan-2-700x366.jpg

Mục lục bài viết

·        'Khủng hoảng tuổi lên 3, lên 5'...

·        Nghệ thuật Shitsuke

·        Giáo dục đạo đức là điều đầu tiên và cơ bản nhất

Hầu như bậc làm cha làm mẹ nào cũng sẽ phải đối diện với một vấn đề phiền hà và gây căng thẳng, đó là các bé thường rất hiếu động và không chịu ngồi yên một chỗ khi ra ngoài chơi. Tuy nhiên, nếu bắt gặp cảnh gia đình người Nhật Bản dù có đến hai, ba đứa trẻ đi cùng cũng không thấy bố mẹ phải bận rộn nhắc nhở gì nhiều, bạn sẽ ước gì được ở vào hoàn cảnh của họ...

Gia đình người Nhật rèn giũa cho những đứa trẻ của họ như thế nào? Và làm thế nào để họ hình thành được tác phong tốt cho chúng? Có nhiều người nghiên cứu về cách dạy con của các nước đều đặt ra những câu hỏi như vậy khi nhìn biểu hiện của những đứa trẻ Nhật Bản nơi công cộng.

Đôi khi sẽ có một vài nhận định sai lầm khi họ qua tiếp xúc ban đầu mà nói rằng, người Nhật đang biến những đứa trẻ của họ thành những cỗ máy biết vâng lời. Bởi họ cho rằng việc một đứa trẻ hoàn toàn vâng lời cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ, nhất mực kính trọng người lớn tuổi là làm mất đi cái tính tự quyết của trẻ, không cho trẻ được bày tỏ quan điểm cá nhân của chúng. Nhưng có vẻ như không phải vậy.

Bạn có thể dễ dàng quan sát hành vi của những đứa trẻ, để đưa ra một nhận định về sự khác biệt trong giáo dục chúng ở nơi công cộng. Trên chuyến tàu, một em bé Nhật Bản thường ngồi ngay ngắn và nghiêm chỉnh trong yên lặng trên ghế của mình, trong khi một em bé người Việt sẽ biến nơi đó thành một sân khấu để múa may, chạy nhảy, nói chuyện ồn ào náo nhiệt. Trong khi các bà mẹ Việt Nam đang phải liên tục nhắc nhở con mình, thậm chí còn thì thầm hay lớn tiếng về hình phạt mà con sẽ chịu khi về tới nhà, thì các bà mẹ Nhật lại rất điềm tĩnh, yên lặng, những đứa trẻ của họ ngồi bên cạnh với một sự tự hào nho nhỏ.

https://dkn.news/wp-content/uploads/2021/06/shutterstock-265381130-scaled.jpg

Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy và người Nhật đã dạy con tuân thủ nguyên tắc như thế nào?

'Khủng hoảng tuổi lên 3, lên 5'...

– Mọi đứa trẻ đều sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi này, và bố mẹ chỉ có thể đơn giản là chấp nhận một cách bình tĩnh nhất.

Chúng ta sẽ khó mà bắt gặp một đứa trẻ có hành vi tốt ở nơi công cộng, nhiều bà mẹ Việt đã thử đố nhau tìm thấy đứa trẻ như thế, kể cả những đứa trẻ đã trưởng thành. Thường thì chúng ta sẽ dễ dàng thấy hình ảnh đứa trẻ khóc lóc, giận dỗi, yêu sách cha mẹ chúng khi ở sảnh phòng khám bệnh hay ở khu vui chơi, các ông bố bà mẹ thì làm mọi cách để trấn an, chiều chuộng con mình hoặc la hét, dọa nạt, mọi người xung quanh đều coi đó là điều bình thường của con trẻ, và cảm thông cho điều đó. Thế nhưng ở Nhật thì hoàn toàn ngược lại, bạn có thể thấy đứa trẻ lăn lộn, khóc lóc ngay trên bãi cỏ hay ở công viên, nhưng cha mẹ chúng không hề can thiệp tới chúng như thể cha mẹ chẳng liên quan. Đây là cách mà các ông bố bà mẹ Nhật dạy con tự kiểm soát bản thân.

