Sunday, 28 April 2024

Lão hóa và Tử vong

Khoa Học và Những Cập Nhật về Lão Hóa Và Sự Bất Tử

Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng làm mọi cách để có thể 'qua mặt Tử thần.' Ngày nay, khi những tiến bộ vượt bậc đang biến những điều tưởng chừng chỉ là khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực, liệu chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là trở nên bất tử hay không?

 Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề "Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality" (Tạm dịch "Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử"), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.

 Hiện nay, con người đã sống lâu gấp đôi so với 150 năm trước, nhờ ngày càng hiểu biết về bệnh tật và cách lây lan. Vậy trong tương lai, liệu có biện pháp can thiệp nào giúp tăng gấp 3 hoặc 4 lần tuổi thọ của chúng ta không? Dưới đây là những chia sẻ của Ramakrishnan về thực tế về lão hóa, cái chết và sự bất tử.

 Lão hóa là gì và đường đến cái chết như thế nào?

 Lão hóa là quá trình tích tụ những tổn thương hóa học đối với các phân tử bên trong tế bào, gây ra tổn thương cho chính tế bào, rồi đến mô, và cuối cùng là toàn bộ cơ thể. Điều đáng ngạc nhiên là quá trình lão hóa bắt đầu từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ, dù lúc đó, chúng ta đang phát triển nhanh hơn tốc độ tích lũy tổn thương của lão hóa.

Cơ thể đã phát triển rất nhiều cơ chế để khắc phục những tổn thương do lão hóa gây ra cho DNA và bất kỳ protein kém chất lượng nào mà cơ thể sản xuất ra. Nếu không có các cơ chế này, chúng ta sẽ không bao giờ sống được lâu như vậy. Tuy nhiên, theo thời gian, những tổn thương tích lũy bắt đầu vượt quá khả năng khắc phục của các cơ chế này.

 Hãy coi cơ thể giống như một thành phố lớn, trong đó có rất nhiều hệ thống phải hoạt động cùng nhau. Khi một hệ thống cơ quan quan trọng đối với sự sống gặp trục trặc và bị hư hỏng, chúng ta sẽ chết. Thí dụ, nếu cơ bắp trở nên quá yếu đến mức trái tim ngừng đập, thì tim sẽ không thể bơm máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan đang cần, và chúng ta sẽ chết. Khi chúng ta nói ai đó đã chết, là đang nói về cái chết của một cá nhân. Trên thực tế, khi chúng ta chết, phần lớn cơ thể, chẳng hạn như các cơ quan (tim, gan, phổi...), vẫn còn sống. Đây là lý do tại sao nhiều cơ quan của ai đó chết vì tai nạn có thể được hiến tặng cho người đang cần cấy ghép.

 Tuổi thọ của con người có giới hạn nhất định nào không?

 Tuổi thọ của tất cả các sinh vật dao động từ vài giờ hoặc vài ngày (với côn trùng) đến hàng trăm năm (với một số loài cá voi, cá mập và rùa khổng lồ). Nhiều người thường nghĩ rằng tất cả các dạng sống đều được định sẵn là sẽ chết khi sống đến một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học không tin rằng sự lão hóa và cái chết được lập trình sẵn như vậy.

 Thay vào đó, quá trình tiến hóa đã tạo ra một phương trình phân bổ và cân bằng giới hạn tuổi thọ, và tối ưu hóa cho riêng từng loài. Các loài động vật lớn thường có tuổi thọ dài hơn so với các loài động vật nhỏ. Là động vật nhỏ thì dễ bị săn mồi, chết đói hoặc chết do lũ lụt, nên không có lý do gì phải tập trung tiến hóa vào việc chữa trị tổn thương và kéo dài tuổi thọ. Thay vào đó, quá trình tiến hóa sẽ ưu tiên cho việc phát triển nhanh và trưởng thành sớm để có thể mau chóng sinh sản.

 Trong khi đó, đối với các loài động vật lớn, khả năng sống lâu hơn sẽ tăng cơ hội tìm kiếm bạn đời để sinh sản nhiều con hơn. Nhìn chung, tuổi thọ của một loài được tiến hóa để tối đa hóa khả năng cơ hội truyền lại gen cho thế hệ sau. Ở con người, sự cân bằng này được điều chỉnh để cho phép chúng ta có tuổi thọ tối đa khoảng 120 tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thay đổi và can thiệp vào các quá trình lão hóa để kéo dài tuổi thọ. Nhiều khoa học gia tin tưởng điều này là khả thi, nhưng mức độ khả thi vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.

 Ai là người sống lâu nhất từ trước đến nay?

 Người cao niên nhất được ghi nhận là một phụ nữ Pháp tên là Jeanne Calment. Cụ bà qua đời năm 1997, thọ 122 tuổi. Suốt 5 năm cuối đời, bà hút thuốc và ăn hơn 2 pound sô cô la mỗi tuần.

 Đồng hồ lão hóa có bao giờ chạy ngược không?

 Xét theo một khía cạnh nào đó, đồng hồ lão hóa có chạy ngược, khi so một thế hệ với thế hệ trước đó. Thí dụ, mặc dù một đứa trẻ được sinh ra từ tế bào của cha mẹ, nhưng vẫn bắt đầu từ 0 tuổi khi mới chào đời. Trẻ sơ sinh của một sản phụ 40 tuổi không già hơn so với của sản phụ 20 tuổi; cả hai đứa trẻ đều bắt đầu từ con số 0.

 Ngoài ra còn có trường hợp nhân bản. Trong khi Dolly, có lẽ là chú cừu nhân bản nổi tiếng nhất, bị bệnh và chết khi chỉ mới đạt được khoảng một nửa tuổi thọ bình thường của một con cừu. Trong khi đó, những chú cừu nhân bản khác vẫn tiếp tục sống bình thường. Điều này đã thuyết phục một số người rằng việc thiết lập lại "đồng hồ lão hóa" có thể là khả thi trên một quy mô lớn hơn. Mặc dù có những tiến triển trong nghiên cứu nhân bản, nhưng việc sử dụng phương pháp này để thay đổi quá trình lão hóa vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế. Nhiều tế bào đã tích lũy tổn thương quá mức chịu đựng, nên cần có rất nhiều thí nghiệm để có thể nhân bản một con vật duy nhất.

 Trong khi đó, các thí nghiệm trên chuột đã sử dụng phương pháp tái lập trình tế bào, cho phép tế bào có khả năng tái phục hồi một phần để có thể tái tạo mô. Bằng cách chuyển đổi tế bào sang trạng thái trẻ hơn một chút, các khoa học gia đã tạo ra những con chuột có các chỉ số đường huyết tốt hơn và cải thiện màu lông, da và cơ.

 Di truyền ảnh hưởng đến mức độ lão hóa và tuổi thọ như thế nào?

 Mặc dù di truyền có ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhưng đó không phải là tất cả. Một nghiên cứu trên 2,700 cặp song sinh người Đan Mạch đã chỉ ra rằng di truyền chỉ quyết định khoảng 25% tuổi thọ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một đột biến trong một gen duy nhất có thể làm tăng gấp đôi tuổi thọ của một loại sâu bướm. Nên dù rõ ràng là yếu tố di truyền và tuổi thọ có liên quan với nhau, nhưng những ảnh hưởng và ý nghĩa rất phức tạp.

 Khoa học ung thư tiết lộ gì về nghiên cứu chống lão hóa?

 Mối quan hệ giữa ung thư và lão hóa rất phức tạp. Các gen giống nhau có thể có những tác động khác nhau theo thời gian, giúp chúng ta phát triển khi còn trẻ nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và ung thư khi về già. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng dần theo tuổi tác, vì cơ thể tích lũy các khiếm khuyết trong DNA và bộ gen, đôi khi sẽ gây ra trục trặc về gen dẫn đến ung thư. Còn những hệ thống sửa chữa tế bào có vẻ như được thiết kế để ngăn chặn sự phát triển của ung thư khi cơ thể còn trẻ, nhưng cũng gây ra các biểu hiện của lão hóa khi cơ thể già đi.

 Thí dụ, các tế bào có thể cảm nhận được những đứt gãy trong DNA, cho phép các nhiễm sắc thể tham gia theo cách bất thường, dẫn đến ung thư. Để ngăn chặn sự kết hợp đó, một tế bào sẽ tự hủy hoặc chuyển sang trạng thái lão hóa và không thể phân chia được nữa. Là một sinh vật có hàng ngàn tỷ tế bào, điều này rất có ý nghĩa. Ngay cả khi có hàng triệu tế bào bị phá hủy theo cách đó, toàn bộ cơ thể vẫn được bảo vệ. Nhưng sự tích tụ của các tế bào lão hóa là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta già đi.

 Liệu nghiên cứu về lão hóa và cái chết có ảnh hưởng đến cách sống không?

 Điều thú vị là tất cả những khuyến nghị dựa trên bằng chứng về những gì có thể giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh đều tương tự như những lời khuyên thông thường đã được truyền qua nhiều thời đại. Thí dụ, chúng ta vẫn thường nghe những lời khuyến như đừng tham ăn, thường xuyên tập thể dục, tránh bị căng thẳng, và ngủ nghỉ đầy đủ. Nghiên cứu về lão hóa giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sinh học sâu sắc của lời khuyên này. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh ở mức độ vừa phải có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì. Tập thể dục giúp chúng ta tái tạo ty thể mới – nguồn năng lượng của tế bào. Ngủ cho phép cơ thể thực hiện quá trình sửa chữa ở cấp độ phân tử.

 Những chi phí và tác động mà xã hội phải đối mặt khi cố gắng tìm cách trì hoãn lão hóa và cái chết, đặc biệt là khi vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng

 Ở cả Hoa Kỳ và Anh, 10% người có thu nhập cao nhất đều sống lâu hơn 10% so với 10% người có thu nhập thấp nhất. Sự chênh lệch này còn lớn hơn nếu xem xét về sức khỏe, có nghĩa là người nghèo thường có tuổi thọ ngắn hơn và cuộc sống nhiều bệnh tật hơn.

