Friday 22 November 2019

Phép mầu của Luật Nhân Quả


Phép màu của luật nhân quả: 
Cuộc hội ngộ của người ăn xin và cô gái vô gia cư năm xưa

Vào một sáng Chủ nhật, trong khi đang đi dạo phố, người phụ nữ quý phái nhìn thấy một người ăn xin cạo râu và quần áo mặc ngược. Mọi người qua đường đều nhìn ông ta với sự khinh miệt.
Cô cúi xuống hỏi người ăn xin:
 – Thưa anh? Anh không có chỗ trú chân trong thời tiết giá lạnh sao? 
Người ăn xin nhìn cô, nghĩ rằng cô cũng giống như mọi người khác, chỉ đến để chế giễu anh ta. Anh tự ái, gầm gừ lên tiếng:
– Hãy để tôi yên!
Người phụ nữ mỉm cười với anh và nhẹ nhàng hỏi anh có đói không?
Người ăn xin trả lời với một vẻ mỉa mai :
– Không, tôi chỉ đi ăn với Tổng thống!
Sau một hồi nói chuyện như kiểu tranh luận, người phụ nữ cuối cùng cũng thuyết phục được người ăn xin vào quán ăn.
Người phụ nữ lúc này mới nhẹ nhàng hỏi:
– Anh có nhớ nhiều năm trước có một cô gái vô gia cư từng thường xuyên đến đây không? 
Anh chàng ăn xin nhìn cô một hồi và nhớ khung cảnh quá khứ hiện về.....
Người phụ nữ kể:
– Lúc đó, tôi vừa tốt nghiệp và đến thành phố tìm việc làm. Tôi đã không tìm thấy một công việc nào trong một thời gian rất dài và bị đuổi ra khỏi căn hộ đang thuê vì không có tiền. Tôi vẫn còn nhớ, khi ấy là tháng 2, và tôi phải sống vạ vật trên các con phố...
Khuôn mặt của người ăn xin đột nhiên sáng lên:
– Tôi nhớ cô rồi. Khi đó tôi đang bán bánh tại quầy, cô đến và hỏi tôi cho một cái gì đó để ăn. Tôi nói rằng nếu làm như vậy tôi có thể sẽ bị đuổi việc.
– Nhưng sau đó anh vẫn cho tôi chiếc bánh sandwich lớn nhất kẹp thịt bò nướng, một tách cà phê, rồi cho tôi ngồi và thưởng thức bữa ăn.
Người phụ nữ nói tiếp:
– Nhớ lại thời khốn khổ, sáng nay tôi ghé qua phố này, không ngờ lại gặp được anh... Anh đừng tự ái... tôi có thể kiếm việc làm và chỗ ở cho anh. Anh đừng lo, tôi có thể sắp xếp được vì tôi hiện nay là giám đốc nhân sự của ngân hàng thành phố.
Những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt của anh ăn xin:
– Biết bao giờ tôi có thể trả ơn để đáp đền lòng tốt của cô.
Người phụ nữ đỡ lời:
– Anh đừng nghĩ thế! Hãy cám ơn Thượng đế, Ngài dẫn tôi đến với anh.
Khi hai người rời quán, người phụ nữ nói với nhân viên:
– Cảm ơn vì tất cả sự phục vụ của các bạn!
– Không, thưa quý bà! Ngược lại, cảm ơn quý bà. Hôm nay chúng tôi đã được chứng kiến một phép màu của luật nhân quả.
__,_._,___

Tuesday 19 November 2019

Anh Đừng Có Đứng Bên Mồ Em khóc


Do Not Stand at My Grave and Weep

Do not stand at my grave and weep,

I am not there, I do not sleep.

I am in a thousand winds that blow,

I am the softly falling snow.

I am the gentle showers of rain,

I am the fields of ripening grain.

I am in the morning hush,

I am in the graceful rush

Of beautiful birds in circling flight,

I am the starshine of the night.

I am in the flowers that bloom,

I am in a quiet room.

I am in the birds that sing,

I am in each lovely thing.

Do not stand at my grave and cry,

I am not there. I do not die.

                by Mary Elizabeth Frye

Anh đừng có đứng bên mồ em khóc .

