Sunday 28 January 2024

Vài so sánh về đất nước Ba Lan

 Phan Châu Thành

Nhân có nick Kim Hiệp vào nhà em khuyên thế này nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày cưới của vợ chồng em: "Đất nước giờ phát triển lắm rồi. Về đi không Nga nó đánh Ba Lan lại về không được", em làm vài cái so sánh, rồi các cụ cho em xin vài lời chỉ giáo nhé:

1. Về giáo dục

Ba Lan miễn phí toàn bộ cho trẻ em đi học cho tới hết Trung học. Toàn bộ sách giáo khoa, vở, cặp, bút... nhà nước lo, khó khăn quá làm đơn sẽ có thêm bữa trưa miễn phí tại trường. Mỗi tháng mỗi trẻ còn được cấp thêm 200 USD tiền "hỗ trợ chi phí", từ lúc sinh ra cho tới khi 18 tuổi.

2. Về y tế

Miễn phí nốt, kể cả không đi làm, không có bảo hiểm xã hội, vào viện vẫn được chữa như thường. Không có giấy tờ, không có tiền, làm đơn sẽ được quỹ xã hội chi trả. Vào viện không cần người nhà theo chăm, đó là việc của y tá, mỗi người mỗi giường, có không gian riêng, sạch sẽ, vệ sinh.

3. Về xã hội

Ra đường đeo gì thì đeo, không ai giật đồ, trấn lột. Đồ đạc vứt đầy xe không ai đập kính lấy. Không có ăn xin, ăn mày, càng không phải bán con, bán chó vì "túng quá". Vô gia cư được coi là bệnh, có thể vào trại của nhà nước, có đồ ăn, khám bệnh... cũng miễn phí luôn.

4. Về con người

Đang đi mà nhỡ ngã oạch sẽ có người đỡ dậy, gặp tai nạn sẽ có người lo gọi cấp cứu chở đi ngay, thậm chí bằng trực thăng. Không hỗ trợ người gặp nạn thậm chí còn có thể lĩnh án tới hai năm tù, chưa kể nghe dân chửi. Phân biệt chủng tộc là đi tù.

5. Về chính trị

Hộ chiếu đứng thứ 6 thế giới, miễn thị thực tới 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm, ngứa mồm mắng: "Tổng thống ngu như bò" thì cũng chẳng ai dám làm gì, không có "lợi dụng tự do dân chủ"... phạt vạ cái gì cả.

6. Về giao thông

Hai cửa hàng của em ở hai thành phố lớn nhất Ba Lan, cách nhau 133km, em đi nhanh mất 52 phút, chậm 1h10 phút.

7. Về tôn giáo

Thoải mái, tự do, không có cúng dường để giải nghiệp. Ai tin gì thì tin, quyền của họ.

8. Về kinh tế

Tuy không phải là đầu tàu, rồng hổ, đại bàng cái gì, lương TỐI THIỂU ở Ba Lan hiện đã lên tới 1.050 USD, kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khối EU.

9. Về quân sự

Ba Lan là thành viên của khối NATO, lại chịu chơi nên F-35, F-16, HIMARS, Patriots, Abrams... đủ cả.

Còn nhiều thứ khác nữa mà dài quá em liệt kê chưa ra ạ.

Liệu ngài Putin và nước Nga vĩ đại, giàu có, hùng mạnh... có xâm lược nốt cái xứ "Ba Lươn", có đem bom ném xuống đầu bọn em không ạ?

Giờ theo các cụ, em nên ở hay về?

_____

P/s: Thấy bảo giờ làm giấy tờ từ quê em đi Ba Lan xuất khẩu lao động nhẹ cũng 6.000-7.000 USD, cư trú cỡ 12.000-15.000 USD, cơ mà sao em chưa thấy giá chiều ngược lại nhỉ?

Mà dân từ nước Nga vĩ đại cũng chuồn sang đây nhiều lắm, tuy vẫn to mồm ca ngợi nước Nga nhưng vẫn chuồn đi. Chiều ngược lại thì chả có bóng nào, dù về đó an toàn, hạnh phúc thế cơ mà.

Sao thế nhỉ? Là sao hả các cụ?

Saturday 27 January 2024

Hai đánh một

 Hai Đánh Một, Chẳng Chột Cũng Què! 

(Tác giả : Lưu Vĩnh Lữ - V4GOP)

 Tình hình Thế Giới càng ngày càng căng thẳng, sự an bình mà người dân mong muốn được sống, rất mong manh.

Vị Tổng Thống Mỹ tiền nhiệm, Donald Trump với sách lược "Hòa hoãn với Nga, tập trung hạ ý đồ BÁ CHỦ của Tàu Cộng" tăng ngân sách quốc phòng, xây dựng Quân Đội hùng hậu, khiến NGA nằm yên, TC thu mình lại và chú ỦN Bắc Triều Tiên cũng bớt hung hăng.

Trung Đông lắng dịu: Hiệp Ước Abraham đem lại hòa bình cho Do Thái và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhứt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Nước Mỹ xuất cảng Dầu, không còn bị các quốc gia Trung Đông không chế Dầu.

Chỉ chưa đầy 2 năm cầm quyền, Biden đã khiến "anh nhà giàu" thành "kẻ van xin".

 Kỳ cục dzậy?

Cuộc rút quân thảm bại ở Afghanistan là chỉ dấu sự yếu kém, thiếu khả năng lãnh đạo, chỉ huy quân sự của Mỹ, khiến cho Nga, Tàu không còn dè dặt, chụp lấy thời cơ, thực hiện mộng đồ "Bá Chủ Thế Giới" của chúng.

Nga tiến đánh Ukraine ...được / thua chưa biết?

Vì dân Ukraine đã sống qua dưới thời Liên Xô Viết, đã hiểu sống với cộng sản bị bóc lột, khổ cực như thế nào, nên toàn dân quyết tâm chiến đấu bảo vệ tự do. (ước gì Việt Nam, Hongkong, Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ khi có cơ hội vùng lên chiến đấu cho Độc Lập, Tự Do cho Quốc Gia mình, cho Dân tộc mình, và ngay chính bản thân mình, sẽ chiến đấu anh dũng như Dân Ukraine hiện nay?)

Tàu cộng chẳng những lăm le Đài Loan mà còn đi xa hơn nữa.

Chú ỦN cũng coi thường chính phủ Biden, "bấm NÚT" thử Hỏa tiễn tùm lum, khiến Nhật, Nam Hàn lo lắng.

Nga Tàu càng xích lại gần, nguy cơ chiến tranh càng tăng. Nga chắc chưa dám gây thêm một cuộc chiến mới trong lúc này. Ukraine tưởng dễ, nhưng nuốt không trôi, cho thấy Quân Đội Nga không tinh nhuệ như được phao đồn. Bây giờ lại động viên 300,000 quân nữa? nội tình khó khăn, trông thấy,

Âu Châu khỏi lo...

Nhưng nếu có một chiến tranh mới, cuộc chiến này sẽ ĐẪM MÁU, số tử vong và tổn thất của hai bên không biết đâu lường nổi?

Và nếu xảy ra? sẽ xảy ra ở đâu:

• Đài Loan đứng đầu,
• Biển Đông đứng thứ hai,
• Quần đảo Senkaku thứ ba,
• Biển Nhật Bản cũng có thể là tâm điểm xung đột với Trung Quốc.

Về nhân lực, TC đông quân hơn MỸ (TC = 2.8 triệu) nhưng Hải quân và Không quân MỸ hùng hậu hơn, dễ dàng khống chế bộ binh TC.

Trong hai thập niên qua, Mỹ và các đồng minh đã rất thụ động, để cho Quân đội Giải phóng Nhân dân TC đạt được ưu thế trên không và trên biển, phát triển hỏa tiễn tầm xa, khả năng chống lại tên lửa của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khả năng đó mất tác động khi đối mặt với "các cuộc tấn công bão hòa - saturation attacks,"

- "Chiến lược con nhím" ("porcupine strategy"), và được Mỹ cung cấp một số lượng lớn vũ khí chống tăng và phòng không, giúp Đài Loan thu hẹp khoảng cách về ưu thế quân sự đối với Trung Cộng.

Tập Cận Bình hơn ai hết biết rõ thực lực của mình:

Không thể chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Chỉ trừ phi "không còn một giải pháp nào để củng cố địa vị"!

Cho nên lợi dụng Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, để củng cố mục tiêu chiến lược:

- Chống Mỹ và Phương Tây.

"Mỹ và NATO đã trực tiếp tông vào cửa nhà của Nga, đe dọa an ninh quốc gia và sự an toàn của người dân Nga. Nga đã thực hiện các bước cần phải thực hiện." Trung Quốc hiểu rõ những lợi ích cốt lõi này và luôn luôn hoàn toàn ủng hộ Nga.

Ông Lật Chiến Thư, chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc, tuyên bố công khai trên truyền hình Nga.

