Friday 29 January 2021

Tâm tình của một người Việt trên đất Mỹ.

 

Tâm tình của một người trẻ tham dự ngày 6 tháng 1, 2021 

tại Hoa Thịnh Đốn 

Ngô Kim ChiInline image Inline image

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đất nước xứ sở của tự do, tôi đã tìm đến định cư, đã đặt trái tim tôi vào, trân quý nó và trở thành một người công dân đang trên con đường trở thành đất nước cộng sản.

Tự do ngôn luận và tự do báo chí đã bị tước bỏ khỏi những người biểu tình ôn hoà tại DC, trong đó có tôi đã cùng xuống đường với trăm ngàn người dân Mỹ khác không ngoài mục đích đòi công bằng, minh bạch cho cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, 2020 mà đó cũng là quyền công dân mà hiến pháp Mỹ cho phép.Inline image

Người biểu tình ủng hộ TT Trump trước tòa Bạch Ốc ngày 6/1/2021, phía sau là tháp tưởng niệm Washington Monument on Wednesday, Jan. 6, 2021, in Washington. (AP Photo/Jacquelyn Martin)

Tệ bạc hơn nữa là một số người giống như chúng tôi là người Việt hải ngoại nhưng chỉ vì không cùng quan điểm chính trị đã cáo buộc chúng tôi cùng với lá cờ vàng và gán ghép cho cái tội làm phương hại uy tín của họ nói riêng và của người Việt hải ngoại nói chung. Họ không có mặt ở đó để đánh giá sự việc, họ không thể nói tạp, hoặc phán xét hay lên án ai, hoặc muốn nói gì thì nói!

Thứ nhất, không có người Việt nào cầm lá cờ vàng xông vào toà nhà Quốc Hội, chứ đừng nói chi là đập phá.

Tôi có mặt ở đó, TT Trump có mặt và phát biểu lúc gần 12 pm. Bài nói chuyện khá dài khoảng hơn 1 tiếng. TT kêu gọi chúng tôi hãy đi đường Pennsylvania hướng về phiá Quốc Hội, và hãy nói lên tiếng nói của mình. Hãy đi!!

Tôi đứng phiá sau, nên khi quay lại tôi trở thành người đi trước. Với đoàn người đông đảo thì cũng phải mất 30-45 phút nên chúng tôi không thể tới quốc hội trước 1:40pm hoặc 1:45pm được. Phái đoàn chúng tôi có 40 người trên xe bus, nhưng giờ cũng tản mạn chỗ này chỗ kia. Tuy nhiên khi đến, tôi ở gần hàng rào bên trái và 1 chị trong nhóm bên phải. Chúng tôi đứng bên này hàng rào và cảnh sát đứng bên kia hàng rào cách chúng tôi khoảng 10 feet. Rồi tự nhiên chúng tôi thấy cảnh sát kéo hàng rào sang một bên và ngoắc tay ra hiệu cho chúng tôi tiến lên. Tự động tôi và chắc mọi người khác cũng nghĩ cảnh sát cho phép mình đứng gần hơn, xích lên nên không do dự gì, ai cũng đổ xô lên giành chỗ đứng tốt. Như quý vị biết, người đi rally của TT Trump đa số 99% không ai đeo mặt nạ. Tuy nhiên không biết ở đâu một số ngườii đeo măt nạ, tuy đội nón MAGA, mặc áo MAGA... tay cầm cây như cán cờ mà không có cờ tạo náo loạn, đập phá. Sự việc xảy ra thật nhanh, đám đông tán loạn, Cảnh sát thả lựu đạn cay và 1 chị trong nhóm về kể đã bị vô mắt... Khi lên xe bus trở về, tôi mới biết tin tức về việc xảy ra bên trong Quốc Hội. Tôi đã khóc rất nhiều, khóc tức tưởi vì cảm thấy mình bị oan, bị setup, tình ngay lý gian...

Thứ hai, hãy dùng lý trí để nhận xét phải trái đúng sai. Đã bao nhiêu cuộc xuống đường, rally quy tụ trăm ngàn, chục ngàn người, lần nào cũng có nhiều người Việt Nam tham dự với lá cờ vàng nhưng chưa bao giờ có bạo động. Xin đừng lẫn lộn người Việt với BLM hay Antifa. Nếu đã biết nhận mình cũng là người Việt cờ vàng thì phải biết người Việt cờ vàng không ủng hộ bạo động và không tham gia bạo động. Những thời kỳ đất nước Hoa Kỳ bị BLM và Antifa nổi lọan, hôi của, đốt cháy, đâp phá bao nhiêu tài sản quốc gia và tư nhân thì người Việt là nạn nhân hay người Viêt là tội phạm? 