 Giới siêu giàu đang đốt hàng đống tiền vào nghiên cứu với hy vọng có thể phát triển những công nghệ tinh vi để ngăn ngừa lão hóa. Nếu những nỗ lực này thành công, người giàu sẽ được hưởng lợi đầu tiên, tiếp theo là những người có bảo hiểm tốt và tiếp theo là những người khác. Các quốc gia giàu có sẽ được tiếp cận sớm hơn các nước nghèo. Cho nên, tính theo từng quốc gia hay trên toàn thế giới, thì những tiến bộ này rất có khả năng làm gia tăng sự bất bình đẳng.

 Nghiên cứu có làm thay đổi suy nghĩ và cảm nhận về lẽ tự nhiên "sinh lão bệnh tử"?

 Hầu như chẳng có ai muốn mình già cỗi hay chết đi. Ai cũng muốn tiếp tục sống để trải nghiệm những điều mới mẻ và thú vị. Cũng như các tế bào trong cơ thể chúng ta liên tục được sinh ra và chết đi, sự sống trên Trái Đất cũng cứ đến và đi không ngừng. Có người mới chào đời thì cũng có người vừa xuôi tay nhắm mắt. Ở một mức độ nào đó, chúng ta phải chấp nhận rằng sự sống và cái chết là một phần không thể tránh khỏi của tự nhiên.

 Tìm kiếm sự trường sinh bất tử có thể chỉ là hành trình theo đuổi ảo ảnh mơ hồ của nhân loại. 150 năm trước, người ta sẽ thấy mừng khi sống được đến khoảng 40 tuổi. Ngày nay, tuổi thọ trung bình là khoảng 80, nếu so với ngày xưa thì có thể nói là đã sống được 2 đời. Nhưng rồi chúng ta của bây giờ vẫn bị ám ảnh bởi chuyện sống chết. Và trong tương lai, khi con người đã có thể mở tiệc mừng đại thọ 150 tuổi, người ta vẫn sẽ băn khoăn tại sao con người không thể sống đến 200 hay 300 tuổi. Ảo vọng đó sẽ vĩnh viễn không bao giờ kết thúc..

Thursday, 18 April 2024

Mượn xác hoàn hồn

 KHOA HOC HUYỀN BÍ

Chu Tú Hoa ở Đài Loan "mượn xác hoàn hồn" trong 60 năm

Thảo Hương 

Vụ án "mượn xác hoàn hồni" gây chấn động thế giới! Thiếu nữ 18 tuổi chết oan mượn thi thể người phụ nữ Đài Loan 37 tuổi để hoàn dương, câu chuyện ly kì như tiểu thuyết, khiến những người "đả giả" phải tâm phục khẩu phục..

Đầu tiên chúng ta hãy nói về vụ án "tá thi hoàn hồn" của Chu Tú Hoa ở Đài Loan xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Vào thời điểm đó, vụ án này đã gây chấn động toàn Đài Loan, thậm chí chính phủ Đài Loan còn phái người đến điều tra chân tướng sự thật. Đương thời, các phương tiện truyền thông khác nhau đổ xô đưa tin, bao gồm cả truyền thông quốc tế; truyền thông Hồng Kông cũng phái nhân viên sang Đài Loan phỏng vấn.

Nội dung chính

·       Chu Tú Hoa mượn xác hoàn hồn phục sinh

·       Đảo Hải Phong kinh hoàng

·       Vào viện nhận người thân

·       Các trường hợp được ghi chép lại ở Trung Quốc cổ đại

Chu Tú Hoa mượn xác hoàn hồn phục sinh

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1959. Năm đó, Ngô Lâm Võng Yêu – người vợ 37 tuổi của Ngô Thu Đắc, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở thị trấn Mạch Liêu, Đài Loan, bị ốm rất nặng. Cô ấy đã nhắm mắt và tắt thở dưới sự chứng kiến của người thân, bạn bè và hàng xóm. Các bác sĩ kết luận rằng cô ấy đã chết.

Ngô Thu Đắc mất vợ ở tuổi trung niên, bi thương lo liệu việc hậu sự;  nhưng chỉ qua ba ngày, đến nửa đêm của ngày thứ tư, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Trong nhà Ngô Thu Đắc đột nhiên xuất hiện một mùi hương, và Ngô Lâm Võng Yêu bỗng nhiên mở mắt và sống lại.

Nửa đêm, người đã chết đột nhiên sống lại, quả thật rất đáng sợ. Ngô Thu Đắc đã phải cố gắng hết sức để kiềm chế cảm giác vừa sửng sốt vừa sợ hãi của mình, hỏi: "Võng Yêu, em cảm thấy trong người thế nào?" Tuy nhiên, người vợ vừa phục sinh lại nói rằng mình không phải là Ngô Lâm Võng Yêu, mà là Chu Tú Hoa, 18 tuổi, đến từ Kim Môn.

Sau đó cô còn nói một loạt những điều khiến Ngô Thu Đắc không thể giải thích được, rằng Ngô Thu Đắc là một trong tam đại hiếu tử nức tiếng xa gần, là một người trung hậu; vợ của Ngô vì dương thọ đã tận, các vị Thần thương tình anh là một người con hiếu thảo, lại mất vợ ở tuổi trung niên, nên hạ lệnh cho cô mượn xác hoàn dương, làm thê tử cho Ngô Thu Đắc.

Ngô Thu Đắc vừa trải qua nỗi đau mất vợ, lại thất kinh vì người đã chết mở mắt lúc nửa đêm, rồi vừa sợ vừa mừng khi cô ấy phục sinh – nhưng giờ thì người vợ được tái sinh lại đang lải nhải những điều xa lạ.. mọi người có thể hiểu, rằng nội tâm của anh ấy vô cùng thống khổ, anh nhất định cho rằng vợ mình hôn mê trong nhiều ngày, dẫn đến thần kinh đảo loạn. Sau đó, anh suýt nữa đã gửi Chu Tú Hoa vào bệnh viện tâm thần.

Tuy nhiên, Ngô Lâm Võng Yêu phục sinh, trên thân thể cô phát sinh có một số biến hóa kỳ dị, khiến Ngô Thu Đắc và người nhà vẫn thầm thắc mắc liệu những gì cô ấy nói có đúng không?

Con trai của Ngô Lâm Võng Yêu, Ngô Thăng Ngạn, sau đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn: "Mẹ tôi lớn lên ở Mạch Liêu và chưa bao giờ đến Thái Tây hay Kim Môn, nhưng sau khi khỏi bệnh, bà ấy đã hoàn toàn trở thành một người khác. Cơ thể vẫn là của mẹ tôi, nhưng bà ấy nói mình không phải là A Võng. Họ hàng và bạn bè đến thăm bà ấy nhưng bà ấy không nhận ra họ, thậm chí còn không nhận ra bà và dì của mình. Khẩu âm của bà ấy đã biến thành khẩu âm Kim Môn."

Cháu trai của Ngô Lâm Võng Yêu cũng cho biết: "Từ khi dì khỏi bệnh, dì ấy thực sự có thể giúp đỡ mọi việc, so với dì ấy trước đây đã hoàn toàn biến thành hai người rồi. Trước đây dì chỉ biết nấu ăn, ngoài bữa ăn thì việc gì dì cũng không làm... không chỉ vậy, ngay cả sở thích thường ngày và động tác đi lại đều khác nhau! Thay đổi lớn nhất là khẩu âm của dì ấy, bây giờ dì ấy nói hoàn toàn bằng giọng Kim Môn!"

Và hơn thế nữa, trước đây Ngô Lâm Võng Yêu mù chữ, không biết chữ cũng không biết viết, nhưng sau khi sống lại, cô ấy không chỉ biết viết mà còn có những nét chữ ngay ngắn và đẹp mắt. Trước đây, Ngô Lâm Võng Yêu luôn ốm yếu, bất mãn, nhưng hiện tại thể lực, tinh thần, lý trí và sự lịch thiệp của cô ấy đều tốt hơn trước. Ngô Lâm Võng Yêu trước đây thường ăn thịt, cá với gia đình của mình, nhưng bây giờ cô ấy chỉ ăn đồ chay. Hơn nữa, Ngô Lâm Võng Yêu giờ đây đã trở nên liệu việc như thần, nếu cô ấy cho rằng cái gì đó không kinh doanh được, thì sẽ lỗ ngay khi vừa làm.

Con trai của Ngô Lâm Võng Yêu, Ngô Thăng Ngạn, cũng tiết lộ rằng mẹ cô, người chưa từng đến đảo Hải Phong trước đây, đã trở nên quen thuộc với đảo Hải Phong.

Đảo Hải Phong kinh hoàng

Đảo Hải Phong có gì đặc biệt? Năm 1958, trong trận địa pháo 823 ở Kim Môn, nhiều người dân Kim Môn hoảng sợ vì giao tranh ác liệt, nên đã thuê thuyền đánh cá để trốn khỏi trận địa. Lúc đó Chu Tú Hoa 18 tuổi, là một trong số họ. Cô và những người cùng làng lên thuyền với lương khô và thức ăn mềm. Tuy nhiên, trên đường đi, thuyền gặp phải cuồng phong, sóng lớn khiến trôi dạt nhiều ngày, lương khô trên thuyền dần cạn kiệt, hơn 20 người trên thuyền chết đói, Chu Tú Hoa cũng đang hấp hối. Sau đó, chiếc thuyền đánh cá được thủy triều đưa đến phía tây Vân Lâm, Đài Loan và trôi đến đảo Hải Phong. Các ngư dân địa phương đã tìm thấy Chu Tú Hoa, và một ngư dân lớn tuổi đã cho cô uống nước và cứu sống cô.