Hải Quân Nga và Trung Quốc đang tổ chức tuần tra chung ở vùng Thái Bình Dương, thủy thủ cả hai bên đã thực hiện các tác chiến, chiến thuật chung, tiến hành các bài tập dùng pháo binh và trực thăng; nhằm thúc đẩy việc "tăng cường hợp tác Hải quân giữa Nga và Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giám sát vùng ven biển và bảo vệ các cơ sở kinh tế trên biển của Nga và Trung Quốc".

Nhằm : "thúc đẩy sự phát triển của trật tự quốc tế theo hướng công bằng và hợp lý hơn".

Hải quân TC còn sử dụng một số lượng lớn ngư thuyền (300~400 thuyền) khi cần để chuyển quân?

Tàu cộng chuẩn bị chiến tranh ráo riết, cùng với Nga mở rộng quan hệ đối tác thương mại:

• Khoảng 81% lượng ô tô nhập khẩu của Nga trong quý II đến từ Tàu, cùng lúc điện thoại Xiaomi của Tàu trở nên phổ biến nhất ở Nga.

• TC mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) với mức chiết khấu cao từ Nga. Thỏa thuận này đã mang lại lợi ích cho cả hai nước, giúp Nga thêm tiền, giúp TC có nguồn năng lượng để sản xuất, bán với giá cao cho một nền kinh tế Châu Âu đang thiếu tài nguyên trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

• Nga và Trung cộng đang xây một đường ống khổng lồ trị giá 55 tỷ USD được gọi là 'Sức mạnh của Siberia', cung cấp khí đốt từ Siberia đến Thượng Hải, "Đây là Kế hoạch bí mật của Nga để đánh bại Mỹ", một bước phát triển lớn có tầm quan trọng chiến lược khi Putin xoay trục sang Châu Á theo một hướng mới lớn.

• Điện Kremlin đã kết luận rằng quan hệ Nga-Mỹ không thể cứu vãn, các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây "sẽ tồn tại vô thời hạn".

• Nga và Trung cộng đã làm việc cùng nhau để gửi tiền đến Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ mà không cần sử dụng hệ thống SWIFT, giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt quốc tế và hướng tới mục tiêu của Trung Quốc là giảm giá trị ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ.

Tập Cận Bình tuyên bố với tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Bắc Kinh sẵn sàng cùng với Nga hành động trong tư cách "đại cường" và đóng vai trò chủ đạo trong việc "ổn định năng lượng tích cực vào trong một thế giới bị các biến động xã hội lay động", song phương khai triển chiến lược cao cấp, để tạo ra "một trật tự quốc tế mới sánh ngang với ảnh hưởng của phương Tây."

"Nhiều nước đang phát triển nhìn Trung Quốc với sự ghen tị và muốn học hỏi kinh nghiệm quản trị của Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã trở thành tiêu chuẩn cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21".

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan là để củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa các quốc gia Châu Á đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của phương Tây trên lục địa này.

"Lục địa Á-Âu là quê hương của tất cả chúng ta."

"Duy trì hòa bình và phát triển là mục tiêu chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung, SCO có trách nhiệm quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu này." Tập Cận Bình phát biểu.

Tàu Nga hợp lại, quả thật là một nguy cơ cho Mỹ, nhứt là trong giai đoạn này: Mỹ đang gặp khó khăn Nội bộ:

Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, biên giới, chia rẽ... và còn bị TC xâm nhập vào các cơ quan công quyền.

Các quan chức của NCSC, Cục Ðiều tra Liên bang (FBI) và Bộ Nội An (DHS) nhận thấy Bắc Kinh đang thay đổi chiến thuật:

Thay vì chỉ tập trung vận động ở thủ đô Washington, Trung Quốc đang mở rộng hoạt động gây ảnh hưởng tới các tiểu bang, địa phương, bộ lạc và các công ty lớn. Phương châm của Bắc Kinh là "lấy địa phương bao vây trung ương", cải biên từ cẩm nang Mao Trạch Ðông áp dụng trong thời chiến: "Lấy nông thôn bao vây thành thị".

Bằng việc tác động đến các tiểu bang và địa phương, Trung Quốc không chỉ nhằm ngăn chặn các tiểu bang đưa ra các luật lệ không lợi cho Trung Quốc mà còn làm thay đổi quan điểm của các khối cử tri, từ đó tác động đến quan điểm của các nhà lập pháp trong Quốc Hội Mỹ.

Những nội dung cảnh báo này đã được đưa ra một hội nghị do Ủy ban Tình báo Thượng Viện tổ chức hồi Tháng Hai 2022 thảo luận về các nguy cơ từ hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc và được đúc kết trong thông báo tình báo nói trên.

Báo The Wall Street Journal dẫn lời ông Michael Orlando, phụ trách cơ quan NSCS nói các hoạt động của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới chính quyền các địa phương và tiểu bang của Mỹ đã gia tăng mạnh khi lập trường của Washington đối với Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, đặc biệt là trong các thành viên Quốc Hội.

Hoạt động của Trung Quốc "đã trở nên hung hăng và lan tỏa khắp nơi".

Hoạt động gây ảnh hưởng này khá đa dạng, từ hình thức ngoại giao công khai, của chính phủ Trung Quốc, cho đến những hoạt động lén lút, ở đó bàn tay của Bắc Kinh "được che giấu cẩn thận, có tính cưỡng bức, thậm chí phạm pháp về bản chất".

Thủ đoạn của Trung Quốc bao gồm thu thập thông tin cá nhân của các nhà lãnh đạo tiểu bang, địa phương và các cộng sự của họ; thậm chí Bắc Kinh lập quan hệ rất sớm với các nhà lãnh đạo có triển vọng thăng tiến với mục đích sử dụng họ cho lợi ích của Trung Quốc khi họ lên chức vụ cao hơn; - sử dụng hoạt động thương mại và đầu tư để tưởng thưởng hoặc trừng phạt các nhà lãnh đạo tiểu bang.

Mục tiêu của Bắc Kinh là thúc đẩy các chính sách của Hoa Kỳ có lợi cho Trung Quốc, giảm bớt sự chỉ trích đối với các chính sách của Trung Quốc liên quan đến Ðài Loan và về nhân quyền ở các khu vực do Trung Quốc kiểm soát như Hong Kong, Tây Tạng, Tân Cương cũng như về các vấn đề khác.

Đó là người tính, còn cơ TRỜI (?) ai mà biết được?

Bất ngờ, Tập Cận Bình vội vàng kết thúc chuyến thăm Trung Á kéo dài 3 ngày, đi thẳng từ địa điểm tổ chức Hội nghị Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand ra sân bay lúc nửa đêm ngày 16/9 trở về Bắc Kinh, chỉ có Tổng thống Uzbekistan Mirziyoyev và Thủ tướng Zaripov tiễn tại sân bay nhưng dường như không có ai chào đón phái đoàn ông Tập tại sân bay Bắc Kinh.

Chuyện vì xảy ra? không ai đoán được?

Nhưng chắc chắn là rất "QUAN TRỌNG và KHÔNG BÌNH THƯỜNG"

Tập Cận Bình đã vội trở về Bắc Kinh trước thời hạn. Với tư cách là người khởi xướng quan trọng cho cuộc họp, nếu không có sự kiện lớn, ông Tập sẽ không vắng mặt trong bức ảnh tập thể khi bế mạc cuộc họp. Chỉ có ba khả năng xảy ra tình huống này:

1- Thứ nhất, kế hoạch ban đầu giữa ông Tập và ông Putin sụp đổ;

2- Thứ hai, có vấn đề lớn với cơ thể của ông Tập;

3- Thứ ba, tình hình chính trị trong nước có sự thay đổi lớn.

Cái nào có nhiều khả năng hơn?

Hiện tình hôm nay:

• Nga sa lầy ở Ukraine, không thể áp lực Việt Nam!

• Tàu bất ổn nội bộ, sợ kẹt như Nga, không dám tấn công Việt Nam.

Đúng là cơ hội TRỜI cho dân Việt đứng lên giải thể chế độ cộng sản thân Tàu này hầu tránh được thảm họa "diệt vong" bởi kế hoạch "Một đi không trở lại" của Tàu cộng nhầm di dân Tàu sang Việt Nam, mà chính quyền hiện hữu tuân theo lịnh của Bắc Kinh, bất chấp quyền lợi của Nước Việt, Dân Việt!

Người Việt trong Nước, Hải ngoại, hãy vì Tổ Quốc Việt, Dân Tộc Việt, vì gia đình mình, cá nhân mình mà phải HY SINH gánh lấy trách nhiệm cứu Nước, giải thể cộng sản, đem lại ĐỘC LẬP , TỰ DO, NHÂN QUYỀN, để nước Việt tồn tại, dân Việt hãnh diện với Năm Châu, xứng danh con Rồng cháu Tiên. Đừng để mất cơ hội này.

Lưu Vĩnh Lữ

----------

 

Nước Đức chuẩn bị đón tiếp TRUMP

 Nước Đức chuẩn bị đón tiếp Trump

BS Trần Văn Tích

Nước Đức đang chuẩn bị đón tiếp tình huống Tổng Thống thứ 45 trở thành Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Chuẩn bị tuy âm thầm nhưng rất chu đáo.