Có một lần tôi đã từng nổi giận lôi đình với con trai tôi, và hậu quả của việc đó là chúng tôi đã làm cho các hành khách trên cùng toa xe lửa từ Shinjuku tới Yamanote đó đều bỏ đi, đó thực sự là một sai lầm lớn của tôi. Khi thằng bé nhất quyết không về bằng xe lửa trong khi không còn sự lựa chọn nào khác, tôi đã không thể kiềm chế bởi tôi đang bế con gái sơ sinh, thằng bé làm mọi chiêu trò chỉ để rời khỏi chuyến tàu trong khi nó chuẩn bị khởi hành, tôi chỉ có thể nói lời xin lỗi tới những vị khách đã dũng cảm chịu đựng cảnh tượng này của mẹ con tôi, trong lúc bất lực này, tôi cầu mong có sự cứu viện từ một ai đó, nhưng sau này tôi nhận ra người Nhật sẽ không làm như vậy.

Tôi chia sẻ chuyện này cho cô giáo dạy tiếng Nhật của tôi, cô ấy nhắc tới một cụm: "giai đoạn tuổi khủng khoảng".

Cô ấy chia sẻ với một nụ cười: "Những đứa trẻ của chúng tôi cũng như vậy, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi". Tôi hỏi mọi người Nhật mà mình biết về việc sẽ làm gì với cái tuổi khủng hoảng đó, họ chỉ cười và rời đi.

Những đứa trẻ Nhật Bản có thể lăn lộn khóc lóc trên đất bẩn, còn bố mẹ thì dường như chả có liên quan gì tới con mình.

Tôi đã hiểu ra, tuổi khủng hoảng cũng như cơn nhõng nhẽo của con chỉ là nhất thời. Tự bản thân ta phải luôn kiềm chế tâm trạng của mình. Giữ bình tĩnh và phớt lờ chúng đi, đợi lúc con dịu xuống thì mình mới từ từ nói chuyện được.

https://dkn.news/wp-content/uploads/2021/06/shutterstock-1053789284-scaled.jpg

Bên cạnh đó, có thể dùng chiến thuật đánh lạc hướng để làm cho con bị xao lãng khỏi cơn giận của mình. Cách này thường rất hiệu quả vì bọn trẻ có sự tập trung khá ngắn, dễ bị phân tán sự chú ý.

Cuối cùng, hãy nhớ là mình không việc gì phải thấy xấu hổ vì con ăn vạ, làm mọi cách để chấm dứt ngay tình trạng đó vì sợ ánh mắt của những người xung quanh. Mọi thứ đều trở nên đơn giản nếu bạn nhìn chúng bằng con mắt nhẹ nhàng, vị tha. Đừng quên, óc hài hước cũng rất cần thiết, giúp sức cho bạn vượt qua giai đoạn "ẩm ương" của bọn trẻ một cách suôn sẻ.

Nghệ thuật Shitsuke

Shitsuke là yếu tố thứ 5 trong nguyên tắc 5S của người Nhật: Seiri (Sàng lọc) – Seiton (Sắp xếp) – Seiso (Sạch sẽ) – Seiketsu (Săn sóc) – Shitsuke (Sẵn sàng). Thật ra từ Shitsuke có nghĩa là duy trì hoặc kỷ luật bền vững, nó mang ý nghĩa văn hóa khá phong phú: Kỷ luật và luyện tập thường xuyên với tất cả mọi người. Hình ảnh người Nhật rất kỷ luật và đầy lễ nghi sẽ khiến bạn hình dung ra cách giáo dục khô cứng và nghiêm khắc. Nhưng Shitsuke cũng cần có nghệ thuật của nó, không chỉ là hình phạt và giáo huấn một cách bừa bãi.

Một lần tôi vô tình khám phá ra lý do tại sao tôi không bao giờ nhìn thấy một đứa trẻ Nhật bị trách mắng ở nơi công cộng. Trong một chuyến tàu đông đúc, tôi thấy một đứa bé đang có biểu hiện giận dỗi trên đường về nhà, người cha nhanh chóng kéo toàn bộ gia đình xuống khỏi toa xe lửa để cánh cửa kịp thời đóng lại và đoàn tàu kịp chuyển bánh, mặc dù có lẽ đó chưa phải là ga mà gia đình ông cần tới.