Chu Tú Hoa nói rằng, đáng lẽ cô đã có thể sống sót, nhưng khi những ngư dân này nhìn thấy vàng trên thuyền, họ trở nên tham lam, không chỉ tìm kiếm của cải mà còn chuẩn bị giết người. Chu Tú Hoa cay đắng cầu xin, nói: "Tôi chỉ cầu xin cô cứu mạng tôi, cho dù cô là vợ, con dâu hay hầu gái, vàng trên thuyền đều có thể giao cho cô..." Tuy nhiên, những ngư dân sợ Chu Tú Hoa báo cảnh sát, họ đã hiệp lực cùng nhau đẩy thuyền đánh cá ra xa bờ khiến Chu Tú Hoa bị chết chìm. Vào thời điểm đó, chỉ có một ngư dân tên Lâm Thanh Đảo muốn cứu Chu Tú Hoa, nhưng những ngư dân khác đã sỉ nhục anh ta, đánh anh ta và đe dọa rằng nếu anh ta muốn cứu người, họ sẽ ném anh ta và Chu Tú Hoa xuống biển, nên Lâm Thanh Đào đã phải bỏ cuộc.

Sau khi câu chuyện về việc "tá thi hoàn hồn" của Chu Tú Hoa được truyền ra, Lâm Thanh Đào cũng đứng lên và xác nhận rằng chuyện như vậy thực sự đã xảy ra.

Còn những ngư dân mê muội trước tiền tài mà giết người cướp của, thì không được sống một ngày tốt đẹp. Kẻ chủ mưu và các thành viên trong gia đình lần lượt tử vong sau đó, chỉ còn lại một đứa con bị tâm thần nặng.

Điều đáng nói là Chu Tú Hoa đã bén duyên với Ngô Thu Đắc khi Ngô Lâm Võng Yêu đổ bệnh, và Ngô Thu Đắc tham gia công trình trên đảo Hải Phong.

Các công nhân làm việc trên đảo Hải Phong cho biết, mỗi ngày vào lúc hoàng hôn, họ đều nhìn thấy ông chủ Ngô Thu Đắc, bên cạnh có một cô nương xinh đẹp, có người còn nghĩ "Người thành thật như vậy liệu có ngoại tình?" Và vào mỗi chủ nhật khi trở về nhà gặp người thân, các bạn bè trên đường đi và về cũng bắt gặp một cô nương ngồi sau xe đạp của Ngô Thu Đắc. Nhưng vào thời điểm đó, bản thân Ngô Thu Đắc cũng không biết chuyện gì đã xảy ra, và cũng không ai nói cho anh biết.

Vào viện nhận người thân

Sau đó, câu chuyện về việc Chu Tú Hoa "mượn xác hoàn hồn" ngày càng lan rộng, đến cả chính quyền Đài Loan cũng kinh động. Họ đặc biệt ra lệnh cho Bệnh viện quân đội Đẩu Lục, nay là Chi nhánh Đẩu Lục của Bệnh viện Đại học Thành Đô, Viện trưởng Lưu Hải Ba, cùng với Chủ nhiệm Dương của Văn phòng Kế toán của Chính quyền huyện Vân Lâm và Giám đốc Lại của Văn phòng Thanh tra Chuyên nghiệp, đã phỏng vấn Ngô Lâm Võng Yêu và xem cô ta liệu có bị bệnh tâm thần hay không.

Viện trưởng Lưu cho biết, kết quả quan sát của ông tin rằng: "Khi nói, biểu hiện thần kinh là tự nhiên, giọng nói rõ ràng và không có gì bất thường, và đôi mắt không giống như người bị bệnh tâm thần. Rất khó để đưa ra phán đoán bệnh lý sau lần quan sát này." Nói cách khác, Viện trưởng Lưu cho rằng Ngô Lâm Võng Yêu không phải bị bệnh tâm thần, cũng không phải nói nhảm. Chủ nhiệm Dương cũng nói, "Tôi sống ở Lộc Cảng, Chương Hóa. Lộc Cảng có khẩu âm giống như Mạch Liêu, nhưng cô ấy có khẩu âm giống Hạ Môn." Ở đây đề cập đến Hạ Môn, nhưng chính là Kim Môn.

Sau đó, Ngô Lâm Võng Yêu được đưa đến bệnh viện 927 của quân đội ở Đài Nam để kiểm tra, thật trùng hợp khi bác sĩ trưởng lúc đó lại là họ hàng xa ở Kim Môn của Chu Tú Hoa.

Trong lúc tư vấn, Ngô Lâm Võng Yêu đột nhiên gọi "Thúc thúc" (tiếng gọi bác trai); bác sĩ bối rối hỏi cô: "Tại sao cháu lại gọi tôi là "thúc thúc?" Ngô Lâm Võng Yêu nói với bác sĩ rằng mình là Chu Tú Hoa, người đã được hồi sinh nhờ mượn xác. Để kiểm chứng, bác sĩ bí mật yêu cầu y tá mời vợ mình đến. Khi Ngô Lâm Võng Yêu nhìn thấy vợ của ông, cô ấy đã gọi "Thẩm thẩm" (bác gái ơi) – điều này đã thuyết phục bác sĩ rằng đây thực sự là Chu Tú Hoa.

Đương nhiên, việc Chu Tú Hoa "tá thi hoàn hồn" nghe có vẻ rất bí ẩn; nhiều người đã tiến hành phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu với tâm thái chống tin giả, nhưng không ai tìm ra được điểm đáng ngờ, thiếu sót nào. Ngược lại rất nhiều người đã lý giải được vấn đề này, và thực sự tin vào sự tồn tại của Thần Phật, và tin rằng "cái chết của con người không giống như ngọn đèn tắt".

Sau đó, vụ kỳ án "Tá thi hoàn hồn" này đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh và do Hồ Nhân Mộng, được mệnh danh là "Mỹ nhân số 1 Đài Loan" thủ vai.

Các trường hợp được ghi chép lại ở Trung Quốc cổ đại

Đó là câu chuyện của Chu Tú Hoa. Trên thực tế, những trường hợp "tá thi hoàn hồn" như vậy cũng được ghi chép lại trong nhiều sách cổ của Trung Quốc. Trong tác phẩm "Tuyên thất chí" của Trương Độc viết từ thời nhà Đường, ông đã ghi lại một sự kiện chân thực về "tá thi hoàn hồn".

Giữa hai huyện Trần và Thái, có một cư dân tên là Trúc Quý Trinh, đã chết cách đây hơn mười năm. Một ngày nọ, trong thôn có Triệu Tử Hòa qua đời, nhưng chỉ qua mấy ngày, ông ấy liền đột nhiên tỉnh lại. Sau khi tỉnh dậy, Triệu Tử Hòa đứng dậy chạy ra khỏi nhà mà không nói lời nào. Người vợ kinh ngạc túm ông ta lại chất vấn. Không ngờ, Triệu Tử Hòa nói: "Tôi là Trúc Quý Trinh, tôi nào có biết cô? Tôi muốn trở về ngôi nhà của chính mình!" Ngay cả giọng nói của ông ta cũng không phải giọng của Triệu Tử Hòa! Vợ của Triệu Tử Hòa không thể ngăn cản ông ta, vì vậy cô đã theo ông đến nhà Trúc Quý Trinh.

Tại đây, khi Trúc gia nhìn thấy Triệu Tử Hòa bất ngờ lao vào, họ cho rằng ông bị điên nên đã chửi bới và đuổi ông ta đi. Tuy nhiên, Triệu Tử Hòa nói: "Tôi là Trúc Quý Trinh. Tôi đã chết được 11 năm, và bây giờ tôi đã trở lại. Tại sao các người lại muốn đuổi tôi đi?!" Người nhà họ Trúc thất kinh khi nghe ông ta nói, quả nhiên là giọng của Trúc Quý Trinh; liền hỏi ông ấy một số điều để kiểm chứng điều đó, và hẳn nhiên tất cả đều không sai.

Các con của Trúc Quý Trinh đã rất sợ hãi, và hỏi ông làm sao có thể hoàn dương, làm sao lại có thể biến thành giống như Triệu Tử Hòa? Ông nói: "Từ khi tôi mất đến nay đã gần 12 năm, tôi ở Âm tào Địa phủ luôn mong muốn được trở lại gặp vợ con, không một ngày nào quên. Tuy nhiên, nơi ấy cứ 30 năm một lần, mới cho một người chết phục sinh, cho trở về nhân gian để tuyên giảng những điều về thiện – ác và phúc – họa. Hôm qua tôi đã thỉnh cầu người quản án, tôi muốn tên của tôi được Minh quan biết tới, cho tôi được phục sinh. Sau một lúc người quản án nói với tôi: "Thi thể anh đã thối rữa lâu rồi, tôi phải làm sao đây?" Người quản án bẩm báo. "Người cùng làng của ông ta, Triệu Tử Hòa, vừa mới chết được vài ngày. Tôi nghĩ cho ông ta mượn xác để hoàn hồn," Minh quan đã chính thức cho phép. Người quản án liền phái tôi đến nhà của Triệu Tử Hòa, tôi mới có thể sống lại."

Sau đó, Trúc Quý Trinh liền nói về những chuyện quá khứ bình sinh của mình mà người ngoài không biết, cuối cùng vợ con của Trúc Quý Trinh đã tin tưởng và chấp nhận ông. Kể từ đó, Trúc Quý Trinh không ăn thịt uống rượu, mặc quần áo thô, đi khất thực giữa các huyện Trần Thái và Nhữ Trịnh, gom góp số tiền ông nhận được bất cứ lúc nào để xây dựng các ngôi chùa Phật giáo và bố thí cho người nghèo đói. Ông thỉnh thoảng trở về nhà, dành phần lớn thời gian của mình đi xuyên qua các ngôi làng và ngõ hẻm, dùng kinh nghiệm tự thân để tuyên dương những chuyện nhân quả báo ứng.