 Năm 2016 khi Donald Trump đắc cử Tổng Thống Mỹ thì nước Đức bất ngờ bị dội một gáo nước lạnh. Rất lâu trước đó, chẳng có ai nghĩ là Trump sẽ đắc cử và hầu như không có mối liên hệ giao thiệp nào với cánh Donald Trump cả.

 Năm nay thì khác, người ta đã rút ra được kinh nghiệm rồi. Ai ai cũng tự hỏi nếu ngày 20 tháng giêng năm 2025 Trump tuyên thệ nhận chức Tổng Thống thì tình hình sẽ ra sao. Liệu NATO có sống sót không? Liệu có xảy ra chiến tranh thương mại không? Liệu Trump có qua mặt dân tộc xứ Ukraine để thương thuyết hoà bình với Putin không?

Rất nhiều câu hỏi được nêu ra tại Văn phòng Thủ tướng, tại Bộ Ngoại giao, tại Bộ Quốc phòng, tại Bộ Kinh tế. Đã và đang có mối liên lạc nào với phe cánh phò Trump không và nếu có thì sẽ sử dụng chúng như thế nào? Có cách gì để tạo chút ảnh hưởng lên tân chính phủ Mỹ không? Sẽ phải tăng ngân sách quốc gia lên bao nhiêu phần trăm nhằm ứng phó với quyết định rút khỏi châu Âu của tân chính phủ Mỹ? Tăng ba phần trăm trên ngân sách quốc gia hay tăng bốn, hay tăng năm phần trăm? Khi cái dù nguyên tử Mỹ xếp lại thì Đức sẽ ứng phó như thế nào? Đức sẽ tự mình sản xuất bom nguyên tử chăng?

Tất cả các câu hỏi này không ai dám đưa ra công khai cả vì như thế là ngỏ ý không tin tưởng vào chiến thắng của Tổng Thống đương nhiệm Joe Biden. Phe Trump sẽ tìm cách khai thác lợi thế của họ và tại Đức thì sẽ nổi lên một cơn tsunami chính trị liên quan đến đường lối trang bị nguyên tử và sản xuất vũ khí.

 Dẫu thế nào đi nữa, thì Đức vẫn phải chuẩn bị để đối phó với hoàn cảnh Trump chiến thắng vì một nhiệm kỳ thứ hai của Donald sẽ mang lại những hậu quả to lớn khó lường về an ninh của Châu Âu và của nước Đức.

Khi Nga tấn công Ukraine thì Thủ tướng Đức đã bị đẩy về phe Tổng Thống Mỹ. Olaf Scholz ghi tên Joe Biden vào danh sách những đồng minh thân cận nhất. Không có Biden hầu như Scholz chẳng biết làm gì cho Ukraine. Yểm trợ vũ khí thì Tổng Thống Mỹ đi trước, Thủ tướng Đức đi sau. Đức tính toán kỹ lắm : chừng nào ta theo Mỹ thì ta yên thân, Nga không dám làm gì ta đâu. Người Pháp khó chịu thấy Đức thân Mỹ hơn thân Tây Âu. Giờ nếu bỗng dưng Biden ra đi và Trump lại đến thì đường lối chiến lược này sẽ ra sao?

 Tháng tám năm ngoái có workshop của tổ chức German Marschall Fund qui tụ nhiều nhà khoa học cùng nhiều công chức cao cấp ngành ngoại giao và văn phòng Thủ tướng cũng tham khảo ý kiến của nhiều chuyên viên về cung cách đối phó với chuyện Trump tái hồi Toà Bạch ốc. Bộ Ngoại giao chỉ thị cho tất cả các vụ, sở, phòng cùng nhau nghiên cứu khía cạnh này.

Bên phía NATO và bên phía các cơ sở thương mại thì chuyện xoay sở ra sao khi Trump trở lại là chuyện công khai. Ở đây người ta quen với Trump nhiều quá mà. Phe ta cùng nhau nhắc lại dật sự mà giới chức Pháp Thierry Breton, Uỷ viên Liên Âu, đã kể ngày thứ ba vừa qua tại Bruxelles. Theo dật sự này thì năm 2020, nhân gặp mặt Chủ tịch Liên Âu Ursula von der Leyen tại Davos vào dịp Hội nghị Toàn cầu về Kinh tế, Trump đã bảo : "Bạn nên biết rằng nếu Châu Âu bị tấn công thì chúng tôi sẽ không bao giờ can thiệp. Hơn nữa, NATO chết rồi và chúng tôi sẽ ra khỏi NATO". Bên cạnh NATO còn có số phận của các nước Albanien, Nordmazedonien, Bosnien-Herzegowina cùng các quốc gia vùng Westbalkan nữa. Berlin biết rõ lập trường của Richard Grenell, từng là đại sứ Mỹ ở Berlin và vốn là người tin cậy của Trump. Vị đại sứ này, tuy làm công tác ngoại giao, nhưng lại giao thiệp với nước sở tại và dân sở tại một cách bất thường. Ông ta cà khịa với Berlin và đấu khẩu với tờ nhật báo Bild.

Michael Link là giới chức đặc trách phối hợp giao thiệp xuyên đại tây dương giữa chính phủ Đức và Hoa Kỳ. Link tuyên bố là Đức cần một mạng lưới liên lạc hữu hiệu và rộng rãi với các chính khách thuộc phe Trump. Toà Đại sứ Đức ở Hoa-thịnh-đốn và các toà lãnh sự Đức ở Mỹ đã nhận được lệnh xúc tiến công tác ngoại giao-chính trị này. Link đã công du Hoa Kỳ sáu lần từ khi nhậm chức cách đây hai năm hầu tìm kiếm những mối manh quen biết ở các tiểu bang và ở quốc hội.

 Tháng chín năm ngoái, nữ Ngoại trưởng Đức cũng sang Mỹ. Trước khi gặp đồng nghiệp Antony Blinken ở State Department, Bà Bearbock đã xuống Miền Nam, đến tiểu bang cộng hoà Texas. Tại Austin, Bearbock tiếp xúc với Thống đốc cộng hoà Greg Abbott là người nổi tiếng trong các vụ phá thai và di dân. Bearbock đã tìm cách dò hỏi Thống đốc Abbott về thái độ của đương sự đối với NATO nhưng không nhận được câu trả lời. Tại thủ đô Washington, Bearbock được Jim Risch, chuyên viên về ngoại giao của Đảng Cộng hoà và Mitch McConnell, lãnh tụ thiểu số cộng hoà tại Thượng viện, tiếp đón. Cả hai cùng bảo Bearbock : Berlin phải dấn thân hơn nữa trong vụ giúp đỡ Ukraine và cuối cùng, phải tăng ngân sách quốc phòng lên trên hai phần trăm ngân sách quốc gia.

Xoay sở thì xoay sở nhưng Berlin vẫn sẵn sàng chấp nhận tình huống tệ hại nhất, là NATO sẽ thay hình biến dạng, không còn như hiện thời nữa. Văn bản trình bày tình cảnh này là của Center for Renewing America, một tổ chức bảo thủ. Tác giả đòi hỏi biến NATO thành một NATO "ngủ" và Mỹ sẽ rút khỏi NATO phần lớn để tập trung vào chuyện đối phó với Tàu cộng. Hành động như vậy sẽ bắt buộc người Châu Âu phải lo lắng nhiều hơn nữa để tự vệ. Còn Mỹ thì sẽ chỉ phụ trách tiếp tế hậu cần khi cần thiết và bảo vệ đường bể.

Không biết câu chuyện Thierry Breton kể ở Bruxelles thực bao nhiêu phần trăm. Chỉ biết là Trump còn bồi thêm với Von der Leyen : "Hơn nữa, các bạn còn nợ tôi bốn trăm tỷ Mỹ kim vì các bạn Đức đã không chịu trả đúng phần mình cho việc bảo vệ các bạn."

 Đức biết là trước sau gì mình cũng phải tăng thêm chi phí quốc phòng. Bộ trưởng Tài chánh cũng biết vậy nên đang hết sức tìm cách ứng biến. Thứ tư vừa qua, Christian Lindner, đảng FDP, ra trước Quốc hội. Lindner vớt vát là tiền phụ cấp cho con của các người lính trong quân đội Đức cũng có thể sẽ được tính vào tài khoản gia tăng ngân sách quốc phòng!

Riêng phần mình thì Thủ tướng Olaf Scholz vẫn hy vọng là bạn mình, Joe Biden, sẽ thắng.

.

 

Friday 26 January 2024

Đài Loan nên sử dụng 'tấm khiên' nào để bảo vệ mình trước Trung Quốc?

 Trung Quốc luôn hăm dọa tấn công Đài Loan, nhưng đây không phải là vấn đề lãnh thổ. Vào thời Giang Trạch Dân, ông ta đã 'bán' hàng triệu km2 đất cho Nga, tức gấp mấy chục lần diện tích Đài Loan, mà chưa hề lấy lại được.