Anh đừng đứng : bên mộ phần  em,  khóc .
Bởi vì em : không còn có  ở đây.
Em đã sớm :  đi theo làn  gió thổi.
Em đã đi : theo những áng trời mây.

Em không có : dưới mộ phần yên ngủ.
Mà em bay : theo tuyết trắng bông bay.
Em thành nước :  để rồi mưa cho đất.
Em thành sương : để sáng tưới cho cây.

Em thành lúa : cho cánh đồng trĩu hạt.
Em thành hoa : cho đời có mùi hương.
Em thành lá : cho đời, cây  bóng mát.
Em thành sông : cho nước đến đồng nương…

Còn chi nữa : Em đã thành sao sáng.
Ở trên cao : khi tối xuống, màn đêm.
Anh sẽ thấy : mỗi khi trời sẩm tối.
Nhìn lên cao : anh sẽ thấy hình em.

Em là tiếng : con chim vừa mới hót.
Em là chim : nên là hót cho đời.
Khi có tiếng :  con chim nào đó hót.
Anh hãy nghe : và tưởng tiếng em cười.!

Nên dù có :  yêu em nhiều thế mấy.
Anh cũng đừng : đứng khóc trước mồ em.
Em vẫn sống : bên anh và mãi mãi.
Ở quanh anh : đâu cũng có hình em.

Nên đừng khóc : anh ơi, đừng đứng khóc. !.
Vì em còn : trong  ngọn gió, làn mây.
Em vẫn ở : bên anh ngày sớm tối.
Em không còn: ở dưới mộ sâu nầy.

Em không có : dưới mồ sâu lạnh lẽo. !.
Em vẫn luôn : kề cận ở bên anh.
Trong ngọn gió : trong làn sương, ánh nắng.
Em vẫn còn : Em chưa chết đâu anh.

THÁI NAM TRÂN (Bài phỏng dịch )

Lời Phật dạy


Lời Phật dạy.

Lời Phật dạy : là những lời cao qúy.
Lời ngọc vàng : phải học, ở trên đời.
Lời Phật dạy : có muôn ngàn lợi ích.
Phải cần nghe : cần thực hiện trên đời.

Lời thứ nhất : là phải nên yêu qúy.
Hết mọi người : và tất cả muôn loài.
Yêu rừng núi , yêu đất trời, biển cả.
Yêu bông hoa, yêu cây cỏ :  muôn loài.

Lời Phật dạy : phải Từ Bi, Bác ái.
Nhưng mấy ai : đời  Bác ái, Từ Bi.
Lời giản dị : nhưng thực hành rất khó.
Phải làm sao : đời Bác ái, Từ Bi.?

Nghiã bác ái : là yêu thương tất cả.
Nhưng làm sao : thương tất cả mọi loài.?
Khí hậu nóng : mới giật mình, sợ hãi.
Phật dạy rồi : phải thương hết mọi loài.

Thương cây cỏ, núi rừng : thương tất cả.
Thương thiên nhiên : phải bảo vệ núi rừng.
Thương sông suối : nhỏ to đều thương cả.
Thương bông hoa ,thương yêu cả đại dương.

Phần nhân loại : con người ngày đông đảo.
Bao nhiêu người : muốn tranh đoạt lợi danh.
Sự phân biệt : người nước nầy, nước khác.
Đã gây ra : bao nhiêu cuộc chiến tranh.

Lời Phật dạy : phải giữ gìn sức khỏe.
Sức khỏe gồm : có thể xác, tinh thần.
Nhân loại tiến : văn minh và khoa học.
Nhưng còn chưa : tiến hoá mặt tinh thần.

Người sống thọ : hơn xưa nhiều chục tuổi.
Bịnh ốm đau : có nhiều thứ thuốc men.
Nhưng đạo đức : nếu mà không tu luyện.
Thì con người : sẽ tranh chiến triền miên.

Lời Phật dạy : phải sống cho hoà nhã.
Nhưng con người : thường có tánh tham lam.
Như những việc : đang làm của Trung Quốc.
Đang hung hăng : xâm chiếm đất Việt Nam.