Thứ ba, không có phim ảnh, bằng chứng nào cho thấy cờ vàng và người Việt trong Quốc Hội nơi xảy ra sự việc.

Lá cờ vàng chỉ đi cùng dòng người ái quốc trên đường Pennsylvania tiến về đồi Capitol thật an hòa, và tự hào, hát, đọc kinh. Lá cờ vàng xuất hiện để nói lên tôi là người xuất thân từ nước Việt Nam Cộng Hoà, tôi đã có trải nghiệm sống trong một nước CS, nơi không có công lý hay nhân quyền gì cả, mất tự do, mất tiếng nói... đó là lý do tôi có mặt ở Mỹ và không động lực nào mạnh hơn cho bằng là phải đấu tranh để không một lần nữa bị bịt miệng, để cơn ác mộng này không theo tôi đến Mỹ 45 năm sau. Và kế đến lá cờ vàng cũng là cách để dễ tìm ra nhau trong biển người đủ sắc dân.Inline image

Đó là tôi chưa muốn nói có tấm hình lá cờ vàng ngất ngưởng, cao hơn và to hơn cả cờ Mỹ trên dome nhà Quốc Hội? là photoshop, rõ ràng trơ trơ không hợp lý như vậy mà sao cũng biết bao nhiêu người tin được, hay họ không care?

Hãy stay alert, tỉnh thức và dùng trí tuệ để nghiệm lại. Đừng để vô tình bị giựt dây bởi quyền lực ngầm mà TC đứng sau. Thử đặt nghi vấn ngược lại, chủ mưu là ai? Rập khuôn ngày bầu cử 3/11 ngưng đếm nữa chừng. Hay đây là một dàn dựng đảo ngược tình thế để ngưng biểu quyết, giớí nghiêm rồi trở lại đêm tối và những người có quyền biểu quyết vì tinh thần hoảng sợ mà bỏ phiếu không như ý định, kết thúc lúc 3h sáng. Đừng quên lý do tại sao mình hay cha mẹ mình sinh sống và có mặt ở Hoa Kỳ.

Tôi là KCN cử tri người Mỹ gốc Việt có mặt ngày 6 tháng 1, 2021 xuống đường tại DC để bày tỏ, gửi thông điệp yêu cầu Quốc Hội lắng nghe tiếng nói của dân và làm việc theo ý dân. Và tôi, tôi tự hào đã thực hiện quyền công dân Mỹ của tôi và không hối tiếc việc mình đã làm và nếu đi ngược lại, tôi cũng sẽ lại tham gia ngày 6/1

______________________________

Sáng nay khi TT Trump rời nhà trắng (tòa Bạch Ốc) để đến dự lễ tiễn đưa tại Join Base Andrews, với 21 phát súng đại bác, đọc diễn văn tạm biệt và rời bằng Airforce One để về nhà taị West Palm Beach, FL. Tuy đã dứt nhiệm kỳ, trên đường trở về nhà mà ông vẫn được người dân tiếp đón 2 bên đường. Không khí vẫn hồi hộp, như một vị TT đang giữ chức vụ đi ngang thành phố. Cảnh sát dẹp đường, không có bộ hành được qua lại vài miles. Tìm hiểu quá khứ, từ năm 1800 đến giờ không có vị TT hết nhiệm kỳ khi rời WADC vẫn như 1 POTUS, FLOTUS thường là 1 private công dân. Nhưng đằng này, TT rời White House với máy bay quân đội (military aircraft), và về nhà ở FL vớí Airforce One. Nguyên hình ảnh đó đã đủ nói lên 1 thông điệp.

Người dân Mỹ không cách nào nói đủ lời cám ơn những gì TT Trump đã làm 4 năm qua cho đất nước HK và người dân Mỹ.