-Liên quan đến vấn đề Đài Loan
-Dự luật H.R.554
-Lý do Trung Quốc không cách nào đánh Đài Loan
-Sức mạnh mềm của Đài Loan

Nếu không phải vấn đề lãnh thổ, thì Trung Quốc muốn đánh Đài Loan vì cớ gì, và Đài Loan có sức mạnh mềm nào để giải quyết vấn đề xuyên eo biển?
Trong bài diễn giảng vào tháng 6/2023, một chuyên gia về Trung Quốc là Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn của mình như sau.

Liên quan đến vấn đề Đài Loan
Mối uy hiếp lớn nhất mà Đài Loan đang phải đối mặt hiện nay là Trung Quốc. Vấn đề Đài Loan đã trở thành tiêu điểm quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề quốc tế.

Nhiều năm trước, Giáo sư Chương đã đọc một tác phẩm tên là 'Gỗ trôi trên sông Hoàng Hà' (
黃河邊上的木頭渡) của nhà văn rất nổi tiếng ở Trung Quốc - Vương Lực Hùng. Vương Lực Hùng kể rằng, vào những năm 1980 khi ông đang đi bè trên sông Hoàng Hà tìm nguồn chảy của sông Hoàng Hà, ông đã thu thập những câu chuyện ở thực địa. Người dân địa phương kể rằng, trước đây khi chưa có đường sá, gỗ được chặt từ thượng du sông Hoàng Hà không có cách nào vận chuyển được, cho nên chỉ có thể thả gỗ trôi sông để xuống hạ du.

Chúng ta biết rằng, nơi bắt nguồn của Hoàng Hà là núi Bayan Har thuộc dãy Côn Lôn sau đó chảy về biển Bột Hải, cho nên chênh lệch độ cao rất lớn. Ngoài ra, trên toàn tuyến còn có nhiều điểm chuyển gấp và nước chảy xiết. Dưới tình huống như vậy, những khúc gỗ đôi khi bị kẹt giữa các tảng đá.

Khi một khúc gỗ bị kẹt, nó chặn đường đi của khúc gỗ phía sau, cho nên những khúc gỗ này sẽ kẹt chồng lên nhau. Đôi khi nó chồng lên nhau như một ngọn núi và biến thành một bức tường gỗ khổng lồ, thậm chí có thể cắt đứt dòng nước của sông Hoàng Hà. Vậy phải làm sao?

Lúc này phải tìm ở thượng du Hoàng Hà một người gọi là 'Lão Bả Thức' (
老把式). Lão Bả Thức sẽ kiểm tra cẩn thận kết cấu giữa các thanh gỗ và có thể mất vài ngày để tìm ra khúc gỗ quan trọng nhất. Chỉ cần chặt khúc gỗ đó, thì toàn bộ bức tường gỗ sẽ sụp đổ, gỗ sẽ lại trôi theo dòng.

Từ câu chuyện trên, Giáo sư Chương nghĩ về tình hình chính trị Trung Quốc và quốc tế.

Hiện nay chúng ta thấy thế giới có hai sự kiện lớn, một là chiến tranh Nga - Ukraine, hai là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. (Thời điểm diễn giảng chưa xảy ra chiến tranh Hamas - Israel). Chiến tranh Nga - Ukraine sẽ sớm kết thúc, và khi đó Giáo sư Chương nghĩ toàn bộ cộng đồng quốc tế sẽ tập trung vào vấn đề Đài Loan.

Bản chất của vấn đề Đài Loan thực ra không liên quan gì đến lãnh thổ, bởi vì Trung Quốc đã bán quá nhiều lãnh thổ của Trung Quốc, gấp 50 đến 150 lần diện tích Đài Loan. Đối với Trung Quốc, việc từ bỏ lãnh thổ không phải là vấn đề gì cả. Vậy thì thực chất của vấn đề Đài Loan là gì?

Giáo sư Chương nhìn nhận, thực chất của vấn đề giữa Đài Loan và Trung Quốc là cuộc chiến giữa tự do và chuyên chế, cuộc chiến giữa tự do và độc tài. Khi có được định vị như vậy, người Đài Loan mới có thể nhận được sự ủng hộ từ những quốc gia tự do.

Chúng ta biết rằng Trung Quốc thống hận tự do. Vì sao Trung Quốc đàn áp người Hồng Kông tham gia cuộc vận động 'Phản tống Trung', thậm chí thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông để tước đoạt tự do của Hồng Kông? Bởi vì bất cứ nơi nào có sự tự do giống như Hồng Kông, nơi đó sẽ kích thích khát vọng tự do của người dân Trung Quốc, cho nên Trung Quốc phải phá hủy tự do ở Hồng Kông.

Đối với Đài Loan cũng như thế. Nếu đây là cuộc chiến giữa tự do và chuyên chế, thì sau khi chiếm Đài Loan, Trung Quốc đầu tiên sẽ đánh đổ tự do của Đài Loan.

Đài Loan có bầu cử dân chủ, điều này làm Trung Quốc không thể chịu được. Đặc biệt, giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục có nét tương đồng về nguồn gốc, văn hóa, lịch sử, cùng trong vòng tròn văn hóa Nho giáo vĩ đại... Vậy thì người Trung Quốc sẽ nghĩ: Đài Loan có bầu cử, có dân chủ, vì sao Đại lục lại không thể? Cho nên, bầu cử ở Đài Loan đã trở thành cái gai trong mắt Trung Quốc.

Năm 1996 xảy ra khủng hoảng tên lửa ở eo biển Đài Loan, đây cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu đầu tiên ở Đài Loan. Trung Quốc hận không thể hạ Đài Loan lúc đó. Hiện tại Trung Quốc không có thực lực, nếu họ có thực lực, họ nhất định sẽ biến cả thế giới thành một chế độ giống như Trung Quốc.

Nhiều người lo lắng Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan. Nhiều người còn cho rằng: Vì để tái đắc cử, ông Tập Cận Bình sẽ đánh Đài Loan. Nhưng khi ấy Giáo sư Chương lại nhìn nhận rằng: Muốn xem Trung Quốc có đánh Đài Loan hay không, chỉ cần nhìn vào tiêu chí là 'số tiền mà các quan chức Trung Quốc giấu ở nước ngoài'.

Nếu Trung Quốc bắt đầu tấn công Đài Loan, cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc. Những quan chức cấp cao Trung Quốc và người thân của họ giấu rất nhiều tiền ở nước ngoài.

Giáo sư Chương đã từng làm một chương trình vào ngày 20/07/2020, trong đó đề cập đến một tổ chức là Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity, GFI).

Năm 2012, tức là hơn 10 năm trước, họ đã đăng một bài báo trên tạp chí nổi tiếng The Economist. The Economist là tạp chí mà giới tinh anh hay đọc. Trong bài tiết lộ Trung Quốc thông qua ngoại thương để rửa tiền ở nước ngoài.

Phương pháp họ sử dụng là thống kê số tiền nhập khẩu từ Trung Quốc do các nước công bố, so sánh số tiền xuất khẩu do Trung Quốc công bố. Ví dụ như, Trung Quốc đã xuất khẩu 100 tỷ đô-la Mỹ, thì quốc gia nhập khẩu phải ghi 100 tỷ. Con số này đúng ra phải khớp nhau. Nhưng GFI phát hiện con số không khớp, và họ phát hiện phương pháp rửa tiền của Trung Quốc gọi là 'misinvoicing'.

GFI tính toán từ khi Trung Quốc đã gia nhập WTO (năm 2001) đến năm 2011, chỉ trong hơn 10 năm, Trung Quốc đã rửa 3,6 nghìn tỷ đô-la Mỹ ở nước ngoài. Chúng ta không có lý do gì để tin rằng sau năm 2012, Trung Quốc đột nhiên thay đổi, không rửa tiền nữa.

Giáo sư Chương dựa theo tỷ lệ rửa tiền của Trung Quốc, tự mình tính toán ra được, đến năm 2020, Trung Quốc đã rửa 10 nghìn tỷ đô-la Mỹ ở nước ngoài.

'Misinvoicing' chỉ là một phương pháp được phát hiện, còn nhiều phương pháp khác nữa như đầu tư ra nước ngoài v.v.

Tiền đã đi đâu? Trung Quốc đã cải cách và mở cửa hơn 40 năm, hầu hết người dân bình thường vẫn chưa được hưởng lợi. Trên thực tế tiền đã chảy vào túi các quan chức tham nhũng của Trung Quốc.

Nếu chiến tranh nổ ra, quan chức Trung Quốc sẽ ra sao? Hoa Kỳ chắc chắn sẽ sử dụng vị thế bá chủ tài chính toàn cầu của mình để đóng băng tài sản của những quan chức này. Những quan chức này chắc chắn rất sợ hãi.

Trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, chúng ta đã thấy tài sản của nhiều nhà tài phiệt Nga và gia đình họ đã bị đóng băng. Cho nên nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, thì những quan chức Trung Quốc chắc chắn phải rút hết tiền ra khỏi các ngân hàng nước ngoài. Đây là một điểm quan trọng để quan sát xem Trung Quốc có tấn công Đài Loan hay không.