Chà, đó là tất cả cho câu chuyện hôm nay. Trong các chương trình trước đây của mình, chúng tôi cũng đã giới thiệu một số nghiên cứu chuyên sâu về sự tồn tại của linh hồn của một số nhà khoa học phương Tây, cũng như những trường hợp linh hồn ly thể thần kỳ ở Trung Quốc cổ kim, và trên thế giới. Các bạn quan tâm cũng có thể tìm hiểu thêm.

Hương Thảo biên dịch

 

 

Saturday, 6 April 2024

Cái gọi là tâm linh

Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ "tâm linh" trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng... để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh... Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng... và cả những nhân vật chính trị thế tục.

  Chánh pháp hoàn toàn vắng mặt ở những nơi chốn này, có thể nói một cách chắc chắn rằng những nơi này chỉ toàn là tà pháp, loạn pháp, mê tín dị đoan. Những cơ sở này đánh trúng vào tâm lý quần chúng thích hưởng quả mà không chịu gieo trồng, thích những chuyện hoang đường kỳ bí, thích những lời mê hoặc mà không muốn nghe lời thật. Dòng người hành hương tâm linh, du lịch tâm linh đổ về ào ạt, điều này cũng có nghĩa là tiền vô như nước. Việc buôn thần bán thánh trở nên sôi động và mãnh liệt hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử nước ta.

  Trước khi nói về du lịch tâm linh, ta thử tìm hiểu một chút về chữ nghĩa. Theo các tôn giáo khác thì con người có linh hồn và cái linh hồn ấy sẽ được định đoạt bởi vị giáo chủ hay thượng đế đầy quyền năng. Nếu khi sống phải tin tuyệt đối theo các tín điều (không cần biết tín điều ấy đúng hay sai) thì sau khi chết sẽ được cho lên thiên đàng, còn giả như sống mà không tin thượng đế hay các tín điều ấy thì khi chết sẽ bị đày xuống hỏa ngục. Trong đạo Phật thì không có cái gọi là linh hồn. Con người là sự kết hợp của danh và sắc, là sự tụ hội của vô vàn nhân duyên nói theo từ ngữ khoa học là điều kiện cần và đủ. Con người tự chịu trách nhiệm về mọi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Không có ai có quyền ban phước hay giáng họa cho ai, thăng hay đọa là tự bản thân mỗi người. Trong đạo Phật chỉ gọi là thần thức, từ này thật khó giải thích cho thấu đáo, tạm hiểu là phần phi vật chất, nó tùy thuộc vào hành nghiệp của con người (nói, làm, nghĩ). Tóm lại chẳng có cái hồn nào để gọi là linh, cái tâm thì thay đổi trong từng sát na, nó rất vô thường. Con người là sự kết hợp của vô vàn chúng duyên nên nó vô ngã. Làm gì có một cái linh hồn, đó chỉ là huyễn ngôn hoặc ngữ và vì thế cũng chẳng có cái gọi là tâm linh.

  Du lịch nghĩa là người khách đi chơi một cách thanh lịch hay lịch lãm, lịch sự. Đằng này dòng người du lịch tâm linh chỉ là một đám ô hợp, ồn ào, thô lậu, mê muội... cứ nhìn vào thực tế và sự phản ảnh của mạng xã hội thì sẽ thấy rõ. Những kẻ du lịch tâm linh toàn là những người mê muội, hành xử thiếu văn hóa, tin xàm, nói nhảm, làm bậy. Tâm đâu có linh, nếu linh đã không làm vậy, đấy là tâm mê, tâm loạn, tâm bất tịnh... Người đi chơi, đi lễ với cái tâm mê như vậy thì sao linh được? Đừng nói là linh thiêng, linh lợi còn chưa có, nếu linh lợi thì họ đã không hành xử mê muội và thô lậu như thế. Chữ linh này chỉ có thể là linh tinh mà thôi!

  Du lịch tâm linh là một sự cưỡng ép ngôn ngữ, mị ngôn xảo ngữ, dùng thuật ngữ du lịch tâm linh để lừa gạt mọi người, dụ khị mọi người đi chơi, đi lễ ở những cơ sở kinh doanh đội lốt ngôi chùa hay cơ sở tôn giáo. Dòng người đi du lịch tâm linh này chẳng có linh cũng chẳng lịch tí nào. Những tà sư nặng danh văn lợi dưỡng, những thế lực ngầm, những nhóm lợi ích... hốt bạc lời to, tiền vào đầy túi, chỉ có văn hóa, đạo pháp và đức tin là thiệt hại nặng nề, thụt lùi lạc hậu. Chánh pháp bị bôi bác bóp méo. Chánh pháp bị lu mờ. Những bậc chân tu, những người hành đúng chánh pháp bị đẩy lùi, bị cô lập, bị cấm bế...

  Làm du lịch tâm linh đã phá hoại môi trường tự nhiên một cách kinh khủng. Những chùa, đền, miếu và những khu du lịch tâm linh chiếm đất cả công lẫn tư, phá núi, phá rừng, phá ruộng đồng... để dựng nên những cơ sở khổng lồ này. Chỉ có những thế lực ngầm đứng đằng sau những dự án ấy là hốt bạc đầy túi.

  Đã có một thời mê muội hủy diệt tôn giáo, cho tôn giáo là thuốc phiện hay ru ngủ quần chúng. Bây giờ thì lại mê muội khuếch trương tôn giáo bằng mọi giá, tuy nhiên tôn giáo được cho phép phải là tôn giáo có định hướng, có chỉ đạo từ trên, từ trong, từ phía sau. Bây giờ quả thật dùng tôn giáo để ru ngủ quần chúng. Chùa giả, chùa tư, miễu, am, phủ, dinh, đồng cô bóng cậu, hầu đồng, trục vong, bói toán, cúng sao giải hạn, xin xăm... là "tôn giáo" thịnh hành hiện nay, phát triển như vũ bão. Những ngôi chùa bề thế như tử cấm thành, những lễ hội rền rang đầy màu sắc âm thanh khiến nhiều người cứ ngỡ là tự do hành hoạt, chánh pháp phục hưng... Thật sự đó chỉ là chiêu trò tinh vi vừa gạt được người nhẹ dạ, vừa thu được lợi ích lớn cả về tiền bạc lẫn tô vẽ mặt mày. Những chùa to Phật lớn đồ sộ, cái sau phải to và lớn hơn cái trước, phải đạt kỷ lục này nọ, phải bằng chất liệu mắc tiền... đã mê hoặc quần chúng, dẫn dắt người dân xa rời chánh pháp, quên đi thực trạng xã hội, đẩy người ta vào con đường mê tín, ăn chơi, hưởng thụ, tin vào thần thánh ma quỷ, cầu phước, giải tội...

  Du lịch tâm linh hiện nay là một ngành kinh doanh béo bở đã thành công lớn. Những dòng người đi lễ mua đủ thứ  dịch vụ, mua đủ loại sản phẩm mang tính "tâm linh", nhét tiền vào các pho tượng, bỏ tiền vào các quỹ công đức mà không biết tiền ấy sẽ vào túi ai. Những kẻ chủ trương làm du lịch tâm linh đã thành công, đã mê hoặc con người ta, những kẻ du mà chẳng lịch, giàu mà chẳng sang, chẳng trí mà cũng không thức, pháp mà chẳng chánh... và cuối cùng thì chẳng tâm mà cũng chẳng linh.

Hiện thực du lịch tâm linh đã và đang xảy ra như thế, càng ngày càng lôi thôi hơn, mục đích chính trị, mưu đồ tư lợi, trí trá dẫn dắt... Tà sư, những kẻ hành nghề tôn giáo kết hợp với thế lực chính trị thế tục và những lực lượng ngầm đã đạt được mục tiêu và đã thu lợi cực kỳ lớn. Chỉ có chánh pháp, văn hóa, thiên nhiên và đời sống tinh thần con người là bị thiệt. Cứ cái đà du lịch tâm linh như hiện nay, không biết mai này chánh pháp, con người, văn hóa, môi trường thiên nhiên sẽ còn biến dạng như thế nào nữa đây?

  Đành rằng thịnh – suy là quy luật tự nhiên, thăng – trầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên ở đây có sự tác động thúc đẩy của con người, làm cho cái quá trình trầm và suy tệ hại hơn, diễn ra nhanh hơn.

 – Tiểu Lục Thần Phong


 

Những trang câm của lịch sử

 

Tuy đoạt giải Nobel năm 2015 và viết bằng tiếng Nga, Svetlana Alexievich lại bị ghét bỏ cả ở Belarus, quê hương bà, cả ở Nga.

Tất nhiên có lý do của nó.

Với bà thì "Putin không phải là một chính trị gia. Putin là một tay KGB. Và những gì ông ta làm là những cái việc khiêu khích xúi giục mà KGB vẫn làm". Còn chính quyền Belarus dưới mắt bà là "Hỗn hợp của mafia và Nhà nước Xô- viết". Bà cảm thấy bị tổn thương khi xem qua video cảnh "Những người lính Nga thiệt mạng ở Ucraina được chở về quê và được chôn bí mật, kín đáo như chôn bọn tội phạm". Bà rất đau lòng khi lịch sử thương tâm đang lặp lại trên đất Nga, lần này không phải do Hitler gây ra. Vẫn những người mẹ Nga từng cắn răng nuốt nỗi đau khi "xua" con mình ra trận bảo vệ tổ quốc, nhưng giờ đây cắn răng im lặng trước sự thật con mình bị giết chết vì cuộc xâm lược tàn bạo, chỉ vì "Nếu tôi nói ra thì người ta sẽ không trả tôi một triệu rúp (thời điểm 2015), số tiền tôi cần để mua cho con gái một căn hộ".

Những trích dẫn trong ngoặc kép ở trên lấy ra từ một cuộc phỏng vấn, không có trong nội dung của "Chiến tranh không có một gương mặt phụ nữ", cuốn tiểu thuyết tư liệu, qua bản dịch của nhà văn Nguyên Ngọc, làm nên tên tuổi lẫy lừng của Svetlana, từng được xuất bản và ca ngợi ở Việt Nam. Tác giả dùng thủ pháp để nhân vật- nhân chứng kể lại và bà chỉ ghi chép, gỡ băng từ hàng ngàn cuộc ghi âm rồi sắp xếp chúng thành một bức tranh lịch sử bằng ngôn từ, theo ý bà. Họ, những nhân chứng, nằm trong số hàng triệu phụ nữ Nga từng tham gia chiến tranh chống phát xít Đức. Những cô gái Nga hồi đó, nhiều người chưa hết vị thành niên, đã trốn gia đình tình nguyện ra mặt trận, chịu đựng muôn vàn nỗi cùng cực không thể hư cấu bằng trí tưởng tượng, gây ra bởi chiến tranh. Khi một phần nhỏ họ có may mắn trở về, được làm mẹ, cũng như bà mẹ Nga có con bị giết trên kia (và rất có thể là một trong số họ) đã câm lặng thời gian dài vì ám ảnh về chết chóc, vì không muốn nhớ lại quá khứ, vì sợ hãi và vì bị xã hội lãng quên. Họ câm lặng cả khi bị một số người xúc phạm coi là những "Đĩ rạc mặc quân phục". (Trang 357) "Họ đã im lặng thật lâu đến mức sự im lặng của họ, cả nó nữa, cũng trở thành lịch sử" (Trang 175). Họ im lặng vì họ tin rằng "Còn nhớ đến chiến tranh, là còn tiếp tục chết....Chết và chết nữa". (Trang 155)

Chúng ta cùng đọc tiếp một vài đoạn trích khác của cuốn sách, chính xác, là những lời kể tiếp của nhân chứng:

"Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất gần... Với cả chó. Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người... Cô hiểu không?

Chúng tôi có một quyết định...

Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu... Đứa bé không còn rống lên nữa. Nó đã chết. Và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa. Về phía người mẹ, và về bất cứ người nào trong chúng tôi..." (Trang 26)

"Ở Stalingrad, người bị giết nhiều đến nỗi ngựa không còn sợ. Thường thì chúng sợ. Một con ngựa không bao giờ bước qua một xác người. Chúng tôi đã thu nhặt những người chết của chúng ta, nhưng xác bọn Đức thì không, chúng nằm đầy dưới đất, đóng băng lại. Tôi là lái xe, tôi chở những thùng đạn đại bác, tôi nghe thấy rôm rốp dưới bánh xe, xương của chúng...những chiếc sọ của chúng...Và tôi lấy làm khoái trá..." (Trang 27)

Tôi chưa từng đọc ở đâu những hiện thực chiến tranh gây ám ảnh đến rợn người, đến muốn nôn ọe vì căng thẳng thần kinh như vậy.

Nhưng chiến tranh có lẽ đáng sợ ở chỗ, nó xóa nhòa giữa hành động thiện và ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, thậm chí liên tục đổi vị trí những thứ đối địch ấy cho nhau. Như đoạn trích dưới đây:

"Những người du kích cưỡi ngựa vào một làng. Họ lôi một viên trưởng làng và con trai ông ta ra khỏi nhà. Họ dùng que sắt quất vào đầu hai người cho đến khi ngã gục. (...) Trong số du kích có anh trai tôi. Khi anh vào nhà muốn ôm hôn tôi- "Em gái!" tôi rú lên...Rồi tôi thành câm". (Trang 29).

Sự dũng cảm của những người lính chiến chống lại cái ác, luôn là thứ đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Nhưng đôi khi nó không hề giống tí nào với tưởng tượng đậm chất anh hùng ca của chúng ta. Nó đau đớn, trần trụi khác xa với những vinh danh hào nhoáng ghi trong "chính sử".

"Nhưng cũng có mệnh lệnh số 227: không được lùi một bước! Chỉ một bước thôi, anh sẽ bị bắn ngay! Những đơn vị chắn đường đi theo sau chúng tôi. Họ bắn..." (Trang 82)

"....Staline, đã thủ tiêu, ngay trước chiến tranh, những cán bộ tốt nhất của quân đội (...) Nếu không có năm 1937 (năm Staline đại thanh trừng hàng triệu đồng chí của ông ta), thì cũng sẽ không có năm 1941. Chúng ta sẽ không phải vừa đánh vừa rút lui đến tận Moskva và đã không phải trả giá đắt đến thế cho thắng lợi. (Trang 124)

Với mục đích "Phải viết một cuốn sách về chiến tranh sao cho người đọc đến buồn nôn sâu sắc vì nó, cho họ thấy chỉ ý tưởng về chiến tranh thôi đã là bỉ ổi, tâm thần...", tác giả đã gạt sang một bên cái Lịch sử hào hùng của THỜI ĐẠI LỚN hân hoan tô đậm hai chữ CHIẾN THẮNG, để ghi lại thứ Lịch sử CỦA MỖI CON NGƯỜI đầy bi kịch và đầy ắp sự thật, được ghi nhớ trong kí ức những phụ nữ, trong đó nhiều thứ đáng ra phải tự hào, lại là những thứ đáng sợ nhất mà họ phải lặng lẽ mang theo suốt cuộc đời. 

Cuộc sống trở thành một chuỗi đau khổ bất tận với những người bị biến thành bà già ở tuổi hai mươi, mất khả năng sinh đẻ, sợ gặp đàn ông, sợ cả việc đi chợ luôn phải thấy những phản thịt, sợ vào bếp nấu nướng vì khiến họ buồn nôn với mùi thịt nướng, gợi nhớ lại cảnh thịt người bị băm chặt, bị nghiền nát nhừ, bị thiêu cháy...

Chiến tranh đã hủy hoại họ, theo mọi nghĩa. 

Nỗi sợ từ chiến trường vinh quang trở về phải vào thẳng nhà giam như số phận hàng chục ngàn sĩ quan, binh sĩ Liên Xô bị Đức bắt làm tù binh hoặc dám than vãn về tổn thất, cộng với thói dối trá của bộ máy tuyên truyền Xô-viết tiếp tục ăn mòn cuộc đời họ, ít nhất cho đến khi họ gặp tác giả.

Chọn phụ nữ là người kể lại chiến tranh, tác giả muốn đối lập một biểu tượng của tình yêu-sinh sôi-hòa bình, với bom đạn- chết chóc-sự điên rồ của cái ác. Đó chính là nỗi thống khổ sâu xa của chung con người, khi họ vừa là nạn nhân, vừa bất đắc dĩ là kẻ đồng lõa, với chiến tranh. 

Mặc dù cuốn sách là tập hợp của những lời "kể lại", nhưng rất khó kể lại rành mạch những gì nó đem lại. Nó là hỗn hợp của vô số cảm xúc lộn xộn với đủ các sắc thái; nó lẫn vào sự ngưỡng mộ một nỗi kinh sợ không dễ diễn tả. Nó khiến chúng ta cứ muốn hét lên vì ghê sợ, kinh tởm, nhưng không thể không cúi thấp xuống để lắng nghe những lời yêu đương thì thầm lẫn theo cả lời cầu nguyện được sống và được tha thứ tội lỗi.

"Không phải tất cả sự thật. Nhưng là sự thật của họ. Trong lịch sử, có rất nhiều trang câm lại khiến chúng ta xúc động..."(Trang 324)

Được biết bản in vừa ra mắt của Nhà sách Tao Đàn, là bản đầy đủ nhất cho đến nay. Không chỉ những đoạn bị kiểm duyệt Nhà nước loại bỏ nay được khôi phục, mà gồm luôn cả những đoạn bị chính tác giả tự kiểm duyệt khi xuất bản ở Nga.

Chỉ vì nó quá khủng khiếp với bà khi đọc lại.

P/S: Nghe nói Pu tội phạm chiến tranh có lần khùng lên rủa bà là "Đồ con đĩ"?

Tạ Duy Anh

Wednesday, 3 April 2024

CIA & Tình báo Ukraine

 Lê Tây Sơn 

Chiếc xe hơi chở một người mẹ và cô con gái 12 tuổi hầu như không gây sự chú ý đối với nhân viên an ninh Nga khi nó tiến đến một trạm kiểm soát biên giới. Nhưng món hành lý ít dễ thấy nhất (một cái thùng dành cho mèo) lại chứa một... quả bom được lắp bởi tình báo Ukraine.


Bốn tuần sau, thiết bị phát nổ ngay bên ngoài thủ đô Moscow trong một chiếc SUV do Daria Dugina, con gái của một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga cầm lái, kẻ đã hô hào "giết, giết, giết" người Ukraine. Kế hoạch ám sát sử dụng chuồng thú cưng mới tiết lộ được tổ chức bởi SBU, cơ quan an ninh nội địa Ukraine tiến hành vào Tháng Tám 2022. Vụ nổ như lời cảnh báo: Tình báo Ukraine có  thể đến tận Moscow!

Hợp tác trong bóng tối

Các cơ quan tình báo Ukraine đã dành ra gần một thập niên để phát triển khả năng thực hiện các điệp vụ bí mật, kể từ khi Nga chiếm giữ bán đảo Crimea vào năm 2014, trong đó có cả việc xây dựng mối quan hệ với Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA).

The Washington Post cho biết, kể từ năm 2015, CIA đã chi hàng chục triệu đôla để biến các cơ quan tình báo do Liên Xô thành lập ở Ukraine thành đồng minh quan trọng chống lại Moscow. CIA đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống giám sát tiên tiến, đào tạo tân binh tại các địa điểm bí mật ở Ukraine cũng như ở Mỹ, xây dựng trụ sở mới cho các đơn vị thuộc Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR) và chia sẻ thông tin tình báo ở quy mô rộng lớn ngay từ trước khi Nga sáp nhập trái phép Crimea và kích động cuộc chiến tranh ly khai ở miền Đông Ukraine. CIA cũng hiện diện đáng kể ở thủ đô Kyiv, dù giới chức tình báo Mỹ khẳng định, CIA không tham gia các hoạt động "ám sát mục tiêu" của phía Ukraine.

Vụ đánh bom xe giết chết Dugina cho thấy Ukraine chấp nhận một loại hoạt động mà Kyiv gọi là "vũ khí thanh lọc trong chiến tranh". Trong 20 tháng qua, SBU và GUR đã thực hiện hàng chục vụ ám sát nhằm vào giới quan chức Nga tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, trừ khử những người cộng tác đắc lực cho Nga, các chỉ huy Nga và những người Nga chống Ukraine một cách cực đoan.

Sự hợp tác giữa CIA-Ukraine bắt nguồn từ sau sự kiện biểu tình chính trị năm 2014 khiến Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych phải chạy trốn sang Nga, sau đó là Nga sáp nhập Crimea và trang bị vũ khí cho phe ly khai ở Donetsk và Luhansk phía Đông.  Thoạt đầu, sự hợp tác chỉ mang tính thăm dò vì cả hai bên đều lo ngại các cơ quan an ninh Ukraine đã bị FSB (cơ quan của Nga, cơ quan kế thừa của KGB) xâm nhập rất sâu. CIA đề nghị SBU thành lập một tổng cục hoàn toàn mới gồm những người không thân Nga và tách biệt khỏi các bộ phận khác của SBU để làm việc với CIA. Đơn vị mới được mệnh danh là "Tổng cục thứ Năm" (Fifth Directorate) để phân biệt với bốn tổng cục kỳ cựu của SBU. Một "Tổng cục thứ Sáu" được bổ sung thêm để làm việc với cơ quan gián điệp MI6 của Anh.


Giới chức Mỹ cho biết các địa điểm huấn luyện điệp viên mới nằm bên ngoài Kyiv, nơi những tân binh được tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ được CIA đào tạo. CIA cung cấp thiết bị liên lạc gài mã an toàn, thiết bị nghe lén cho phép Ukraine chặn tín hiệu, các cuộc gọi điện thoại và email của Nga. Thậm chí CIA còn trang bị đồ cải trang để giúp điệp viên Ukraine dễ dàng lẻn vào các thị trấn bị chiếm đóng.

Thoạt đầu nhiệm vụ của họ chủ yếu là tuyển dụng những người cung cấp thông tin bên trong các lực lượng ủy nhiệm của Nga và nghe lén trên mạng và điện tử nhưng nhanh chóng mở rộng hoạt động sau đó. Trong khoảng thời gian ba năm, ít nhất nửa tá đặc vụ Nga, chỉ huy cấp cao, quan chức làm việc cho Nga bị thiệt mạng "do thanh toán nội bộ" nhưng thực tế là bị giết bởi "sát thủ" của SBU.

Trong số những người thiệt mạng có Yevgeny Zhilin, thủ lĩnh một nhóm chiến binh thân Nga ở miền Đông Ukraine. Đương sự bị bắn chết năm 2016 tại một nhà hàng ở Moscow. Năm sau đó, một chỉ huy phiến quân có biệt danh "Givi" ở vùng Donetsk cũng bị khử.

CIA xây dựng lực lượng tình báo mới cho Ukraine như thế nào?

Từ khi giúp xây dựng ban giám đốc mới của SBU, CIA đã bắt tay vào một dự án đầy tham vọng hơn nhiều với việc hợp tác với GUR. Nhân sự không quá 5,000 người, GUR chỉ bằng một phần nhỏ của SBU và tập trung hẹp hơn vào các hoạt động gián điệp tích cực chống lại Nga. GUR cũng có lực lượng trẻ hơn và ít có "dấu vết" để lại từ thời Liên Xô hơn (trong khi SBU vẫn bị nghi có tình báo Nga xâm nhập).

Từ 2015 trở đi, CIA đã bắt tay vào quá trình chuyển đổi GUR sâu rộng đến mức chỉ trong vòng vài năm, nó gần như làm mới lại hoàn toàn. Để thay máu, GUR tuyển dụng các đặc vụ mới cho hoạt động gián điệp tích cực của họ. Tại các địa điểm huấn luyện ở Ukraine và sau đó là Mỹ, đặc vụ GUR được đào tạo các kỹ năng khác nhau, từ cách hoạt động bí mật sau phòng tuyến kẻ thù đến kỹ thuật vũ khí và chất nổ. CIA trang bị cho GUR hệ thống giám sát và nghe lén điện tử hiện đại gồm các thiết bị di động có thể cài dọc các tuyến đường do Nga kiểm soát ở miền Đông Ukraine, cũng như phần mềm nghe lén điện thoại di động của các quan chức Kremlin đến thăm lãnh thổ bị chiếm đóng.

Vận hành các hệ thống này là điệp viên Ukraine nhưng mọi thứ thu thập đều phải chia sẻ với người Mỹ. Lo ngại các cơ sở cũ kỹ của GUR dễ bị tình báo Nga xâm nhập, CIA đã bỏ tiền xây dựng trụ sở mới cho đơn vị bán quân sự "spetsnaz" của GUR với một ban giám đốc riêng chịu trách nhiệm về gián điệp điện tử.

Một cựu quan chức cấp cao của GUR nhớ lại: "Trong một ngày, chúng tôi có thể chặn 250,000 đến 300,000 liên lạc từ các đơn vị quân đội và FSB của Nga. Có quá nhiều thông tin đến nỗi chúng tôi không thể tự mình quản lý được". Hàng loạt dữ liệu phải chuyển về bản doanh CIA ở Washington, nơi chúng được các nhà phân tích của CIA và NSA sàng lọc và phân loại. Khi được hỏi về quy mô đầu tư của CIA, cựu quan chức trên nói: "Hàng triệu đôla đã được chi ra để có thể tiếp cận các liên lạc của Nga".

Theo thời gian, GUR đã phát triển được mạng lưới nội gián trong bộ máy an ninh Nga, kể cả đơn vị FSB chịu trách nhiệm về các hoạt động ở Ukraine. CIA được phép tiếp xúc trực tiếp với các đặc vụ do tình báo Ukraine tuyển dụng và điều hành nhưng phần lớn thông tin không được công khai, dù thỉnh thoảng cũng có ngoại lệ. Ví dụ, SBU cố tình phát tán những đoạn ghi âm các chỉ huy Nga thảo luận về trách nhiệm của đất nước họ trong vụ bắn hạ máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines năm 2014.


Khả năng tình báo mới của Ukraine ngày càng tốt hơn. SBU đã thu thập được thông tin tình báo về các mục tiêu có giá trị cao, tiến hành các cuộc tấn công giết chết một số chỉ huy và suýt giết được Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga. Trong năm qua, các cơ quan an ninh Ukraine đã tập trung hơn vào các mục tiêu không chỉ ở phía sau phòng tuyến của kẻ thù mà còn ở bên trong lãnh thổ Nga.

Đối với SBU, không có mục tiêu nào ưu tiên cao hơn Cầu Kerch, một hành lang quân sự quan trọng và mang ý nghĩa biểu tượng đối với Putin. SBU đã tấn công cây cầu hai lần trong năm qua, một vụ vào Tháng Mười 2022 khiến năm người thiệt mạng và tạo ra một lỗ hổng trên các làn đường giao thông hướng Tây.

Giám đốc SBU Malyuk đã mô tả thành công này khá chi tiết trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm nay khi thừa nhận cơ quan của ông đã đặt một chất nổ cực mạnh bên trong một chiếc xe tải chở những cuộn giấy bóng kính công nghiệp. SBU tiến hành cuộc tấn công thứ hai vào cây cầu vào chín tháng sau đó bằng máy bay không người lái.

Tuy nhiên, hai cơ quan tình báo Ukraine phủ nhận có liên quan trực tiếp đến vụ tấn công vào Tháng Chín 2022 nhằm vào đường ống Nord Stream 2 ở Biển Baltic, bất chấp Mỹ và các cơ quan tình báo phương Tây khác kết luận thủ phạm là tình báo Ukraine. Gần đây, GUR đã sử dụng đội máy bay không người lái để thực hiện hàng chục cuộc tấn công trên đất Nga, gồm cả cuộc tấn công xuyên thủng hệ thống phòng không Moscow vào Tháng Năm 2023 đốt cháy một phần mái nhà ở Kremlin.

Ngoài máy bay không người lái tầm xa được phóng từ lãnh thổ Ukraine còn có sự tham gia của các nhóm du kích bên trong Nga. GUR còn mạo hiểm thực hiện một số vụ ám sát khác. Vào Tháng Bảy, cựu chỉ huy tàu ngầm Nga, Stanislav Rzhitsky bị bắn bốn phát vào ngực và lưng ở Krasnodar. Rzhitsky, 42 tuổi, đã sử dụng ứng dụng thể dục Strava để ghi lại lộ trình chạy hàng ngày của mình, khiến vị trí bị lộ.

Tuesday, 2 April 2024

Mỹ nữ gián điệp Bắc Kinh bị FBI bắt

 Mỹ nữ gián điệp Bắc Kinh bị FBI bắt - nhà khoa học hàng đầu Mỹ cắn câu  

Khương Quang Vũ 

 Một nữ gián điệp Bắc Kinh dùng mỹ nhân kế khiến một nhà khoa học hàng đầu Mỹ cắn câu, cung cấp các bí mật khoa học công nghệ và trợ giúp Bắc Kinh. Hai nhà khoa học hàng đầu khác cũng là đối tượng mà cô nàng nhắm tới, nhưng chưa kịp thực hiện. Tại sao người Trung Quốc lại xấu xí đến thế và bị thế giới ghét bỏ? Tại sao ĐCSTQ lại sợ hãi một đoàn nghệ thuật đến mức không từ thủ đoạn phá hoại, kể cả đe dọa đánh bom như những kẻ khủng bố?

Mỹ nữ gián điệp Bắc Kinh bị FBI bắt
Cuối tháng 1 năm 2023, Tết Nguyên đán vừa hết, một loạt người Hoa từ Trung Quốc quay trở lại Mỹ, ai nấy hành lý nặc nè, bước ra khỏi các phi trường của các thành phố lớn của Mỹ.

Ngày 30 tháng 1, mấy người đàn ông mặc đồ vest đã sớm đến phi trường quốc tế Logan ở Boston. Họ đến một tiệm cà phê ngoài lối ra phi trường và ngồi xuống. Mấy người lặng lẽ uống cà phê, mắt nhìn chăm chú vào từng người từ phi trường bước ra, rõ ràng là họ đang chờ người nào đó.

2 giờ đồng hồ trôi qua, cuối cùng một cô gái người Hoa có chiều cao tầm trung, khoảng 1,63m đi ra. Cô mặc chiếc áo lông dài màu sẫm, mang theo 2 chiếc vali hành lý, đang chuẩn bị bước ra khỏi cửa.

Mấy người đàn ông mặc vest vừa nhìn thấy cô gái lập tức đứng dậy vây quanh cô. Cô gái thấy vậy thì trong mắt hơi lóe lên một chút sợ hãi, tim đập nhanh. Cô giả bộ bình tĩnh, vuốt tóc, hít một hơi sâu, cố gắng mỉm cười, nhìn về phía mấy người đàn ông mặc vest.

Người cầm đầu bước tới gần cô gái và giơ thẻ ra. Cô nhìn thấy rõ trên thẻ có chữ FBI. Người đàn ông nói nhẹ nhàng: "Cô Diệp, xin mời đi cùng chúng tôi một chuyến, chúng tôi cần cô phối hợp điều tra".

Cô gái cố gắng trấn tĩnh và hỏi: "Tại sao?"
Người đàn ông nhìn sâu vào cô gái, chỉ nói ra 1 cái tên: "Charles Lieber".
Cô nghe nghe xong lập tức như quả bóng xì hơi rũ người ra. Lập tức 2 người đàn ông bước tới đỡ 2 cái vali trong tay cô gái, đưa cô ra khỏi phi trường.
Bắt nhà khoa học sinh hóa Đại học Harvard
Ngày 28 tháng 1 năm 2020 là một ngày mùa đông giá lạnh, khoảng 5h45 sáng, ở ven đường gần ngôi nhà số 27 đường Hayes thị trấn Lexington nổi tiếng của tiểu bang Massachusetts - nơi nổ phát súng khai mào cuộc chiến độc lập của nước Mỹ, một nhóm thám tử FBI đang ngồi trong xe nâng tách cà phê, chăm chú nhìn vào ngôi nhà có 4 phòng ngủ này. Từ 3 giờ sáng, các thám tử đã đến nơi này rồi, và họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Chủ nhân ngôi nhà này là Charles Lieber - nhà khoa học vật liệu nano nổi tiếng thế giới, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard.
Khi thời gian tiếp cận gần đến 6 giờ thì đèn nhà bếp bật sáng. Có lẽ nhà khoa học ăn sáng. Nửa tiếng sau, một người đàn ông da trắng mặc áo gió liền mũ và quần màu xám, tuổi ngoài 60 từ trong nhà đi ra. Đó chính là Charles Lieber. Rất nhanh chóng, 1 chiếc xe pickup loại nhỏ từ garage chạy ra, sau khi từ từ rẽ lên đường Hayes, chiếc xe tăng tốc.
Charles hoàn toàn không chú ý rằng, sau khi ông rời khỏi nhà thì cách cổng nhà ông không xa có một chiếc xe SUV màu tối đang đỗ, sau đó nó cũng lặng lẽ đi theo xe ông.
Các thám tử theo sau giáo sư Charles đến Đại học Harvard, và đến trước lầu giảng đường khoa hóa học sinh vật. Thấy giáo sư bước vào tòa nhà giảng đường, các thám tử mới xuống xe rồi lặng lẽ đến văn phòng giáo sư Charles.
Sau khi lịch sự giơ ra lệnh bắt giữ cho giáo sư xem, họ lấy còng ra còng tay giáo sư. Sau đó, trước con mắt kinh ngạc của mọi người, họ đưa vị giáo sư đáng kính - trưởng khoa hóa học, ra khỏi Đại học Harvard.
Ngày hôm sau, các báo lớn của Mỹ đăng trang nhất tin tức vị giáo sư danh tiếng trong giới học thuật thế giới bị bắt.
Tại sao ông bị bắt? Chính là vì cô gái họ Diệp nói trên.

Thân phận thật của mỹ nữ gián điệp và con cá lớn mắc câu
Tên đầy đủ của cô là Diệp Yến Thanh, tốt nghiệp Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng của Giải phóng quân Trung Quốc. Trường đại học này chính là nơi ĐCSTQ đào tạo gián điệp và sĩ quan cao cấp. Những học sinh được lựa chọn tuyển vào trường, không chỉ được miễn học phí, mà ăn ở đi lại v.v. tất cả đều do nhà cầm quyền chi trả.
Bắt đầu từ ngày đầu tiên nhập học, Diệp Yến Thanh giống các học sinh khác trong trường quân sự, bắt đầu bước vào quân đội. Ngoài việc phải hoàn thành các giáo trình như đại học thông thường ra, còn phải tiếp nhận sự huấn luyện quân sự nghiêm khắc, bao gồm nửa đêm vác nặng việt dã, và huấn luyện các kỹ năng như võ thuật, bắn súng, bơi lội, lặn v.v.
Ngay sau khi tốt nghiệp, Diệp Yến Thanh trở thành nữ quân nhân của ĐCSTQ mang hàm trung úy.
Tháng 8 năm 2017, cô che giấu thân phận thật của mình, dùng thân phận là học sinh, xin visa thăm giao lưu J1 của Đại học Boston. Sau đó cô đến khoa công trình hóa học vật lý và y học sinh vật của Đại học Boston thăm và học tập.

Mục tiêu đến Mỹ của cô rất rõ ràng, đó là lấy cắp thành quả khoa học kỹ thuật mới nhất trong lĩnh vực hóa học sinh vật của Mỹ, đồng thời dùng nữ sắc quyến dũ Charles - nhân tài khoa học kỹ thuật hàng đầu, nhà khoa học vật liệu nano quốc tế, chủ nhiệm khoa hóa học Đại học Harvard - người đã được ĐCSTQ nhắm tới từ lâu.
Một buổi hoàng hôn trung tuần tháng 10 năm 2017, trên con đường nhỏ trong khuôn viên Harvard, những cánh hoa phất phới bay trong gió nhẹ, một giáo sư tóc hoa râm và một cô gái người Hoa trẻ đẹp có khuôn mặt thanh tú dạo bước. Hai người trò chuyện rất vui vẻ. Vị giáo sư già thao thao bất tuyệt nói điều gì đó, cô gái chốc chốc lại kéo tay ông, cười lớn hưởng ứng. Sau đó, 2 người thân mật bước ra khỏi khuôn viên nhà trường, đi đến một nhà hàng món ăn Trung Quốc trên đường Massachusetts. Đến khi trời tối, 2 người mới bước ra khỏi nhà hàng, cùng lên chiếc xe pickup của giáo sư chạy vào màn đêm đen.
Vị giáo sư này chính là Charles Lieber, còn cô gái chính là Diệp Yến Thanh. Chẳng tốn nhiều công sức, Charles trở thành nội tuyến của Diệp Yến Thanh.
Năm 2018, Charles đến thăm Trung Quốc. Chuyến đi này, nào là cảnh non xanh nước biếc, vui vẻ, không chỉ toàn bộ chi phi do Trung Quốc chi trả, mà còn khách sạn, xe đưa đón đi lại, ăn nghỉ dọc đường, đều là loại tốt nhất.
Được ĐCSTQ thịnh tình tiếp đãi, Charles không những trở thành 1 người trong kế hoạch nghìn nhân tài của ĐCSTQ, chấp hành chỉ thị của ĐCSTQ, mà còn xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Đại học Vũ Hán. Ông còn đại diện cho Đại học Vũ Hán đăng luận văn khoa học, tổ chức hội nghị quốc tế và nộp xin bản quyền.

Mỗi tháng, Trung Quốc trả thù lao cho ông là 50.000 đô la và 150.000 đô la tiền sinh hoạt phí, ngoài ra còn trao tiền thưởng cho ông lên đến 1,5 triệu đô la.

Sau này khi bị thẩm vấn, Charles Lieber đã khai chi tiết những điều này. Ông nói rằng: "Mỗi lần tôi đi Trung Quốc, họ đều trao cho tôi một phong bì lớn màu nâu, bên trong là từ 10.000 đến 20.000 đô la tiền mặt. Tôi giấu phong bì này trong vali hành lý. Vài lần như thế, chỉ số tiền mặt này đã lên đến vài trăm nghìn đô la rồi".
Charles còn thừa nhận, ông ấy có một tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc. Trong phiên tòa, ông nói: "Tôi không khai báo số tiền này, tôi làm như vậy là trái pháp luật".
Nhưng có lẽ Charles vẫn không biết rằng, khi ông bị Diệp Yến Thanh mê hoặc mê muội đầu óc, thì Diệp Yến Thanh đang đồng thời lên kế hoạch quyến rũ 2 nhà khoa học danh tiếng khác. Một người là giáo sư nổi tiếng lĩnh vực máy tính và trí tuệ nhân tạo của Viện nghiên cứu Hải quân Monterey California, còn một vị là giáo sư công nghệ máy tính và điện khí của Đại học Texas, phân hiệu San Antonio.