It wasn't a fair election. Nhiệm kỳ đã xong, tiễn đưa ông cũng chỉ như chương 1 kết thúc và bắt đầu cho một chương mới. Vâng, chúng ta không thể expect TT hạ bệ toàn thể quyền lực mọc rễ 100 năm ở WA DC như cây cổ thụ dây rơ rể má chỉ trong vòng 4 năm.

Chúng ta hãy lạc quan, đòi lai quyền lợi, không ai có thể lấy đi quyền tư do của mình vì hiến pháp bảo đảm điều đó. Nước Mỹ khác với các nước trên thế giới là có 1 hiến pháp tuyệt vời nhất. Đức, UK đươc coi là Free Western Country, 1 đất nưóc tự do phương Tây nhưng quyền tự do đó có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào vì điều đó không có hiến pháp như Hoa Kỳ. Còn chúng ta, có 1 hợp đồng ràng buộc giữa người dân và chính quyền. Tôi suy nghĩ rất nhiều, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. TT đã thức tỉnh chúng ta. Hãy kiên nhẫn tin tưởng vào đất nước Hoa Kỳ mà Chúa ban cho, hãy bắt tay vào làm việc để mang đất nước này trở lại vĩ đại như thuở ban đầu.

Ngô Kim Chi

 

Một câu chuyện lòng nhân đạo của con người là có thực

 Tìm thấy "tình yêu đích thực" từ một bãi rác hôi thối

Sinh ra tại Edinburgh (Scotland) nhưng Scott Neeson đã chuyển tới Australia định cư khi mới 5 tuổi. Ông là con trai của một lao công và một quân nhân. Năm 17 tuổi, Scott quyết định bỏ học và sống dựa vào tiền trợ cấp thất nghiệp. Nhờ chương trình hỗ trợ của chính phủ, ông được nhận vào vào một rạp chiếu phim là nhân viên kỹ thuật phòng chiếu.

Câu chuyện nhẽ ra sẽ kết thúc tại đây nếu không phải Scott là người khá tham vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Người đàn ông này kiên trì leo lên từng bậc thang trong ngành điện ảnh, từ một nhân viên phát hành phim đến nhân viên kinh doanh phim. Cuối cùng, mọi công sức của Scott cũng được đền đáp khi ông được bổ nhiệm là Giám đốc Chi nhánh Australia của hãng 20th Century Fox (nay là 20th Century Studios thuộc Disney). 

Bước ngoặt đến với Scott vào năm 2000 khi ông chuyển tới Los Angeles để tiếp quản vị trí trong mơ - Chủ tịch của 20th Century Fox International. Ông có thu nhập hơn 1,5 triệu USD/năm, sánh vai cùng với những tài tử hạng A của Hollywood trên thảm đỏ.  

Chuyến đi định mệnh tới bãi rác nghèo nhất Campuchia 

Trong 10 năm tại Fox, Scott đã có một sự nghiệp thành công rực rỡ, giám sát nhiều bộ phim có doanh thu cao nhất thời đại như Titanic, Star Wars, and X-Men. Đối với nhiều người, vị Chủ tịch sở hữu mọi thứ trong tay: một vị trí quyền lực trong ngành phim, những người bạn nổi tiếng, một căn biệt thự nguy nga, siêu xe và du thuyền. 

Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy thiếu điều gì đó. "Tôi nghĩ là mình có vấn đề. Càng kiếm được nhiều, tôi càng không hạnh phúc", ông tâm sự. 

Năm 2003, chỉ vài tuần trước khi nhận vị trí mới ở Sony Pictures, Scott tới Phnom Penh (Campuchia) để du lịch. Chuyến đi 6 tuần này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông. 

"Tôi muốn xem nơi nghèo nhất đất nước", Scott nói. "Họ đưa tôi đến Stung Meanchey - một bãi rác sâu hơn 90m và rộng hơn 100.000 m2". 

Tại đây, Scott chứng kiến hơn 1.500 đứa trẻ đang nhặt nhạnh giữa cái nóng hơn 50 độ C, xung quanh là đống rác đang phân hủy đầy và thải khí mê-tan, còn mặt đất như bị nung chảy. Ông còn bị bỏng ở chân do không để ý nơi mình giẫm lên. Khắp nơi nồng nặc mùi hôi thối. 

Nhiều đứa trẻ ở đây bị cha mẹ bỏ rơi vì nợ nần, ốm đau, nghiện rượu hoặc tái hôn. Chúng buộc phải tìm phế liệu ở bãi rác này để đam bán, hôm nào may mắn thì được khoảng 1 USD (khoảng 23.000 VNĐ).  