Dự luật H.R.554
Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm ngoái tại Mỹ, đảng Cộng hòa đã giành được đa số tại Hạ viện. Ông Kevin McCarthy, nhân vật quyền lực thứ ba trong nền chính trị Hoa Kỳ, đã lập tức thành lập một ủy ban để đối phó với ĐCSTQ. Đó là ủy ban chuyên trách đối kháng với ĐCSTQ.

Sau khi thành lập ủy ban này, nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đề xuất một số dự luật. Trong số đó, Giáo sư Chương cho rằng, dự luật quan trọng nhất đối với Đài Loan là Dự luật H.R.554, được đưa ra vào ngày 28/2/2023 bởi Đảng viên Đảng Cộng hòa ở Arkansas tên là French Hill.

Trong dự luật này, French Hill đề xuất, nếu ĐCSTQ muốn tấn công Đài Loan, hoặc phía Mỹ phát hiện những dấu hiệu như vậy, thì phải thông báo ngay cho Quốc hội. Đồng thời trong vòng 90 ngày, chính phủ Hoa Kỳ để Bộ Tài chính xử phạt tất cả các quan chức từ Ủy viên Trung ương trở lên.

Khái niệm Ủy viên Trung ương là gì? Ông Tập Cận Bình là Tổng Bí thư, kiêm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Có 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Dưới Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị có 18 người, cộng với 7 người, thì tổng cộng có 25 người là Ủy viên Bộ chính trị. Dưới 25 người này có 200 người nữa, 200 người này gọi là Ủy viên Trung ương. Trên danh nghĩa, cơ quan quyền lực cao nhất trong ĐCSTQ là Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đây cũng giống như trung tâm chống đỡ ĐCSTQ, nó giống với khúc gỗ quan trọng chống đỡ bức tường gỗ trong câu chuyện nói ở trên.

Nếu việc Trung Quốc có dấu hiệu tấn công Đài Loan xảy ra, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ công khai tài sản của bản thân hơn 200 người trong Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, cộng với anh chị em của họ, phối ngẫu (vợ/chồng) của anh chị em của họ, con cháu của họ, phối ngẫu của con cháu của họ... Chiểu theo cách nói của Trung Quốc cổ đại là 'tru di tam tộc'.

Nếu ông Tập nóng đầu phát động cuộc chiến với Đài Loan, thì những quan chức này sẽ chống lại ông Tập. Cho nên, Giáo sư Chương cho rằng, Dự luật H.R.554 là đảm bảo rất quan trọng trong việc bảo vệ an toàn của Đài Loan.

Chúng ta biết rằng, dự luật của Hoa Kỳ có một quá trình như thế này: Đầu tiên là đề xuất (introduced). Thứ hai là tìm người ký tên (co-sponsor), tốt nhất là Lưỡng đảng đều có người ký tên. Bước thứ ba là đưa ra Ủy ban để biểu quyết, ví như: Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Trợ cấp v.v. Bởi vì không phải tất cả các dự luật nào, đều phải mở hội nghị cho 435 Dân biểu ở Hạ viện biểu quyết, cho nên mới có rất nhiều ủy ban như vậy. Sau khi Ủy ban biểu quyết, thì mới đưa ra Hạ viện cho 435 Dân biểu biểu quyết, quá bán thì thông qua.

Hiện nay Dự luật này đang ở "co-sponsor". Nếu thực sự có thể được đưa ra cho 435 Dân biểu biểu quyết thì chắc chắn sẽ được thông qua. Bởi vì mặc dù hiện nay Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ở Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ khác nhau về quan điểm chính trị, nhưng họ có 2 sự đồng thuận là: ĐCSTQ phải được kiềm chế và Đài Loan cần được bảo vệ.

Một khi dự luận này được thông qua, nó sẽ trở thành tấm khiên để bảo vệ Đài Loan.

Lý do Trung Quốc không cách nào đánh Đài Loan
Như đã đề cập ở trên, nếu tấn công Đài Loan, thì quan chức Trung Quốc giống như đối diện với 'tru di tam tộc', tức tài sản 'tam tộc' bị công khai và đóng băng. Đây là một lý do mà Trung Quốc không dám tấn công Đài Loan.

Nếu Tập Cận Bình tấn công Đài Loan, ông ấy còn phải đối mặt với cấm vận công nghệ cao.

Mà chúng ta biết rằng, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào khoa học kỹ thuật để làm dữ liệu lớn, nhận dạng khuôn mặt, phân tích điều kiện xã hội, chấm điểm tín dụng công dân v.v., chính là dựa vào những thứ này để giám sát xã hội.

Trung Quốc dựa vào những thứ này để giám sát xã hội, nếu không có công nghệ cao, thì Trung Quốc sẽ không khống chế được xã hội. Cho nên Trung Quốc vô cùng sợ hãi nếu bị cấm vận công nghệ cao. Nếu Mỹ xuống tay, thì rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốc sẽ phá sản thật sự.

Còn nhớ vào năm 2018, ZTE của Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm của Mỹ là xuất khẩu thiết bị thông tin cho Iran. Sau khi Mỹ phát hiện, ngày 16/4/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trừng phạt công ty này bằng cách cấm xuất khẩu chip cho ZTE. Ba tuần sau (tức ngày 9/5/2018), ZTE đã ra thông báo nói rằng 'hoạt động của công ty không thể tiến hành vì lệnh trừng phạt', công ty này hầu như bốc hơi khỏi thị trường.

Sau đó ông Tập Cận Bình gọi điện cầu xin ông Trump, sẵn sàng chi trả nửa tỷ đô-la tiền phạt, bao gồm cả việc Mỹ gửi người đến ZTE đến giám sát có tuân theo pháp luật Hoa Kỳ hay không. Cuối cùng ông Trump hạ lệnh dỡ bỏ lệnh trừng phạt. ZTE trở lại cuộc sống bình thường.

Do đó thấy rằng, nếu Mỹ muốn bóp nghẹt một công ty công nghệ Trung Quốc, thì đây là điều rất dễ dàng, chỉ cần một lệnh cấm là xong.

Cho nên nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, thì sẽ đối mặt với tình huống như vậy, tất cả các công ty công nghệ Trung Quốc có thể đóng cửa sau một đêm. Đây là thống khổ mà Trung Quốc không thể chịu được, và cũng là lý do mà Trung Quốc không dám tấn công Đài Loan.

Còn có một nguyên nhân nữa đó là: Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào thương mại.

Chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại toàn cầu hoá, chuỗi công nghiệp phân bố toàn cầu. Một chiếc iphone của Apple có khoảng 200 phân đoạn sản xuất, có mấy chục quốc gia cùng tham gia, chính là một chuỗi công nghiệp dài như thế. Nếu bất cứ một quốc gia nào không cung cấp cho bạn một linh kiện chính, thì không thể làm ra sản phẩm này.

Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, sẽ làm gián đoạn chuỗi công nghiệp có độ tinh vi cao hơn. TSMC của Đài Loan chiếm 54 % thị phần chip toàn cầu, họ nắm những công nghệ tinh vi và cốt lõi. Mà những công nghệ này chỉ có vài quốc gia nắm giữ. Nếu không có công nghệ này, hoặc không có 'bán thành phẩm', thì toàn bộ sản phẩm không thể tiếp tục sản xuất được. Lúc này lập tức xảy ra lạm phát vì thiếu hàng hoá nghiêm trọng, nhiều vấn đề sẽ xuất hiện. Cho nên về góc độ kinh tế, Trung Quốc cũng không dám đánh Đài Loan.

Còn có một nguyên nhân nữa mà Trung Quốc không dám đánh Đài Loan, đó là vấn đề năng lượng. Trung Quốc muốn đánh Đài Loan, nếu muốn đánh nhanh thắng nhanh, thì Trung Quốc không thể trụ nổi 1 tháng. Vì sao?

70% dầu thô của Trung Quốc là nhập khẩu. Nếu đánh Đài Loan, thì dầu dự trữ của Trung Quốc không trụ được 2 tháng, thêm vào đó phải khởi động cỗ máy chiến tranh, thì trong một tháng là tiêu hết sạch năng lượng. Thiếu năng lượng, ngay cả chiến đấu cơ không cất cánh nổi, thì làm sao Trung Quốc dám đánh Đài Loan.

Còn có một nguyên nhân nữa liên quan đến thuộc cấp của ông Tập Cận Bình. Chúng ta đặt giả thiết: Nếu Tập Cận Bình tấn công Đài Loan, thì ông Tập phải giao quyền chỉ huy cho tướng lĩnh quân đội, ai lãnh bình thì giao cho người đó. Giống như trong chiến tranh Ukraine, Tổng thống Zelensky giao quyền cho Tổng tư lệnh Valerii Zaluzhnyi. Ông Zelensky làm các hoạt động ngoại giao, xin viện trợ, còn thật sự đánh trận là Zaluzhnyi. Nghĩa là lãnh đạo giao quyền giao vũ khí cho quân đội.