Lời Phật dạy : phải khoan dung, từ ái.
Nhưng mấy ai : đời từ ái, khoan dung.
Đời nghiệt ngã : con người đầy sân hận.
Không dễ gì : sống từ ái, khoan dung.

Lời Phật dạy : ở đời đừng thù ghét.
Nhưng điều nầy : thực tế rất khó khăn.
Có những kẻ :  như là tên Trung Quốc.
Phải ghét thôi : vì hung ác, xâm lăng.

Lời Phật dạy : phải cần nên chọn bạn.
Lời khuyên nầy : rất đáng học trên đời.
Là chân lý : câu nầy luôn mãi đúng.
Ở trên đời : cần chọn bạn mà chơi.

Lại thí dụ : như là chuyện Trung Quốc.
Với Việt Nam : lớn tiếng nói bạn vàng.
Nhưng không ngớt : nhiều âm mưu hiểm độc.
Bắt tay chơi : mà luôn muốn xâm lăng.

Bạn thường ở : trên đời thì cũng thế.
Bạn bè chơi : cần hai chữ thiện lương.
Có bạn tốt : là có nhiều ân phước.
Bạn bất lương : thì đời thật đáng thương.

Lời Phật dạy : là đừng tin dễ dãi.
Người dễ tin : là người dễ thiệt thòi.
Người giả dối : đông nhiều trong thiên hạ.
Thế cho nên : đừng có dễ tin người.

Dù người đó : có là ai đi nữa.
Thì cũng không : có được dễ dàng tin.
Dù người đó : có là người tên tuổi.
Thì cũng không : cũng chớ dễ dàng tin.

Cả sách vở : cũng đừng tin dễ dãi.
Sách vở gì : cũng chớ dễ dàng tin.
Dù sách vở : có tên là kinh kệ.
Thì cũng không: có  được dễ dàng tin.

Lời Phật dạy : có rất nhiều lời Phật.
Bài viết nầy : chỉ nói một đôi lời.
Nhưng cũng đủ : cho ta nhiều học hỏi.
Quan trọng là : phải áp dụng trên đời.

THÁITẤNTRUYỀN

Sunday 17 November 2019

Tâm Sự người mất vợ

 
Tâm sự người mất vợ...

Đây là một câu chuyện đời không biết là chuyện thật hay không (?) tuy nhiên cũng xin mời quý vị đọc để cùng suy gẫm vì tôi nhận thấy có nhiều thứ để học hỏi, và tôi cũng hy vọng là chúng ta, ngay ngày hôm nay (nghĩa là lúc mình còn đang sống mạnh giỏi kìa!), sẽ thay đổi cách đối xử với nhau. (Lời người viết.)
Có thời ông Tư thường hay đùa, trêu chọc bạn bè rằng: "Đời người đàn ông có hai lần sung sướng: Lần cưới vợ, và lần vợ chết."  Bây giờ vợ chết, ông mới ý thức được cái câu đùa nghịch đó vô cùng bậy bạ và bất nhân, không nên nói. Có lẽ anh chàng nào nghĩ ra câu nầy là kẻ độc thân, chưa có kinh nghiệm chết vợ. Ông ân hận và tự giận mình.

