Hôm nay ngày
30/ tháng 1, cũng như nhiều ngày 30/ tháng 1 khác, nhiều Anh Chị Em Học Viên
Nhân Điện trên thế giới, lại tổ chức buỗi lễ mừng sinh nhật Thầy Đáng, Thầy Tổ
ngành học Nhân Điện “Nhân Loại – Giác Ngộ- Tình Thương” (Mankind-
Enlightenment- Love ), viết tắt là MEL.
Nhân dịp lễ
mừng sinh nhật Thầy Đáng năm nay, tôi thấy có một số điều cần viết về ngành
Nhân Điện Thầy Đáng “NL-GN- TT” (MEL). Từ lúc Thầy Đáng còn sống cũng như sau
khi Thầy Đáng mất, thỉnh thoảng tôi cũng có viết một số bài về Nhân Điện. Viết
là để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, là quyền chung của tất cả mọi người,
ai cũng có quyền viết, và ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm về bất cứ vấn
đề gì, kể cả những vấn đề của Nhân Điện.
Người đọc, bất
kỳ ai cũng có quyền đọc hay không đọc, quyền đồng ý hay không đồng ý, 9 người,
10 ý, cho nên chắc chắn có những ý kiến trái ngược với ý kiến người viết, cái nầy
là tất yếu, cái nầy là hiển nhiên, cái nầy không sao cả, nhưng việc có những ý
kiến trái nghịch, bất đồng với việc lên tiếng đả kích, xuyên tạc, hay cố ý đả
kích, xuyên tạc thì lại là chuyện khác,
là chuyện không đúng, là việc không nên làm.
Tôi không sợ
những lời đả kích phê bình, phê phán, chê bai…., nếu sợ tôi đã không dám viết
bài, không dám đăng lên mạng, nhưng tôi mong là những ai đọc bài viết của tôi
không có những mục đích phê bình, đả kích, chê bai…., nhất là hành động “vạch
lá tìm sâu”, bắt bẻ chuyện nầy, chuyện nọ…., mà phải nên đọc với những mục đích
tốt đẹp và tìmm kiếm những điều lợi ích ít nhiều nào đó: nghe về một điều gì
đó, biết về một điều gì đó, nghĩ về một điều gì đó… của một ai đó, của người
nào đó.
Nói rõ hơn
là bài viết của tôi tuy có đề tên họ thật của tôi, cái đó chỉ là để chịu trách
nhiệm những gì tôi viết, không phải để khoe khoang tên tuổi, không mong tìm những
danh tiếng hão huyền, nhưng mà cách tốt nhất, lợi ích nhất, công bằng nhất, khi
đọc bài viết của tôi, là hãy nghĩ rằng đây là một bài viết vô danh, của một người
không có tên họ, không có địa chỉ, không có lý lịch…. Bởi vì, chỉ có như vậy
thì chúng ta mới có cái vô tư, cái bình tâm, cái khách quan, khi ta nghe thấy một
điều gì đó, đọc thấy một điều gì đó…, còn nếu như ta cứ nghĩ đây là bài viết của
người nầy hay của người kia, thì ta sẽ bị chi phối, bị ảnh hưởng đến sự phê
phán đúng sai, hay dở, tốt xấu….
Điều nầy rất
quan trọng, bởi vì chúng ta đã bị ràng buộc trong cái văn hoá nô lệ mấy ngàn
năm của Khổng Giáo, ông cha ta đã học cái văn hoá “Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết”,
tức là cái văn hoá con vẹt, văn hoá “mũ ni che tai”, cứ nghe theo lời của những
ai có tên tuổi, có danh tiếng, còn nhữntg ai không có tên tuổi, danh tiếng thì
không nghe, hoặc dè bỉu, chê bai ! Vì cái thứ văn hoá tệ hại nầy, cho nên chúng
ta đã bị chậm tiến, lạc hậu mấy ngàn năm, bây giờ là lúc chúng ta cần phải
thoát khỏi những cái ảnh hưởng của thứ văn hoá nô lệ tư tưởng “Khổng Tử viết, Mạnh
Tử viết” của người Trung Hoa, và chúng ta nên học cái văn hoá mới của ngành
Nhân Điện Thầy Đáng, nền văn hoá “Chân lý là Thay đổi”, cụ thể ở đây là chúng
ta không nên biết, không nên nghĩ là bài viết nầy của ai, câu nói nầy của ai….,
mà chỉ cần biết là chúng ta đang nghe cái gì, đang nghe điều gì, đang thấy cái
gì…, và quan trọng là chúng ta suy nghĩ cái gì, cái chúng ta suy nghĩ quan trọng
hơn là cái chúng ta nghe thấy.