Đối với Tập Cận Bình, thì ông Tập phải giao súng cho quân đội, ông sẽ lo rằng: Lỡ quân đội quay mũi súng thì phải làm sao?

Đối với lãnh đạo độc tài, thì ông ta không tin tưởng bất cứ ai xung quanh. Đặc biệt khi chiến tranh nổ ra, lỡ tướng lĩnh quay mũi súng phải làm sao? Cho nên ông Tập rất lo lắng về việc này.

Hơn nữa toàn thế giới hiện nay hầu như đều đang ủng hộ Đài Loan. Gần đây ngày 23/5/2023, Tổng tư lệnh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là John Aquilino đã nói đại ý rằng, Tổng thống Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Austin giao cho tôi 2 nhiệm vụ: Một là ngăn chặn xung đột ở eo biển Đài Loan, hai là: nếu nhiệm vụ 1 thất bại, thì chuẩn bị chiến đấu và giành chiến thắng.

Đây là tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ nhất từ Hoa Kỳ, tức là chỉ cần Trung Quốc đánh Đài Loan, Mỹ nhất định tham chiến, không chỉ tham chiến, mà còn phải giành chiến thắng. Trước đây Mỹ còn mơ hồ về vấn đề Đài Loan, nhưng hiện nay Mỹ đã vô cùng minh xác, và không có lựa chọn nào khác.

Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, toàn bộ trật tự thế giới sau Thế chiến II sẽ rối loạn. Mỹ là cảnh sát quốc tế. Nếu cảnh sát không đánh được lưu manh, thì còn gì là cảnh sát nữa.

Nếu không có cảnh sát, xã hội đen sẽ lộng hành, mọi người ngừng kinh doanh, mọi công ty ngừng kinh doanh, toàn bộ thương mại quốc tế coi như xong.

Thế giới mà chúng ta đang sống sở dĩ phồn vinh như vậy là do toàn cầu hoá. Vì sao chúng ta sản xuất hàng triệu, hàng chục triệu mà vẫn bán được, vì sao giá cả sản phẩm rẻ như vậy? Chính là do toàn cầu hoá phân công hợp tác, mỗi người chuyên làm một sản phẩm cho nên hạ được chi phí. Nếu không có những thứ này, kinh tế thế giới sẽ quay lại thập niên 80, thậm chí còn tệ hơn.

Đối với Mỹ mà nói, việc phá hoại chuỗi công nghiệp toàn cầu là điều không thể dung thứ, kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Bên Mỹ không có lựa chọn nào khác trong việc bảo vệ Đài Loan, hơn nữa nhất định phải nhanh thắng nhanh và giành chiến thắng.

Nhìn tổng thể những điều này một cách khách quan, chúng ta sẽ thấy rằng Tập Cận Bình rất khó tấn công Đài Loan.

Còn một điều nữa liên quan đến tâm lý Tập Cận Bình. Chúng ta biết rằng tâm lý quyết định hành động, khi biết được tâm lý ông Tập, chúng ta có thể biết phương hướng chính sách tiếp theo của Trung Quốc trong tương lai.

Tập Cận Bình khi thấy người yếu nhược, sẽ tỏ ra vô cùng cùng cứng rắn, khi thấy người cứng rắn, ông Tập sẽ tỏ ra vô cùng yếu nhược.

Ở Trung Quốc có một kỳ thủ cờ vây là Nhiếp Vệ Bình, ông là bạn của ông Tập thời còn trẻ. Khi ông Tập Cận Bình còn làm Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, thì Nhiếp Vệ Bình có viết một cuốn sách, trong đó kể về việc: Năm 1968 tức khi ông Tập Cận Bình 15 tuổi, thì có đánh nhau. Khi thấy đối phương đông người hơn, thì Tập Cận Bình lập tức quay người bỏ chạy, thậm chí còn chạy rất nhanh.

Đây là đặc điểm tính cách của ông Tập: Khi thấy sự việc làm không thành, ông Tập sẽ lập tức quay gót 180 độ. Giống như ông Tập làm chính sách zero-COVID, sau đó trong một đêm đột ngột mở cửa; hôm nay đánh Jack Ma, ngày mai lại kêu Jack Ma về nước.

Khi đánh Đài Loan mà có Mỹ tham chiến, thì ông Tập sẽ không dám đánh. Ngay cả khả năng thắng là 99%, ông Tập cũng phải suy nghĩ:

Nếu đánh mà thua với khả năng 1%, thì ông Tập sẽ mất 100% quyền lực.

Nếu không đánh ông nhất định giữ được 100% quyền lực, bởi vì Mỹ sẽ không lật đổ Trung Quốc, mà chỉ là ức chế Trung Quốc.

Chúng ta biết rằng: 'Quân sự là hình thức cực đoan của ngoại giao, mà ngoại giao là sự tiếp diễn của nội chính'. Những điều ông Tập làm hết thảy là để phục vụ quyền lực chính trị của mình. Ông Tập sẽ không vì 1% nguy hiểm mà mất đi 100% quyền lực. Cho nên từ phương diện tính cách, thì ông Tập sẽ không đánh Đài Loan.

Sức mạnh mềm của Đài Loan
Nếu ông Tập không thể dùng 'sức mạnh cứng' để tấn công Đài Loan, thì Đài Loan nên dùng 'sức mạnh mềm' gì để đối phó với Trung Quốc?

Khi chúng ta định rõ ràng rằng: Khi định vị khủng hoảng ở eo biển Đài Loan là cuộc chiến giữa 'chuyên chế độc tài' và 'tự do dân chủ', thì Đài Loan mới có thể kéo những người bạn dân chủ về phía mình, đoàn kết thành một khối để đối phó với Trung Quốc. Đây là vấn đề chọn bên, 'bạn chọn độc tài hay dân chủ'.

Đài Loan có tự do dân chủ. Nếu Đài Loan giống như Bắc Hàn, thì Mỹ có bảo vệ Đài Loan hay không? Nếu Trung Quốc đánh Bắc Hàn, Mỹ có bảo vệ Bắc Hàn hay không? Không. Vậy vì sao Mỹ lại bảo vệ Đài Loan? Bởi vì Đài Loan là quốc gia tự do dân chủ.

Trên thực tế nền dân chủ của Đài Loan cung cấp tính hợp pháp cho chính phủ Đài Loan. Vì sao bà Thái Anh Văn làm tổng thống? Chính là do dân tuyển.

Trung Quốc luôn muốn nói chuyện thống nhất với Đài Loan, vậy thì Đài Loan sẽ trả lời rằng 'các bạn hãy phái đại biểu hợp pháp của quốc gia bạn đến nước tôi nói chuyện'. Thế nào là 'đại biểu hợp pháp của quốc gia', chính là do người dân trực tiếp bầu ra. Trung Quốc tuyệt đối không thể làm được. Cho nên khi Trung Quốc muốn nói chuyện thống nhất với Đài Loan, thì Trung Quốc không có tư cách nói chuyện.

Nếu Trung Quốc biện hộ rằng: 'Chúng tôi cũng là do dân tuyển ra mà'. Đài Loan sẽ nói: 'Nếu bạn là dân chủ thực sự, bạn phải có tự do ngôn luận. Nếu không có tự do ngôn luận, thì làm sao tôi biết cương lĩnh chính trị của bạn là gì, trong quốc gia của bạn có ai phản đối bạn hay không? Nếu không có những thứ ấy thì bạn là dân chủ giả, các bạn không đại biểu cho người dân Trung Quốc'. Lúc này Trung Quốc liền á khẩu.

Cho nên về sức mạnh mềm đầu tiên này, thì chế độ tự do dân chủ của Đài Loan là cái ô bảo hộ lớn nhất cho Đài Loan. Chỉ cần Đài Loan là quốc gia tự do, thì Mỹ nhất định bảo hộ.

Sức mạnh mềm thứ hai là phương diện ngoại giao. Khi Trung Quốc đang lâm khốn cảnh vì ngoại giao chiến lang xấu xí, gây thù chuốc oán khắp nơi, thì đây là cơ hội tuyệt hảo để Đài Loan tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước.

Nhưng Đài Loan nên đi chậm từng bước, kết giao nước nhỏ trước, nếu nước nhỏ bị Trung Quốc trừng phạt, thì quốc tế vẫn giúp được. Sau đó Đài Loan mở rộng với quốc gia tầm trung, sau đó mới đến nước lớn. Bắt đầu với các nước vùng Baltic như là Lít-va. Bởi vì Lít-va vốn dĩ không nịnh hót Trung Quốc. Hơn nữa kinh tế của quốc gia nhỏ như Lít-va, thì dù Trung Quốc trừng phạt, thì xã hội quốc tế sẽ giúp họ đứng vững.

Trung Quốc lần thứ nhất có thể sẽ nhảy cẫng lên, nhưng dần dần sẽ tê liệt. Sau khi để các nước nhỏ thử trước, thì tiếp theo nên tìm các nước tầm trung ở châu Âu. Cộng hòa Séc là một lựa chọn rất tốt. Bởi vì Cộng hòa Séc là quốc gia châu Âu phản đối Trung Quốc kiên quyết nhất, cũng là quốc gia Trung Âu hữu hảo nhất với Đài Loan.