Scott muốn giúp những đứa trẻ này, nhưng ông có thành kiến với các tổ chức từ thiện. Cựu Chủ tịch 20th Century Fox sợ tiền không đến tay các em, lại lo "một cây chẳng làm nên non". 

"Lý do thứ ba: Đây vốn không phải là chuyện của tôi", ông nói. "Tại Mỹ, bạn như đang sống ở bên kia thế giới. Bạn trả tiền thuế và chính phủ có quyền quyết định các khoản viện trợ nước ngoài". 

Tuy nhiên, bản chất lương thiện khiến Scott không thể lờ đi hoàn cảnh của lũ trẻ. 

"Tôi biết chúng sẽ không bao giờ rời khỏi bãi rác nà. Chúng sống ở đây, chết cũng ở đây. Chúng có thể trở thành nạn nhân buôn người. Những bà mẹ sẽ sinh con tại đây. Điều này chẳng khác nào tận thế. Thật kinh khủng", ông nói. 

Khi thấy một đứa trẻ 9 tuổi đi ngang qua mình trong bộ dạng rách rưới, Scott đau lòng khôn xiết. Bụi bẩn, rác thải bám đầy người đứa trẻ, khiến ông còn chẳng thể nhận ra em là trai hay gái. Chỉ mất 90 phút và 35 USD tiền phí dịch vụ, Scott đã giúp đứa trẻ đó được tới trường và có tiền trang trải sinh hoạt hàng tháng. 

Đây cũng là lúc mọi hoài nghi về từ thiện biến mất trong lòng ông. 

"Là một con người, là một sinh vật đang sống trên Trái đất này, đây là nghĩa vụ của tôi. Tôi không ngờ rằng việc thay đổi số phận của đứa trẻ đó lại dễ như vậy", ông cho biết.  

Cuộc sống giằng xé giữa hai thế giới giàu - nghèo 

Khi quay về Mỹ để bắt đầu công việc mới, Scott Neeson tự hứa sẽ không để bản thân rơi vào cảnh khủng hoảng tuổi trung niên thường thấy tại Los Angeles. 

"Tôi đã làm việc hơn 26 năm trong ngành điện ảnh. Từ một nhân viên kỹ thuật chiếu bóng tại rạp phim lưu động, tôi đã nỗ lực hết mình để có ngày hôm nay. Tôi sẽ không vứt bỏ mọi thứ đi như vậy", ông thuyết phục chính mình. 

Tuy nhiên, khao khát được giúp đỡ lũ trẻ khiến Scott suy nghĩ rất nhiều. Trong một năm sau đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox vừa làm việc tại Hollywood, vừa tới Campuchia để làm thiện nguyện. 

Có hai thế giới song song tồn tại trong cuộc sống của ông: Mỗi tháng, ông sẽ dành 3 tuần để giải quyết công việc, ngồi ghế hạng nhất trên máy bay, tham dự giải Oscars, gặp gỡ các ngôi sao điện ảnh, kiếm cả triệu USD/năm. Sau đó, ông sẽ gửi số tiền này đến Campuchia. 

"Điều tôi không tính tới là những sang chấn tâm lý do phải liên tục chuyển đổi giữa hai thế giới khác nhau trong vòng 24 tiếng. Một bên là lối sống buông thả và xa hoa, một bên là bãi rác nghèo nàn và tồi tệ - nơi lũ trẻ có thể chết trước mặt bạn chỉ vì thiếu sự chăm sóc y tế cơ bản", ông nói. 

"Tôi không thể sống giữa hai thế giới như vậy được".  

Dù vậy, phải đến khi chứng kiến một khoảnh khắc sinh tử khó quên, Scott Neeson mới hạ quyết tâm buông bỏ tất cả. 

Vào thời điểm đó, cựu Chủ tịch 20th Century Fox đang đàm phán với một diễn viên nổi tiếng cho bộ phim sắp công bố. Xong việc, ông bay tới Campuchia, còn ngôi sao kia đến Tokyo (Nhật Bản). 

Scott tới thẳng bãi rác và gặp bốn đứa trẻ mồ côi dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối và không ai có thể đưa các em tới bệnh viện. Ông hoảng sợ và không biết mình nên làm gì. 