Nói rõ hơn
là nếu cái chúng ta nghe thấy không hợp với cái chúng ta suy nghĩ, thì cần nên
bỏ đi cái nghe thấy đó, nếu cái chúng ta suy nghĩ mà thấy nó không mang lại lợi
ích gì cho mình, thì cũng cần nên bỏ cái đó đi. Nếu cái nghe thấy, hay cái suy
nghĩ mang lại điều tai hai, thiệt thòi thì càng nên mạnh dạn vứt bỏ đi. Cái lợi
không biết ai là tác giả bài viết, không biết ai là tác giả câu nói là ở chỗ nầy:
không cần biết câu nói của ai, lời nói của ai, miễn đúng, tốt, hay, lợi…. thì
nghe, thì theo, nếu thấy sai, trật, dở, xấu, tệ hại…, dù là lời nói của ai, câu
nói của ai, thì cũng không nghe, không theo.
Nhân Điện Thầy
Đáng, MEL, ở những lớp căn bản chỉ là trị bịnh, nhưng ở những lớp gọi là cao cấp
chính là học cái nầy, học cái đúng sai hay dở phải trái….nói bằng danh từ văn
chương là học về Minh Triết, Giác Ngộ, từ Anh ngữ là “Enlightenment” , một
thành phần chính yếu của tên gọi MEL, và nhất định là phải có Minh Triết, Giác
Ngộ thì mới có thể biết được những điều hiểu biết đúng sai hay dở phải trái….
Học Viên
Nhân Điện thì có đủ thứ thành phần học vấn, đủ thứ trình độ tri thức, ngôn ngữ,
sắc tộc khác nhau, cho nên Minh Triết
Giác Ngộ của Nhân Điện không phải là trình độ học vấn, giáo dục, khoa bảng,
mà là trình độ Tâm Linh phi Khoa Bảng, là sự giáo hoá thông suốt từ những quyền
năng khả năng Tâm Linh của Các Đấng Thiêng Liêng Siêu Hình Tối Thượng Tối cao, của
Thượng Đế.
Sự học hỏi của
Nhân Điện MEL hoàn toàn khác với tất cả các môn ngành học thuật khác, những lớp
học Nhân Điện quá ngắn, 5, 7 ngày, một lớp học, dù là lớp Nhân Điện Cao Cấp, cho
nên Thầy đáng không dạy Nhân Điện theo các hình thức sư phạm, khoa bảng, cũng
không theo những hình thức tôn giáo nầy khác, Thầy Đáng không dạy một lý thuyết
nào, lý thuyết nào cũng có những giới hạn, thời gian, không gian, cho nên Thầy
Đáng chỉ truyền cho Học Viên cái gọi là “Năng lực tâm linh vô hình, siêu hình của
Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả”, để rồi từ cái năng lực nầy, Học Viên tự mình đi
tìm kiếm cái mình cần tìm kiếm, học hỏi, hiểu biết, ứng dụng….
Cụ thể, là Thầy
Đáng không trực tiếp dạy Học Viên minh triết cái gì, giác ngộ cái gì, như những
bài dạy giáo khoa thông thường, nếu có thì cũng chỉ là những thí dụ mà thôi,
không phải là đầy đủ, không phải là tất cả, cho nên có thể nói Nhân Điện Thầy
Đáng không có lý thuyết, không có giáo khoa, khôngcó chương trình, không có bài
giảng…. Cho nên, muốn Minh triết cái gì, muốn giác ngộ điều gì, thì Học Viên chỉ
cần dùng cái năng lực tâm linh Thầy Đáng Đáng cho để tự tìm kiếm cái mình muốn
tìm kiếm, để rồi tự mình minh triết, tự mình Giác ngộ, tự mình thực hiện, thực
hành.