Tiếp đó, đợi sự việc này qua đi, Đài Loan nên kết bang giao với các nước có sức ảnh hưởng ở châu Âu như Áo, Thuỵ Sĩ. Sau đó Đài Loan nên 'thừa thắng xông lên', kết giao với một loạt nước lớn như Mỹ, Nhật, Anh, Canada, Úc... để nước lớn này thừa nhận Đài Loan, đồng thời bảo hộ Đài Loan.

Nếu Đài Loan thật sự làm được đến bước đó, thì người dân Trung Quốc Đại lục sẽ thấy rằng Trung Quốc không được thế giới hoan nghênh như thế nào, đây là cách rất tốt, đánh vào tính hợp pháp của Trung Quốc.

Sức mạnh mềm thứ ba của Đài Loan chính là kinh tế. Đài Loan phải giữ được kinh tế phát triển, làm cho người dân giàu có lên.

Nếu Đài Loan là quốc gia bần cùng, xáo động, thì Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này mà nói: 'Kinh tế ở Đại lục tốt lắm, chúng ta hãy thống nhất đi'.

Đây là một nguyên lý quan trọng mà tác giả Hayek trong cuốn 'Con đường đi đến nô dịch' đề cập, đó là: Khi bần cùng, thì người ta sẵn sàng từ bỏ tự do để đổi lấy bánh mỳ. Nhưng cuối cùng, họ sẽ mất cả bánh mì và tự do.

Cho nên Đài Loan nhất định phải phát triển kinh tế, tự lực tự cường, phải khiến cuộc sống người dân phồn vinh, xã hội ổn định, thì mới không rơi vào luận điệu của Trung Quốc.

Sức mạnh mềm thứ tư, cũng là một ưu thế của Đài Loan đó là sức mạnh của văn hoá. Đài Loan là một trong những nơi bảo tồn tốt nhất văn hoá truyền thống Trung Hoa.

Những điều tinh hoa trong văn hoá nhất định phải được bảo vệ. Khi văn hoá được công nhận, thì mọi người mới có điểm chung khi nhìn nhận vấn đề, như thế sẽ tạo được lực gắn kết mọi người với nhau, xã hội không bị chia rẽ xung đột. Cho nên đây là ưu thế trong sức mạnh mềm của Đài Loan.

Thuần Phong biên dịch

Thursday 18 January 2024

Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cở thế giới

Tác giả: Tây Xuyên (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Lâu nay người Trung Quốc bàn cãi nhiều về vấn đề nền văn học lâu đời của họ chưa có tác phẩm nào được xếp vào hàng tác phẩm văn học đỉnh cao thế giới, chưa có nhà văn nào được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới. Giải Nobel Văn 2012 trao cho Mạc Ngôn (trong hình) không làm thoả mãn cơn khát giải Nobel của họ và dường như họ đã nhanh chóng quên đi niềm vinh hạnh ấy. Tháng 12/2012, từ Stockholm trở về cho tới nay, Mạc Ngôn chưa được một lãnh đạo cấp cao nào tiếp kiến. Ngược lại ông được "đón tiếp" ngay bằng cuốn "Phê phán Mạc Ngôn" của hai giáo sư tiến sĩ văn học Lý Bân và Trình Quế Đình xuất bản tháng 4/2013, gồm bài viết của hơn 40 nhà phê bình văn học vạch ra 9 khuyết điểm lớn của Mạc Ngôn. 

Tiếp đó mạng xã hội có nhiều bài phê phán tác phẩm của Mạc Ngôn bôi xấu Trung Quốc, hợp với ý đồ của phương Tây... Tình hình nói trên cho thấy sự phức tạp, bế tắc, bi quan trên văn đàn Trung Quốc. Bài dưới đây của nhà thơ Tây Xuyên dưới tiêu đề "Trung Quốc hiện nay chưa có nhà văn tầm cỡ thế giới! Tất cả chỉ là những trò vui chơi bịp bợm" là một ví dụ.

Ngay cả khi [Trung Quốc] có vài nhà văn lần lượt giành được giải thưởng lớn văn học quốc tế và cũng có vài nhà văn đã trở thành "con cưng" của giới xuất bản nước ngoài, thì vị thế nằm bên rìa nền văn học thế giới của văn học đương đại Trung Quốc vẫn là một thực tế không thể chối cãi. Từng có một nhà văn nước ngoài nói đùa với tôi (thực ra là giễu cợt văn học đương đại Trung Quốc): "Hãy xem kìa, nhà văn Trung Quốc là những cây bút giỏi nhất toàn cầu, vì các bạn đã giành được hơn một nửa giải thưởng văn học quan trọng của thế giới!". Khi nghe câu nói ấy, tôi chỉ có thể cười he he.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tổ chức một số cái gọi là liên hoan văn học quốc tế, liên hoan thơ quốc tế và trung tâm sáng tác quốc tế, thế nhưng một số nhà văn nước ngoài được mời đến lại là người sống ở Hồng Kông, Macao, và một số thực ra chủ yếu là các nhà Hán học. Cũng có những nhà văn nước ngoài thực sự giỏi, nhưng sau khi họ được mời đến rồi thì các phương tiện truyền thông, các viện, trường và cơ quan nghiên cứu khoa học của chúng ta đã không khai thác suy nghĩ của họ. Họ được thu xếp đi tham quan du lịch như để tô điểm cho các hoạt động "giao lưu quốc tế" của chúng ta.

Tình hình hiện nay là chúng ta có rất ít nhà văn được mời tham gia các hoạt động giao lưu văn học thực sự đỉnh cao của nước ngoài, và các đợt liên hoan văn học trong nước của chúng ta vẫn chưa thể tạo ra khả năng va chạm trí não và gặp gỡ trái tim giữa các nhà văn Trung Quốc với nhà văn nước ngoài. Từ việc mời khách, việc xây dựng chủ đề trò chuyện, cho đến việc thu xếp các hoạt động, bố trí địa điểm tổ chức sự kiện, liên hoan văn học cần hướng đến việc thúc đẩy tạo ra nhiều giao lưu, đối thoại có hiệu quả. Nhân tiện xin nói thêm, tốt hơn hết, các nhà tổ chức hoạt động văn hóa, văn học và các quan chức văn hóa của chúng ta chớ nên có những cách hành xử phản tác dụng gây hại cho các hoạt động giao lưu văn hóa và văn học quốc tế. Nên nói ít làm nhiều.

Những kẻ quê mùa không làm được việc giao lưu quốc tế đâu. Trong các hoạt động chính thức chớ có sử dụng những bản dịch của phần mềm dịch máy. Nhân thể nói thêm, các loại trung tâm viết văn quốc tế hoặc dự án viết văn quốc tế được thành lập gần đây phải cân nhắc xem nên dùng ngôn ngữ làm việc nào khi các nhà văn Trung Quốc và nước ngoài sinh hoạt cùng nhau. Xin bổ sung, các dự án viết quốc tế của trường đại học nước ngoài thường hay tổ chức hội thảo về các vấn đề chính trị, xã hội và các vấn đề dịch thuật, không chỉ thảo luận về văn học mà còn tổ chức các buổi đọc thơ đọc truyện.

Có một lớp giấy cần phải chọc thủng: Những nhà văn, nhà thơ nước ngoài không thuộc đẳng cấp cao, cho dù họ mang những cái tên John, tên James, David hay Michael, họ cũng đều biết tiền bạc và cũng biết quyền lực, và biết phải bám lấy ai khi đến Trung Quốc, và sau khi về nước nên tâng bốc ai, tạ ơn ai. Đấy là nội dung của xã hội học văn học, nó khác với việc xây dựng văn học chân chính. Trung Quốc có nhà văn và nhà thơ lớn tầm cỡ thế giới hay không, thì việc chúng ta đóng cửa nói với nhau cũng chẳng là cái quái gì, những vị John và James không rõ lai lịch kia có nói gì thì cũng không đáng quan tâm. Chỉ có sự đồng thuận giữa các khối óc lớn, tâm hồn lớn của Trung Quốc và nước ngoài mới là thứ quan trọng.

Vài năm gần đây có mấy vị đoạt giải Nobel văn học, gồm Llosa, Soyinka, Coetzee, Naipaul, v.v., được mời đến thăm Trung Quốc (dường như nhờ thế mà đồng bào ta biết tới giải Nobel). Có điều Coetzee được mời, nhưng không mời văn học Nam Phi. Llosa được mời, nhưng không mời văn học Tây Ban Nha. Các vị đại văn hào ấy nói về bản thân. Họ chẳng thèm nói về đồng nghiệp của mình. —— Nói về họ thì cũng được, nhưng các vị giáo sư, nhà văn, nhà thơ Trung Quốc lại chưa sẵn sàng trò chuyện thực sự sâu sắc với họ, Trung Quốc thiếu những bộ óc tầm cỡ quốc tế.