Sau khi chết vợ, ông như mất hồn, lãng đãng, trí óc để trên mây. Nhiều lần trên đường về nhà, ông đi lạc, lái xe qua khỏi nhà rồi mà không biết. Ngày xưa, ông hay bực mình mỗi khi được bà nhắc nhở đi lối nầy, quẹo góc kia, và bà cũng nổi nóng la nạt ông mỗi khi đi lạc đường. Bây giờ, mong được nghe lời cáu kỉnh gây gổ đó, mà không có được. Ông thở dài và đau nhói trong tim như có vật nhọn đâm vào. Không thể ngờ, vợ ông không còn trên đời nầy nữa. Bây giờ bà nằm ngoài kia, nghĩa địa hoang lạnh âm u. Không còn chầm chập kiểm soát từng hành động của ông để mà phê bình sửa sai.
Ông lái xe ra về, lòng thấy nhẹ thênh thang. Con đường có nắng vàng reo vui, cây cỏ xanh ngắt yêu đời. Tiếng nhạc vui rộn rã vang vang trong xe, ông đã tìm được ý nghiã cho tháng ngày vắng bóng vợ.. Ông tin rằng, nếu chết là chưa hết, chưa vĩnh viễn tan biến, thì ông sẽ gặp lại bà trong tương lai, ở một nơi an bình hạnh phúc hơn ở cõi trần thế nầy. Nhưng nếu chết là hết, là xong, thì cũng khỏe. Bà đã khoẻ, và mai đây ông cũng sẽ theo bước bà tan vào hư không.
Về nhà, ông ngồi vào bàn, lập một chương trình sinh hoạt mới cho ngày tháng còn lại. Trước đây ông không dám về hưu vì sợ cô đơn, sợ không có việc chi làm bận rộn rồi sinh ra quẩn trí mà phát bệnh. Nhưng bây giờ, ông đã có một chương trình năng động, phủ kín thời gian trong tuần, còn sợ không đủ thì giờ để thực hiện.. Nhưng không sao, với ông thì thi hành được chừng năm mươi phần trăm cũng đã là thành công rồi.
 
Mở cửa, bước vào nhà, ông nói lớn như khi bà còn sống: "Em ơi! Anh đi làm về." Trước đây, nếu không nghe tiếng trả lời, ông chạy vụt lên lầu tìm vợ. Bây giờ, ông lẳng lặng đến thẳng bàn thờ, thắp ba cây nhang, lạy bốn lạy.
Ông thầm nghĩ, người ta chỉ lạy vợ khi vợ đã chết rồi, tại sao không ai lạy vợ khi vợ còn sống? Dù có gây nên tội lỗi tầy đình, cũng không ai lạy vợ bao giờ.

Ông nhìn tấm hình màu, ảnh bán thân của bà, có nụ cười thật tươi, hai vành môi uốn cong, đôi mắt sáng tinh anh, có ánh tinh nghịch. Ông thấy bà còn đẹp lắm, nét đẹp dịu dàng. Thế mà bao nhiêu năm nay, ông không hề biết, và chưa một lần nhìn ngắm kỹ cái nhan sắc của vợ. Sống lâu ngày bên nhau, thấy nhau, nhưng quên nhìn ngắm, chỉ thấy hình thể tổng quát của nhau. Cũng như nhiều ông có vợ thiếu nhan sắc, cũng không bao giờ biết vợ họ xấu. Những ông lấy được vợ đẹp, lâu ngày, cũng chẳng còn biết vợ mình là đẹp. Nhiều bà đi xâm môi, xâm lông mày xong, về nhà, ông chồng cũng không hề biết có sự thay đổi trên mặt vợ.

Ông Tư gieo mình nằm vật ra tấm ghế bành, hai tay ôm mặt khóc rưng rức như đứa bé đi về vắng mẹ. Tiếng khóc buồn bã vang dội trong căn phòng vắng. Ông ước sao chuyện thật hôm nay là một giấc mộng dữ, để khi ông thức dậy, thấy còn có bà bên cạnh. Có thể ông sẽ bị vợ cằn nhằn trách móc một điều gì đó như thường ngày, nhưng thà còn có những phiền hà của vợ, còn hơn là nằm đây một mình..

Ông đã khóc như thế cả tháng mấy nay, mỗi lần đi làm về. Bước vào căn nhà vắng vẻ lạnh lẽo, không còn bóng dáng người vợ thương yêu, làm trái tim ông se sắt, tâm trí ông trống rỗng mịt mờ. Nỗi đau cũng tan dần theo giòng nước mắt, rồi ông thiếp đi trong một giấc ngủ buồn, ngắn. Khi thức dậy, ông nhìn quanh, đâu đâu cũng có bóng dáng, có kỷ niệm với bà. Tất cả đều còn đó. Vật dụng, đồ đạc của bà trước khi chết, vẫn còn để y chỗ cũ, giữ nguyên trạng. Ông không muốn thay đổi chuyển dịch gì cả. Trên bàn trang điểm, vẫn còn chiếc lược nằm nghiêng nghiêng, thỏi son dựng đứng, hộp phấn, những chai thuốc bôi tay cho mịn da, tất cả đều không xê dịch, không sắp xếp lại. Ông tưởng như hương tay của bà còn phảng phất trên từng món vật dụng.