Đúng lúc ấy, nam diễn viên vừa bay tới Tokyo kia gọi điện cho Scott. Anh ta khá bực mình vì công ty ông đã cung cấp sai tiện nghi trên chuyên cơ. "Tôi không nên bị làm khó như vậy", ngôi sao đó phàn nàn. 

"Đó là điều anh ta đã nói với tôi, khi tôi đang đứng trước mặt những đứa trẻ hấp hối", ông nhớ lại. "Chính giây phút ấy đã thức tỉnh tôi; mọi nỗi lo lắng về việc bỏ Hollywood để tới sống ở Campuchia đều biến mất. Đó là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy tôi đang đi đúng hướng". 

Ngay lập tức, Scott trở về Los Angeles và xin từ chức vào ngày thứ Hai. 

Không phải ai cũng nghĩ quyết định của Scott là đúng đắn. "Cả thế giới đều cho rằng tôi bị điên khi từ bỏ công việc trong mơ đó", cựu Chủ tịch 20th Century Fox nhớ lại. "Nhưng tôi không cần nó nữa". 

Năm 2004, Scott chuyển hẳn tới Campuchia và thành lập Quỹ Trẻ em Campuchia (CCF). Tổ chức này giúp đỡ các cộng đồng nghèo đang sống nhờ bãi rác ở Steung Meanchey, cung cấp các chương trình giáo dục, lãnh đạo, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và hướng nghiệp. 

Để có tiền, Scott không ngần ngại từ bỏ mọi thứ mình sở hữu. Ông bán biệt thự sang trọng ở Los Angeles, tổ chức một buổi garage sale (bán đồ cũ) để loại bớt "những thứ vô dụng" trong nhà. Kể cả siêu xe Porsche và du thuyền ông cũng không cần tới. 

Vứt bỏ hào quang Hollywood để tới bãi rác làm từ thiện 

Khi mới bắt đầu, mục tiêu của Scott chỉ là đưa 80 trẻ em ở bãi rác Stung Meanchey đến trường. Năm 2007, khi con số này lên tới 200 em, CCF đã thành lập một trung tâm cộng đồng, xây dựng các trường học lưu động, cung cấp nước sạch, lương thực và các dịch vụ cơ bản cho người dân nơi đây. 

Năm 2009, bãi rác khổng lồ này chính thức đóng cửa. Số học sinh tại CCF cũng đã đạt số lượng 500 em. Tổ chức này mở thêm nhiều phòng khám tại địa phương, cung cấp dịch vụ y tế và tư vấn miễn phí cho người dân ở mọi lứa tuổi. 

"Tôi khiến nhân viên phát điên", Scott nói về 300 cấp dưới của mình, nhiều người trong số họ cũng từng lớn lên ở bãi rác. "Nếu nghĩ ra một kế hoạch nào đó, tôi muốn nó được thực hiện trong vòng 48 tiếng. Bạn không muốn mọi người phải chịu khổ quá lâu". 

Điều khiến Scott ấn tượng nhất về lũ trẻ là dù sống trong cảnh khốn cùng, chúng không bao giờ vòi tiền. 

"Mỗi lần tôi đến bãi rác, các em sẽ chạy theo tôi và nói: 'Som tov rien' (Xin hãy cho cháu đi học)", ông nhớ lại. "Thật khó để nói không, bởi đơn giản là chúng chỉ hỏi xin một cơ hội". 

Trong vòng 16 năm qua, Scott Neeson đã thay đổi hoàn toàn số phận của hơn 3.300 mảnh đời bất hạnh ở đây. Sreyoun - cô bé 9 tuổi năm xưa được ông cứu giúp - đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính và kinh tế vào năm 2019. 80% số trẻ được CCF hỗ trợ đều vào được đại học, theo đuổi các chuyên ngành như luật, kỹ sư xây dựng dân dụng, tâm lý học... 

Vị doanh nhân này cũng chia sẻ rằng ông nhớ mặt, nhớ tên của từng đứa trẻ mà mình đã cứu, bởi "mỗi em là một cuộc hành trình". 

Bên cạnh đó, Scott cũng có nhiều đóng góp tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh tại Stung Meanchey. Ông còn cùng người cao tuổi ở đây khôi phục lại những giá trị truyền thống đã mai một tại Campuchia, để thế hệ trẻ có thể hiểu hơn về văn hóa nước mình. 