Sau đó ông ấy cúi xuống và bắt đầu nói chuyện một cách nghiêm khắc về hành vi cư xử không đúng đắn của cậu bé. Điều đó hoàn toàn khác hẳn với cách hành xử của tôi trong trường hợp tương tự với con trai ở trên tàu điện ngầm. Cha mẹ Nhật sẽ tự giải quyết vấn đề của họ mà không làm ảnh hưởng tới người xung quanh, đồng thời, quan trọng nhất chính là phải giữ thể diện cho đứa trẻ. Tôi đã bất ngờ khám phá được nguyên tắc trong cách phạt con của họ: Không trách mắng con chỗ đông người.

https://dkn.news/wp-content/uploads/2021/06/shutterstock-281033255-scaled.jpg

Hãy nói chuyện riêng với con bạn về những hành xử không đúng của bé, tránh làm mất thể diện của bé chỗ đông người 

Khi tôi muốn tìm hiểu sâu thêm về những gì mà cha mẹ Nhật thường làm với con cái họ, tôi khám phá ra rằng, họ thường có những cuộc trao đổi riêng với nhau ở bất kì nơi đâu, ở công viên hay các ga tàu. Bên cạnh việc tôn trọng con thì các bậc cha mẹ coi con cái có kỷ luật là một niềm tự hào của họ, bởi cha mẹ là hình ảnh mà đứa trẻ sẽ học hỏi theo trong suốt cuộc đời của nó, nên họ sẽ rất kiên trì dạy bảo đức tính kỷ luật cho trẻ.

Đối với con trẻ không đơn giản chỉ là nuôi dưỡng mà việc quan trọng hơn cả chính là dạy và dỗ, khi nào dùng kỷ luật để dạy con, và kỷ luật như thế nào, khi nào thì dỗ dành động viên trong yêu thương, đó đều có nguyên tắc.

Khi thực hành kỷ luật với con cái, điều quan trọng nhất là phải giữ thể diện cho đứa trẻ.

Giáo dục đạo đức là điều đầu tiên và cơ bản nhất

Việc giáo dục con nhỏ không phải là xây dựng cho con một nền tảng kiến thức phong phú, biến con trở thành một tài năng, mà nó là sự giáo dục từ những cử chỉ, hành vi, lời nói hay một lối sống đạo đức lành mạnh. Người Nhật rất coi trọng đạo đức, đặc biệt là những năm tháng đầu đời, ngay từ các trường mẫu giáo, cô giáo sẽ dạy trẻ từ cách xếp dép, để đồ dùng cá nhân sao cho đúng chỗ, đúng quy cách.

https://dkn.news/wp-content/uploads/2021/06/shutterstock-138684167-scaled.jpg

Giáo viên tại trường tập trung vào việc dạy trẻ tác phong kỷ luật để hành xử đúng đắn bằng cách lặp đi lặp lại các bài học hành vi thích hợp và sửa chữa cá nhân cho tới khi chúng trở nên thành thạo thì mới chuyển hướng sang bài học khác. Các bé sẽ được tham gia các trò chơi và học về hành vi lịch sự nhỏ như cách cởi giày ra sao cho gọn gàng và ngồi im lặng cho đến khi nó trở thành thói quen.

Các em nhỏ phải thực hành các bài học về nề nếp lặp đi lặp lại cho đến bao giờ thành thói quen.

Một buổi chiều đầy nắng ở trường mẫu giáo, cô giáo của con tôi đã gặp tôi sau giờ học. Cô nói rằng hai ngày gần đây cô không thể áp dụng kỷ luật với con trai tôi do bất đồng ngôn ngữ, nó thường lặp lại lời nói và cử chỉ của cô như một sự chế nhạo. Cuối cùng, cô ấy phải hét vào mặt con tôi như cách tôi đã làm thì cháu mới hợp tác. Tôi đã thực sự cảm thấy xấu hổ vì cách hành xử thiếu kiên nhẫn của mình với con cái lại chính là dạy con một lối sống thô lỗ. Giáo dục trẻ nhỏ cũng là một hành trình học hỏi của chính các bậc làm cha làm mẹ.

Khi tôi tức giận và làm mọi cách để con mình tuân theo ý muốn của mình, đó là áp đặt, không đặt mình vào vị trí người khác, thiếu kiên nhẫn và để cho cảm xúc của con chi phối mình mà không có được sự an hòa tự tại –  đó là thiếu cả Nhẫn và Thiện.

Khi tôi sợ bị mọi người xung quanh đánh giá là không biết dạy con, "con hư tại mẹ", chỉ muốn lấp liếm vấn đề và giữ thể diện cho bản thân – đó là thiếu cả Chân và Thiện.