 
Nhiều khi thức giấc nửa đêm, vòng tay qua ôm vợ, ôm vào khoảng trống, ông giật mình thảng thốt, chợt hỏi thầm, bà đi đâu rồi? Khi chợt nhớ bà không còn nữa, nước mắt của ông chảy ra ướt cả gối. Có khi úp mặt khóc rưng rức, khóc cho đã, cho trái tim mủn ra, và thân thể rã rời. Chiếc giường trở thành trống trải, rộng thênh thang. Ông vẫn nằm phía riêng, bên kia còn để trống, dành cho bà. Ông ôm hôn cái gối, mùi hương của bà còn phảng phất gợi bao kỷ niệm của tháng ngày hạnh phúc bên nhau. Khi không ngủ được, ông bật đèn nằm đọc sách, bây giờ ông không sợ ai cằn nhằn, ngăn cấm đọc sách giữa đêm khuya. Trước đây, nhiều khi ông tha thiết thèm đọc vài trang sách trước khi đi ngủ, mà vợ cứ cằn nhằn mãi, làm ông mất đi cái thú vui nầy. Bây giờ ông nhận ra vì thương chồng, sợ ngày hôm sau ông buồn ngủ, mệt, nên bà ngăn cản, bảo là chói mắt không ngủ được.

Ông tiếc, vợ chồng đã hay cãi vã những chuyện không đâu, chẳng liên quan gì đến ai, mà làm mất đi cái vui, cái hòa hợp của gia đình. Có khi chỉ vì tranh luận chuyện con khỉ bên Phi Châu, mà đi đến to tiếng, giận hờn, khóc lóc, làm vợ chồng buồn giận nhau, dại dột như hai đứa trẻ con ngu dại.


Mỗi bữa ăn, không còn ai thúc hối, hò hét dục ông ngồi vào bàn ngay, sợ cơm canh nguội lạnh. Bây giờ, ông tha hồ lần lửa, không tha thiết đến bữa cơm. Có khi chín mười giờ mới bắt dầu ăn, qua loa cho xong, miệng nhạt phèo. Thường ông để thêm chén dĩa đũa muỗng đầy đủ cho bà. Rồi thì thầm mời vợ ăn, tưởng như bà còn sống, ngồi đối diện và cùng chia vui hạnh phúc trong từng giây phút của thời gian. Ông có ảo tưởng như bà còn ngồi đối diện, đang lắng nghe ông nói. Hôm nay bà làm biếng phê bình, không mắng trách khi ông làm rơi cơm canh ra bàn. Với cách đó, ông tự dối lòng, để có thể nuốt trôi những thức ăn, mà vì buồn chán, ông không còn cảm được hương vị ngon ngọt.


Mỗi sáng ông dậy sớm, đi đến phòng tập thể dục, chạy bộ trên dây, cử tạ, bơi lội, tập yoga, tắm nước nóng. Sau đó họp bạn già uống cà phê, bàn chuyện trời đất thời thế. Về nhà đọc điện thư bạn bè, giải quyết các công việc lặt vặt. Rồi ngủ ngay một giấc ngắn. Tự nấu nướng lấy, mặc dù có thể đi ăn tiệm, hoặc mua thức ăn về. Ông học cách nấu ăn trên mạng. Đọc bốn năm bài dạy khác nhau, rồi chọn lựa, kết hợp, tìm ra cách nấu hợp với khẩu vị mà ông nghĩ là ngon nhất. Từ đó, ông ghiền xem truyền hình dạy nấu ăn, Ông nấu được những món ngon tiếp đãi bạn bè.
Có một bà góa ỡm ờ đề nghị: "Anh nấu ăn ngon thế nầy, mà ăn một mình cũng buồn và uổng quá. Hay là nấu cơm tháng cho em đi, mỗi ngày tới bữa em đến ăn. Hôm nào anh bận, thì báo trước, em sẽ đi ăn tiệm."