Giờ đây, Scott Neeson vẫn sống một cuộc đời giản dị ở Phnom Penh, tiếp tục theo đuổi sứ mệnh cứu người của mình. Ông thường mặc áo phông và quần canvas trắng, chân đi đất, nhìn như dân Campuchia thứ thiệt. 

Trên bức tường trong văn phòng ông, bên cạnh những chiếc poster phim có chữ ký người nổi tiếng là hàng trăm tấm ảnh trước-và-sau của từng đứa trẻ được cứu giúp.  

*** 

Sống quá lâu ở Campuchia, Scott Neeson đã thấm nhuần không ít tư tưởng Phật giáo. Ông hiểu rằng mình phải thay đổi bản thân trước khi thay đổi những số phận ngoài kia. 

"Bạn phải bỏ đi cái tôi của mình", ông nói. Đây chính là lý mà vị doanh nhân này cố gắng rèn luyện để vượt qua sự phán xét của chính mình và người khác, kiên trì với lý tưởng của mình. 

Phải bỏ lại cuộc sống hào nhoáng ở Hollywood sau lưng nhưng chưa một giây nào Scott Neeson cảm thấy hối hận. 

"Tôi chưa từng cảm thấy vừa không có gì, vừa có tất cả như lúc này", Scott bày tỏ. "Về mặt vật chất, tôi không còn gì. Nhưng lạ thay, tôi cũng không cần chúng. Đó là một cảm giác tuyệt vời. Nó đem lại sự tự do tuyệt đối". 

"Sống ở Hollywood có nhiều lợi ích - những chiếc xe limo hiện đại, những chuyên cơ đắt tiền, những cô bạn gái xinh đẹp, được tham dự Oscars. Tuy nhiên, đó không còn là lối sống mà tôi theo đuổi nữa, khi tôi có thể thay đổi cuộc sống của hàng trăm đứa trẻ theo hướng tốt hơn".

Scott Neeson tâm niệm rằng ông chính là người may mắn nhất thế gian này. 

"Có những người sống cả một đời mà chưa từng trải qua giây phút giác ngộ như khi tôi gặp lũ trẻ ngày ấy tại bãi rác Stung Meanchey. Tôi cảm thấy thật may mắn", vị doanh nhân mỉm cười nói.  

(Theo CCF, Csmonitor, Lion's Roar)


Monday 25 January 2021

Một Món Nợ

 

NỢ NGƯỜI DỄ TRẢ HƠN NỢ CHÍNH MÌNH
Câu chuyện cuộc đời...Năm nay tôi đã hơn bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi.
Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời. Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được.
Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó.
Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên, sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.

Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó.
Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa.

Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho, để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường.

Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường, và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.

Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc.

Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình.
Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác.
Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống, đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ, thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.

Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì.
Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.

Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa.

Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh.
Anh là một người được xã hội biết đến.

Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó.


Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra.
Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính".


Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng.
Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S.
Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới.


Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.

Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi.
Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.

Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa.
Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường.
Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó đã trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi".

Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như ngã đổ vào tôi và khóc rống lên.
Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng.
Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi.

Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.
Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi.

Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng.

Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.

Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói: "Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp". Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói: "Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào".

S mỉm cười và nói: "Ông đã trả hết nợ rồi". Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói: "Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình". Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này.

Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.

Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình.

Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.

Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời.

Nguồn sưu tầm

 




 

Friday 15 January 2021

Phong thủy Thượng Đẳng

 Trên người bạn có ba nơi phong thủy thượng đẳng, tuyệt đối không nên phá hỏng!

An Nhiên 

 

Tư tưởng quyết đnh hành vi, hành vi quyết đnh thói quen, thói quen quyết đnh tính cách, tính cách quyết đnh vn mnh.  

Trong dân gian có câu ngn ng rng: "Nht mnh, nh vn, tam phong thy". Mnh do tri to, vn tùy tâm chuyn, còn phong thu kỳ thc n giu ba nơi này: Tâm, ming, hành vi.

Người xưa có câu: "Nht thiết phúc đin, bt ly phương thn', ý nói rng hết thy rung phúc không đâu xa mà ngay gn lòng người.

"Phương thn" chính là ni tâm ca chúng ta, trong lòng người đã bao hàm hết thy rung phúc, mà cái rung phúc này được khai thác cày cy hay là b hoang, tt c là do chính chúng ta.