Ý nghiã bài
học nầy thể hiện trong câu chuyện Thầy Đáng xuống núi hành Đạo là: “Quên hết tất
cả những bài học Thầy Đáng đã học qua”, áp dụng cho Học Viên Nhân Điện là sau
các lớp học Nhân Điện, Học Viên chỉ cần giữ lại cho mình cái “năng lực tâm linh
Thầy Đáng cho”, còn hầu như tất cả đều phải quên đi thì mới là Học Viên thông
suốt bài học Nhân Điện tâm linh của Thầy Đáng. Cụ thể là khi đối diện với mỗi vấn
đề, mỗi sự việc, tuy có khác nhau, nhưng Học Viên chỉ cần mang một thứ chung để
xử dụng là “năng lực tâm linh Thầy Đáng cho” để Minh triết, Giác ngộ, hành xử….,
từ việc trị bịnh, tới mọi sự việc khác trong đời sống hằng ngày, hằng giờ.
Bài học Nhân
Điện tâm đắc nhất của Thầy Đáng là bài học “Chân Lý là thay đổi”, nếu ta học và
ứng dụng bài học nầy, thì chúng ta sẽ không còn bị ràng buộc vào bất cứ sự ràng
buộc nào trong đời sống, chúng ta sẽ thoát khỏi mọi sự ràng buộc, phép tắc,
khuôn sáo, luật lệ, công thức, tư tưởng, câu nói, bài dạy, bài học…. Và có như
vậy thì chúng ta mới có thể trở thành những con người giải phóng, những con người
tự do, những con người tâm linh, hay nói theo cách văn chương là: “con người
minh triết”, hay là “con người Giác Ngộ”.
Tóm lại,
trong bài viết “Nhân ngày sinh nhật Thầy Đáng” nầy, tôi muốn nói một điều
mà tôi cho là quan trọng nhất của ngành Nhân Điện, cái công lao lớn nhất mà Thầy
Đáng đã mang đến cho Học Viên, và cho nhân loại, qua việc truyền bá ngành Nhân
Điện Thầy Đáng là cái “Năng lực tâm linh vô hình siêu hình của Các Đấng Thiêng
Liêng Cao cả, Tối Cao”, là khi chúng ta có cái năng lực tâm linh siêu hình nầy,
và chỉ cần có cái năng lực tâm linh siêu hình nầy, là chúng ta đã có tất cả.
Với "Năng lực Tâm Linh vô hình, siêu hình của Các Đấng Thiêng Liêng Cao cả, Thượng Đế" thì mắt ta không thể thấy, tai ta không thể nghe, thậm chí là trí ta không thể hiểu, nhưng mà những ai đã có học qua Nhân Điện Thầy Đáng, đã được khai mở Luân Xa, và đã có những trải nghiệm, kinh qua những việc khám bịnh, trị bịnh, truyền điện,,,thì vẫn có thể cảm nhận, vẫn có thể tin tưởng, và vẫn có thể là không nghi ngờ, không thắc mắc gì cả.
Ban đầu, mỗi khi viết về "năng lượng tâm linh siêu hình" tôi thường cố dẫn chứng điều nầy điều, tôi cố chứng minh điều nầy điều nọ, nhưng từ khi đã có được những trải nghiệm tâm linh bản thân rồi, thì tôi thấy là chỉ cần trình bày vấn đề mà tôi biết là đủ, tin hay không tin là phần của người đọc.
Vấn
đề quan trọng hơn của "năng lượng tâm linh" là chúng ta có nó để làm gì, và vấn đề quan trọng khác là chúng ta chỉ có thể dùng nó
cho những mục đích tốt đẹp, những lợi ích của con người: bác ái, từ bi, nhân
nghiã, đạo đức …., mà thôi, và không thể dùng cho bất cứ mục đích, mưu đồ xấu nào.
Thái Tấn
Truyền