Và khi tôi học cách giáo dục con mình, tôi nhận ra đó là cả một hành trình, hành trình dùng: Chân – Thiện – Nhẫn để dẫn dắt một sinh linh nhỏ bé thành người tốt bụng, nhân hậu và có ích cho xã hội.

Tịnh Tâm

 

 

Thursday 24 June 2021

DÂN MỸ VẪN CÒN TRONG CƠN MÊ NGỦ

 

Bỗng chốc mọi người trên hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ đang chờ đợi. Họ chờ đợi cái gì? Họ đang chờ đợi một sự chết bất thần dáng xuống đầu họ. Họ lo lắng chờ đợi . 

Biết bao nhiêu lần tin tức về những con số người chết ,một ngày một dâng cao. Nhà thương không đủ giường nằm. Người chết bị thiêu tập thể. Mọi người đóng cửa ở trong nhà vì ai ai cũng sợ con coronavirus viếng thăm. 

Cuộc sống đã không còn có ý nghĩa tuyệt vời.

Bởi vì sự chết đang đi qua mà khi đã chết rồi thì không còn di động, cũng không còn luân chuyễn nữa.

Người ta bàn tán nước Mỹ đang bị Trung Cộng thả thuốc độc đã gây ra một trận đại dịch.

Có đúng không? Không ai biết nhưng những âm mưu cho thấy đại dịch này đang làm nên những thành phố chết. Mọi người đóng cửa tiệm, người dân không đi shopping và ra đường thì phải bịt mặt  như phụ nữ ở Trung Đông.

Cái lây lan của Coronavirus từ khởi đến thành, từ khi đi cho tới  khi đến nhanh hơn một chớp mắt và sự chết như một bóng ma chập chờn bên cửa ngõ của từng nhà.

Mặc cho chính quyền thiện tâm ngăn chận nhưng như TT Trump nói con Virus này đã được leak ra từ phòng thí nghiện Vũ Hán ở Trung Cộng. Nhưng truyền thông thiên tả tay sai của TC nhất nhất khước từ và nhất nhất buộc tội TT Trump trong việc lơ là chữa trị. 

Cả một trái đất tê liệt và con người bỗng làm tù nhân cho chính mình.

Cho đến hôm nay, dù không còn lo sợ như trước vì sau khi TT Trump ra đi, những tiết điệu thù hằn, triệt thoái đó đã không còn nhưng người dân phải chịu đựng những cái nghiệt ngã khi một thần tượng đã phải ra đi trước sự thương cảm của hằng triệu triêu  người dân.

Rồi trong cuộc tranh chấp này Đảng Dân Chủ  đã tuỳ tiện cho rằng con Covid-19 đến từ tự nhiên từ loài Dơi.

Nhưng mới đây một nhà bình luận cánh hữu cấp tiến là ông Josh Bernstein đã xuất hiện trên "The NutriMedical Report" tố cáo rằng chính Đảng Dân Chủ và Cơ Quan Y Tế Quốc Gia đã hợp tác làm việc với Trung Cộng để gây ra sự bùng phát Coronavirus ở Hoa Kỳ nhằm ngăn chận TT Donald Trump tổ chức các cuộc vận động tranh cử cho dù có "thí" đi không biết bao nhiêu sinh mạng của dân chúng Hoa Kỳ.

Ngoài ra những phiên toà luận tội TT Trump từ Nga hay từ Ukraine đã không đem lại kết quả để loại trừ TT Trump ra khỏi chính quyền.

 Chính điều đó đã làm đảng Dân Chủ điên cuồng thêm và muốn phá huỷ đất nước này để giành lại quyền lực mà có lẽ họ đã làm việc với Trung Cộng. Chính vì quyền lực , họ đã nghĩ ra kế hoạch này .

 Họ cho phép tình trạng y tế sâu rộng của họ phát tán con Virus COVID này vào công chúng Mỹ, để xua đuổi ánh sáng ban ngày của mọi người, để đóng cửa nền kinh tế, đóng cửa thị trường  và toàn đất nước Hoa Kỳ như một thành phố chết hầu có lý do để ngăn chặn các cuộc vận động tranh cử của TT Trump"

Ông tiếp tục nói:" "Điều này họ làm là để cố gắng ngăn chặn Trump," bất chấp đến những người dân bị bịnh, bị hành hạ thân thể khi con virus vào. Họ quá độc ác, chúng ta nên nhốt họ trong một căn phòng có những người bị nhiễm coronavirus và không cho họ mang mặt nạ để họ tường tận thấy sự độc ác của họ đối với những người dân vô tội"

Ngoài nhà bình luận cánh tả Josh Bernstein tố cáo ra còn có cựu Cố Vấn Thương Mại của Toà Bach Ốc là ông Peter Navarro cũng đã cáo buộc Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã liên kết nhau tham gia vào một mục tiêu chung là phải đánh bại TT Trump trong mùa bầu cử 2020

Ông Navarro đã nói với các phóng viên Toà Bạch Ốc rằng:" "Điều tôi nghĩ đang xảy ra ở đây là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham gia vào một mục tiêu chung để đánh bại Donald J. Trump và toàn bộ chiến lược của họ, toàn bộ chiến lược của họ dựa trên việc đổ lỗi cho chính quyền này về một đại dịch toàn cầu do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây nên"

Ông Navarro còn nhấn mạnh thêm: " Đảng Cộng sản Trung Quốc "đã tham gia rất nhiều vào Đảng Dân chủ",  dựa trên "cuộc chiến thông tin" qua các công tác lý luận của Trung Cộng chống lại chính quyền TT Trump.

Một nhân viên phản gián cao cấp của Hoa Kỳ là ông William Evanina, cũng cho biết Trung Cộng không thích TT Trump tái đắc cử cho nên TC đã và đang mở rộng các nỗ lực ảnh hưởng"để minh định môi trường chính sách ở Hoa kỳ, gây áp lực lên các nhân vật chính trị mà họ xem là đã đi ngược lại lợi ích của Trung Cộng, làm chệch hướng cùng những lời chỉ trích Trung Cộng"

Navarro cũng đã chỉ trích Đại hội Quốc gia Dân chủ vì điều mà ông mô tả là không thừa nhận tội ác của Trung Cộng đối với loại coronavirus mới, có nguồn gốc ở Vũ Hán Trung Cộng, trước khi nó lan rộng ra toàn cầu. Navarro đổ lỗi cho Trung Cộng vì hàng triệu việc làm bị mất và hơn triệu triêu người ở Mỹ đã chết do hậu quả của đại dịch gây ra.

Trong khi đó, TT Trump đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì chính quyền của ông đã không kiễm soát được Virus, bao gồm sự chậm trễ trong việc kiểm tra và nỗ lực tích cực của ông để mở lại các doanh nghiệp và trường học trong bối cảnh đại dịch.

Và cuối cùng ông Navarro đã khẳng định rằng việc các đảng viên Dân chủ không đổ lỗi cho Trung Cộng cho thấy chính quyền Biden sẽ "chuyển đất nước này cho Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Không biết người Mỹ có quan tâm và lắng nghe chuyện gì đang xảy ra trên đất nước mình một cách đau thương và bi thống hay vẫn còn ngủ say trong cơn mê sảng khi trời đang hé sáng, cho dù chiên trống của nhà chùa hay chuông nhà thờ đang bừng bừng trỗi dậy cũng không đánh thức nỗi một giấc ngủ say.

Tôn Nữ Hoàng Hoa

22/6/2021


 

Saturday 19 June 2021

Hòa Hợp với Con Cái

 

5 bí quyết để hòa hợp với những người con đã trưởng thành


Thời gian trôi đi nhanh như một cái chớp mắt, mới ngày nào bạn còn thay tã cho con và mong muốn có được giây phút bình yên thoát khỏi con nhưng bây giờ bạn lại phải chuẩn bị phòng khách để con về thăm nhà.

Con của bạn sẽ luôn luôn là con của bạn dù cho khi con mới biết bò hay ngày đầu tiên đến trường hay khi còn mặc tã, nhưng khi con trưởng thành bạn sẽ không phải lo lắng về những quyết định của con hoặc bảo vệ con trong phạm vi của mình nữa. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn có thể ngừng lo lắng về chúng.

Cha mẹ sẽ luôn là cha mẹ và "cha mẹ" cũng chính là những đứa trẻ mà trưởng thành và trở thành người lớn. Khi con bạn trưởng thành, mối quan hệ của bạn với con cái cũng cần phải thay đổi.

Dưới dây là những lời khuyên giúp cho mối quan hệ giữa bạn với con cái trở nên tuyệt vời hơn.

