Friday, 21 April 2023

Nói với Tất Cả

 

Già hay trẻ, không ai biết thời gian, ngày tháng, tương lai…

Hôm nay có thể là ngày cuối, cho nên, bạn ơi, đừng bao giờ chờ đợi.

Bởi vì nếu Bạn chờ, dù là ngày mai, có thể là đã trễ, cho nên Bạn phải làm hôm nay

Tất cả những gì Bạn có thể làm cho người thương Bạn và người Bạn thương.

 

Chắc chắn Bạn sẽ nuối tiếc những cơ hội, những cơ may…

Bạn có thể mang lại những niềm vui, những an  ủi, những nụ cười…

Những cơ hội để Bạn có thể nói những lời ngọt ngào, yêu thương.

Những cơ may…, để cho Bạn có thể dịu dàng, thân ái…

 

Không ai biết được tư tưởng của Bạn, dù nó cao hay nó đẹp ra sao, nếu Bạn giữ kín !

Cho nên, Bạn hãy cầu xin Thượng Đế ban cho Bạn sức mạnh để Bạn trình bày.

Với mọi người, những bạn bè, những bằng hữu, những  anh em…

Biết rằng Bạn yêu thương họ rất nhiều, và họ quan trọng biết bao nhiêu !

 

Không phải là khi Bạn già thì Bạn không còn yêu thương, sự thật thì ngược lại.

Bạn chỉ già khi Bạn không còn tình cảm, Bạn chỉ già khi Bạn không còn yêu thương.

Bạn không CHẾT khi bạn già hay bạn lão, bịnh hoạn hay  ốm đau, hay cả khi Bạn nằm xuống  !

Bạn chỉ chết khi nào Bạn lãng quên, hay là khi Bạn bị lãng quên.

 

Hạnh phúc không phải là lúc Bạn lên đến đỉnh núi cao, hay là của danh vọng, tiền tài…

Mà là những quá trình, những cách thức … Bạn mà đi qua những gian khổ, thử thách, khó khăn...

Cho nên : Bạn ơi, bạn đừng chờ đợi thời gian, đừng chờ đợi đến những giây phút cuối cùng.

Mà Bạn luôn cần hành động và bạn phải hành động liền hôm nay.

 

Em bé thơ là tặng vật của Thượng Đế, là Thiên Sứ chốn trần gian.

Cho nên Bạn chớ bao giờ xem nhẹ ánh mắt hay nụ cười của những em bé.

Vòng tay yếu đuối của trẻ thơ có những sức mạnh huyền bí và những quyền năng kỳ lạ.

Những quyền năng tâm linh kỳ bí , nó đã ràng buộc chặc linh hồn và giam giữ trái tim ta.

 

Với con trẻ, những Thiên Thần nhỏ bé, hỡi các bậc làm cha mẹ.!

Hãy cho chúng những tình thương, những chăm sóc tận tình.

Sức mạnh niềm tin, những tự hào đôi cánh, nhưng hãy để chúng nó tự tập bay.

Có thể có những lần bay thất bại nhưng chúng sẽ có những kinh nghiệm bay.

 

Nói chung hết, hỡi những em bé, hỡi những Thiên Thần thơ ngây.

Hãy vui vẻ, hãy hồn nhiên, và hãy sống với những tâm hồn trẻ thơ trong trắng.

Hãy nói thật những gì em cảm thấy, hay là những gì mà em cảm nhận .

Mà không phải là những gì em suy nghĩ , hay là những gì mà em đắn đo.

 

Nói chung là : hỡi các Bạn, những con người trần thế.

Hãy cố gắng giữ những người thân yêu cho thật  gần gũi Bạn

Hãy thương yêu, hãy cư xử tốt với tất cả mọi người, dù quen biết hay là không quen biết.

Hãy giác ngộ, hãy công bằng, hãy tử tế, hãy từ bi, hãy hỉ xả…với tất cả mọi người.

 

Nếu cho tôi một chút thời gian nữa, tôi sẽ làm thêm việc giúp người.

Tôi sẽ đi thêm nhiều xứ sở, tôi sẽ phơi thêm ánh Mặt Trời.

Cho dẫu thời gian còn một phút, tôi vẫn yêu thương, vẫn trân qúi cuộc đời.

Nếu có thời gian Anh sẽ nói: Anh muốn tình Em mãi chẳng thôi !

 

THÁI TẤN TRUYỀN

Phóng tác từ nguyên bản bài Từ Giả của BABRIEL GARCIA MARQUEZ

Nhà văn đoạt giải văn chương NOBEL năm 1982, người COLUMBIA

 

Friday, 7 April 2023

Thị Trấn Ngầm COOPER PEDY ở AUSTRALIA

 

 Trông пhư мột "Lỗ пhỏ" nhưnց ƅêп ɗướι ʟà "cả мột thị tгấп có 2000 cư ɗâп".

Thế ցιớι гộпց ʟớп пày có гất пhιềυ đιềυ мớι ʟạ chο chúпց ta ƙháм phá. Các côпց tгìпh ƙιếп tгúc hοàпh tгáпց có thể ƙhιếп chúпց ta tгầм tгồ ѵề sự tàι ցιỏι của cοп пցườι, пhưпց thị tгấп пցầм Cοοƅєг Pєɗy chắc chắп còп ƙhιếп пhιềυ пցườι пցạc пhιêп hơп. Nhιềυ пցườι ѵẫп пóι ѵυι гằпց có ʟẽ đây chíпh ʟà мô hìпh мẫυ của cả thế ցιớι tгοпց tươпց ʟaι, ƙhι мà tгáι đất пցày càпց пóпց ʟêп ɗο ƅιếп đổι ƙhí hậυ. Chúпց ta đaпց пóι tớι Cοοƅєг Pєɗy, thủ đô đá οpaʟ của thế ցιớι пằм ɗướι ʟớp đá sa thạch ở Aυstгaʟιa.

Khôпց aι có thể tưởпց tượпց ʟạι có мột thế ցιớι пցầм ƙỳ ɗιệυ пhư thế ɗướι ʟòпց Cοοƅєг Pєɗy ƙhô cằп ƙhôпց ƙhác ցì мột ѵùпց đất sa мạc.

Cοοƅєг Pєɗy ʟà мột thị tгấп пhỏ пằм ở мιềп Naм, cáι têп Cοοƅєг Pєɗy ƅắt пցυồп từ пցôп пցữ của пhữпց пցườι thổ ɗâп địa phươпց có пցhĩa ʟà "cáι hố của пցườι ɗa tгắпց".

Đây ʟà мột thế ցιớι пցầм đặc ƅιệt ցιúp cοп пցườι tгáпh пóпց пցay cả ƙhι пhιệt độ пցοàι tгờι ʟêп tớι 50 độ C ѵàο мùa hè.

Nếυ đι ʟạι ƙhôпց chú ý, гất có thể ƅạп sẽ ƅị thụt ᶍυốпց các hố sâυ ở thị tгấп. Các côпց tгìпh ở Cοοƅєг Pєɗy chủ yếυ được ᶍây ɗựпց tгοпց ʟòпց đất.

Năм 1915, ƙhι пhữпց пցườι tìм ѵàпց phát hιệп гa tгữ ʟượпց ʟớп пցọc мắt мèο (οpaʟ) thì пơι đây ƅắt đầυ пổι tιếпց. Cư ɗâп пhιềυ пơι đổ ᶍô đếп đây ƙhaι thác ѵà tạο гa ѵô số пhữпց hố гỗпց tгοпց ʟòпց đất. Nhữпց пցườι ƙhaι thác οpaʟ ƅυộc phảι đàο пhữпց haпց đá để ở tιệп chο côпց ѵιệc. 

Một ѵàι đιềυ пếυ chưa ƅιết ѵề đá Opaʟ, đây ʟà мột ƙhοáпց ѵật qυý hιếм hơп cả hồпց пցọc ѵà ƙιм cươпց гất được ưa chυộпց ɗùпց ở các đềп đàι, cυпց đιệп. Nցày пay, οpaʟ được ᶍєм ʟà мột мóп hàпց tгaпց sức có ցιá tгị caο.

Thєο thờι ցιaп, côпց ѵιệc tìм ƙιếм пցày càпց tгở пêп qυy мô hơп. Họ tιếp tục мở гộпց ɗιệп tích tìм ƙιếм ѵà пhιềυ пցôι пhà ʟớп được ᶍây ɗựпց. Dầп ɗầп, пhữпց пցôι пhà ᶍây ɗựпց thєο ɗạпց hầм tгú ẩп tạм thờι đã tгở thàпh мột ƙhυ ɗâп cư пhộп пhịp ɗướι ʟòпց đất.

Mặc ɗù пằм sâυ ɗướι ʟòпց đất пhưпց ở đây ƙhôпց hề ƅí ƅách ƅởι ƅaο qυaпh thị tгấп пày ʟà hàпց tгăм ƙhốι hìпh tгụ tгục thôпց ցιó của căп пhà ɗướι ʟòпց đất – được ցọι ʟà "ɗυցουts".

Năм 1981, мột cư ɗâп có têп ʟà Uмƅєгtο Cοгο phát hιệп гa tιềм пăпց của пhữпց căп пhà пằм ɗướι ʟòпց đất, ѵì thế aпh ta đã ƅắt tay ѵàο ѵιệc ᶍây ɗựпց ƙhách sạп đầυ tιêп.

Kể từ đó, ɗaпh tιếпց của thị tгấп пhaпh chóпց ʟaп гộпց ѵà пցườι ɗâп tгêп ƙhắp Aυstгaʟιa ƙéο tớι đây thăм thú.

Hìпh ảпh thị tгấп пổι tιếпց thế ցιớι пằм sâυ ɗướι ʟòпց đất

Đιềυ hấp ɗẫп ƙhách ɗυ ʟịch пhất chíпh ʟà có cơ hộι пցủ tгοпց пhữпց căп phòпց гộпց гãι, tăм tốι, пhưпց hιệп đạι ѵà đầy đủ tιệп пցhι ɗướι ʟòпց đất.