 

Phong thủy đầu tiên của con người: Tâm

 

Có mt ông lão sau khi v hưu mua mt miếng đt quê, chun b xây căn nhà hai tng lu dùng đ an dưỡng lúc tui già. Người con trai hiếu thun đi tìm mt v đi sư vn rt ni danh v xem phong thu.

Trên đường đi, mi khi phía sau có xe mun vượt lên, người con trai này đu nhường đường và nói: "Xem ra chuyn ca h gp hơn mình, vy c đ h đi trước đi".

Lái xe qua th trn, mt đa bé cười đùa t ngõ hm bên trong bt ng chy ra, anh vi vàng phanh xe li tránh, đng nguyên ti ch và nói: "Chc là bn tr chơi đùa đui nhau, phía sau chc chn còn có đa tr khác, vy c ch mt chút vy".

V đến quê, trước ca nhà anh có my cây đào, trên đó có my đa tr đang trèo hái trm đào. Anh bèn dng xe cng, phin đi sư ch mt lúc ri mi đi vào.

V đi sư t v ngc nhiên, anh cười và gii thích: "My đa tr trn trên cây hái đào, đt nhiên trông thy ch nhân tr v chc chn s git mình, nếu bây gi đi vào s khiến chúng s hãi, không may t trên cây ngã xung thì rt không tt".

V đi sư im lng mt lát, xoay người nói vi anh: "Anh đưa tôi tr v đi, phong thy ca mnh đt này không cn xem na".

Ln này đến lượt người con trai này kinh ngc: "Mt công đi my chc dm đường núi, vì sao va ti nơi bác đã đòi v ?".

V đi sư cm khái đáp: "Có anh đâu, thì đó đu là phong thu cát đa. Có người con trai như anh đây, ông c cha anh qu là người có phúc".

Nếu bn là người tt, nơi bn nht đnh là phúc đa. Nếu nơi bn vn không phi là phúc đa, thì bn cũng có th biến nó thành thành phúc đa.

Trong tt c phong thy, thì phong thy đu tiên ca con người là tâm, phong thu dưỡng người, nhưng người cũng dưỡng phong thu.

Phong thu tt chính là s tu dưỡng ca con người. Hiếu thun cha m, trong lòng gi thin lương, chính là phong thy tt nht.

Phong thủy đầu tiên của con người: Tâm

Nếu bn là người tt, nơi bn nht đnh là phúc đa. 

Phong thuỷ thứ hai của con người: Miệng

Hu hết các xung đt trong gia đình đu xut phát t vic không biết cách nói chuyn.

Lúc yêu đương, có vô vàn li cũng nói không hết. Sau khi kết hôn, có nhng trn cãi vã không dt.

Không ch có quan h v chng, mà gia cha m và con cái, chúng ta đu quen vic ch trích, phê bình ln nhau.

Li nói đ thương người là lưỡi dao tàn nhn nht trong mi quan h ca con người. Đôi khi rõ ràng là có ý tt, nhưng bi vì biu đt ng khí và cách dùng t không hp, lin thay đi hoàn toàn "mùi v".

Chiu ti hôm y, tri đt nhiên mưa to, lúc v đến nhà tóc v b dính mưa ướt nhp. Người chng trông thy dáng v lôi thôi ca v lin tc gin: "Ln như vy ri, đi ra ngoài cũng cũng biết đường mang theo dù sao? Ch trách b cm lnh".

Nói xong, mi cm cái khăn lông đưa cho v"Nhanh lau đi".

Người v tc gin ht khăn xung đt, đi vào phòng ng, "m" mt tiếng hung hăng đóng ca phòng li.

My câu nói đơn gin đã tr thành ngòi n chiến tranh gia hai v chng, có l người chng còn không biết mình sai ch nào.

 

Gia v chng, trong lòng có yêu, ngoài ming có tình, nói chuyn tôn trng d nghe, gia đình s t nhiên hòa thun. Mà gia đình hòa thun là mt ngôi nhà có phong thu tt nht.

Phong thuỷ thứ hai của con người: Miệng

Gia đình hòa thun là mt ngôi nhà có phong thu tt nht. 

Trái li, chúng ta ngoài xã hi, trong công vic, bi vì nói năng l mãng, có th đc ti vi mi người khp mi nơi.