Hai người này cũng là chuyên gia giới học thuật của Mỹ bị ĐCSTQ nhắm tới. Suýt nữa thì họ cũng bị rơi vào cái bẫy đáng sợ kế hoạch nghìn nhân tài. Chỉ là Diệp Yến Thanh chưa kịp thực thi dùng nữ sắc quyến rũ thì visa hết hạn, đã đến thời gian phải về nước rồi.
Diệp Yến Thanh lớn mật cuối cùng rơi vào lưới pháp luật
Cuối tháng 4 năm 2019, Diệp Yến Thanh đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ giai đoạn 1 của ông chủ ĐCSTQ, đó là câu được con cá lớn Charles Lieber. Ngoài ra trong thời gian học tập ở Đại học Boston, cô còn lấy cắp được rất nhiều tài liệu nghiên cứu bí mật. Lúc này visa J-1 của cô cũng hết hạn. Thế là Diệp Yến Thanh vui vẻ kết thúc 1 năm rưỡi cái gọi là 'cuộc sống thăm và học tập', đến phi trường quốc tế Logan ở Boston để trở về Trung Quốc.
Khi cô đi đến cửa ra máy bay, bỗng phát hiện ra 2 nhân viên chấp pháp đeo súng đứng ở đó. Cô bất giác hoảng sợ, nhưng do đã được huấn luyện kỹ, cô rất nhanh chóng trấn tĩnh lại. Hai nhân viên chấp pháp bước tới trước mặt Diệp Yến Thanh, đưa cô vào một căn phòng ở phi trường để thẩm vấn, đồng thời máy tính và điện thoại của cô bị thu giữ để kiểm tra.
Ban đầu Diệp Yến Thanh vẫn còn nói dối, che giấu thân phận thực sự và mục đích đến Mỹ của mình. Nhưng từ máy tính và tài khoản Wechat trên điện thoại của cô, nhân viên chấp pháp đã tìm được rất nhiều chứng cứ về các hành động của cô.

Đối diện với những Email mà thượng cấp gửi cho cô, và những tin nhắn Wechat, cùng với những tài liệu mà cô không được phép sở hữu trong máy tính của cô, những lời nói dối của cô trở nên nực cười và hoang đường.
Theo thông báo của cơ quan chấp pháp Mỹ sau này, Diệp Yến Thanh đã khai quá trình từ khi cô xin học tập ở Đại học Boston đến việc gửi các thông tin đăng nhập vào mạng của trường cho ĐCSTQ, khiến các gián điệp Trung Quốc ở Đại lục dễ dàng đăng nhập vào mạng của Đại học Boston, xem xét kho dữ liệu có liên quan của trường. Đồng thời thượng cấp của Diệp Yến Thanh cũng gửi Wechat, yêu cầu cô nghĩ cách kiếm được các đường link mạng chiến lược nội bộ của hải quân Mỹ, sau đó lấy cắp các tài liệu bí mật quân sự gửi cho ĐCSTQ.

Trước chứng cớ nhiều như núi này, trước những lời chất vấn nghiêm khắc của các nhân viên chấp pháp, Diệp Yến Thanh không thể không thừa nhận những hành động gián điệp phi pháp, và thân phận trung úy quân đội Trung Quốc của mình, cô cũng thừa nhận là đảng viên ĐCSTQ.
Bởi vì hôm đó, cơ quan chấp pháp Mỹ không có dự định bắt cô, cho nên sau khi thẩm vấn và lấy được các tài liệu bí mật mà cô mang theo, họ đã thả cô.
Sau đó vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, tức 2 ngày sau khi bắt giáo sư Đại học Harvard Charles, Diệp Yến Thanh bị Bộ Tư pháp Mỹ chính thức khởi tố. Tội danh liên quan đến lừa dối xin visa, khai báo giả, làm người đại diện cho chính quyền ngoại quốc, và tội móc nối câu kết.
Gián điệp Diệp Yến Thanh bị FBI truy nã.
Khi người dân Mỹ biết Charles và Diệp Yến Thanh câu kết, thì lúc đó Diệp Yến Thanh đã trở về Trung Quốc rồi, do đó mục đích khởi tố Diệp Yến Thanh là để khiến ĐCSTQ e sợ.
Nhưng người Mỹ rõ ràng là đã đánh giá thấp rồi, ĐCSTQ lòng tham vô đáy, to gan lớn mật. Ba năm sau, tháng 1 năm 2023, Diệp Yến Thanh lại lần nữa đến Mỹ, và lập tức bị FBI bắt ở phi trường.

Người Trung Quốc xấu xí và chính quyền trộm cắp
Lúc này Diệp Yến Thanh có thể đã phát hiện ra rằng, nước Mỹ ngày nay đã không giống như nước Mỹ 3 năm trước nữa rồi. Từ năm ngoái, chính phủ Mỹ đã ban lệnh cấm hệ thống liên bang sử dụng TikTok. Các trường đại học công lập ở các tiểu bang như Florida, Texas... sau đó cũng đưa lệnh cấm TikTok, và các ứng dụng khác của ĐCSTQ như Alipay, Wechat, QQ, Tencent... trong mạng lưới các trường đại học Mỹ. Ngoài ra tiểu bang Florida còn đưa ra 2 lệnh cấm: Cấm các nghiên cứu sinh của ĐCSTQ ở các trường đại học công lập của tiểu bang vào các phòng thí nghiệm học thuật; và cấm ĐCSTQ mua nhà mua đất ở tiểu bang.

Bắt đầu từ năm 2023, sự đối đầu kinh tế Trung - Mỹ càng rõ rệt. 3 cỗ xe kinh tế Trung Quốc là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều đã chết máy, kinh tế tiêu điều, suy thoái đã trở thành xu thế tất yếu, số lượng lớn người Trung Quốc đang tăng tốc chạy trốn khỏi Trung Quốc. Còn nước Mỹ, không những kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ việc làm tăng cao, mà sức ảnh hưởng quốc tế càng tăng.
Có một điểm có thể ĐCSTQ cũng thấy rõ, đó là bất kể ai làm tổng thống, bất kể là Biden hay Trump, thì mức độ tấn công của Mỹ đối với ĐCSTQ cũng đều ngày càng mạnh mẽ hơn. Từ khi ông Trump được bầu làm tổng thống, xã hội Mỹ đã dần ngày càng nhận rõ ĐCSTQ. Đó chính là chính quyền trộm cắp.
Một nước lớn mênh mông với nền văn hóa rực rỡ 5000 năm, sau khi rơi vào tay ĐCSTQ, chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi, đã làm tất cả những sự tình lưu manh vô lại như thế này: trộm cắp, copy, phái các gián điệp học thuật, gián điệp thương mại, đặc vụ, gián điệp du học sinh... đến các nước phát triển, ăn cắp đồ của người ta ở khắp mọi nơi, ăn cắp thành quả học thuật và bí mật thương mại của người ta, hành vi và thủ đoạn đê tiện thấp kém, mà các nước đều cho là vô liêm sỉ.

Đây là những việc mà người bình thường đều không làm, nhưng chính quyền một nước lớn lại vui thích làm, chẳng phải là chính quyền trộm cắp đó sao.
Bao năm qua, người dân toàn thế giới đều biết "Made in China" có nghĩa là hàng giá rẻ chất lượng thấp, có nghĩa là hàng giả, hàng nhái. Thế mà ĐCSTQ còn đắc ý khoe khoang khắp nơi, rằng "Made in China" như thế nào, như thế nào.
Ở Trung Quốc, việc bán hàng giả hàng nhái là công khai, đường đường chính chính. Hàng nhái các sản phẩm nổi tiếng được bán đường đường chính chính, khiến hàng xịn hàng thật không bán được. Hàng giả đầy ngập, toàn bộ quốc gia đều làm như thế này, có đáng sợ không?

Có một câu chuyện xảy ra gần đây, có 2 người Trung Quốc đến một cửa hàng cao cấp ở Sydney, Úc để mua đồ. Mua xong, họ gọi xe taxi Uber, tài xế taxi nửa đùa nửa thật hỏi họ: "Vừa rồi các anh vào cửa hàng cao cấp là để chụp ảnh chuẩn bị mang về làm hàng nhái phải không?"
Người dân toàn thế giới đều biết, những người từ Trung Quốc đến hay làm những việc giả mạo hàng nhái như thế này, họ coi thường người Trung Quốc. Người ta gian khổ vất vả mới nghiên cứu ra thành quả khoa học kỹ thuật, công nghệ, thương mại, thì người Trung Quốc lấy cắp về làm hàng nhái, copy, còn tự khoác cho cái tên mỹ miều là "Vượt xe đường vòng", quả là mặt dày không biết liêm sỉ là gì nữa.
Hiện nay các nước trên thế giới đều đã tỉnh ngộ, đang xua đuổi, bao vây ĐCSTQ.
Nhìn lại Trung Quốc xưa, 5000 năm văn hóa rực rỡ, được các nước xa gần tìm đến học tập, mà ngày nay toàn là những việc xấu xa toàn là những lời dối trá, bị xã hội văn minh trên toàn thế giới phỉ nhổ.
Những năm gần đây, ở nước Mỹ nổi lên một đoàn nghệ thuật khiến người Hoa trên toàn thế giới nở mày nở mặt. Thế nhưng ĐCSTQ lại vô cùng lo lắng sợ hãi, vắt óc tìm mọi cách phá hoại.