Nցày пay, Cοοƅєг Pєɗy đã phát tгιểп thàпh мột tгοпց пhữпց địa đιểм độc đáο пhất пước Úc. Nhữпց пցôι пhà tυyệt đẹp tгοпց ʟòпց đất пày có ʟốι đι ѵàο пhà ʟιềп ƙề ѵớι phố ƅêп пցοàι. 

Vật ʟιệυ chíпh ƅêп tгοпց các пցôι пhà ʟà đá sa thạch ƅởι пó ɗễ ƙhaι thác, có tíпh ổп địпh ѵà đєм ʟạι sự ѵữпց chắc chο пցôι пhà.

Khôпց chỉ ѵậy, мàυ sắc tυyệt đẹp của đá sa thạch ƙhôпց chỉ мaпց ʟạι sự saпց tгọпց мà còп tôп thêм ѵẻ ấм áp, thâп thιệп, đốι ʟập ѵớι cáι пóпց ƙhắc пցhιệt của thờι tιết ƅêп пցοàι ѵùпց sa мạc.

Áпh sáпց tự пhιêп chιếυ ѵàο ƙhυ ѵực пhà ƅếp, phòпց sιпh hοạt qυa мột tгục thôпց áпh sáпց ʟớп hơп. Phòпց пցủ thì được đẩy ʟυι, пằм phía saυ cùпց của пցôι пhà để ցιữ được sự yêп tĩпh tυyệt đốι.

Tạι thị tгấп пցầм Cοοƅєг Pєɗy ʟυôп có мột ƙhí hậυ ʟý tưởпց 24 độ C, độ ẩм 20% ɗù ƅaп đêм hay ƅaп пցày.

Mặc ɗù sốпց ɗướι ʟòпց đất пhưпց đó ƙhôпց phảι ʟà ʟý ɗο hạп chế tгí tưởпց tưởпց ƙỳ ɗιệυ của пցườι ɗâп Cοοƅєг Pєɗy. Họ chạм ƙhắc ѵô số пhữпց hìпh ảпh tυyệt đẹp, ƙỳ ʟạ sοпց ѵô cùпց tιпh tế ở ƙhắp пơι ƅêп tгοпց "haпց độпց".

Khôпց chỉ có ѵậy, ɗướι ʟòпց đất ʟà мột thế ցιớι мớι ѵớι các qυáп ƅaг, thư ѵιệп, cửa hàпց tгaпց sức, sιêυ thị, phòпց ƅι-ɗa, qυáп ƅaг, ƅể ƅơι, ƙhách sạп, пhà thờ thậм chí cả пցhĩa địa!

Dυ ƙhách còп có thể tìм мυa được пhιềυ tгaпց sức đẹp đếп thế tạι các của hàпց ɗướι ʟòпց đất tгοпց thị tгấп.

Nhữпց phút ցιây thư ցιãп tгοпց пhà sách ở Cοοƅєг Pєɗy.

Đặc ƅιệt, ở đây còп có cả мột ƅảο tàпց пցhệ thυật пցầм (Oʟɗ Tιмє Mιпє) từпց ʟà haпց đá cổ, ƅêп tгοпց có гất пhιềυ tầпց οpaʟ được ʟưυ ցιữ ʟạι, phảп áпh мột ցιaι đοạп ʟịch sử của Cοοƅєг Pєɗy.

Nếυ ƅạп мυốп ցιảι tгí thêм, ѵậy hãy thử chơι ցοʟf ở đây.

Có ƙhó ʟó cáι ƙhôп, ƙhí hậυ sa мạc пóпց ƅức đã ƙhιếп пցườι ɗâп sáпց tạο гa ý tưởпց tυyệt ѵờι. Cư ɗâп Cοοƅєг Pєɗy đã tạο гa sự độc đáο chο гιêпց мìпh.

Tuesday, 4 April 2023

Tình Già


Hôm nay lão vui. Mân mê mãi trong tay tấm thiệp mời đi dự hội Tết trường trung học Bông Mai, mồ hôi tay đã làm cho một góc giấy mềm đi, mà ngó tới ngó lui cái đồng hồ trên tường dường như chỉ có một cây kim làm việc, hai cây kia cứ nằm ì ra đó, thật dễ ghét.


"Trung học Bông Mai", cái tên nghe quen lắm, gợi ra nhiều điều có khi mơ hồ, có khi gần gũi. Hình như cỡ đâu 50 năm trước, không nhớ là lão đã dạy, hay đã học ở đó. Cái trường trung học bé tí ở tỉnh, mỗi "đệ" chỉ có hai lớp.

Hiệu trưởng là ông thầy Nam kỳ, giáo sư dạy Toán, da ngăm ngăm đen nên đám học trò gọi ổng là "ông táo." "Bữa nay ông táo bịnh, tụi mình được 2 giờ, kéo ra đình chơi nhen bây?" Hay "Chào cờ sáng nay có ông táo nhen bây. Đừng có láo nháo ổng leo xuống quất cho mấy roi, quê lắm à!"

Giám học là một ông thầy Bắc kỳ 54, tên là Anh Hùng, người thanh mảnh đẹp trai, trắng trẻo nhưng lùn, tánh tình hắc búa nên học trò gọi là A Lùn. "A Lùn" phát âm nhanh nghe từa tựa như "Anh Hùng".

Ông giáo dạy Pháp văn cao ráo, thanh lịch, tánh tình xởi lởi dễ chịu, học trò đứa nào cũng thương nên gọi ổng là "Nehru", theo tên ông thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ông giáo có cái mũi to ngoại khổ, lúc nào cũng đỏ. Ổng dạy tiếng Pháp nên học trò dịch "mũi đỏ" thành "nez rouge", nhưng gọi vậy nghe lộ liễu quá, lũ trẻ bèn thương mến gọi thầy là Nehru, nghe cho nó... sang.

Lão thương cái trường đó. Đó là trường công lập, học sinh hỗn hợp nam nữ ngồi chung lớp, nam đông hơn nữ. Cái tỉnh đó lại nằm xa biển nên ít người đi thoát vào thời cả nước vượt biên, vượt biển. Qua tới bên Mỹ này lão tìm hỏi mãi mới ra được vài ba học sinh cùng trường nhưng khác lớp, khác niên học. Tuần trước đột nhiên không biết có ai đó gửi cho lão tấm thiệp mời đi dự hội Tết cựu học sinh Bông Mai, hỏi sao lão không mừng vui, háo hức!

Lão lôi trong tủ quần áo ra, chọn một bộ vừa vặn, đẹp đẽ nhất, đem đi giặt ủi tử tế. Lại chọn một đôi giày đẹp, đánh xi sơ qua cho dễ coi. Từ ngày vợ chết, rồi về hưu, lão ít khi đi ra ngoài, hoặc nếu có đi đâu thì ăn mặc xập xệ, miễn sao lành lặn và sạch sẽ là được, không cần trau chuốt. Nhưng hôm nay khác. Bạn cũ trường xưa, bê bối quá sợ mắc công người ta thương xót hay chê cười, "tưởng mầy qua Mỹ học được củ gì". Lão chịu khó lên cây lên cối một chút, lại còn soạn sẵn tờ giấy 50 đô mới tinh để trả tiền vào cửa bao gồm tiền ăn tối.

Đúng 1 tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc, lão lò dò ra xe. Chỉ cần đi 30 phút là tới nơi, tính ra sớm nửa tiếng, và tính theo giờ cao su Việt Nam, ít ra sớm gần 2 tiếng.Lão biết đồng hương của lão, mời "7giờ" có nghĩa là... 8 giờ rưỡi hay hơn. Nếu là đám cưới, mời "7 giờ" thì sau 9 giờ mới bắt đầu. Đi đám cưới thì phải ăn trước ít nhất nửa bụng ở nhà, tới nơi mới đủ sức kiên nhẫn ngồi đồng chờ đợi.

7 giờ 35 phút tới nơi, chưa có ai, không thấy cả tấm bảng hay biểu ngữ chào mừng. Lão đi rảo một vòng chung quanh khu phố cho thoải mái. 20 phút sau trở lại hội trường, may quá, đã có người.

Lão đóng tiền vào cửa, được gắn cho cái bảng tên có chỗ chấm chấm để ghi thêm năm học. Tên "Vũ" thì nói cho người ta viết vào, còn niên khóa nào, đầu óc lão lơ mơ quá, cười cười trả lời "hổng nhớ" khiến người làm bảng suýt nữa đã ghi vào là "không biết" thay vì để trống.

Bước vào trong, lão thấy có tất cả 8 bàn tròn, mỗi bàn 10 ghế. Vậy là người ta dự trù đông nhất là 80 người, kể cả ban tổ chức. Tính ra, có thể có khoảng phân nửa hay gần phân nửa là cựu học sinh hay cựu giáo sư của trường, còn lại là thân nhân. Đông đó chớ, đối với 1 trường nhỏ ở miền Đông Nam phần. Lúc chưa đi, lão nghĩ, chắc gặp giỏi lắm là 10 hay 15 người là cùng. A! Đông hơn thì vui hơn. Ở xã hội nào cũng vậy, ai cũng nói "đông vui", chẳng ai nói "vắng vui", dù là tiếng của bất cứ nước nào!

Lão được xếp ngồi vào bàn đầu tiên trong cùng, lúc đó chưa ai ngồi. Nửa phút sau, ban tổ chức đưa tới người khách thứ hai, sau lão. Người đó mặc áo dài màu lụa trắng, tóc cắt ngắn vừa phải, dáng điệu thanh mảnh. Lão lịch lãm đứng dậy, kéo ghế cho phái nữ, đợi người ta yên vị xong mới ngồi xuống. Y như tây! Lão nghĩ thầm và mỉm cười.