Các học giả Trung Quốc đã không tiếc công sức để bày tỏ sự ngưỡng mộ tới mức độ lố bịch đối với nền văn hóa lớn mạnh của phương Tây. Nhưng họ lại ít hiểu biết về văn học Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, thế giới Ả Rập, Ukraine, Gruzia (tôi chỉ nêu ra vài ví dụ). Đầu óc chúng ta quen dùng tiền bạc và quyền lực để đánh giá các nền văn hoá; trong những cái đầu ấy chưa thể hình thành một "bản đồ thế giới" thực sự nào. Về điểm này, có lẽ sự khác biệt giữa chúng ta với những đầu óc thời cuối triều đại nhà Thanh không lớn như chúng ta nghĩ.

Ta thường nói Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa hiện đại phương Tây, tác phẩm văn học nước ngoài bày trong các hiệu sách cũng không thể nói là ít, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực sự bước vào hiện trường văn học nước ngoài. Những gì được giảng dạy trong các trường đại học là văn học nước ngoài trước thời kỳ đầu thế kỷ 20, và có lẽ chúng ta cũng dành nhiều sự quan tâm đến những nhà văn cổ điển và nhà văn lớn công thành danh toại, và không coi trọng lắm những nhà văn đang ở vào thời kỳ sáng tác sôi nổi và đang tích lũy danh tiếng. Trong giao lưu văn học, trước hết phải hiểu hoàn cảnh văn học của đối phương. Trong tình hình hiện tại, các nhà tổ chức giao lưu văn hóa, nhà xuất bản của chúng ta còn hiểu biết rất ít về tình hình thực tế sáng tác văn học phong phú, văn học lập thể của người ta .

Khi nhà văn nước ngoài đến nước ta, họ thường được hỏi đã đọc qua tác phẩm nào của nhà văn Trung Quốc. Người ta thường cáo lỗi nói rằng họ chưa làm quen với văn học Trung Quốc hoặc miễn cưỡng nhắc đến một hai cái tên tác phẩm nào đó. Nhưng ở nước ngoài — ví dụ ở Mỹ —phần lớn các tác phẩm văn học Trung Quốc đương đại ở một số thị trường là "văn học tố khổ". Mà văn học kể khổ là một sản phẩm của ý thức Chiến tranh Lạnh, nó được chống lưng bởi lương tâm quốc tế. Sự tỉnh ngộ của người Đức đối với bọn Đức Quốc xã trong Thế chiến II và sự tái suy ngẫm của người Đông Âu đối với chế độ chuyên quyền của Stalin đã tạo thành định hướng chính trị của giới trí thức quốc tế đương đại.

Trong những năm gần đây, chính phủ và các cơ quan xuất bản ở ta đã thực hiện nhiều dự án "Đi ra ngoài", phiên dịch và xuất bản một số lượng lớn tác phẩm Trung Quốc. Nhưng chỉ một mực chú ý đẩy các nhà văn nổi tiếng trong nước ra quốc tế, mà chẳng quan tâm đến việc quốc gia sở hữu ngôn ngữ mục tiêu ấy có những nhà văn nào được hoan nghênh, đã hình thành sở thích đọc sách như thế nào, độc giả quan tâm đến vấn đề gì, có những trào lưu tư tưởng nào, và logic của lịch sử văn hóa của họ ra sao... như thế thì cuốn sách mà bạn đã dày công phiên dịch và xuất bản sẽ có thể có ít người đọc. Tại quầy sách ế đặt bên ngoài một hiệu sách lớn ở Berlin, tôi thấy có bày bán bản dịch tiếng Đức của các nhà văn Trung Quốc nổi tiếng (hơn nữa còn do các nhà xuất bản Đức xuất bản); giá bán chỉ một Euro một cuốn mà chẳng thấy ai mua.

Giao lưu văn học là một công việc chuyên nghiệp. Sự thiếu tính chuyên nghiệp đã làm giảm đáng kể hiệu ứng giao lưu văn học nước ngoài của chúng ta, và rất khó để bước vào hiện trường văn học của đối phương. Vấn đề này không chỉ thể hiện ở việc quảng bá văn học Trung Quốc đương đại, mà trong việc quảng bá và truyền bá văn hóa cổ đại cũng thế. Ví dụ, chúng ta coi Lão Tử và Khổng Tử là báu vật của văn hoá Trung Quốc, và nghĩ rằng nên dịch những tác phẩm kinh điển này ra tiếng nước ngoài. Thế nhưng chỉ riêng trong thế giới nói tiếng Anh đã tồn tại hàng trăm bản dịch "Lão Tử" rồi, bạn có tăng thêm một bản "Lão Tử" do người Trung Quốc dịch bằng tiếng Anh sách giáo khoa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Ở nước ngoài hiện nay đã có nhiều tổ chức giao lưu văn hóa Trung Quốc, chẳng hạn như Viện Khổng Tử, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc, nhưng việc giao lưu vẫn còn có thể thực hiện chuyên nghiệp hơn. Ví dụ, ngoài việc lưu trữ sách giáo khoa Hán ngữ và sách phổ biến văn hóa ra, thư viện của Viện Khổng Tử nên được tổ chức thành nơi trưng bày văn hóa và văn học Trung Quốc quy mô nhỏ, nên mua sắm các tác phẩm văn học Trung Quốc do địa phương đó phiên dịch, xuất bản. Như vậy sẽ giúp người dân bản địa quan tâm Trung Quốc có thể dễ dàng tìm thấy nơi tìm hiểu Trung Quốc.

Khi các nhà văn Trung Quốc ra nước ngoài, đôi khi họ tổ chức một buổi thuyết trình tại Viện Khổng Tử, nhưng phần lớn thính giả lại là người Trung Quốc, không mời được các nhà văn bản địa có thể đối thoại, điều này chẳng khác gì tổ chức một hoạt động văn học ở Trung Quốc. Lẽ ra các tổ chức văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài có thể hiểu được hiện trạng văn học địa phương một cách kịp thời và chính xác, có thể tích cực chủ động liên hệ với giới văn hóa và giới trí thức địa phương, đồng thời với việc cung cấp về Trung Quốc những thông tin văn học mới nhất, còn có thể xây dựng một kênh trao đổi đi lại với nhau cho các nhà văn Trung Quốc và nước ngoài. Thế nhưng họ chưa làm được điều đó.

Tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc ở Madrid, Tây Ban Nha, tôi được xem cuộc triển lãm tranh hoa và chim "mua thêm son hồng vẽ hoa mẫu đơn" của một họa sĩ hạng nhất quốc gia. Các phòng trưng bày nghệ thuật lớn ở Madrid bày đầy những tác phẩm của Greco, Velázquez, Goya, Picasso và Dali. Nếu bạn định đến Tây Ban Nha làm một cuộc trưng bày mỹ thuật thì bạn không được coi nhẹ kiến thức và gu thẩm mỹ nghệ thuật của người Tây Ban Nha. Các hoạt động trao đổi văn học và văn hóa cũng vậy. Về điểm này, lại phải chọc thủng một lớp giấy nữa: Bất kỳ ai đã đi triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các buổi hòa nhạc, hoặc giành được những cái gọi là giải thưởng quốc tế, chúng ta đều phải hỏi: Bạn có tự bỏ tiền ra không? Địa điểm trưng bày của bạn có phải do người Trung Quốc ở nước ngoài tổ chức hay không? Giải thưởng của bạn có phải do người Trung Quốc ở nước ngoài thiết lập hay không? —— nên nhớ rằng giày da do người Ôn Châu sản xuất ở Ý còn được gọi là "Made in Italy" nữa là!

Trung Quốc không có cộng đồng trí thức hải ngoại. Người Israel, người Ba Lan và thậm chí cả người Mexico đều có cộng đồng trí thức của riêng họ rải rác khắp thế giới, nhưng Trung Quốc thì không có. Đã bao giờ Khu phố Tàu và Phố Tàu ở các nước từng tổ chức những buổi đọc tác phẩm văn học? Hàng năm vào dịp Tết âm lịch, người Hoa ở Khu Phố Tàu đều múa sư tử, bán thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, diễn kịch, nghe tương thanh, tung hô tán thưởng các diễn viên và ca sĩ nổi tiếng trong Gala Lễ hội Mùa xuân của Truyền hình Trung ương Trung Quốc – những chuyện ấy họ làm rất thành thạo. Nhưng tất cả đều chỉ là trò vui chơi mà thôi! Tôi ghét cay ghét đắng những chuyến đi du lịch nước ngoài bằng tiền nhà nước của các quan chức, tôi cũng căm ghét những chuyến dùng tiền công quỹ đi nước ngoài tổ chức biểu diễn trò vui chơi của những người gọi là nghệ sĩ. Cái trò chơi, trò chơi, trò chơi ấy chơi đến chết vẫn chưa xong, chưa hết. Trang Tử cũng ghét, Mạnh Tử cũng ghét, Khuất Nguyên cũng ghét, Tuân Tử cũng ghét, Hàn Phi Tử cũng ghét.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung