Wednesday 30 March 2022

ĐỘI QUÂN MA

AI - Trí tuệ nhân tạo trong tương lai sẽ thay thế gang thép và thuốc súng và là điều kiện quan trọng để giành chiến thắng.

Muốn chiến thắng trong trận chiến tương lai, cần phải chiếm được ưu thế so với kẻ địch trong hệ thống tổng thể được hình thành bởi nhiều công nghệ chủ chốt như mạng, truyền thông, điện tử, bán dẫn và phương tiện truyền thông.

Trong một bài báo được đăng ngày 5 tháng 3 với tiêu đề "Trận chiến ảo diệu - Putin chiến đấu với ai", nói về nhiều sự kiện ảo diệu trong cuộc chiến Nga-Ukraine, vượt quá tầm hiểu biết của người dân thường về chiến tranh. Khả năng quân sự của Ukraine đến đâu và Nga đang chiến đấu với ai? Một tháng đã trôi qua, và những sự cố kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra.

Quân đội Nga đã gặp phải những điều khó tưởng tượng, há miệng mắc quai nào trên chiến trường mặt đất? Khả năng của quân đội Ukraine đến đâu và Nga đang chiến đấu với ai?

Đúng vậy, một tháng đã trôi qua, và những sự việc kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng qua một số tiết lộ của phương tiện truyền thông, sự thật dường như đang dần lộ diện.

Đêm 6/3, tàu tuần tra Vasily Bykov của Hạm đội Biển Đen Nga bị lực lượng Ukraine bắn chìm.

Nghi vấn? Ukraine không còn hải quân, và chính một cuộc phóng tên lửa đa điểm đã đánh chìm tàu tuần tra. Làm thế nào một vũ khí bắn trực tiếp không có điều khiển như vậy lại có thể đánh chìm một con tàu hải quân xa bờ với độ chính xác như vậy trong bóng tối? Đây không phải là tàu tuần tra thông thường mà là tàu tuần tra có tải trọng 1.800 tấn được đưa vào hoạt động năm 2018. Ukraine có khả năng làm được không?

Một số phương tiện truyền thông cho biết khi tầu Vasily Bykov bị đánh chìm, hai máy bay không người lái nghi là Raven đang bay lượn trên bầu trời. AeroVironment RQ-11 Raven do một công ty khoa học môi trường ở Thung lũng Silicon, Mỹ chế tạo, chỉ nặng 1,9 kg, có thể ném trực tiếp lên không trung bằng tay. Sau khi đạt độ cao định trước, nó có thể bay lượn theo quán tính trên không trong khoảng 1,5 giờ nên rất khó phát hiện. Sau đó loại máy bay này được Cty Lockheed Martin mua lại, hãng đã giảm kích thước nhỏ hơn và lắp đặt một thiết bị nhìn ban đêm dùng cho quân sự. Đây là một loại vũ khí cũ đã được phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong hơn một thập niên. Người ta nói rằng thiếu tướng Vitaly Gerasimov, tham mưu trưởng Tập đoàn quân 41 của Nga, đã bị giết chết, có thể là do thông tin định vị bởi Raven cung cấp.

Nếu tin đồn là sự thật, thì vấn đề là: chiếc máy bay không người lái này không nằm trong danh sách vũ khí mà Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine. Ai đã đưa Raven đến Ukraine?

Tiếp tục đặt câu hỏi:

Vào ngày 11 tháng 3, Thiếu tướng Andrey Borisovich Kolesnikov, chỉ huy của Tập đoàn quân 29 thuộc Quân khu phía Đông của Nga, đã thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ. Cần chú ý, đây là thiếu tướng Nga thứ ba thiệt mạng tại Ukraine đến lúc ấy. Ông ta bị giết khi ra tiền tuyến giám sát trận đánh theo lệnh của Putin mở cuộc tổng tấn công nhằm vào Kyiv. Lại là một cuộc định điểm (xác định vị trí) thanh trừ? Không chỉ ông ta, mà còn nhiều tướng tá khác lần lượt bị giết.

Ngày 11/3, theo phát hiện từ vệ tinh của Mỹ, đoàn xe bọc thép, xe tăng nối đuôi dài 64 km ở phía bắc Kiev bắt đầu tiến 4,5 km về phía Kyiv sau 11 ngày đình trệ. Tuy nhiên, ở nhiều thời điểm, đoàn xe đã bị tấn công bởi những kẻ không quen biết nhưng với lối tấn công rất quen thuộc là đánh vào hai đầu của một đoàn xe, sau đó phần giữa không di chuyển được. Một cuộc hành quân như vậy là rất cấm kỵ và cực kỳ ngu dốt, không hiểu sao quân Nga lại không thể hiểu được điều này. Cho nên: Tại sao đoàn xe không nhúc nhích trong nhiều ngày? Tại sao chỉ tiến 4,5 km? Tại sao không thể tấn công Kyiv một cách ào ạt?

Có điều gì ẩn khuất mà khiến quân Nga nói không ra lời?

Một bên là những cơn sóng gang thép của Nga và bên kia là những binh đoàn ma của Ukraine, đó rõ ràng là một cuộc chiến không tương xứng. Và khi chúng ta đi sâu tìm hiểu thêm về thông tin từ nhiều phía, bí ẩn đang dần được hé lộ.

Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng Hoa Kỳ:

Hãy quay trở lại 12 năm trước, vào năm 2010, quân đội Hoa Kỳ đã bổ sung thêm một đơn vị tác chiến mới: Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ. Chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động quân sự mạng và bảo vệ các hệ thống máy tính quân sự, nó thuộc về Bộ Chỉ huy Nhất Thể Hoá Tác Chiến của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được thành lập bởi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates và chính thức ra mắt vào ngày 21 tháng 5 năm 2010. Trung tướng Keith Alexander, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, là chỉ huy đầu tiên. Có trụ sở chính tại Căn cứ Quân đội Fort Meade, Maryland, Hoa Kỳ .

Một điều thú vị khác về nó:

Logo của bộ tư lệnh không gian mạng Hoa Kỳ (United States Cyber Command) có bộ mật khẩu " 9ec4c12949a4f31474f299058ce2b22a" Tạp chí công nghệ "Wired" của Mỹ từng tổ chức cuộc thi bẻ khóa mật khẩu, các thí sinh đã bẻ khóa mật khẩu trong khoảng 3 giờ. Người phát ngôn của Cyber Command sau đó đã xác nhận giải mã, đó là nội dung nhiệm vụ của bộ tư lệnh bằng mã hóa MD5: 

"USCYBERCOM lập kế hoạch, điều phối, tích hợp, đồng bộ hóa và tiến hành các hoạt động: lãnh đạo các hoạt động và bảo vệ mạng thông tin DoD; chuẩn bị và dưới sự chỉ đạo, thực hiện các hoạt động quân sự toàn diện trên không gian mạng để đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh trong không gian mạng. Tự do hoạt động và ngăn chặn cùng một hành động của kẻ thù. "

Chắc vào thời điểm đó, không ai có thể nghĩ rằng cuộc chiến trong tương lai sẽ có một hướng đi mới tại điểm nút này 

Một người và một bản báo cáo:

Eric Emerson Schmidt. Năm 2001, ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Google. Năm 2013, kêu gọi Trung Quốc mở cửa Internet, nếu không Google sẽ không quay trở lại Trung Quốc. Cùng năm, ông xuất bản cuốn sách mới "Kỷ nguyên kỹ thuật số mới", trong đó coi Trung Quốc là một siêu cường nguy hiểm và đang rình rập cơ hội. Vào năm 2015, Google được tổ chức lại để thành lập Alphabet, với Schmidt là chủ tịch điều hành và hết nhiệm kỳ vào năm 2019.

Sau khi rời Google, Schmidt là người đứng đầu nhóm tư vấn Mỹ "China Strategy Group" ( Tổ chiến lược Trung Quốc). Hai năm sau, một báo cáo bom tấn gây chấn động thế giới đã được gửi đến bàn làm việc của Biden :

"Cạnh tranh bất đối xứng: Các chiến lược cho cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc"

Báo cáo nhắc nhở chính phủ Hoa Kỳ rằng họ phải thừa nhận Trung Quốc đã bắt kịp Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Cái gọi là cạnh tranh bất đối xứng có nghĩa là không cần phải chuẩn bị kỹ thuật ăn miếng trả miếng mà phải hình thành lợi thế hệ thống toàn diện trong các công nghệ chủ chốt thông qua nhiều cách khác nhau để đáp ứng những thách thức của Trung Quốc. Schmidt cho rằng Hoa Kỳ phải duy trì lợi thế đi trước hai thế hệ so với Trung Quốc về công nghệ phần cứng.

Điểm mấu chốt là báo cáo này đưa ra một loạt các khuyến nghị về chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm:

Thiết lập các cơ chế cho phép nhà nước và các công ty tư nhân chia sẻ những tình báo về khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, hợp pháp và bình đẳng.

Xác định làm sao để các khả năng dự đoán của các công ty tư nhân có thể được sử dụng cho vấn đề bảo mật.

Thành lập "đội dự bị tình báo". Duy trì một nhóm các chuyên gia công nghệ đã được thẩm xét kỹ lưỡng, những người có thể liên hệ khi cần thiết để tham vấn về kiến thức chuyên môn của họ. Thành viên của "đội dự bị" này có thể đến từ các công ty tư nhân, trường đại học hoặc các nhóm liên quan khác.

Bạn có hiểu rằng chính sách cốt lõi trong đề xuất của Schmidt là tích hợp khả năng khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ vào chiến lược tình báo quân sự của chính phủ Hoa Kỳ.

Hai tháng sau, vào tháng 3 năm 2021, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã xây dựng các biện pháp chi tiết mới trên cơ sở này. Một nhóm các công ty tư nhân bắt đầu tham gia rộng rãi vào các hội đồng an ninh quốc gia và các dịch vụ tình báo ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Có rất nhiều cái tên quen thuộc trong đội do Schmidt dẫn dắt này: Bao gồm Google, Microsoft, Apple, Starlink, Facebook, Lockheed Martin (đừng quên máy bay không người lái Raven đã đề cập ở trên của công ty này),Thor...

Nhóm doanh nghiệp tư nhân này ban đầu được thành lập để nhằm đối phó Trung Quốc và bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng, Nga ngố lại giẫm phải thòng lọng, đúng lúc này, chiến trường Nga - Ukraine bùng nổ và trở thành bãi thử nghiệm các mô hình chiến tranh thế hệ mới của Mỹ.

Microsoft: Ai là hacker giỏi nhất trên bề mặt:

Mọi người trên trái đất đều biết lực lượng hack mạnh nhất hiện nay không ai khác chính là đội quân mạng của Nga, dù là bầu cử Nhật Bản hay bầu cử Mỹ đều có thể lờ mờ nhìn thấy bóng dáng họ. Tuy nhiên: Vào nửa cuối năm 2021, chiến tranh sắp xảy ra khi Nga tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine. Lúc này, một nhóm kỹ sư của Microsoft đã bí mật lẻn vào Ukraine. Họ phát hiện ra rằng, ngay từ vài năm trước, Nga đã cấy ghép các phần mềm gián điệp Trojan đang ngủ vào các nút chính của hệ thống mạng của chính phủ Ukraine, bao gồm điện lực, thông tin liên lạc, chỉ huy quân sự và các trang web khác. Nhóm chuyên gia đã dọn sạch tất cả các phần mềm độc hại Trojan và xây dựng một hệ thống tường lửa tương đương với cấp độ hoạt động của quân đội Hoa Kỳ cho chính phủ Ukraine.

Ba giờ trước khi bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2, đội quân mạng Nga bắt đầu gửi một lập trình đánh thức phần mềm độc hại Trojan tới Ukraine. Trong vòng hai giờ, trụ sở chính của Microsoft tại Seattle đã gửi một bản vá hệ thống và chặn lệnh đánh thức phần mềm độc hại Trojan từ phía Nga.

Phát súng khai chiến đầu tiên của Nga đã chết lặng.

Lúc này, Putin không hề hay biết, đã tiến hành các cuộc không kích và tấn công mặt đất như kế hoạch ban đầu. Trong suốt cuộc chiến cho đến ngày nay, các hệ thống mạng của Ukraine vẫn hoạt động bình thường. Còn của Nga thì bị ngăn chặn và sửa đổi lệnh một cách đau khổ.

Google: Bài tập Tác Chiến Nhận thức:

Tác chiến nhận thức là gì? Thật ra mà nói, Lão PP cũng không giải thích được rõ ràng, có lẽ là thông qua việc ngăn chặn và sàng lọc thông tin, đưa ra thông tin sai lệnh để kẻ địch nhận thức sai lầm về tình hình.

Vào ngày đầu tiên của giai đoạn tấn công của Nga, Google mở chế độ tác chiến. Nghĩa là khởi động dẫn đường chỉ lối cho riêng quân đội Ukraina, nhưng điện thoại di động của Nga thì không có cách nào để tìm đường, không thể kiểm tra được điều kiện giao thông trên đường, trong khi điện thoại di động của Ukraine lại sử dụng bình thường. Sau đó, điện thoại di động của Nga bị cắt tín hiệu mạng, khiến cho lính Nga phải đi cướp sim điện thoại của người Ukraine ở khắp mọi nơi.

Vụ việc này đã tạo nên cảnh tượng lạ trong lịch sử chiến tranh hiện đại, sau đó, Ukraine đã phải cảnh báo công dân nước này rằng nên cất điện thoại di động trong trường hợp chạm trán với quân đội Nga.

Tại sao lại gọi là tác chiến nhận thức? Bởi vì việc ngăn chặn sự tiết lộ thông tin gây khó khăn cho kẻ địch. Ngay cả khi thông tin của kẻ địch cũng không thể phân biệt được đúng sai.

Có "Dự án Thần Thuẫn - SHIELD" của Google. (Thuẫn là lá chắn)

Ban đầu, kế hoạch là để bảo vệ các trang web, bảo vệ các trang web nhân quyền ở các quốc gia khác nhau khỏi bị tin tặc tấn công. Nhưng trước chiến tranh, Google đã tập trung bao gồm các trang web của các tổ chức tin tức Ukraine, các tổ chức dân sự nằm dưới sự bảo vệ của dự án SHIELD, cho đến nay, không có trang web nào trong số các trang web được bảo vệ bởi dự án SHIELD bị tê liệt.

Dự án SHIELD có sức mạnh như thế nào?

Hãy nói theo cách này, các trang web dân sự thông thường về cơ bản bị mắc kẹt khi chúng nhận được hơn 20 cuộc tấn công mỗi giây. Tuy nhiên, các trang web được SHIELD bảo vệ có thể chịu được 450.000 cuộc tấn công mỗi giây từ 170.000 địa chỉ IP. Kinh chưa?

Bạn có ấn tượng rằng trong cuộc chiến này, hình ảnh và video của những người dân thường ở Ukraine gửi về rất nhiều, nhưng rất ít hình ảnh từ lính Nga.

Người ta nói rằng cả thế giới bây giờ không thể xem video hay thông tin của Nga. Điều này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên, đó là kết quả của việc ngăn chặn thông tin.

Facebook: định vị thanh lọc

Đây không phải la tro đùa. Chính phủ Ukraine có thông báo khuyến cáo người dân nước này chụp ảnh bằng điện thoại di động nếu họ nhìn thấy lực lượng vũ trang Nga, sau đó đăng ảnh lên Facebook.

Nó có nghĩa là gì? Mỗi thông tin được tải lên đều có vị trí địa chỉ tương đối chính xác và mỗi bức ảnh có thể cho thấy vị trí hoạt động hiện tại của quân đội Nga. Sau khi so sánh nhiều bức ảnh của cùng một vị trí thông qua một hệ thống AI phức tạp, có thể biết được trạng thái quân sự của Nga ở điểm ấy.

Lão đang nghĩ, liệu một số tướng lĩnh và chỉ huy của Nga bị giết liệu có liên quan đến những bức hình được chụp và tải lên bởi những người dân thường, sau khi danh tính của họ được hệ thống xác nhận, và hoạt động truy quét mục tiêu, định vị tiêu diệt được tiến hành.

Starlink: bỏ qua thiết bị truyền thống:

Mọi người đều biết điều này, và hiện nay hệ thống mạng của Ukraine phụ thuộc phần lớn vào hệ thống Starlink của Elon Musk.

Câu hỏi đặt ra là, chỉ với một Bộ trưởng IT 35 tuổi Fedorov, làm sao Ukraine có thể huy động một người như Musk? Và nhanh một cách kỳ lạ:

10 giờ sau khi Ukraine kêu gọi, dịch vụ StarChain đã được sử dụng. Và Musk cũng đã cẩn thận phủ một lớp sơn phi kim loại lên trạm thu phát sóng để tránh bị radar Nga phát hiện. Đặc biệt, một hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời di động cũng được cung cấp, để một người lính có thể đeo trên lưng mình di chuyển khắp nơi.

Rõ ràng là những thứ này đã được chuẩn bị từ trước. Việc cầu cứu của Ukraine chỉ là một thủ thuật để bịt mắt mọi người.

Theo thử nghiệm tại chỗ, tốc độ mạng của Starlink đã đạt một nửa tốc độ của 5G, vượt quá tốc độ mạng hiện có ở Ukraine. Nói cách khác, nó đã giết chết thiết bị thông tin truyền thống trong vài giây.

Cuộc chiến vệ tinh của các doanh nghiệp tư nhân

Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận với hơn một chục công ty vệ tinh dân sự của Hoa Kỳ, yêu cầu họ tham gia vào việc công bố các bức ảnh vệ tinh về Ukraine.

Điều này có vẻ đơn giản, nhưng tác dụng rất mạnh mẽ. Quân đội Hoa Kỳ không tham gia vào cuộc chiến, nhưng hơn một chục công ty vệ tinh đang theo dõi mọi động thái của quân đội Nga mỗi phút và công bố với thế giới kịp thời và cập nhật thông qua mạng xã hội. Trong khi đó, các vệ tinh của chính Nga đã bị cắt đứt bởi các tin tặc dân sự.

Xin hỏi: Cuộc chiến này còn đánh đấm thế nào được?

 Đội quân 200.000 người của Nga đã hoàn toàn trở thành một đội quân "trong suốt" nhìn rõ mồn một, dù ở bất cứ đâu, kể cả những người lính đứng đái ven đường hay ăn trộm gà của dân cũng bị tung lên mạng theo thời gian thực, dù họ có trốn trong rừng cũng bị moi ra.

Và quân Nga thì không hề biết gì về tình trạng của quân đội Ukraine.

Phi đội xe tăng dài 64 km lần đầu tiên được phát hiện và tung ra bởi các công ty vệ tinh tư nhân ở Hoa Kỳ. Và khi nó đã di chuyển 4,5 km theo hướng Kyiv cũng được phát hiện bởi vệ tinh. Bị lộ diện rõ như vậy như cá nằm trên thớt, làm mồi ngon lành cho máy bay tiềm kích không người lái.

Nói đến đây, chúng ta không thể không đặt nhiều câu hỏi. Theo lẽ thường, cho dù việc triển khai của quân đội Nga có hợp lý và tỉ mỉ đến đâu, thì luôn bị phơi bầy, lộ diện và bao vây bởi một đội quân vô hình. Ngược lại, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, chúng ta thực sự không hề thấy bất kỳ quân đội Ukraine nào rơi vào vòng vây của Nga. 

Quân đội Ukraine như bóng ma dưới nước, đến và đi không dấu vết, khiến quân đội Nga nhìn không thấy, với không tới. Vậy thì đánh đấm thế nào? Ngoài ném bom bắn phá điên cuồng vào dân thường. Liệu hồn ma này có phải là lực lượng ngầm của quân đội Hoa Kỳ hoặc liên minh doanh nghiệp tư nhân của Hoa Kỳ, lão muốn mọi người tự đoán.

Nga đánh với một Ukraine bé nhỏ đã khướt như vậy. Thử nghĩ, nếu chơi trực diện với Mỹ thì chịu sao nổi?

Còn một chuyện kinh thiên động địa mà lão PP đoán mò thông qua sự tự tin của tỉ phú Elon Musk. Bởi lão thấy Elon Musk coi Putin như con gián, coi vũ khí hạt nhân của Nga như Shit (cứt) có lẽ Musk đã nghiên cứu đánh chặn được hoặc thay đổi khẩu lệnh lập trình để các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga quay về một điểm chỉ định khác. Ví dụ Putin nhấn nút định hủy diệt Ukraine thì tên lửa đi nửa chừng lại quay về đúng chỗ Putin đang ngồi. Trong chốc lát, Putin và điện Kremli tan thành khói bụi. Khi chưa biết chắc bắn có đến mục tiêu hay không thì đừng dại ấn nút giết mình. Elon Musk đã cười thản nhiên và nói :"pà con cứ yên tâm ngủ ngon, sợ CCCC vũ khí hạt nhân của thằng Pú Lồn". Phải như thế nào Musk mới tự tin và thách thức Putin chứ! Phải không pà con?

 

 

 

 

Sunday 27 March 2022

Putin được gì khi xâm lược Ukraine ?

  Bài viết của 1 người Việt từng sống ở Nga rất lâu năm & được ơn của dân Nga .Xin giới thiệu một ghi chép rất chân thực và thật xuất sắc của một người có hiểu biết rất rõ về nước Nga. Bài của fb Thu Dương

 

PUTIN ĐƯỢC GÌ KHI XÂM LƯỢC UKRAINE ?

Với mình, một đứa đã lang thang trong thời trẻ trâu dọc nước Nga, từ thủ đô tới Sibêri, qua đến Saint Petersburg, cái thời đáng ra phải đi học nhưng đi buôn là chính, từng được sống với tất cả sự nồng ấm chân thành của người dân Nga ngay sau khi liên bang Xô viết sụp đổ, từ tính cách của người dân đến lịch sử chính trị của đất nước này, việc quân đội Nga sa lầy như hiện nay giữa chiến trường Ukraina thực sự mình không ngạc nhiên.

 

Nhìn lại từ thời Sa hoàng, nước Nga chưa bao giờ có dân chủ. Lịch sử cai trị của đất nước này luôn chỉ ra sự tàn bạo của kẻ mạnh với người yếu thế. Mạng người trong lịch sử nước này chưa bao giờ có giá trị, đơn giản với những ví dụ về các trại cải tạo lao động dành cho những người đối lập trong suốt chiều dài lịch sử, với điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt, được dựng lên tại vùng đất băng giá Sibêri, nơi nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè có thể chênh lệch tới 100oC. Chỉ có bạch dương mới sống sót được trong khí hậu này. Hàng trăm ngàn tù nhân đã phải bỏ xác khi hoàng cung mới được xây dựng tại Saint Petersburg. Rồi đến thời Stalin với những thảm sát đẫm máu những người bất đồng chính kiến và giới trí thức. Lịch sử chính trị của Nga được in dấu bởi sự dối trá và tàn bạo. Cho đến tận hôm nay.

Điều này giải thích cho những hành động mà quân đội Nga đang ngày đêm thực hiện trong cuộc chiến tại Ukraina khi giết hại dân lành một cách man rợ.

 

20 năm Putin cai trị nước Nga, cũng vài lần mình trở về thăm chốn cũ. Ngoài những hào hoa phồn thịnh tại các thành phố lớn cùng với những vấn nạn của sự phát triển không có quy mô, khí thải và nạn kẹt xe tại Mátxcơva là một tình trạng kinh hoàng. Nếu không tính toán cụ thể và ra sân bay vào chiều cuối tuần, khi dân cư thành phố nườm nượp đổ ra nhà nghỉ ngoại ô và các cửa ngõ tắc nghẹt, việc bạn bị trễ máy bay là chuyện không ai quan tâm. Phương tiện giao thông công cộng cũng chỉ có bus ra sân bay, nếu bus vì tắc đường không đến kịp cũng là chuyện của bạn. Không ai có trách nhiệm ở đây cả.

 

Về đến nông thôn, thanh niên trai gái trẻ không có việc làm, tụ tập nghiện hút. Không có tiền, họ tự pha chế đồ hàng từ xăng, mà theo nghiên cứu thì tác dụng của nó có thể phá hủy cơ thể trong vòng 1 năm. Trong làng chỉ duy nhất rượu bia và thuốc lá là bán chạy, ngoài thanh niên nghiện ngập chỉ có người già ở lại, còn lại thì bỏ xứ lên thành phố kiếm sống. Một viễn cảnh khiến mình cảm thấy thực sự bị trầm cảm khi về thăm.

 

Con trai mẹ nuôi mình ở Nga đi lính nghĩa vụ, lúc sang thăm mình hỏi cái mũi làm sao mà vẹo thế kia. Nó bảo vào lính bị đánh hội đồng, lính mới bao giờ cũng vậy. Và bạo lực trong quân ngũ là bình thường.

Thật tình, nếu không có những kỷ niệm quá sâu đậm với những người dân Nga bình dị, mình sẽ không bao giờ quay lại cái xứ sở bất an này.

 

Mấy tháng sau khi sang Nga, mình bị viêm ruột thừa phải mổ. Lúc vết mổ chưa khô, một cụ già làm thêm trong bệnh viện ngày nào cũng mang máy tới sấy vết mổ cho mình và trò chuyện. 18 tuổi, lơ ngơ giữa một đất nước xa lạ, mình nhớ mãi tình cảm bà cụ dành cho mình. Có tối đi tàu điện ngầm từ nhà bạn về ký túc xá ở Mát, bị thằng say xỉn bám theo, một cô trung niên kéo mình xuống tàu, vừa đi vừa nói với thằng say bám theo hai cô cháu, mày cút đi, nó là cháu tao đấy, để cho nó yên. Ra khỏi ga tàu rồi bà lại đưa mình xuống tàu, để chắc chắn là thằng kia không còn bám theo mình nữa.

Và nhiều lắm những may mắn như vậy.

 

Nhưng mà cảnh sát Nga sách nhiễu người nước ngoài để kiếm tiền thì cũng không còn lời nào để tả. Bất nhân và vô pháp luật, không coi nhân phẩm con người ra gì. Tham nhũng từ bộ máy hành chính đến tư pháp, hành pháp thật khủng khiếp tại đây. Đầu những năm 90, người nước ngoài, đặc biệt là người Việt nam, bị giết tại Mát vì cướp của hay vì lý do nào đó, rất nhiều. Trong số đó, lực lượng đặc nhiệm của Nga cũng dính tay vào nhiều vụ giết người mà không ai phải chịu một sự trừng phạt nào trước pháp luật.

 

Đến nay, nước Nga vẫn là một điểm đến không an toàn. 20 năm Putin cai trị, nước Nga chỉ được hoành tráng hơn về bề nổi, và những nhóm lợi ích thân Putin trục lợi theo hệ thống chính sách. Cơ sở hạ tầng, và đời sống của người dân, đặc biệt là người già, không kề được cải thiện. Đầu những năm 90 sống ở Mát, nhìn những cụ già đứng giữa trời lạnh bán thêm mới rau củ hành bù vào đồng lương ít ỏi, mình xót xa nghĩ nếu mẹ mình cũng phải bươn chải thế này thì khổ lắm. Nghiện ngập say xỉn chết cóng ngoài đường mùa đông là bình thường. Giờ cũng vẫn y nguyên như vậy.

 

Putin với mình như một đứa trẻ hư cảm thấy không được quan tâm đủ như nó mong muốn, và vì tự ti trước sự nhỏ bé của mình nên lần này tấn công Ukraine cho đàn anh phía Tây biết sức mạnh của kẻ tự ti. Nhớ những clips Putin quảng bá sức mạnh cơ bắp bằng việc cởi trần cưỡi ngựa, câu cá hay săn gấu, đồng nghiệp người Nga của mình cười và bảo, mày nghĩ gì khi bà Merkel thời mấy năm trước khi còn là Thủ tướng Đức cũng làm vậy? Mình cười bảo, lạy trời chuyện đó sẽ không xảy ra, nếu không chắc tao lại phải di cư đi miền đất mới mày ạ.

 

Hay ho gì với cái quá khứ điệp viên KGB để giờ đây khoác lên mình bao nhiêu cái chết của người đối lập, nhà báo hay người đào thải vì đầu độc hay ám sát họ, từ trong nước tới nước ngoài?

 

Cuộc tấn công Ukraine của Putin, với mình là phiên bản đúp của bài học về suy nghĩ đám đông. Điển hình của cách suy nghĩ này được nhắc tới trong tâm lý học là trận đánh của những người Cu ba di tản qua Mỹ dưới sự điều hành của chính quyền Hoa kỳ vào vịnh Pigs Bay tại Cu ba năm 1961. Tất cả các tướng lĩnh trong bộ chỉ huy đều biết rằng trận đánh không có cơ hội chiến thắng, vì khi đổ bộ vào vịnh thì khả năng lính bị bắn chết là chắc chắn cao. Nhưng vì sợ là người duy nhất nói ra điều này, và sợ bị đào thải khỏi guồng máy, không ai đã dám nói ra sự thật. Kết quả là những người di tản Cu ba quay trở lại tấn công nước này đã bị chết thê thảm khi đổ bộ vào vịnh.

 

Vì sợ bị đầu độc, giết hại và không có cơ hội kiếm chác thăng tiến, nên những người tham gia họp bàn chiến sự trong bộ chỉ huy của Putin đã phạm đúng lỗi group thinking này. Câu lạc bộ 99 phần trăm của quốc hội độc tài đã bỏ phiếu tán thành việc tấn công Ukraine. Và họ chủ quan sẽ ăn gỏi Ukraina trong một tuần. Họ sống trong môi trường với những giá trị đạo đức và nhân phẩm suy đồi, nên họ đã nghĩ loài người tiến bộ cũng giống như họ. Họ đã không thể nghĩ đến phản ứng mạnh mẽ và đoàn kết của cộng đồng quốc tế trước hành động xâm lấn của họ vào lãnh thổ Ukraina. Putin và đồng bọn đã quá coi thường sức mạnh của sự tử tế.

 

Việc quân đội Nga rệu rã, vũ khí lạc hậu, với mức độ tham nhũng như ở Nga, chẳng thể ngạc nhiên về việc này. Quân đội Nga qua cuộc chiến này đã chứng tỏ họ không mạnh mẽ như họ và người khác tưởng. Ý chí và khả năng chiến đấu của thế hệ lính mới nhập ngũ không cao, nhiệt huyết lại của kẻ xâm lược gây tội ác lại càng không phải là nhiệt huyết của người dũng cảm hy sinh cứu nước, dẫn đến việc lính Nga hiện nay bắt đầu đảo ngũ. Đảng tự do dân chủ FDP tại Đức đang đưa ra đề nghị chấp nhận tị nạn chính trị cho lính Nga đảo ngũ. Tay chân của Putin, tổng thống Bạch nga, muốn quân đội của nước này tham chiến tại Nga, nhưng tướng lĩnh của họ đã không đồng tình với việc này. Tình trạng lính Bạch nga vượt biên sang Ukraine ủng hộ nước này chiến đấu với Nga khiến thủ tướng Bạch nga phải ra lệnh kiểm soát chặt chẽ biên giới nước này. Kazakhstan, nước Cộng hòa thuộc liên bang Nga cũ với cuộc bạo động của người dân phản đối chính quyền ngày trước khi Putin tấn công Ukraine đã gửi viện trợ cho

 

Ukraine thể hiện tinh thần đoàn kết với nước này. Trong sự kiện này, Putin đã ủng hộ chính quyền nước này đàn áp người dân và tuyên bố Nga sẽ không chấp nhận các nước thuộc hệ thống Xô viết cũ có quyền tự trị.

Các nước cộng hòa khác thuộc liên bang Xô viết cũ cũng đang quay lưng lại với Nga sau sự kiện nước này tấn công Ukraine.

 

Nga đã thua chưa?

Xin thưa, đã, và trên mọi mặt trận. Từ kinh tế, chiến thuật, quân sự, và đặc biệt là lòng người. Chỉ có những kẻ không có não và chẳng có tim mới có thể ủng hộ cuộc chiến phi nghĩa và vô nhân đạo này. Chưa thấy bài trừ phát xít ở Ukraine chỗ nào, chỉ thấy quân đội Nga tàn phá và hủy diệt đất nước và con người ở đây. Mình không tin Nga sẽ thắng trận đánh này, không chỉ bởi cái ác không thể thắng cái thiện, mà đây là một cuộc chiến về giá trị nhân loại. Không có luật pháp nào cho phép được tấn công xâm phạm lãnh thổ và hủy diệt một nước có chủ quyền. Điều này cả thế giới văn minh đang chỉ ra cho Nga bằng thái độ của mình.

 

Nga sẽ được gì khi xâm chiếm được Ukraina khi chỉ còn là đống đổ nát, lòng dân không phục, và cả thế giới tẩy chay?

Mình nghĩ Putin sẽ hướng tới một cuộc đàm phán và những thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh trước khi mất mặt. Mình hy vọng ngày đó sẽ sớm tới, để không phải thêm một ngày nào cuộc sống và hoà bình tại Ukraine và trên thế giới bị đe dọa bởi một đứa trẻ hư như Putin nữa.

 

Mình nghĩ chắc Putin, ngoài bệnh tâm lý hoang tưởng quyền lực gì đó, cái này phải BS tâm lý mới kết luận được, còn là một đứa trẻ đáng thương không được biết đến tình yêu thương của cha mẹ. Đứa trẻ được yêu thương sẽ cảm nhận được hạnh phúc và muốn lan tỏa nó, thay vì gây đau thương, bởi nó không được biết đến thương yêu.

 

Đức Dalai Lama chắc chắn sẽ nói, những kẻ như Putin tạo ra Karma, vòng luân hồi rất xấu, và chúng ta càng phải cầu nguyện cho họ nhiều hơn.

Mình ít ăn thịt vì hạn chế mức tối thiểu sinh vật sống phải chết vì mình, nhưng nếu có đóng góp để trả tiền cho ai triệt hạ được Putin, mình xin góp phần.

Việc Putin mang bom nguyên tử ra dọa thì cũng giống thằng ủn chơi ngông. Hai thằng này chắc có hầm trú ẩn chống bom nguyên tử với 70 tiên nữ để cưỡi, giống như mấy tồng chí đánh bom cảm tử đạo Hồi mong ước được thưởng sau khi chết. Nhưng triệt tiêu nguồn sống của nhân loại, và chui rúc dưới hầm trú ẩn, sống vậy thì là động vật ở kỷ nguyên nào chứ đâu có thể là con người?

 

Chiều hôm qua bầu trời nước Đức được phủ vàng. Mình tỉnh giấc ngủ trưa trong chùa nhìn ra, thấy lạ không biết tại sao. Chiều đọc tin mới biết cát từ sa mạc Sahara được gió thổi sang tận đây. Nếu Putin dùng bom nguyên tử, môi trường sống tại châu Âu và cả tận đâu nữa coi như không còn.

 

Chính trị, chỉ đơn giản là không khí ta ở, nguồn nước ta uống. Và giá trị nhân phẩm và đạo đức của con người là bất khả xâm phạm.

Đừng chỉ nghĩ đến nồi cơm điện nhà mình vì dù thế giới có sụp đổ, thảm họa nó sẽ trừ mình ra.

Nghĩ như vậy thì cũng coi như là không biết nghĩ.

 

Viva Ukraina!

 

Saturday 26 March 2022

Anh Hùng của thời thế : Tổng Thống Ukraine, Zelinskyj

 NHỮNG ĐIỀU ÍT ĐƯỢC BIẾT VỀ SELINSKYJ

Tác giả: Monika Bolliger, Christian Esch, Ullrich Fichtner, Katja Lutska, Alexander Sarovic, Christoph Scheuermann (Tuần báo DER SPIEGEL)
Người dịch: Tôn Thất Thông

Những ngày này, mọi chuyện vẫn hoạt động như thể không có một Selenskyj, nhưng thực ra là nhiều hơn thế. Người ta thấy Tổng thống Ukraine trong Nghị viện Châu Âu, rồi ông phát biểu tại các cuộc biểu tình hòa bình trên màn hình lớn để cổ vũ đám đông tại Prague hoặc Frankfurt, và như tuần này, nói chuyện với các nghị viên quốc hội ở Ottawa, Washington và Berlin.

Những bài phát biểu của ông ấy thật hoàn hảo, rất phù hợp với cử tọa đối diện. Ở London, ông ấy đã sử dụng một trích dẫn của Winston Churchills,  vị anh hùng được tôn kính đặc biệt ở Vương quốc Anh trong thế chiến thứ hai, và gọi to lên: »Chúng tôi sẽ chiến đấu trong rừng rậm, trên những cánh đồng, trên bờ biển và trong đường phố«.

Tại thủ đô Ottawa của Canada ông ấy khẩn khoản xin Thủ tướng Justin Trudeau hãy đặt mình vào tình trạng hoang mang tuyệt vọng của dân tộc Ukraine: "Justin, bạn có thể tưởng tượng được không, khi bạn và những đứa con bạn nghe thấy tất cả những tiếng nổ lớn, những quả bom rơi xuống sân bay – bạn nghĩ thế nào, khi sân bay đó nằm ở Ottawa?"

Ở Washington, ông ấy so sánh tình hình của Ukraine với những chấn thương của Hoa Kỳ sau các cuộc tấn công Trân Châu Cảng và biến cố 11/9 ở New York. Tiếp đó, ông ấy chiếu một đoạn video về bom rơi, người dân chạy loạn, trẻ em chết và bị thương. Đó là những thước phim khuấy động lòng người, đến nỗi nhiều nghị sĩ phải đưa tay lau nước mắt và đài truyền hình CNN, vốn phát hình trực tiếp, sau đó đã xin lỗi khán giả vì không cảnh báo trước những hình ảnh gây xúc động.

Ở Berlin, trong một bài phát biểu video trước quốc hội liên bang, Selenskyj trình bày nghiêm khắc hơn và nhắc nhở Đức về tất cả các mối quan hệ kinh doanh quá chặt chẽ của họ với chế độ Putin. Selenskyj phát biểu:  "Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu mối quan hệ kinh doanh của các công ty của quý vị với Nga". Chính phủ Ukraine đã bao lần cảnh báo Cộng hòa Liên bang Đức rằng, Moscow có thể sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 trở thành vũ khí chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, "thế mà quý vị vẫn bảo rằng, đó chỉ là một dự án thuần kinh tế tư nhân". Nếu Putin thắng trận này, một bức tường sẽ bị dựng lên giữa châu Âu.

Rồi Selenskyj quay về Thủ tướng Scholz: "Thưa Ngài Thủ tướng Scholz, Ngài hãy kéo sập bức tường đó xuống. Hãy mang về cho nước Đức vai trò lãnh đạo mà quý vị xứng đáng được nhận". Đó cũng là lời bóng gió, lần này lấy từ câu nói bất hủ của Ronald Reagen trong bài-diễn-văn-Berlin năm 1987 để gửi đến ông chủ Điện Cẩm Linh: "Ông Gorbatschow, hãy kéo sập bức tường Berlin xuống!"

Thông điệp của Selenskyj gửi đến phương Tây thật giản dị: Hãy giúp chúng tôi, các bạn phải làm nhiều hơn nữa. Trong lúc đó, thủ đô Kyiv của Ukraine vẫn bị bao vây, chướng ngại chống tăng đầy khắp trên đường phố, tên lửa đánh vào các tòa nhà dân cư, người dân tìm nơi trú ẩn trong các ga tàu điện ngầm.Qua đêm, Selenskyj bỗng trở thành một người anh hùng, ông ấy là David, người chiến đấu chống lại gã khổng lồ Goliath, người tốt chống kẻ xấu. Một vị Tổng thống thời chiến khó tưởng tượng được, một Churchill trong chiếc áo cánh màu xanh ô-liu và áo choàng nhầu nát, người mà mới ngày hôm kia còn bị chế diểu là người hề chính trị, và giới chính trị quốc tế vẫn còn xem là người vô danh, người đó hôm nay bỗng hóa thân trên diễn đàn thế giới, bỗng thành một hiện tượng công cộng toàn cầu.

Selenskyj không phải là người duy nhất đứng lên chống lại cuộc xâm lược của người Nga. Hàng trăm ngàn quân nhân đang chiến đấu chống quân xâm lược, thêm vào đó là một đội quân đông đảo của đất nước, những bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên hậu cần, người nấu bếp, thợ phụ, một đội quân tình nguyện. Ở đó còn có thị trưởng của thành phố lớn thứ hai Kharkiv, nơi thường xuyên bị quân đội Nga tấn công; ông ấy không biết nói tiếng Ukraina, mà là tiếng Nga, nhưng không hề có chút nghi ngờ rằng, thành phố này thuộc về Ukraine. Ở đó có anh quản trị viên trẻ của khu vực Mykolayiv ở phía nam đông dân, người có video xuất hiện thường xuyên và đã trở thành một ngôi sao truyền thông. Ngoài ra còn có thị trưởng của thị trấn nhỏ Melitopol, bị bắt bởi người Nga và đã được giải phóng bởi người Ukraine. Nhà khoa học chính trị ở Kyiv, Volodymyr Fessenko nói: „Có một thứ gì đó như một tập thể Selenskyj".

Và tất nhiên có cả Vitali Klitschko, cựu võ sĩ quyền anh, sau đó trở thành thị trưởng thành phố Kyiv vào năm 2014. Klitschko cùng với người anh Vladimir đã khẳng khái cho biết là họ sẽ không rời thị trấn và muốn chiến đấu cho đến lúc chấm dứt. Anh ấy đi đầu phía trước, thăm các tòa nhà bị phá hủy, khuyến khích những người giúp đỡ và quan tâm đến mọi chuyện xung quanh thành phố, khi mà quân đội nga vẫn cố gắng bao vây.

Nhưng trên hết, Volodymyr Selenskyj vẫn trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Nga. Vị Tổng thống Ukraine, với tầm vóc và sức chịu đựng của một đô vật kiên cường, một vị anh hùng với vóc dáng và khuôn mặt con người, và phải kể thêm năng khiếu của ông ấy, đã làm cho phẩm chất này tỏa rộng trên thế gian. Sự ấm áp và đồng cảm của ông ấy có ảnh hưởng rõ ràng đến mọi người, từ Tân Tây Lan, Đức, Hy Lạp hoặc Brazil.

Selenskyj không mệt mỏi sử dụng tài tình sự nổi tiếng của mình để vận động sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, những gì có thể ủng hộ được và bằng hình thức nào có thể có. Tiền, súng đạn, lệnh trừng phạt, lính tình nguyện, quần áo, bánh mì, tình đoàn kết, những bài ca, tình yêu, tất cả đều được hoan nghênh và đón nhận với lòng biết ơn.

Sức ảnh hưởng qua sự xuất hiện của ông ấy được tích tụ từ nhiều nguồn. Thông điệp video làm thường xuyên chứa đựng một thế giới chiến tranh và sự hiểm nguy thực sự cho tính mạng, trộn với chất liệu của các loạt phóng sự truyền hình. Khi ông ấy, để chứng minh sự hiện hữu bất khuất của mình, đi vòng quanh văn phòng ở Kyiv, với chiếc điện thoại thông minh ở chế độ selfie, điều đó biểu lộ tính trung thực của một màn quay phim không chuyên nghiệp, như chúng ta vẫn thường thấy ở Youtube hoặc Instagram.

Thông điệp của ông ấy với phương Tây là: "Nếu Ukraine không tồn tại, toàn bộ châu Âu cũng không còn". Hoặc bằng cách nói tích cực hơn: "Nếu chúng tôi thắng – và tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng – thì đó sẽ là một chiến thắng của toàn thế giới dân chủ". Ông ấy là bộ mặt của thời đại này, không phải là một Che Guevara đẹp trai, nhưng ông ấy cũng sẽ trở thành một biểu tượng: người vô danh chiến đấu cho tự do, một người gần giống như bạn và tôi.

Người ta đã viết nhiều về cuộc đời độc đáo của người đàn ông này. Một người nào đó đã hóa thân hai lần trong vai trò của Tổng thống – trước tiên là diễn viên trong một bộ phim hài truyền hình, có thể gọi là một cuộc diễn tập, rồi trở thành Tổng thống thực sự. Trong loạt phim truyền hình "Người đầy tớ nhân dân", Selenskyj đóng vai một giáo viên lịch sử thật thà, người sau đó bỗng dưng trở thành Tổng thống, và phải chứng tỏ là mình sẽ đứng vững trong một hệ thống chính trị đầy tham nhũng. Hình ảnh của Tổng thống giản dị Holoborodko trong phim, sống khiêm tốn và đi làm bằng xe đạp là cách quảng cáo tốt nhất cho ứng cử viên tổng thống Selenskyj sau này.

Nhưng sự nghiệp tỏ ra thật độc đáo đó, thực sự tuân theo một lo-gic. Lúc đầu không phải nhờ tài năng của Selenskyjs, mà nhờ vào sự thất bại của cả giai cấp chính trị. Sau gần ba thập kỷ độc lập, bao gồm hai cuộc cách mạng, hầu như không có một chính trị gia nào ở Ukraine mà cử tri có thể tin tưởng. Và với niềm tin đã mất đó, thời gian đã điểm cho những người bình dân và người nhảy ngang rào.

Những gì mà Selenskyj sau đó trở nên ý nghĩa cho người Ukranine và hình ảnh của ông lúc đầu thật xa lạ với vị Tổng thống thời chiến hiện nay, điều đó thể hiện thật rõ ở một phút giây đáng nhớ trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2019. Đó là một cuộc tranh luận công khai giữa Selenskyj với Tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko, được tổ chức trong sân vận động Olympic tại Kyiv. Selenskyj đã chọn địa điểm này. Ông ấy muốn có càng nhiều cảnh tượng truyền hình nhất, càng ít tranh luận cụ thể càng tốt, ông ấy đã bước vào cuộc đọ sức này với tư cách là người yếu thế. Và đó chủ yếu là một lập luận của Poroshenko hôm ấy: Selenskyj không phù hợp cho thời chiến, người đàn ông này chỉ tốt cho hòa bình. Đất nước chúng ta chưa cần một người như thế.REPORT THIS AD

Vị Tổng thống đương nhiệm hỏi quần chúng: Liệu bạn có tưởng tượng một nam diễn viên hài là chỉ huy tối cao của quân đội Ukraine? Và ông tự trả lời: "Một diễn viên, một người có năng khiếu nhưng không có kinh nghiệm không thể lãnh đạo cuộc chiến chống kẻ xâm lược Nga", Selenskyi sẽ trở thành "một quốc trưởng yếu đuối, bởi vì ông ta sẽ không chống cự nổi những cú đánh của Putin".

Poroshenko – cao hơn Selenskyj một cái đầu, già hơn một thế hệ, và rõ ràng đầy kinh nghiệm – ngay sau cuộc cách mạng Euromaidan được bầu vào chức vụ Tổng thống. Tỷ phú và chính trị gia này đã đưa quân đội Ukraine chống lại những người ly khai trung thành với Moscow và cả lính Nga ở Donbass từ năm 2014, với thương vong lớn cho quân đội và thường dân. Poroschenko biết việc chống lại các cuộc tấn công bí mật và công khai của Putin có nghĩa là gì. Poroschenko còn hạ thấp đối thủ, cho rằng Selenskyj ngược lại đã lần lữa thi hành nghĩa vụ quân sự trong những phút giây định mệnh. Selenskyj còn bị nhiều người coi là không yêu nước.

Không có ai ở sân vận động Olympic Kyiv lúc đó có thể đoán rằng một ngày nào đó Selenskyj sẽ phải hứng chịu những cú đánh từ Putin khắc nghiệt hơn nhiều so với Poroshenko. Và Selenskyj có lẽ ít nhất cũng tự mình đoán ra. Tham vọng của ông ấy là tái tạo hòa bình trong vùng Donbass, để kết thúc cuộc chiến âm ỉ ở đó. Ông ấy không tìm cho mình vai trò của một tổng thống thời chiến. Ông ấy muốn làm một tổng thống thời bình. Sau khi trúng cử, khi ông ấy khoác trang phục quân đội và đi thăm các chiến sĩ tiền phương ở Donbass, người ta thấy đó là một người dân thường rất xa lạ với những gì liên quan đến quân sự.

Và người đó chính xác là những gì người Ukraine muốn hồi đó, vào năm 2019. Họ đã chán ngấy với thuật hùng biện chủ nghĩa dân tộc của Poroshenko. Nhiều người nghi ngờ rằng các khẩu hiệu về lòng yêu nước chỉ là một bức màn che, ẩn dấu bên dưới là một tầng lớp chính trị tinh hoa có quyền thừa kế. Họ đã bầu cho diễn viên hài vào chức vụ Tổng thống với đa số áp đảo, và đảng mới sơ sinh của ông, "Đầy tớ nhân dân" trở thành lực lực mạnh nhất trong quốc hội, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai.

Người ta cũng có thể nói: Họ đã chọn một ước mơ thay cho thực tế. Bởi vì kẻ thách thức không hề có một chương trình chính trị. Thay vì xuất hiện tại những sự kiện tranh cử, Selenskyj ưu tiên dành thì giờ để lưu diễn với đoàn hài kịch trên khắp nẻo đường đất nước, trình diễn nhiều vở kịch ngắn, nhân dân cuối cùng đã chọn "con mèo bị nhốt trong bao tải", như lời của Poroshenko – một người đàn ông tuy rất quen mặt trên truyền hình, nhưng vẫn còn xa lạ với các kế hoạch chính trị.

Sự biến đổi của Volodymyr Selenskyj để trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến toàn quốc diễn ra trước mắt mọi người, ngay lúc chiến tranh chưa bắt đầu. Vào buổi sáng ngày 24 tháng 2, Selenskyj báo cáo trong một video tự quay cho dân chúng rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ quân vào địa phận Ukraine. Selenskyj lúc ấy còn bận một chiếc áo khoác và sơ mi màu trắng. Buổi chiều cùng ngày ông xuất hiện trong buổi họp giao ban với áo cánh màu xanh ô-liu và bộ trang phục quân đội này ông giữ cho đến bây giờ. Nhưng ông ấy phát biểu với giọng nói của con người, một người dân sự trong bộ áo nhà binh. Ông phát biểu không giống người mặc vest Vladimir Putin với gương mặt biến dạng đầy thù hận, về địa chính trị hoặc mối nhục lịch sử. Ngược với Putin, Selenskyj chỉ nói những câu ngắn, giản dị, những lời động viên, những lời an ủi.

Tuy nhiên, trên tất cả, ông ấy cho thấy rằng ông đang ở Kyiv, trong khuôn viên chính phủ, tại nơi làm việc chính thức của mình. Đó không phải là một điều hiển nhiên. Putin đã lên một kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng, Kyiv sẽ nhanh chóng gục ngã. Đó là lý do tại sao ông chủ Điện Cẩm Linh đã gửi quân đội đến Belarus ngay cả trước khi cuộc tấn công bắt đầu. Từ đó đến thủ đô Kyiv chưa tới 150 km. Biết như thế, Selenskyj có lý do chính đáng để tự bảo vệ mình tìm đến những chỗ an toàn. Có tin đồn rằng, ông ấy đã bỏ trốn, điều được lan truyền nhiều lần bởi người Nga – trong đó có cả Chủ tịch Hạ viện Nga.

Vào ngày thứ hai của cuộc chiến, Selenskyj tự quay video bản thân mình cùng với chánh văn phòng Andriy Yermak, Thủ tướng Denys Schmyhal, lãnh đạo đảng cầm quyền Dawyd Arakhamija và cùng với cố vấn Mykhailo Podoliak. Lúc ấy là ban đêm, bạn có thể nhìn thấy trong phông nền hình văn phòng tổng thống của ông trên phố Bankowa. Selenskyj nói: "Những người lính của chúng tôi đang ở đây, công dân và xã hội của chúng tôi đang ở đây. Tất cả chúng tôi đều ở đây. Chúng tôi đang bảo vệ nền độc lập của mình". Bộ dạng ông ấy rất vui vẻ.

Video cho thấy vòng nhân sự gần nhất của ông ấy. Andriy Yermak, một luật sư và trước đây là nhà sản xuất phim, người đứng đầu văn phòng tổng thống là nhân vật chủ chốt của Selenskyj trong các nỗ lực của Kyiv để nhận được sự đoàn kết và giúp đỡ trên toàn thế giới. Cuối tuần đầu tiên của cuộc chiến, Yermak xoay hướng trực tiếp đến công chúng Mỹ, với một bài tiểu luận trên New York Times. Tiêu đề là: "Tôi viết từ một bong-ke với Tổng thống Selenskyj ở bên cạnh. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng".

Vai trò rõ ràng nhất lúc này trong các cộng sự của Selenskyj là Mychajlo Podoljak. Cố vấn Tổng thống này đã sống ở Belarus trong một thời gian dài và làm việc ở đó với tư cách là ký giả cho một tờ báo đối lập. Podoljak cũng như nghị viên Arachamija là những thành viên của đoàn đàm phán trực tiếp với các đại diện của Nga. Podoliak thông báo cho công chúng thường xuyên qua Twitter về tiến trình của các cuộc đàm phán. Cũng chính Podoljak, người gần đây đã hé lộ thoáng qua về cuộc sống hàng ngày của Selenskyj: Tổng thống chỉ ngủ ba đến bốn giờ mỗi ngày và giữ liên hệ với cộng sự gần như liên tục.D

Một tiến sĩ kinh tế từ phía tây của đất nước, Denys Schmyhal bổ sung đầy đủ cho vòng cộng sự gần gũi nhất. Ông ấy được Selenskyj chỉ định làm thủ tướng cách đây hai năm. Ông ấy cũng có mặt trong buổi họp gần đây giữa Selenskyj và những người đứng đầu chính phủ Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia ở Kyiv. Rõ ràng là, Tổng thống có thể nắm vững tình hình tổng quát trong tình huống hỗn loạn và điều động việc thực thi các nhiệm vụ.

"Anh ấy hành động một cách có hệ thống và nhanh nhẹn", Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ Ukraine, nói với SPIEGEL. "Anh ấy không chấp nhận chữ không, luôn luôn có mặt và trực tuyến suốt 24 giờ mỗi ngày". Fedorov nói thêm: "Selenskyj không phải là người quản lý vi mô, thay vào đó, anh ấy điều khiển các buổi họp nội các và các nhóm cộng sự nhỏ, nơi trao đổi sáng kiến và thảo luận các bước đi kế tiếp".

Selenskyj đảm nhận vai trò của người giao tiếp hướng nội và ngoại. "Tuyết đang rơi," ông ấy nói trong một video phổ biến ngày 8/3. "Như chiến tranh, như mùa xuân này – thật gian khổ. Nhưng mọi thứ sẽ ổn thôi. Chúng ta sẽ chiến thắng". Sau đó, ông ấy nháy mắt với máy ảnh. Putin có thể đưa quân đến đây trong vòng hai giờ, nhưng không có bài phát biểu nào của ông ấy lại tạo nên nhiều tác động cảm xúc như cái nháy mắt này. Selenskyj đã có nhiều năm kinh nghiệm với vai trò một diễn viên, ông có một cảm nhận hoàn hảo về các điểm nhấn, chỗ tạm dừng và cách chọn thời điểm, cách sử dụng giọng nói khàn khàn không thể bắt chước – tất cả những khả năng này đột nhiên trở thành vũ khí trong chiến tranh. Phe địch thủ có thể có một quân đội mạnh thứ hai thế giới, nhưng Selenskyj có thể thuyết phục, lôi cuốn, kích hoạt cảm xúc.

Người ta có ấn tượng: Người đàn ông này, vốn đã đóng nhiều vai trò khác nhau trong đời sống và đã từng cảm thấy không thoải mái trong vai trò một vị tổng thống, ngày nay bỗng tìm thấy vai trò thực sự cho cuộc đời mình. Ihor Novikov, một cựu cố vấn cho Selenskyj đã nói: "Anh ấy cuối cùng cũng có cơ hội trở thành chính mình – một con người chứ không phải là một chính trị gia".

Selenskyj đột nhiên có vẻ nhẹ nhõm, thoát khỏi những o ép đã từng cưỡng chế ông ấy. Tham gia vào chính trị, lĩnh vực mà ông ấy từng chế giễu trong nhiều năm trên truyền hình, Selenskyj dấn thân vào đó bằng sự phẫn nộ trẻ con, ông muốn thắng cuộc chiến chống hệ thống tham nhũng mà bản thân ông cũng chưa hiểu hết chính xác. Nhưng điều đó không còn quan trọng nữa. Thời gian này không đòi hỏi những cuộc đàm phán buồn chán với những thỏa hiệp đáng ghét, mà là sự kiên định, óc hài hước, sự xuất hiện trên màn hình. Cựu cố vấn Novikov nói: "Tôi tìm thấy lại Selenskyj, người mà tôi quen biết từ trước – người đàn ông vốn đã tham gia chính trị vào năm 2019".

Selenskyj đã trở thành biểu tượng kháng chiến của người Ukraine, nhà khoa học chính trị Volodymyr Fessenko nói: "Giống như Che Guevara đã là biểu tượng của cuộc kháng chiến cánh tả, Selenskyj bây giờ là một cái gì đó giống như Che của Ukraine". Theo một cuộc khảo sát từ ngày 1 tháng ba, 93 phần trăm người Ukraine ủng hộ cách hành xử của ông. Người ta đã quên những cáo buộc trước đó: rằng Selenskyj đã bất tuân những nguyên tắc pháp quyền, khi ông ấy định trừng phạt các nhà tài phiệt khó khăn và một số đài truyền hình; rằng ông ấy đã gạt phăng cảnh báo của Hoa Kỳ về một cuộc tấn công sắp xảy ra từ phía Nga.

Trước khi bước vào chính trường, Selenskyj không phải là một người ủng hộ việc trở nên thành viên NATO. Nhưng dưới thời của người tiền nhiệm Poroshenko, việc gia nhập NATO và hội nhập phương Tây là mục tiêu đã được ghi vào hiến pháp. Và như thế, trước khi chiến tranh xảy ra, Selenskyj phải đóng vai trò kỳ cục của người mà một mặt hoài nghi NATO, nhưng mặt khác lại lớn tiếng yêu cầu một triển vọng cụ thể để gia nhập – không phải vì ông ấy nghĩ rằng điều đó có thể đạt được, nhưng bởi vì ông ấy muốn chứng minh tính chất hai mặt của phương Tây. Selenskyj nói: "Chúng tôi đã nghe trong nhiều năm về việc mở rộng cửa. Nhưng chúng tôi cũng nghe rằng, chúng tôi không thể bước qua đó được".

Với lý do tương tự, bây giờ ông ấy yêu cầu một khu vực cấm bay trên quốc gia ông, dù biết rằng NATO sẽ không chấp nhận. Sự thúc đẩy của ông ấy muốn Ukraine trở nên thành viên EU cũng có liên hệ ít nhiều với thất vọng về NATO. Điều hiển nhiên là, hòa bình với nước Nga chỉ có thể có, nếu Kyiv từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Càng quan trọng không kém đối với Selenskyj là, điều khoản trong Hiến pháp về cam kết hội nhập phương Tây cần được tiến hành dưới một hình thức khác. Sự thật về chuyện người Nga và người Ukraine là một dân tộc, như Putin tuyên bố, đã bị bác bỏ bằng các phản ứng của người Ukraine trong cuộc chiến tranh xâm lược này. Nhưng hai xã hội đứng bên cạnh nhau đủ gần để Selenskyj có thể nói trực tiếp cho cư dân của nước láng giềng.

Vào đêm ngày 24 tháng 2, khi những dấu hiệu của chiến tranh ngày càng rõ, ông ấy chuyển hướng đến người Nga để khơi dậy lương tâm của họ. Đó là một kiệt tác của phát biểu chính trị bằng giọng nói giản dị, nghiêm túc. Ông ấy chọn từng điểm một trong lập luận của Putin về cuộc đột kích Ukraine, ông ấy tranh thủ người Nga, nhưng không ve vuốt và quị lụy. "Nếu các bạn tấn công, thì các bạn sẽ nhìn thấy mặt của chúng tôi, chứ không phải lưng của chúng tôi", ông cảnh báo. "Người Nga có muốn chiến tranh hay không? Tôi rất muốn trả lời câu hỏi này. Nhưng câu trả lời chỉ thực sự phụ thuộc vào quý vị, các công dân của Liên bang Nga".

Đó cũng là một phần của cuộc kháng chiến chống xâm lược: một lòng tự tin mới, một giọng nói mới để xử trí với những người hàng xóm. Selenskyj không nói đến thù hận. Nhưng những tổn thương vô tận mà cuộc xâm lược của Putin giáng lên đầu nạn nhân vì thế càng lộ rõ hơn, cũng như sự xa lạ tồn tại giữa xã hội Nga và xã hội Ukraine bị phát sinh.

Con trai của giáo sư người Do Thái Kryvyi Rih ở miền nam Ukraina có tác dụng như là bằng chứng sống cho điều ngược lại vốn bị hệ thống tuyên truyền của Putin rêu rao rằng, Ukraine đang nằm trong tay những người Quốc xã. "Làm sao tôi có thể tự mình là một người Quốc xã? Hãy nói điều đó với ông tôi, người đã sống suốt cả cuộc chiến [ND: chống Đức Quốc xã] với tư cách là lính bộ binh thuộc Quân đội Liên Xô và cuối cùng đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập cho Ukraine. Lúc ấy ông tôi đã là đại tá".

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc thế nào, không ai biết được. Nhưng điều khó xảy ra là Putin sẽ tự chấm dứt cuộc chiến, trước khi ông ta đạt được những thành công rõ ràng. Và cho dù thắng lợi giòn giã của nước phòng thủ, điều rõ ràng là: Quân đội Nga có nguồn lực gấp bội. Nếu Putin không đạt đến quyền lực để chiếm đóng Ukraine, thì đó sẽ là sự tàn phá, biến thành sa mạc, hủy diệt, một lần và mãi mãi.

Khi Selenskyj nhậm chức vào năm 2019, ông ấy đã phát biểu tại quốc hội Kyiv rằng, không phải ông là vị tổng thống đang thắng, mà là mọi người Ukraine. Đó là một bài phát biểu cảm động, lồng trong giọng nói giản dị nhưng mạnh mẽ, giọng nói ấy bây giờ cũng chứa đựng trong những lần xuất hiện công cộng. Lúc đó ông đã bị chế giễu. Thời gian đó chưa chín muồi cho một cảm xúc cao độ như vậy.

Bây giờ, vì Selenskyi là nhà lãnh đạo và là người truyền cảm hứng cho cả quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, bài phát biểu đó nghe ra khích lệ hơn, mạnh mẽ hơn. Đối với nhiều người đang chiến đấu chống quân Nga xâm lược, câu nói đó mang âm điệu trung thực: Tất cả mọi người đang hóa thân trong vị Tổng thống này.