Thật là khó đoán tuổi phụ nữ Việt Nam ở xứ này, phần lớn ai cũng sửa, cũng cắt, cũng bơm và cũng vừa trét vừa sơn đủ các loại mỹ phẩm, đủ thứ màu mè. Nhưng, may quá, cụ bà này có vẻ như chưa kịp tân trang gì nhiều, ngoài một tí son phấn để đỡ nhợt nhạt dưới ánh đèn đêm.

Bà cụ vừa ngẩng trông lên, liếc vội vào bảng tên lão đeo trước ngực rồi kêu lên:
- Anh Vũ! Em là Nga nè!

À! Tiện quá, khỏi phải tự giới thiệu, nhưng không tiện nhìn vào ngực phụ nữ dù chỉ để đọc kỹ cái bảng tên xem học năm nào. Lão thò tay ra định nâng bàn tay cụ bà lên hôn vào mu bàn tay, nói "enchanté" cho phải phép, nhưng sực nhớ đây là chỗ Việt Nam, không phải tây u gì, làm vậy không hợp cảnh, nên kịp né tay qua, cầm một cái ly lật ngửa lên, hỏi:- Bà dùng chi?

Cụ bà nhắc lại:

- Em là Nga, Hồng Nga, em của anh Thành, Nguyễn Văn Thành, em học dưới anh một lớp.

Thì ra vậy. Bạch Nga, Hoàng Nga, Hồng Nga, Thiên Nga... nhiều ngỗng quá, em nào cũng là ngỗng mà sao lão chẳng nhớ ngỗng nào với ngỗng nào!

Hồng Nga tiếp:

- Hồi đó anh hay tới nhà em để học luyện thi với anh Thành. Có lần... có lần... anh nắm tay em... Anh quên em rồi sao?

Chết mụ nội chưa! Ngoài chuyện cầm tay em, không biết lão có cầm... chỗ nào khác không nhưng cũng không tiện hỏi lại, bèn giả lả bằng một lời ca của ông nhạc sĩ nào đó, trong hoàn cảnh này thì nghe rất chi là cải lương nhưng hạp cảnh:

- "Làm sao mà quên được! Ánh mắt với nụ cười!.."

Cụ bà có vẻ hơi hơi cảm động. Lão bèn hỏi tiếp:

- Anh... Thành giờ ra sao, thưa... em?

Chả nhớ là "anh Thành" nào, nhưng hỏi thì cứ hỏi.

Hồng Nga hơi cúi đầu, chớp mắt, giọng tự nhiên nhỏ xuống:

- Ảnh chết trong trại tù cải tạo ở ngoài Bắc. Ảnh và ông nhà em đi tù chung trại. Nhà em ra tù về nhà, 4 ngày sau mới chết.

Lão mím môi. Thảm cảnh xã hội. Nhà nào cũng có người đi tù, người chết, chết trong tù hay chết trên đường vượt biên. Tự nhiên lão đặt tay lên bàn tay cụ bà, vỗ vỗ rồi siết nhè nhẹ.

Cụ bà không rụt tay lại, mà chồng thêm bàn tay kia lên tay lão:

- Em không ngờ gặp lại anh ở đây. Em mừng quá. Còn chị đâu rồi anh, sao anh đi một mình?

Lão đáp nhẹ như tiếng thở:

- Bả bỏ tôi đi đã 4 năm rồi, ung thư gan.

Cụ bà đột nhiên rụt cả hai tay lại, hơi lúng túng:

- Tội nghiệp anh quá! Rồi anh sống làm sao? Có ở chung với con cháu không?...

Câu chuyện cứ thế mà nổ râm ran nho nhỏ giữa 2 người bạn đồng hương đồng khói.

 Có sao nói vậy người ơi. Lão sống một mình trong căn phố thuê trong một cao ốc. Lão không nói rõ là lão thích cái chỗ ở tươm tất 3 phòng ngủ trong cái buyn-đinh nằm cạnh sân cù và mặt trước nhìn ra biển. Lão sống bằng lương hưu, con cháu có đời sống riêng, thỉnh thoảng có dịp thì gặp nhau.

Hồng Nga có vẻ bằng lòng với hiện tại hơn. Chồng sau của bà là 1 bác sĩ chuyên khoa người Mỹ, đã qua đời vì tuổi tác, để lại khá nhiều nhà. Bà chia cho các con mỗi đứa 1 căn, còn lại giao cho 1 công ty địa ốc cho thuê, kiếm thêm lợi tức để chi tiêu, không phải nhờ con cháu.

Câu chuyện tiếp tục rù rì rủ rỉ ấm áp. Hồng Nga mời lão lên sân khấu hát chung bài "Học sinh hành khúc" cùng với nhóm của bà. Lão mỉm cười lắc đầu. Hồng Nga thắc mắc:

- Hồi đó anh đàn hát trong ban văn nghệ nhà trường mà?

Lão lại cười:

- Ờ... Hồi đó...

Lão kịp nuốt ực nửa câu sau: "bây giờ khác, già rồi, ai lại leo lên đó làm trò!"

Hồng Nga lên hát. Lão đứng lên tiễn bà rời bàn. Bà hát giọng chánh, khá hay. Lão đứng lên vỗ tay rất lâu. Hồng Nga nhìn xuống, giơ tay hôn gió. Khi bà về lại bàn, lão kéo ghế cho bà, thầm thì bên tai bà:

- Em hát hay lắm!

Hồng Nga cố tình hất má cho chạm vào môi ông, cười hích hích, bảo:

-Anh nịnh đầm nha!

Rồi họ lại chụm đầu rù rì rủ rỉ. Hơi thở của bà thơm, phần lão thì không hút thuốc lại vừa nhai kẹo cao su xong nên chắc không tệ. Họ nói chuyện gia đình, con cháu, xã hội bên này, bên kia.....

Khi câu chuyện từ từ tới lúc chín muồi, tình trong như đã mặt ngoài... hết e, lão cầm tay bà ân cần hỏi:

- Em sống một mình có trống trải quá không? Có bao giờ em nghĩ rằng em cần một... ai đó sống bên cạnh em?

Hồng Nga nhìn lão, ánh mắt hơi khác lạ:

- Có phải anh muốn hỏi, em có định tái giá lần nữa hay không chớ gì?

Lão gật đầu. Hồng Nga đáp:

- Em không có ý định đó, nhưng nếu trời cao đặt để, gặp người em yêu thì em sẽ... không chạy trốn. Còn anh thì sao?

Lão kéo vai Hồng Nga lại gần, hỏi rất nhỏ:

- Nếu người đó là anh, em bằng lòng làm vợ anh không?

Hồng Nga ửng hồng hai má, khẽ gật đầu:

- Em...

Lão kéo vai cụ bà lại gần hơn nữa. Rồi họ hôn nhau, ban đầu chỉ hơi chạm môi, rồi hôn nồng nàn, vừa đúng lúc tiệc tàn. Rồi họ trao đổi số điện thoại, địa chỉ vi thư và tạm chia tay. Ai cũng lái xe nên chẳng ai được đưa ai.

 Trên đường về nhà hôm đó, lòng lão lâng lâng, đi sượt qua chỗ rẽ trên xa-lộ hàng chục dặm mới nhận ra, quay trở lại, lại lố exit một lần nữa. Về tới buyn-đinh, lão luống cuống tra chìa khóa vào cửa phòng người khác...

Đêm đó lão không ngủ được. Hình ảnh cụ bà nhí nhảnh cứ nhảy múa lung tung trước mắt ông kèm theo giọng hát dịu mềm "Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, Học sinh là người"... gì gì đó. Nhạc xập xình. Tiếng hát ỏn ẻn vọng lên trong đêm.

Nằm lơ mơ dỗ giấc, lão hoang mang không nhớ chắc, cứ thắc mắc khi lão ngỏ lời cầu hôn, bà cụ đã trả lời sao, chịu hay không chịu? Đầu óc lão rối bung lên, lẫn lộn, không nhớ. Lão chỉ nhớ môi bà ngọt mềm và tình tứ quấn quít môi lão. Lão hơi giận mình, sao lúc đó không lôi cái cell phone ra ghi "note" như lão thường làm hàng ngày mỗi khi cần ghi nhớ một điều gì.

Lão muốn gọi điện thoại hỏi lại cụ bà cho chắc, nhưng cũng không nhớ số điện thoại lúc đó ghi trên cái giấy khăn ăn rồi để đâu. Muốn liên lạc ban tổ chức thì không biết cả tên người gửi thiệp mời mình là ai, làm sao mà hỏi.

Cứ thế mà lão lay hoay trăn trở cho tới sáng banh mắt mới ngủ được một chút.

Suốt cả tuần lễ sau đó lão cứ bần thần ngồi đứng không yên, đêm biếng ăn ngày mất ngủ, người cứ gầy rạc cả ra, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vừa dò số thấy trúng độc đắc nhưng khi mang vé đi lãnh tiền, hãng xổ số xem lại bảo hàng số thì đúng nhưng ngày xổ thì sai, nên đi không rồi lại về không.

Qua tới ngày thứ 12, đột nhiên lão nhận được email của cụ bà. Hồng Nga không viết lời nào âu yếm hay nhắc lại chuyện lão cầu hôn, chỉ rủ Tết năm sau về nước dự họp mặt học sinh lớp 12 niên khóa năm con Vịt, hiện bạn bè còn sống gần phân nửa.

Lão đọc đi đọc lại email, muốn viết hỏi "cái hồi anh cầu hôn, em trả lời sao?" mà ngần ngại không dám hỏi, sợ thất thố làm buồn lòng người yêu. Cuối cùng lão chỉ viết rất gọn, hứa sẽ thu xếp để về nước trong cùng một khoảng thời gian đó để họp mặt bạn bè. Hẹn thì có hẹn đó, mà như trớt hơ!

Cụ bà nhận được email, cũng không thấy nhắc gì tới chuyện cưới xin nên chắc là hẫng, cảm thấy như bị hụt hẫng. Hai bên tiếp tục "lạc" nhau thêm 1 tháng nữa. Cụ bà cảm thấy như bị đùa giỡn, hay nặng hơn nữa, bị phản bội, nên viết:

"Nga cũng vui khi gặp lại người anh trường cũ, nhưng 2 đứa mình làm bạn thôi nha. Nga vẽ một đường làm ranh giới, ai bước qua sẽ bị chặt cụt chân."

Không còn xưng "em", và cụ bà trồi lên vị thế ngang hàng, "hai đứa mình" và vẽ ranh giới xác định mối giao thiệp bạn bè, kèm theo hình phạt cho bất cứ trong 2 người vi phạm!

Lão đọc xong xây xẩm mặt mày. Lão nhớ lại rồi. Khi lão ngỏ lời cầu hôn, cụ bà vừa trả lời "Em..." thì bị môi lão vít chặt với nụ hôn, không nói tiếp được nữa. "Em... đồng ý" hay "Em không"? Thiệt tình! Nhưng rõ ràng sau khi lão cầu hôn, họ đã hôn nhau, hay ít nhất, lão hôn trước và cụ bà hưởng ứng, không đẩy ra. Không ưng thì đẩy ra chứ sao lại nhận nụ hôn như trao nhau một lời hứa hẹn nồng nàn? Tại sao? Đàn bà thật khó hiểu hay đàn ông thật ngây ngô? Một nhà văn đã viết trên sách: trên đời này không có đàn ông mà chỉ có... đần ông. Chữ "đần" có dấu mũ hẳn hòi.

Lão cũng biết, phụ nữ Việt ở bên này có thói quen tính toán thiệt hơn, nhất là khi bên nhà gái giàu có hơn, không muốn bị đào mỏ. Hay là cụ bà có đồng ý nhưng khi về nghĩ lại, hoặc kể chuyện cho con cháu nghe, không ai thấy thoải mái khi cụ bỏ con bỏ cháu để xuống thuyền đi tái giá với 1 ông cụ hiện không làm chủ nổi một căn nhà, phải đi ở thuê.

Cụ bà có thể không nghĩ xa xôi chớ con cháu cụ chắc lo nơm nớp, sau khi hôn thú ký xong, gia tài 2 bên cộng lại chia đôi khi ly dị, thì chúng nó mỗi đứa sẽ mất vài cái nhà, chỉ còn sở hữu được mỗi 1 căn nhà mà chúng đang ở, đã sang tên xong xuôi đâu đó.

Lão càng nghĩ càng nóng mặt và tự trách tại sau trước đó, khi Hồng Nga kể chuyện có năm bảy cái nhà cho thuê, lão lại không nói là mặc dù lão đi ở thuê, nhưng nếu muốn mua, lão có thể mua 1 cái nhà trị giá bằng tất cả những căn nhà mà cụ bà có, cộng lại!

Lão không nói ra, vì lão vốn coi rất nhẹ chuyện tiền bạc và rất ghét mang tiếng khoe khoang. Hiện tại, khoảng lương hưu cộng với tiền lời nhà băng trong 1 tháng của lão đã đủ để lão tiêu pha thoải mái cả năm. Lão không hề nghèo. Tại sao lại không nói rõ để con cháu của người yêu phải lo lắng và gàn quải chuyện hôn nhân của 2 cụ? Lão giận mình tê tái.

1 tháng trôi qua sau khi suy nghĩ đâu đó cẩn thận, lão mới thong thả trả lời Hồng Nga về lằn ranh biên giới "bước qua thì bị chặt chân". Cụ viết ngắn gọn:

"Xin Hồng Nga yên tâm, tôi không có ý định rước một cụ bà cùng trường về bầu bạn."

Thư đi nhưng không có tin lại. Thời gian lặng lẽ trôi. Hồng Nga như cánh ngỗng đã thiên di về trời. Mỗi lần chạnh nhớ, lão cũng bâng khuâng thơ thẩn, ôn lại lời mời về nước họp mặt bạn cũ trường xưa.

Lão chưa một lần trở lại quê hương. Bạn bè còn kẹt lại đông, thân nhân cũng không ít, nhưng lão "giang hồ quen thói vẫy vùng", đang sống ung dung tự tại, không muốn cúi đầu khép nép chui qua khung cửa hẹp để cho một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch làm việc ngoài sân bay cũng có thể ăn hiếp được mình.

"Anh sẽ về", về chứ, nhưng vốn quen đứng thẳng, lão không thể về trong cung cách "Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu", lúc nào cũng phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, muốn cất tiếng gọi một tô phở cũng phải đánh lưỡi cho đủ 7 lần...

Lật bật rồi lại cuối năm. Lại nhận được thiệp mời họp mặt cựu học sinh trường cũ. Cầm tấm thiệp trong tay, lòng lão lại rộn ràng như năm ngoái. Lão lại lễ bộ quần áo giày dép chuẩn bị xôn xao, và lần nầy đến sớm hẳn tới 1 tiếng.

Ngồi yên vị khá lâu, cũng cái bàn trong trong cùng, đúng 7 giờ rưỡi tối, Hồng Nga tới, lần nầy đi với một bà sồn sồn cỡ dưới 50, chắc là con gái.

Hồng Nga nhận ra lão từ xa, mừng rỡ bước nhanh tới:

- A! Anh Vũ, em là Nga em anh Thành nè. Anh còn nhớ em hông? Em học dưới anh một lớp...

A! Hay thật! Cũng cùng một câu tự giới thiệu mà cụ bà nói hồi năm ngoái, lần đầu gặp lại ông. Cụ bà sợ lão mang bệnh mất trí nhớ chăng?

Lão đứng dậy kéo ghế cho 2 mẹ con. Hồng Nga giới thiệu:

- Hồng Loan, con gái em.

Hồng Loan chào bác, lão chào cháu, rồi buột miệng hỏi:

- Hồng Loan đây rồi, còn Đào Hoa đâu?

Hồng Nga hơi giật mình:

- Anh cũng biết Đào Hoa hả. Cái thằng đó chẳng bao giờ chịu đi với mẹ.

Lão mỉm cười. Lão thấy con gái mà bị đặt cho cái tên cấm kỵ là Hồng Loan nên hỏi chơi cho đủ cặp, đâu biết người ta đã có đủ. Lão hơi ngần ngừ một chút rồi nhìn sâu vào mắt Hồng Nga, hỏi thẳng một câu trong lòng muốn hỏi:

- Năm ngoái, cũng trong không khí này, anh hỏi cưới em, em còn nhớ em trả lời anh như thế nào không?

Hồng Nga ngạc nhiên:

- Ủa, thì ra là anh đó hả? Em nhớ mang máng có ai đó tỏ tình, xin cưới mà không nhớ là ai, hóa ra là anh sao? Thiệt sao? Mà anh hỏi vậy thì em trả lời sao?

Cô con gái nhìn lão, muốn phân bua gì đó, nhưng thôi. Lão nói tiếp:

- Thì là anh chớ ai vô đây. Em thiệt vô tình. Sau đó em còn gởi email cho anh, dặn giữ tình bạn, ai tiến tới sẽ bị chặt chưn...

Hồng Nga chưng hửng:

- Em tuy có email nhưng có bao giờ xài đâu! Với lại, em có lòng thương mến anh, em có bao giờ viết bậy bạ vậy đâu? Anh buồn em lắm hả? Rồi anh có trả lời gì cho em hông?

Cô con gái lại định nói gì, nhưng một lần nữa, lại thôi. Lão ngập ngừng:

- Em nhứt định không viết, không đọc email thiệt hả?

- Hông có, thưa anh.

- Vậy bây giờ anh hỏi lại câu hỏi năm ngoái: "Em có bằng lòng làm vợ anh hông?

Hồng Nga thò tay qua nắm tay ông, giục giặc:

- Em thương anh nhiều, em muốn làm vợ anh lắm, nhưng em đang có chồng mà, làm vậy sao được?

Tới phiên lão sững sờ:

- Em mới tái giá hả?

Hồng Nga cười ra tiếng:

- Không anh. Lâu rồi. Mấy chục năm rồi.

- Vậy thì anh ấy đâu mà em đi với con gái?

Hồng Nga lắc đâu:

- Hôm nay ảnh trực bệnh viện, em nhờ con Loan đưa đi.

Hồng Loan chợt đứng dậy, chồm qua lão, nói nhỏ:

- Cháu xin phép thưa riêng với bác một chuyện...

Lão gật đầu bước ra gần bàn tiếp tân, Hồng Loan lửng thửng theo sau:

- Thưa bác, thực tình thì bố dượng cháu qua đời lâu rồi. Cháu không dám giấu bác, mẹ cháu trở bệnh Alzheimer gần đây, khi nhớ khi quên, càng lúc càng tệ hơn, cháu đã thu xếp cho mẹ vào viện dưỡng lão, có y tá và bác sĩ trực chăm lo chu đáo hơn ở nhà. Khổ lắm bác ơi. Hôm nọ cháu đi vắng có chút xíu, mẹ ở nhà tự ý nấu nướng cái gì đó, suýt làm cháy nhà, may mà cháu về kịp.

Lão ngạc nhiên nhìn người đàn bà đang đứng trước mặt, thắc mắc:

- Xin lỗi, xin bà tha lỗi, bà là ai và mẹ bà là ai? Tôi thấy quen quen mà tự nhiên bây giờ nhớ không ra?

Hồng Loan gần như chết điếng tại chỗ, chưa biết phản ứng làm sao, chợt nghe tiếng 1 người đàn ông trẻ thoảng bên tai, nhẹ như hơi gió:

- Ô! Xin lỗi chị. Ba tôi dạo này bắt đầu quên trước quên sau...

Không đợi cậu kia nói thêm, lão vui vẻ giới thiệu liền, tỉnh queo như chưa hề hỏi câu "mẹ bà là ai":

- Đây là thằng Nam, con trai lớn của bác đó cháu, còn đây là... là...

- Dạ là Hồng Loan...

- Đúng rồi. Hồng Loan con riêng của.. người ba yêu và xin cưới.. Đầy đủ hết rồi nhe, "con em, con anh" đã đủ mặt, chỉ chờ "con chúng ta" ra đời...

Nói xong lão cười ha hả, thong thả trở lại bàn.

Hồng Loan và Nam bắt tay nhau, kéo ra một góc tỉ tê trò chuyện. Lão ngồi thầm thì tình tự với Hồng Nga, mặc ai ca hát, diễn trò, xổ số hay nhảy nhót quanh họ...

 Nam cho Hồng Loan biết, lão đã vào viện dưỡng lão mấy năm nay. Phòng lão rộng và đẹp lắm, có bao lơn nhìn ra biển Thái Bình. Tiền tháng rất cao, Viện có hoa viên và sân cù chung quanh. Các cụ đi bộ cả 45 phút mới giáp một vòng. Lại còn hồ bơi, phòng thể dục, phòng xem phim, phòng chơi game, hòa nhạc, thư viện... thôi thì đủ cả. Cơm nước thì ngày 3 buổi tươm tất, đổi món luôn luôn. Nếu các cụ không xuống được phòng ăn, sẽ có người mang lên tận phòng, có khi tận giường. Việc lau chùi, quét dọn hay ngay cả tắm rửa, thay quần áo cho các cụ hàng ngày, có y công lo, nếu các cụ không tự làm được. Về y tế, có đủ y tá trực 24/24, 7 ngày trong tuần. Bác sĩ tới mỗi sáng một lần. Xe cứu thương thì cách đó 3 phút, bệnh viện lớn cách đó 10 phút. Mỗi tuần một lần, thân nhân tới đón các cụ ra ngoài du ngoạn, ăn nhà hàng hay về nhà thăm con cháu. Nếu thân nhân không đến được, có nhân viên trực lái xe đưa các cụ đi riêng, hoặc xe bus nhỏ chở một lúc 7 cụ đi ngoạn cảnh, ăn ngoài, mọi chi phí do Viện trả.

Trường hợp của lão năm ngoái, chưa bị nặng nên còn được phép lái xe. Sau lần lão quên mất đường về phải gọi cell phone cho viện dưỡng lão cho người tới dẫn về thì không được lái xe nữa. Đó là lý do tại sao hôm nay Nam có mặt đưa lão đến đây.

Hồng Loan ngập ngừng hỏi:

- Tiền trả hàng tháng có cao lắm không anh Nam?

Nam gật đầu:

- Cao hơn lương tháng của tôi, nhưng ba trả trước tất cả vào "trust fund" rồi, cho tới năm 100 tuổi, nếu thọ hơn, Viện sẽ tự trang trải. Tiền lời quỹ tín dụng đủ để trả bù vào tiền Viện gia tăng hàng năm, con cháu không phải lo. Nếu như ba có vợ hay bạn già tới ở chung, ba chỉ phải trả thêm 50 phần trăm. Ba lo được vì ba có tiền lời quỹ tiết kiệm ký thác ở ngân hàng. Ông già có tiêu gì đâu! Thế còn bác gái, mẹ của chị thì sao?

Hồng Loan cười buồn:

- Tháng sau tụi em cũng đưa mẹ vào viện dưỡng lão cho an toàn. Viện này nhỏ thôi, nhưng cũng đắt lắm so với lợi tức của tụi em. Chắc phải bán cái nhà của mẹ đang ở để lấy tiền chung vào. Mẹ buồn lắm anh. Mẹ chỉ muốn ở nhà. Mẹ khóc...

Nam và Hồng Loan trở lại bàn. Họ trố mắt ngạc nhiên khi thấy 2 cụ đang hôn nhau đắm đuối như một cặp thiếu niên, bất chấp thiên hạ chung quanh thầm thì soi mói.

Thoáng thấy 2 trẻ, lão ngẩng lên phân bua, môi còn dính son toè loe:

- Hồng Nga đồng ý lấy ba và dọn vào Viện sống chung với ba. Ba sẽ nhờ Viện tổ chức lễ cưới tại phòng tiếp tân, các con đưa hết con cháu, bạn bè tới dự nha! Hôm đó ba với Hồng Nga sẽ lên sân khấu song ca bài "Học sinh hành khúc" theo lời yêu cầu của cô dâu.

Cung Vũ (Nguyễn Hữu Nghĩa)

 

 

Sunday, 2 April 2023

Ở Một Nơi Không Phải Đất Nước Tôi

 image.pngTiếng súng nửa đêm vang dội cả một vùng phía Đông của Kyiv, toàn thể chúng tôi đang gật gù sắp ngủ trên nền xi măng cứng lạnh, thì tỉnh ngay dậy, trên tay ai cũng sẵn khẩu súng dài được cấp để chống lại bọn "xâm lăng phát xít"; nếu không gọi họ là kẻ xâm lăng thì tôi suy nghĩ mãi không còn một danh từ nào nhân đạo hơn để đặt cho họ nữa; nhà chúng tôi đang sống, đất nước chúng tôi đang hòa bình, bỗng có một bạo chúa cường quyền hùng mạnh hơn ở sát cạnh dùng vũ lực lấn chiếm tàn phá nơi chúng tôi đang ở thì chỉ có bọn xâm lăng phát xít mới làm việc này?!

Tất cả chúng tôi, những người đang cầm súng, nấp trong một tòa nhà đã bị dội bom tàn phá hư hại đến 2/3, khu nghỉ dưỡng cao cấp này trước đây chỉ một tuần thôi, là nơi ở của những người già, những người lớn tuổi, chậm chạp bước từng bước mỗi sáng ra ngoài hàng hiên ngắm chim hót, uống ly café, nhâm nhi vài chiếc bánh, đọc tờ báo giữa ánh sáng ban mai, đưa tay vẫy vẫy vài người bạn già khác bên kia phòng mình, chúc họ một ngày sống vui khỏe...

Thế mà giờ đây, những người già ấy đã phải bỏ nhà cửa, tiền bạc, tài sản tích lũy cả đời của họ để chạy vào nơi trú ẩn ở một đất nước lân cận hay di cư về... đất nước chính của họ, nơi họ đã từ bỏ mấy chục năm qua! Còn một số người không may mắn đã ... nằm sâu dưới lớp tường gạch vỡ vụn nát vì cuộc giao tranh khủng khiếp mấy ngày nay!

Người lính trẻ chết trận ngoài khơi
Nên không nghe chủ nghĩa tuyệt vời
Người lính trẻ chết trận bờ ao
Không giương danh một chế độ nào

(Người lính trẻ – Phạm Duy)

Tiếng khóc ré thất thanh sợ hãi của những đứa trẻ khi tiếng đạn nổ vang trời, mùi thuốc súng, đạn dược, khét lẹt cả một vùng, bầu trời đen nghịt tưởng như cơn bão sắp đổ xuống, mịt mờ không còn thấy ai trước mặt cả, tiếng khóc ngây thơ và vô tội ấy như xé trái tim, cào cấu niềm đau thương, rụng rơi làn nước mắt, vọng xa hơn cả tiếng súng... nhưng vẫn không làm động lòng kẻ xâm lăng!

Chúng muốn bóp nghẹt sự sợ hãi của những đứa trẻ vô tội, muốn giết tất cả người dân nơi đây, dù họ không có một tấc sắt trên tay chống trả, muốn tiêu diệt một đất nước có chủ quyền chỉ vì muốn làm bá chủ thế giới hay thỏa mãn một ý tưởng bệnh hoạn nào đó khi đã thật đầy đủ!

Đã ba bốn ngày nay, thủ đô  Kyiv đã bị mất điện, nước, chúng tôi sống trong bóng tối dày đặc của ban đêm, lấy ánh sáng mặt trời ban ngày làm cái lò sưởi ấm áp, ban đêm chúng tôi phải dự trữ tuyết vào một xô đầy, để vào nơi có ánh mặt trời chiếu vào sáng hôm sau để tuyết sẽ tan chảy ra dùng làm nước uống cho tất cả mọi người.  Chúng tôi chỉ ăn mỗi người vài cái bánh làm bằng bột bắp cầm hơi, cũng may là trước khi chiến tranh xảy ra đất nước Ukraine là nơi sản xuất rất nhiều bột bắp, bột mì, hạt mè, hạt hướng dương... nên nhà ai cũng có rất nhiều những thức ăn khô dự trữ. Chiến tranh đã tiêu hủy phần lớn những phần thức ăn này, nhưng may mắn cũng còn được trợ cấp một chút để cầm cự.

Sát bên cạnh tôi, một phụ nữ còn rất trẻ, nàng đã cùng tôi chiến đấu chống lại quân thù cả tuần nay, tôi chạy đâu cũng quay lại xem nàng có bám theo không, tôi sợ nàng lạc tôi, sợ sẽ không thấy được hình bóng nhỏ nhoi, với cặp mắt trong xanh như bầu trời của Kyiv.

Nàng là một công dân của Ukraine, khoảng chừng 21 tuổi, nàng vừa vào đại học năm thứ hai ngành y khoa, chưa một lần giết một con vật nào dù chỉ là con thạch sùng, thế nhưng nàng lại ôm khẩu súng dài bằng cả người nàng, mái tóc dài óng màu vàng kim loại thật đẹp, chắc đã từng làm mê đắm bao con tim của những chàng trai si tình, nay được cột gọn lên sau gáy, chỉ vài lọn bay lòa xòa trước trán mỗi khi đất đá tung bắn lên vì tiếng nổ của một khẩu đại liên cách đó không xa của các đồng đội.

Đôi giày nhà binh trông có vẻ to lớn nặng nhọc lắm so với dáng người mảnh khảnh của nàng, những bước chân thoăn thoắt của nàng khi chạy, khi ngồi, ẩn nấp trông thật khéo và tháo vát lắm! Tôi được biết nàng là một công dân yêu nước, nàng muốn cống hiến công sức cho đất nước, cũng như nàng mong khi ra trường làm bác sĩ để phục vụ cho cộng đồng! Khi tôi hỏi trong gia đình nàng còn ai đi lính như nàng không, thì nàng nhoẻn cười thật tươi khoe rằng:

– Bố và anh cả của tôi cũng cầm súng như tôi... Họ ở cách xa tôi 3 tiếng đồng hồ lái xe!

Tôi thật khâm phục, ngưỡng mộ những người dân Ukraine, tôi thật sự muốn cống hiến một phần công sức của mình! Chính ngài tổng thống và vợ của ngài ấy đã truyền cảm hứng đến cho toàn dân và cả thế giới. Tôi bỗng chảy nước mắt vì tình yêu nước của họ, tôi thật xúc động khi thấy tại sao số quân lính của Ukraine chỉ bằng 1/3 số lính của quân Nga thôi, mà họ đã trụ vững, đã đẩy lùi được bạo quân, giữ vững đất nước không rơi vào tay xâm lược cả 30 ngày nay?!

Đó chính là hồn dân! Tình đoàn kết! yêu nước và có lý tưởng!

Lẽ ra tôi đã phải về nước, đã phải theo đoàn người di cư về lại Canada để tránh cuộc chiến tranh vô nghĩa ấy, nhưng lúc xảy ra chiến tranh tại Mariupol thì tôi đang chờ nhà trường trả lại passport vì đang làm gia hạn thêm, rồi vì những sự chậm trễ ấy, tôi đã không thể mua vé máy bay về nước được. Bom đạn nổ ra khắp Mariupol, buộc tôi phải chạy đến Donet'k, rồi nơi ấy hầu như thất thủ, tôi lại phải chạy về Kyiv. Nơi đây, tôi gặp những người lính còn rất trẻ, khuôn mặt non choẹt, tay bồng súng, nụ cười hiền hòa, chân chất, họ chỉ vừa học xong lớp 12. Tôi thực sự cảm phục lòng hy sinh, anh dũng của họ.

Tôi định cư ở xứ sở của những cây hướng dương này đã được bẩy năm, lúc đầu chỉ vì muốn đi du lịch, sau đó tôi quen và yêu một nàng con gái có đôi mắt xanh màu da trời, nàng đã giữ chân tôi lại, nào ngờ mới chừng được ba năm thì vợ tôi qua đời đột ngột vì một bệnh cancer gan không thể chữa được; vì quá buồn khổ tôi muốn trở thành người dân Ukraine chính nghĩa để được cám ơn mảnh đất đã cho tôi ba năm hạnh phúc thật trọn vẹn bên người tôi yêu, và cũng muốn nhận miền đất xinh đẹp hiền hòa đầy kỷ niệm đẹp này làm nơi trú thân suốt cuộc đời còn lại.

Cuối cùng vì sự kiên cường của người nguyên thủ quốc gia, tôi quyết định ở lại nơi đây để chung tay chiến đấu chống lại bọn xâm lăng phát xít đỏ kia!

Ngoài môn khoa học ở trường đại học ra, tôi thường đi chụp hình nghệ thuật vào cuối tuần ở những sự kiện của cộng đồng nơi đây. Ukraine là một đất nước không những có cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, núi đồi hùng vĩ, mỏ quặng, than đá... rất nhiều, mà còn là nơi những đền đài, bảo tàng, nhà thờ, công viên, tượng... được xây cất thật cổ kính và trang trọng. Tôi đã từng ngây ngất choáng ngợp với vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có của đất trời bao la ấy, đã quên cả ăn để chụp lại những cảnh thật đẹp, thật nên thơ mà bây giờ chỉ còn là đống tro tàn đổ nát đến quặn lòng.

Một làn khói trắng

Ru đời vào quên lãng

Nâng sầu thành hơi ấm

Hơ dịu tình đau

(Bài không tên số 7 – Vũ Thành An)

Từ trong tòa nhà đổ nát hoang tàn nhìn ra bên ngoài, tất cả là một bãi chiến trường với gạch ngói, đường xá rách nát, hầm hố của chiến tranh, tiếng súng thỉnh thoảng lại nã một tràng không phương hướng, chúng tôi phải nằm bẹp xuống chứ không sẽ bị bắn một cách rất oan uổng. Sắp đến giờ lập "hành lang nhân đạo" trong vòng ba giờ đồng hồ để dân chúng có thể di cư đến nước láng giềng hay nơi nào khác để tránh bom đạn của chiến tranh. Trước khi đến giờ này là bọn xâm lăng lại nã hàng loạt đạn như để dọa phủ đầu rồi mới thật sự ngưng lại.

Chúng tôi ra khỏi nơi trú ẩn, giúp những gia đình có con nhỏ và người lớn tuổi men theo hành lang nhân đạo ra khỏi làng, một cháu bé trai chừng 11, 12 tuổi, giương đôi mắt xanh ngọc lên hỏi tôi:

– Chú ơi, sao người ta lại ngừng bắn vậy?... Chiến tranh mà cũng còn lòng nhân đạo, cho người dân tìm đường thoát khỏi bom đạn?!

– Cho dù là chiến tranh, nhưng tổng thống của đất nước mình đã thương lượng với chính quyền của kẻ xâm lăng để trẻ con và phụ nữ sơ tán đến những nơi an toàn hơn.

– Vậy sao cháu thấy có những xe tăng vào thành phố bắn phá ác liệt lắm... bắn vào nhà bạn của cháu, bạn cháu đã chết rồi, chính mắt cháu thấy nó không còn thở nữa, y như trong phim vậy! Cháu muốn chạy lại cứu nó, nhưng mẹ đã vội vàng kéo cháu đi, cháu ghét họ lắm, sao họ lại dã man như vậy chứ! Con người chứ có phải con gà hay con vịt đâu! Họ bắn luôn vào cả những chiếc xe của người đi đường nữa!

– Chúng là kẻ xâm chiếm phá hoại, nên không tôn trọng sự sống của con người. ... Hãy bảo vệ mẹ cháu nhé, hãy dắt mẹ cháu đi con đường này đến đầu đằng kia sẽ có người chỉ dẫn tiếp cho cháu nhé, hãy can đảm dắt mẹ nhé!

Cháu bé gật đầu và nắm lấy tay mẹ đi như một người lớn biết bảo bọc mẹ, tôi nhìn hình ảnh ấy thật cảm khái tận đáy lòng!

Cách tôi không xa, nàng con gái nhỏ bé với mái tóc vàng óng đang ngồi thở dốc, lấy ống nước ra uống vội vàng vài ngụm như sợ hết giờ, quẹt tay ngang miệng, cô ta giúp băng bó sơ sơ những người lính bị thương nằm rải rác trên đường và giúp mọi người đưa họ về tập trung một chỗ để săn sóc. Tôi lại gần:

– Những người này bị thương có nặng không? Họ có thể được chữa khỏi được không?

Nàng nhận ra tôi là người đã chiến đấu cùng với nàng mấy ngày nay mà cả hai vẫn giữ im lặng bên nhau, nét mặt buồn, nàng thở dài:

– Chiến tranh, làm sao có thể biết được ngày mai, họ bị thương mà không có băng bông, cũng chả có thuốc men, không biết cầm cự đến bao lâu!

– Nghe nói mình đã được nhập thuốc và bông băng rồi mà!

– Nhưng vẫn chưa nhận được, nghe nói vậy thôi, mong sẽ nhận được sớm vì có những vết thương không thể để mở như vậy lâu hơn vài giờ!

Tôi rút từ trong ba lô ra cái máy hình, nó là bạn tôi trong mọi hoàn cảnh, không phải chỉ những hình ảnh thật đẹp của thời hòa bình mới làm bức tranh nổi tiếng, mà cả những lúc chiến tranh, những lúc thập tử nhất sinh như thế này mới thấy được ánh mắt và cảm xúc thật sự của con người trên tấm hình.

Tôi vội chụp vài tấm nàng đang xoay lưng xõa mái tóc dài óng màu kim loại để cột lại cho gọn, dưới ánh nắng rực rỡ của chiến trường, bao quanh toàn là xe tăng hỏng, hết xăng, rải rác, súng ống của quân địch vứt ngổn ngang, màu áo lính rằn ri của nàng con gái Ukraine nhỏ bé can trường trong ống kiếng làm trái tim tôi vô cùng xúc động! Tôi tiến lại gần nàng và đưa ra tấm hình trong máy, nàng ngước lên nhìn tôi, ánh mắt long lanh ướt đẫm:

– Em thực sự mệt mỏi quá!... Nhìn họ bị thương, bị đói, máu chảy ra nhiều mà không có gì để cứu giúp họ, em thấy mình quá bé nhỏ, em thất vọng quá!

Nàng bỗng ngả đầu vào vai tôi khóc nấc lên như một cô bé mang đầy tâm sự, tôi đưa tay vuốt lên mái tóc mượt mà của nàng:

– Hãy nín đi! Có những lúc thật đau lòng như lúc này đây, chúng ta hãy can đảm lên nhé, chiến tranh là vậy đó!

Nàng nhấc đầu ra khỏi vai áo tôi, một chút xấu hổ:

– Em... xin lỗi! Em thật không cầm được nước mắt! Em... xúc động quá!

– Ai cũng vậy mà, lần đầu tiên ra chiến trường là thế đấy!... Hãy đi theo sau lưng anh nhé, anh sẽ bảo vệ cho em.

Nàng nhoẻn miệng cười biết ơn, cái lúm đồng tiền trên má trái lúm sâu, để lộ hàm răng trắng nhỏ thật dễ thương. Trống ngực rộn ràng đập mạnh, tôi cảm thấy trước mắt tôi là một cô gái mà tôi cần phải mang cả mạng sống của mình ra bảo vệ nàng suốt đời; khuôn mặt bé nhỏ của nàng gần kề tôi như chỉ một hơi thở nhỏ cũng chạm đến được, tôi cúi nhẹ xuống, hai đôi môi của chúng tôi chạm vào nhau như hai đóa hoa dại ngọt ngào giữa thời chiến.

Nhiều vị trời ngồi ôm mặt khóc

Từng vị thần rủ nhau vụt mất

Tình chỉ còn mầu tang lạnh ngắt

Và còn gì nhan sắc người yêu?

(Người lính trẻ – Phạm Duy)

Quân Nga và chúng tôi miệt mài bắn nhau, rồi nấp, rồi bắn, đã bao lần tôi cứ tưởng mình sẽ phải hy sinh vì những chiến xa, bom khủng hiểm độc của bên địch tuôn ra không ngừng, chúng tôi lại không phải là những người sinh ra để chiến đấu, chỉ cần chút sơ xuất giữa đường tơ kẽ tóc là mất mạng như chơi.

Tôi lo sợ cho Kelly, nàng vẫn bám sát tôi không ngừng, mỗi lần tiếng súng nàng nổ vang chói lọi bên tai tôi, tôi cứ phải khẽ nhìn sang bên, xem nàng còn sợ, còn muốn khóc, muốn vứt khẩu súng xuống đất hờn giận như những lần đầu tiên tập trận hay không; nàng đã thật sự có kinh nghiệm, nàng đã bắn chết vài tên lính Nga, mỗi lần tôi thấy nàng lập công, vội vàng nheo mắt khen nàng giỏi, nhưng nàng lại không vui, tôi vội hỏi qua hai lằn đạn:

– Tại sao bắn chúng chết, em lại không vui?

– Em... không muốn nhìn thấy họ chết, họ đổ máu!

– Nếu họ không chết thì... chúng ta phải chết thôi!

– Vậy... vậy thì em không có sự chọn lựa rồi!

– Phải, chiến tranh là dứt khoát, bên này hoặc bên kia, em không thể đi nước đôi!

– Chúng là những chiến binh còn trẻ quá, không biết đã học xong trung học chưa nữa... gia đình họ sẽ mất đi những người con trai... Mẹ họ sẽ như thế nào đây khi chẳng thấy nữa một người con trong gia đình?

....

– Người vợ, mẹ sẽ ra sao khi họ không bao giờ nhìn thấy người bố hay chồng của mình nữa?

– Chiến tranh thật khốc liệt!

Tôi nhìn nàng, ý nghĩ của nàng và tôi cùng giao nhau, nàng tình cảm quá...

Cuộc chiến này đến bao giờ mới kết thúc? Không ai có thể trả lời được! Trên đầu tôi tiếng máy bay vần vũ, khói nhả đen cả bầu trời xanh, những hỏa tiễn bắn lên cao lóe sáng rực lửa, tôi liên tưởng đến những ngày chiến tranh cuối cùng của quê hương tôi cách đây 47 năm, cuộc chiến ấy đã chia cắt gia đình tôi, đã làm bố mẹ, chị em tôi không còn thấy nhau nữa, như những cánh tay, cánh chân bị cắt lìa khỏi thân thể, không thể trách ai được, mà chỉ biết chịu trận chấp nhận qua những ngày tháng còn lại của cuộc đời thiếu ánh sáng này!

Không hiểu sao người con gái đi bên tôi trong cuộc chiến tranh tuy mới chỉ vài tuần nay, tôi đã cảm thấy sẽ là người quan trọng nhất đi suốt cuộc đời còn lại của tôi; chiến tranh, đau khổ, mất mát làm chúng tôi càng gần nhau hơn nữa, một giọt nước lúc này rất cần thiết cho chúng tôi, và tôi tự nhủ với lòng sẵn sàng nhường giọt nước cuối cùng trong chai ấy cho nàng!

Nhẹ gối đầu

Ngừng nỗi đau

Tôi đi qua tấm bia không in hình dung

Trước mắt những cái tên xa xôi lạ lùng

Sinh ra hay chết đi giờ như dĩ vãng

(Hồi ức – Phan Mạnh Quỳnh)

Chúng tôi biết được qua internet những cuộc biểu tình rầm rộ ủng hộ lòng yêu thương gởi đến những đứa bé, phụ nữ vô tội bị chết oan uổng, chống lại chiến tranh xâm lăng Nga – Ukraine, họ đẩy những chiếc xe nôi em bé đi đầy đường muốn gởi một thông điệp cho nhà cường quyền Nga hãy ngừng cuộc chiến xâm hại đến các em nhỏ, đến trường học và nhà thương.

Chẳng phải người cùng màu da vàng với tôi, nhưng họ cũng chung dòng máu đỏ trong thân thể, tôi muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa khi còn sống trên thế gian này; ai cũng chỉ có một đời để sống, một cuộc đời 60 năm, tôi muốn sống thật có ích, thật ý nghĩa, để khi không còn nữa, tôi không khỏi hối tiếc, đã sống một cuộc đời thật có ích!

Xung quanh tôi, các quân dân bồng súng, đâu phải ai cũng là chiến sĩ của Ukraine, người bên tay trái tôi là dân quân của Ba Lan, người đứng cách tôi một lá chắn là người Nga, đã định cư ở Ukraine từ bao đời nay, người cách tôi một bờ tường nứt đổ, nằm sạt xuống đất là nhà báo người Mỹ gốc Việt như tôi, không phải đất nước của chúng tôi, thế nhưng... vì lý do gì cầm súng chiến đấu chống lại quân Nga bạo tàn? Mỗi người đều có một lý do riêng, nhưng tôi biết họ cùng một ý tưởng với tôi: Yêu hòa bình, không chấp nhận thấy cá lớn hiếp cá bé!

Hai bên đang ác chiến quyết liệt gần thành phố Kyiv, một cậu bé con không biết từ đâu xuất hiện ở một tòa nhà đổ nát cách chỗ chúng tôi ẩn náu không xa, cậu bé chừng 10 tuổi, khóc thét giữa những lằn tên mũi đạn:

  Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Các chú ơi, xin đừng... đừng bắn mẹ cháu!... Mẹ cháu chảy rất nhiều máu, không thở được rồi!

Chúng tôi sững sờ vài phút, ngừng bắn vì bất ngờ thấy cảnh tượng này, một cô gái nhỏ tóc vàng bỗng nhiên lao ra như tên bắn, bế sốc cậu bé vào bên trong chỗ nấp, tôi nghe tiếng lao xao nói chuyện:

– Con hãy ở yên trong này, ngoài kia đạn bắn xối xả, có thể trúng con làm sao!

– Nhưng con muốn họ hãy ngưng bắn... mẹ con đã bị chảy máu vì họ rồi!! Con muốn nói họ hãy ngưng bắn!!!

Cô gái can đảm ấy chính là phóng viên nhà báo của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, cô ta chỉ ghi hình cuộc chiến này, đã bất chấp hiểm nguy của bản thân để cứu cậu bé nhỏ Ukraine ấy giữa hai lằn đạn, tên bay. Sau đó cô đã rất khiêm nhường không nhận danh hiệu anh hùng mà tổng thống Zelensky ban tặng.

Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác, nhưng tổng thống nơi đây đã anh dũng đương đầu cùng toàn dân, ở lại mặt trận cùng với tất cả chiến binh đánh đuổi quân xâm lăng bạo tàn!

Còn gì hơn là nhìn thấy những hình ảnh thật đẹp ấy, nó thay cho muôn vàn lời kêu gọi nghĩa vụ, thay cho sự vận động binh lính đứng lên chống quân thù; ngay như tôi và những quân dân đang nằm bên cạnh tôi trong những chiến hào, chúng tôi là những người ở các xứ sở khắp mọi nơi trên trái đất, với đủ các lý do để ở lại nơi đây, tiếp tay cho quân đội Ukraine đẩy lùi xe tăng, chiến xa bọc thép của quân thù sát biên giới.

Mỗi quả pháo kích của chúng tôi đẩy lùi được quân Nga, là những tiếng reo hò vang dội của đồng đội và anh em cổ vũ lẫn nhau, tinh thần chúng tôi rất cao vì chúng tôi có lý tưởng, có mục đích chứ không phải xâm lăng nước anh em hàng xóm đã từng góp tay xây dựng cơ đồ với mình!

Một đội quân với những xe tăng chiến hạm dài trên 64 km của quân thù lù lù tiến vào thủ đô Ukraine như những con bạch tuộc có chiếc vòi dài lòng thòng muốn hút máu người dân, thổi bay những căn nhà gạch thật cao, những nhà thờ cung điện của cả mấy thế kỷ lịch sử, tôi đau lòng như chính đất nước của tôi, nỡ nào họ cày xé toang những kỳ công của lịch sử, họ muốn xóa sạch những chứng tích tượng đài của ông cha xây dựng nên nước nhà hay sao? Hồ, sông, núi, những nơi tôi đã từng đi qua, từng chụp hình với vợ tôi năm năm trước đây, đang từ từ sụp đổ dưới những họng súng ác độc tàn nhẫn của quân phiệt đỏ!

Khi quân Nga bị dân quân chúng tôi đẩy lùi, một số quân lính của họ bị bắt, những người ấy còn rất trẻ tuổi, họ van xin:

– Hãy đừng đánh đập trừng phạt chúng tôi, chúng tôi bị nhà nước Nga tuyên truyền đến giải phóng người dân Ukraine, chúng tôi sẽ được mọi người nơi đây hoan nghênh, đón tiếp trọng vọng, chứ không ngờ là chúng tôi mang danh hiệu xâm lăng nước láng giềng, chúng tôi không thể nào làm việc này, nên đã đầu hàng vô điều kiện; xin hãy khoan dung cho chúng tôi!

Chúng tôi lục lọi xe hậu cần của quân Nga chỉ thấy những bao khoai tây, bánh mì và dưa chua, ngoài ra không thấy đồ ăn nhiều dinh dưỡng cho quân lính Nga đánh trận, làm sao họ có thể chịu đựng được với chừng ấy calorie để chống lại cơn lạnh lẽo gió rét của mùa Đông!

Bây giờ tôi mới hiểu người dân Nga bị chính quyền lãnh đạo che mờ mắt, tuyên truyền những điều dối trá để dễ cai trị. Họ bỏ lại xe chiến hạm, vứt cả súng trường, hủy bỏ những máy móc kỹ thuật số, phá hỏng đường dây liên lạc... tất cả là để ở lại Ukraine, họ xin lỗi và không muốn làm kẻ tội đồ, sẵn sàng chung tay với người anh em sát biên giới, chống lại quân phiệt Nga.

Hãy nhìn xuống chân để thấy thương người thua mình

Vẫn gượng sống vui trong niềm tin

Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình

Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh

(Hãy nhìn xuống chân – Vô Danh)

Kelly mỗi ngày mỗi gan dạ hơn và nhanh như con sóc, nàng đã bắn chết rất nhiều quân lính Nga, tránh đạn rất chì, nàng có thân hình nhỏ bé nên chỉ cần khẽ tránh qua một bên thôi là tránh được viên đạn của kẻ thù trong đường tơ kẽ tóc. Tôi nhớ mới chiều hôm qua, khi tiếng súng có vẻ im lặng, tôi lôi trong ba lô ra chiếc máy chụp hình, định chụp lại cảnh tiêu điều hoàng hôn sau một ngày quân Nga đánh chiếm và đã rút quân.

Tôi nấp ở một chân cầu xiêu vẹo, nhìn sang bên kia bờ sông, Kelly cũng đang mơ mộng về một nơi nào xa lắc không chút lay động, tôi nhấc máy hình lên để chụp lại một khuôn mặt với sức sống mãnh liệt giữa đổ nát hoang tàn, bất thình lình tôi thấy một viên đạn đang bay về phía nàng. Hết sức bình sinh, tôi hét lên:

– Nằm xuống!

Ngay lúc ấy, thân hình nàng cuộn tròn lại và nhanh như chú sóc con, nàng lăn vòng qua bên kia tảng đá, viên đạn vừa vặn bay đến trúng ngay vào đống cỏ mà nàng vừa lăn sang bên trái chưa đầy nửa giây!

Cả thân người tôi run lên cầm cập, tôi chưa quen với chiến tranh lắm, tôi muốn òa khóc vì mừng cho nàng đã thoát nạn, tôi không muốn nhìn thấy một người con gái nữa lại nằm xuống đâu! Tôi đã chứng kiến cảnh ra đi của vợ trước rồi, chỉ còn lại tôi bơ vơ trên cõi đời này, không gia đình, không họ hàng thân thiết, chỉ làm bạn thân với chiếc máy ảnh mà thôi.

Cẩn thận coi chừng phải trái, không còn quân thù, tôi vội vàng lao đến nàng bên kia bờ hồ:

– Tại sao em không để ý "tụi nó"?

– Có chứ! Nhưng... hôm nay là ngày sinh nhật anh trai em đấy! Nên em hơi sơ hở vì nghĩ đến anh ấy... Tội nghiệp ảnh, sinh nhật mà phải chiến đấu!

Tôi xoa đầu Kelly:

– Em phải cẩn thận nhé, đừng ỷ y giữa chiến trường...

– Vậy sao anh lại bò qua đây? Không sợ chúng nó trốn gần đây sao?

– Buổi chiều trời tối thường chúng nó không thấy rõ nên sẽ ngưng bắn rút lui đó!... Anh cũng khen em rất nhanh như con sóc, may là người nhỏ nên tránh được dễ dàng, người ai hơi to mập một chút thôi là sẽ lãnh đạn ngay!

Nàng chun mũi cười hiền từ, tôi khoác tay ngang qua vai nàng, nàng buồn buồn:

– Không biết đến bao giờ mới ngưng bắn đây?!

– Nếu ngưng bắn... anh sẽ theo em về thăm gia đình nhé?

– Dĩ nhiên rồi, em sẽ giới thiệu anh với ba mẹ;... Em sẽ được đi học lại. Còn anh?

– Anh... anh sẽ về nước để tìm mẹ...

– Rồi sau đó?...

– Sau đó...

Tôi nhoài người đến ôm chặt lấy nàng trong bộ đồ lính rằn ri, giữa ánh hoàng hôn đang khuất dần dưới chân núi bên kia bờ hồ, những cơn gió lạnh thổi qua, hất những làn tóc của Kelly xuống mặt. Tôi thấy nàng thật đẹp, đẹp như nàng con gái liêu trai trong những truyện mà tôi từng đọc qua với mái tóc vàng óng ả trên nền tuyết trắng phau, cặp mắt xanh lơ trong đêm tối ngước lên nhìn tôi trong suốt như dòng sông Tysa hiền hòa...

Tôi xiết nàng trong vòng tay rắn chắc, thân hình nàng dưới cái siết chặt của tôi thật bé nhỏ, lọt thỏm trong bộ đồ nhà binh rộng to, tôi cảm thấy trái tim của tôi và nàng đập thật mạnh, nghe cả tiếng bao tử réo gọi vì đói, chưa có gì cho vào bụng cả ngày nay, tôi nhẹ nhàng đặt lên đôi môi rám nóng của nàng một nụ hôn thật lâu, thật dài.

Phút giây ấy chỉ là một khoảnh khắc rất ngắn, nhưng rất quý, đã cho tôi một xúc động mãnh liệt giữa thời chiến, tôi cảm thấy thật hạnh phúc tận cùng trái tim, tôi cám ơn người con gái ấy, cám ơn ông Trời đã ban cho tôi mối duyên kỳ diệu này.

* * *

Mấy hôm nay mặt trận có vẻ yên lặng hơn mọi khi, lính Nga có vẻ uể oải, lâu lâu mới nổ lác đác vài phát súng, hù dọa chim chóc, xe tăng bỏ lại đầy đường, họ chạy bộ trốn khỏi chiến trường, chúng tôi cũng vào bên trong ăn uống nghỉ ngơi. Hiếm lắm mới được những đêm "hòa bình giữa chiến tranh". Chúng tôi nằm bên nhau, nàng gối đầu lên cánh tay tôi, chúng tôi nói rất nhiều chuyện cho nhau nghe về tuổi thơ của mỗi người, chuyện gia đình và đất nước Việt Nam của tôi... Chúng tôi không biết đã nói đến bao lâu... đã nghe tiếng thở đều đặn nhẹ nhàng của Kelly.

Ta tưới mát em

Bằng dòng suối yêu đương

Ta dẫn em đến tận cuối con đường

Nơi bình minh và hoàng hôn không còn tranh chấp

Nơi hương cỏ hoa mênh mang tràn ngập

Thấm đậm nồng nàn chỉ ta và em

(Ngủ yên trong mắt em – Nguyễn Hoàng)

Đây là người con gái thứ hai đã khiến trái tim tôi rung động từ khi người vợ quá cố đầu tiên của tôi, lúc ấy tôi cứ tưởng rằng sẽ chẳng bao giờ có thể mở lòng để yêu được ai nữa, nàng là mối tình đầu, là sự khám phá ngọt ngào của hai kẻ ở hai đất nước hoàn toàn xa lạ khác nhau về văn hóa lẫn tín ngưỡng; chính nàng đã mở cho tôi thấy đất nước và con người Ukraine đáng yêu và hòa bình đến dường nào. Nàng đã ra đi nhưng run rủi cho tôi quen một nàng con gái khác thật đáng yêu và cần sự che chở, bảo bọc của tôi.

Chỉ một tháng qua từ hai người hoàn toàn xa lạ, nói với nhau rất ít vì không đủ thời gian, nhưng những hành động nhỏ nhoi của nàng không thể nào thoát khỏi ánh mắt tôi, tôi không muốn nàng phải vì đất nước, nhân dân hy sinh bản thân mình, tôi sợ nhìn thấy máu của người mình yêu, sợ phải lay gọi hàng giờ không có tiếng đáp, sợ phải xa rời thêm một lần nữa người con gái tôi đang đặt trọn niềm yêu thương.

Cuộc chiến này làm tôi thật sự lo lắng!

Nhìn nàng nằm ngủ yên lành với mái tóc vàng óng dài trên nền gối xanh rằn ri nhà binh, trông nàng thật yên ả như dòng sông Dnepr phẳng lặng ngoài kia; nụ hôn đầu đêm như còn vương vấn trên môi, gây cho tôi chút sảng khoái lâng lâng, chút quyến rũ ngọt ngào như chất bia Obolon nổi tiếng, đặc biệt của địa phương nơi này mà lần đầu tiên tôi được nếm!

Ngẩng mặt lên trên trời, bầu trời còn tối đen, nhưng lấp lánh những vì sao xa tít, tiếng súng địch chẳng còn vọng bên tai, họ đã đầu hàng hết rồi sao? Hay họ đã đào ngũ, sự yên ắng lạ thường, tưởng chừng như hòa bình đang lập lại với những người dân vô tội; tôi không phải là dân Ukraine chính thức, xin nhận nơi này làm quê hương thứ hai, tôi chắp tay cầu nguyện đấng cứu thế ở trên cao cho hòa bình về với nhân loại, dòng máu đỏ con người đã mất mát quá nhiều, sự tham lam tị hiềm bành trướng xin hãy dừng lại để các em nhỏ chân sáo đến trường, những gia đình đừng bị phân chia nữa...

Lời cầu nguyện thái bình cho đất nước có khó quá không? Có phù du quá không? Có phải là một điều xa xỉ không?

Sỏi Ngọc