Ming là cánh ca dn đến phúc hay ha, nó có th mang đến cho chúng ta quá nhiu rc ri và tai ha.

Thích nói li chanh chua khó nghe, s làm mt lòng người.

Người sng không th không có th din, cây sng không th không có v cây. Đánh người không đánh mt, vch người không vch khuyết yếu.

Ai cũng có gót chân A-sin, đó là t huyt, bn khiến người khác tht mt mt, thì người khác nht đnh s chiến đu ly li danh d.

Trước mt người tht đng nói ngn, trước mt người béo không chê mp.... Không nên coi nhanh mm nhanh ming như là tính tình thng thn, nói chuyn không gi mm ming, ha lin t ming mà ra.

Nói chuyn không nói thành tín, mi quan h cá nhân gia người và người càng ngày càng t, vn khí làm sao có thể tt lên?

Nước sâu thì chy chm, người tôn quý ăn nói t tn. Nói năng cn thn cũng là mt loi chu trách nhim vy.

 

Tâm thin là Phúc Đin, nhưng cũng cn nói chuyn d nghe mi có th gi vng cánh ca tài phú, không b rò r phúc khí, như vy phong thu mi có th càng ngày càng tt.

 

Phong thủy thứ ba của con người: Hành vi

Tâm tt, ming t, làm vic thin.

Mt người tràn đy năng lượng tích cc thu hút lòng người, nht đnh là mt người tt, đây cũng là lut hp dn mà người ta thường nói đến.

Tâm là cây, ming là hoa, hành vi chính là qu ca chúng ta. Ch có thông qua ba nơi này, chúng ta mi có th gieo xung thin nhân, thu hoch thin qu.

Tr giúp người khác là làm vic thin, không chiếm món lời nhỏ cũng là thin, cũng là mt loi giáo dưỡng. Chiếm li ca người khác, du nh cũng s mt đi s tín nhim ca mi người, được không bù mt.

Phong thủy thứ ba của con người: Hành vi

Tâm là cây, ming là hoa, hành vi chính là qu ca chúng ta. 

 

Chu thit là phúc, không chiếm li du nh, là mt loi đi trí tu.

Người tt duyên đến như thế nào? Không so đo được mt, thích giúp đ người khác, làm vic gì cũng an phn như cá gp nước, c như vy phong thu s t nhiên là tt.

C nhân có câu rng "ai thu phc lòng người thì s có được thiên h". Được lòng người mi có th mợ̉ng con đường, mi có th thu nhn càng nhiu tin tc, đt được càng nhiu tư nguyên, nhn được nhiu s tr giúp ca người khác, t đó phát hin ra càng nhiu cơ hi.

Vn khí ca mt người tt xu ra sao, chính là có liên quan đến hành vi ca người y như cùng mt nhp th.

Yêu người thì được người yêu tr li, phúc hướng người có phúc mà đến, đây là chân lý bt biến.

Người ưa làm vic thin, mi ngày đu không h thn vi lòng mình, ăn ngon ng tt, được mi người xung quanh kính trng, tâm tình tt thì sc khe di dào, mi vic tun hoàn tt đp, cuc sng suôn s

 

Vì vy, phong thy quan trng nht li không my liên quan đến ngoi vt, tt c đu là trên thân ca chính mình.

Có bc thy phong thy đã nói, con người có 40% mnh lý phong thu, chính là điu mà c nhân chúng ta thường nói - t tiên tích đc. Đây là t tiên chúng ta đi trước làm vic thin tích đc lưu li tài phú cho chúng ta tài phú. 60% phong thu còn li quyết đnh bi chính bn thân mình.

Mt nhà tích thin, t phúc có dư. Khi mt người tích cc làm vic thin, không h vi thiên đa, không h vi lương tâm ca mình, lin có th góp nht phong thu tt, t đó c đi bình an, vn s như ý.

Tư tưởng quyết đnh hành vi, hành vi quyết đnh thói quen, thói quen quyết đnh tính cách, tính cách quyết đnh vn mnh.

Đây chính là chân tướng thông qua phong thy ca bn thân mà ci biến vn mnh.

 

Tâm tn thin nim, ming nói li hay, tay chân không quên giúp đ người khác, nhân sinh không th không tt lên.

 

An Nhiên

--.