Ông cười lịch sự đáp: "Cám ơn chị quá khen và đề nghị. Xin cho tôi suy nghĩ lại, xem có đủ sức phục vụ chị không, rồi sẽ trả lời sau."
Ông bóng bẩy nhấn vào hai chữ 'phục vụ" làm bà kia đỏ mặt e thẹn. Ông không thể tưởng tượng nổi có người nào đó thay thế được vợ ông. Mỗi khi nói chuyện thân thiết với bà nào đó, mà trong lòng ông có dấy lên một chút cảm tình, thì ông thấy như mang tội với người vợ đã khuất, ông đã thiếu chung thủy. Cứ áy náy mãi.

Ông tham gia các chương trình du lịch xa, đi chơi trên du thuyền. Ông gặp nhiều bạn bè, đàn ông, đàn bà, cùng vui chơi. Tham dự các trò đùa tập thể trên du thuyền. Nhiều bà góa thấy ông cô đơn, nhắm muốn tung lưới bắt mạng, nhưng ông cũng đủ khôn ngoan để né tránh. Ông nói với bạn bè rằng, mình già rồi, khôn có lõi, không còn ngu ngơ dại dột như thời trai trẻ, để nhắm mắt chui đầu vào tròng.

Đôi khi ông cũng muốn có bạn gái, có chút chất "mái," dù không làm gì được, nhưng mơ hồ thấy có sự thăng bằng nào đó trong tâm trí.
Ông đã cùng bạn bè tham gia các chuyến du lịch xa, Âu Châu, Ấn Độ, Phi Châu. Bây giờ còn đủ sức để đi, có điều kiện tài chánh thong thả, tham gia kẻo mai mốt khi yếu bệnh, khỏi luyến tiếc. Đi theo đoàn đông đảo bạn bè, thì giờ rất sát, eo hẹp, làm ông không kịp nghĩ, kịp buồn.

Trên du thuyền, gia đình người bạn giới thiệu bà Huyền cho ông, bà đẹp, duyên dáng, hơi trầm tư, đôi mắt mở to như khi nào cũng ngạc nhiên ngơ ngác, cánh mũi thon, môi hình trái tim chúm chím. Bà Huyền xa chồng đã hơn ba năm. Lòng ông Tư mơ hồ dấy lên chút cảm tình vì bà đẹp, hiền thục, ít nói. Mấy lần hai người ngồi gần nhau trong bữa ăn. Bà Huyền hé lộ một chút tâm sự riêng tư cho ông nghe, rằng bà may mắn chạy thoát đến Mỹ vào năm 1975, bà lặn lội thân cò nuôi chồng theo đuổi đại học trong bao nhiêu năm. Nhờ may mắn trong thương trường, tiền bạc có thời vô như nước. Gia đình vui vầy tràn đầy hạnh phúc. Rồi tai họa đổ xuống, chồng bà say mê một cô nhỏ tuổi hơn con gái ông, cô nầy làm công cho cơ sở thương mãi của gia đình. Ông chồng ly dị bà để vui duyên mới. Bà nói rằng, chẳng trách gì ông, một phần cũng lỗi tại bà không phòng xa, để cho ông chồng và cô gái có dịp tiếp xúc thường xuyên. Lửa gần rơm thì phải cháy. Chia đôi gia tài, bà cho ông cơ sở kinh doanh, bà không cần làm nữa, tài sản có thể sống đến khi già chết.

Ông Tư cũng cảm mến bà Huyền vì cái giọng nói dịu dàng ngọt ngào, trái tim nhân áí, và tâm từ bi của bà cùng tấm lòng cao thượng. Khi nhắc đến ông chồng cũ phản bội mà không thù hận, không gay gắt giận hờn.