1. Lắng nghe
Cuộc thăm dò năm 2014 về những người trẻ tuổi từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Clark ở Massachusetts đã phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi ngày nay vẫn tiếp xúc thường xuyên với cha mẹ của họ, có 37% những người từ 25-39 tuổi nói chuyện với bố mẹ ít nhất mỗi ngày một lần và 85% sẽ nói chuyện mỗi tuần một lần. Nghiên cứu của Tiến sĩ Jeffrey Jensen Arnett, giáo sư nghiên cứu tâm lý học và nghiên cứu tâm lý Clark cho biết: "Ngay cả sau khi con cái không còn lệ thuộc vào cha mẹ về tài chính nữa, thì bố mẹ vẫn là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống tình cảm của những người trưởng thành."

Khi con của bạn trở thành người lớn, những gì con cần từ bạn chính là hỗ trợ tinh thần. Vì vậy, hãy chuẩn bị lắng nghe và chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống với các con.

2. Thể hiện sự tôn trọng

Mặc dù cha mẹ vẫn muốn là một phần trong cuộc sống của con cái, cha mẹ cũng cần phải biết cách hỗ trợ con cái để con cái thấy cha mẹ tin tưởng vào con của mình.

Khi con của bạn còn nhỏ, bạn có thể đã quen với việc bạn sẽ là người quyết định cuối cùng trong bất kỳ sự bất đồng quan điểm nào. Nhưng bây giờ khi con cái đã trưởng thành, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải cho con bạn thấy rằng bạn tôn trọng quan điểm của họ – ngay cả khi bạn không đồng ý.

3. Chấp nhận "một nửa" của con
Đây có thể là điều khó khăn nhất mà bạn phải làm. Con của bạn có thể tìm được "một nửa" để chia sẻ cuộc sống của mình và có thể người đó sẽ trở thành người giúp con bạn trong việc đưa ra các quyết định lớn, giải quyết xung đột hoặc chia sẻ những niềm vui. Khó có thể trở thành người dự bị khi bạn đã quen với việc mình là người chi phối đến cuộc sống của con cái trong nhiều năm.

Chắc hẳn bạn sẽ hy vọng "một nửa" của con bạn có một công việc tốt, dành ít thời gian hơn cho công việc hoặc là một người tốt tính, nhưng việc mà bạn có thể làm lúc này chính là giữ những ý kiến đó trong lòng thôi, hãy yêu thương và hỗ trợ con bạn khi bước vào giai đoạn này của cuộc đời.

Một ngoại lệ mà bạn có thể can thiệp, chính là khi bạn tin rằng con mình đang trong tình trạng nguy hiểm, ví dụ như liên quan đến vấn đề nghiện ngập hoặc bị bạn trai hay bạn gái lạm dụng. Khi đó, bạn cần phải đưa ra ý kiến và lời khuyên cho dù con bạn có thích hay không, bạn phải làm những gì bạn có thể làm được để bảo vệ con mình.

4. Giữ ý kiến của bản thân cho riêng mình
Trong những năm đầu của con, thì bạn là người quyết định cho bé mặc gì, ăn những thức ăn nào và những hoạt động gì con sẽ làm trong ngày, bạn không thể thoát khỏi vai trò đó. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa việc nuôi con nhỏ và con đã trưởng thành, bạn không còn phải nói với con mình những điều cần làm hay đưa ra những gợi ý về những gì con nên làm và làm như thế nào.

Tuy nhiên, đứa con đã trưởng thành của bạn cũng vẫn muốn nghe từ cha mẹ của họ bất cứ điều gì khi họ gặp phải khó khăn trong cuộc sống, vì vậy bạn chỉ nên cho lời khuyên khi được con yêu cầu.
image.png

5. Tìm các cách để kết nối với con
Khi con của bạn còn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các hoạt động trong gia đình. Nhưng bây giờ con của bạn đã lớn, bạn cần phải tìm hiểu để tìm ra cách để kết nối và giao tiếp khác với con. Bạn không phải giả vờ thích nhảy bungee, hoặc nấu những món mới lạ theo phong trào hoặc thích những ban nhạc yêu thích của con khi bạn không thực sự thích. Trên thực tế, những cách để kết nối có thể đơn giản như tổ chức các bữa tối thường xuyên tại một nhà hàng yêu thích của cả nhà.

Tuy nhiên, nếu bạn đã làm theo cách trên, vậy thì bây giờ bạn có thể thử những trải nghiệm khác nhau và tìm ra cách khác để kết nối với con cái nhiều hơn thông qua những việc con cái yêu thích.

Minh Nguyệt