Bà Huyền biết kiên nhẫn lắng nghe, tôn trọng ý của người khác, dù có khi bất đồng quan điểm. Ông Tư cảm thương cho một người đàn bà biết điều như thế mà gặp phải hoàn cảnh không may. Cái tình cảm trong lòng ông đâm mầm nhú mộng êm ái. Đôi khi ông cũng giật mình, sợ trái tim ông yếu đuối, đổi cái quan hệ bạn bè với bà Huyền thành tình yêu. Ông không muốn mang mặc cảm phản bội bà vợ bên kia thế giới. Nhưng cũng là chuyện lửa gần rơm, mối giao hảo thân thiết của ông với bà Huyền càng ngày càng khắng khít. Đã có vài lần ông toan tính thổ lộ cho bà Huyền mối tình cảm chân thành của ông, nhưng rồi vốn nhát, nên lại thôi. Ông tự cười, đã chừng nầy tuổi, trên đầu tóc trắng nhiều hơn tóc đen, mà vẫn còn nhút nhát như thời mười sáu tuổi.

Cuối cùng, chính bà Huyền đã mở đường dẫn ông vào cuộc tình già. Khi ông đi gần đến quyết định mời bà Huyền về sống chung, thì bạn bè can gián, cho ông biết bà Huyền là một trong ba người đàn bà nổi danh đanh đá độc ác nhất của thành phố nầy. Ai cũng biết, mà chỉ riêng ông Tư không biết mà thôi. Ông không tin một vài người, nhưng phải tin khi nghe nhiều người khác nói. Ông quyết tâm tìm hiểu, và vô tình gặp ông Duẫn là người chồng cũ của bà Huyền trong một buổi họp mặt. Ông lân la đến làm quen. Thấy ông Duẫn hiền khô, không rượu, không trà, không cả cà phê thuốc lá, và nói năng lịch sự dịu dàng. Bạn bè lâu năm của ông Duẫn cũng xác nhận anh nầy là một 'ông Phật đất.' Hoàn toàn không hề có chuyện gian díu với một người đàn bà nào. Bà Huyền cũng không nuôi ông Duẫn một ngày trong đời như bà nói, bà đã đặt chuyện, cứ nói mãi, nên tin là có thật.
Ông Tư mạnh dạn hỏi thẳng Duẫn: "Anh nghĩ sao, nếu tôi cưới bà Huyền, vợ cũ của anh?"

Ông Duẫn gãi đầu, và nói ngập ngừng: "Ô... ô, không nghĩ sao cả. Đó là chuyện riêng của bà ấy với anh. Tôi không can dự gì. Chúng tôi đã ly hôn lâu rồi. Tại sao anh hỏi tôi câu đó?"

Ông Tư hạ giọng: "Không phải tôi xin phép anh, mà tôi muốn hỏi ý kiến của anh về bà ấy. Nhận xét của riêng tôi, thì bà Huyền là một người đoan trang, trinh thục, hiểu biết, có trái tim nhân ái. Nhưng theo nhiều người khác thì đó là một trong ba bà ác độc nhất của thành phố nầy. Có thật vậy không?"

Ông chồng cũ của bà Huyền ngững mặt lên trời mà cười ha hả: "Khoan khoan, đừng nói thế mà tội cho người ta. Phần tôi, nếu không nói tốt cho bà ấy được, thì cũng không có quyền nói xấu. Tôi không dám có ý kiến gì cả. Có thể bà ấy không hợp với tôi, nhưng lại hợp với người khác. Có thể tại tôi bất tài, không tạo được hạnh phúc cho gia đình. Biết đâu, bà ấy với anh đồng điệu, hai người có thể tạo nên thiên đàng dưới trần thế nầy."

Ông Tư ngại ngần và chùn chân, âm thầm lảng xa dần bà Huyền. Bà nầy biết được ý định, mắng ông Tư một trận nên thân, chưởi ông hèn nhát, bần tiện, keo kiết, không đáng xách dép cho bà. Ông Tư nghe xỉ vả chưởi mắng mà mừng húm. May mà chưa có cam kết gì với bà Huyền. Từ đó, ông đâm ra có thành kiến với bất cứ người đàn bà nào muốn tiếp cận với ông.

Ông Tư đã hết suy sụp tinh thần, tự tổ chức cho ông một đời sống có ý nghĩa, có nhiều niềm vui nhỏ nhặt trong đời sống, tránh xa mọi phiền toái của thế gian. Trong nhà ông treo một tấm biển lớn, chữ viết theo lối bút họa, ghi lời của một người bạn:
"Có thì vui. Không có cũng vui. Được mất đều vui..."

                                Khuyết danh