Nhờ tháp tùng phái đoàn cựu học sinh Phan Thanh Giãn, Đoàn
Thị Điểm Melbourne, do ông Hội Trưởng Bùi
Hửu Trạng làm Trưởng Đoàn, tham dự Đại Hội
Cựu Học Sinh PTG, ĐTĐ Úc châu kỳ thứ 13 tổ chức luan phiên tại Perth, nên tôi
đã có dịp đến thăm thành phố Perth, thủ đô Tiểu bang Tây Úc Western Australia,
WA, thành phố cách Melbourne khoảng
3,000 km, đi máy bay cũng phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, còn đi đường xe hơi,
hay xe lửa thì ôi thôi thăm thẳm đường dài!
Perth được Captain James Stirling khám phá năm 1829, nghiã
là mới rất gần đây thôi, năm nầy đối chiếu với lịch sử Việt Nam là thời kỳ vua
Minh Mạng nhà Nguyễn, nhờ công lao khám phá Perth cho nên tên Stirling được đặt
khắp nơi ở Perth, từ tên đường phố, đến đại lộ, công viên, lâm viên.... Perth
là nơi thổ dân Úc đã cư trú rất lâu đời, khoảng 5.000 năm trước, tức là cùng thời
lập quốc của nước Văn Lang, của những vị vua Hùng Vương của nước Việt Nam,
nhưng hiện nay đến Perth bạn thấy có đủ thứ sắc dân Úc, Á, Âu, vang, đen, trắng...,
nhưng mà bạn lại không thấy bóng dáng người thổ dân nào trên đường phố, hay trên
đường đi.
Cho đến năm 1854, Perth mới có khoảng 4.000 người Tây phương, phần đông là người Anh tới định cư, 50 năm sau đó, 1954, thời gian nước Việt Nam
bị chia cắt bởi Hiệp Định Geneva, lúc một triệu người dân Miền bắc di cư vào Nam,
thì Perth có dân số 395.000 người, cho đến năm 1975 thời điểm lịch sử của Việt
Nam Cộng Hoà thất trận, thì Perth mới có dân số khoảng 750.000 người, nghiã là
vẫn còn ít quá so với hiện nay, dân số Perth vào năm 2013 là 1.800.000, và
trong tương lai rất gần, khoảng 10 năm nữa, dân số Perth sẽ nhanh chóng lên đến
con số 2.500.000 người, dân số một thành
phố lớn, đông dân, mạnh mẽ, giàu có....vì WA có rất nhiều tài nguyên quặng mõ,
đá qúy, kim cương, vàng, bạc, đồng, than đá và nhất là dầu hỏa.
Chúng tôi đã mua vé máy bay đi Perth của hãng máy bay giá rẻ
Tiger, thân máy bay Tiger có vẽ hình con cọp, giá khứ hồi Melb- Perth chỉ nếu có
xách tay không quá 10 kg là $275, nếu có thêm 20 kg hành lý giá $310, hãng máy
bay Jetstar những lúc sale chỉ có $129 một chiều, sáng nay Jetstar loan báo giá
$139/ chiều. Với hãng máy bay Tiger, ở sân bay Perth, chúng ta có thể lên máy
bay bằng đường cầu thang có máy che, đi thẳng vào cửa phi cơ như những hãng máy
bay khác, không có gì trở ngại.
Nhưng ở sân bay Melbourne thì chúng ta phải đi bộ một khoảng
dài, quanh co rồi mới ra tới phi cơ, rồi còn phải vất vả leo lên cầu thang sắt
thẳng đứng, với những hành lý xách tay cồng kềnh thì có phần khá vất vả, nhất
là khi trời mưa, quần áo ướt loi ngoi mà còn phải đứng xếp hàng dài để chờ vào
phi cơ thì càng thêm vất vả! Vào phi cơ rồi cũng còn phần vất vả khác là chỗ để
hành lý xách tay, vì nhiều người muốn tiết kiệm $ 25 tiền gửi hành lý cho nên cố
mang nhiều hành lý xách tay lên máy bay, trong khi khoang hành lý xách tay của
Tiger thì khá nhỏ. Kết qủa là nếu lên máy bay chậm, sẽ không có chỗ để hành lý,
mà để dưới chân cũng không được vì máy bay qúa nhỏ, chỗ ngồi đã quá chật rồi,
không tiện nhét hành lý dưới chân!
Còn một điều bất tiện khác khi đi máy bay Tiger là chuyện
thay đổi giờ giấc chuyến bay, chúng tôi đặt vé chuyến bay sáng lúc 6:30am,
nhưng có lẽ chuyến bay không đủ khách nên hãng dời lại chuyến bay chiều 3:30pm,
kết qủa là hành khách của 2 chuyến bay dồn thành một nên máy bay quá đông,
không còn chỗ trống trên phi cơ, người chật cứng và hành lý cũng dồn nhét chật
cứng!
Nhưng đáng nói là máy bay nổ máy rồi, nhưng lại cứ nằm ì mãi
một chỗ, nhân viên thông báo là máy bay không thể cất cánh vì lỗi kỹ thuật! Phi
hành đoàn xin hành khách vui lòng chờ đợi trong vòng từ 5, tới 10 phút, nhưng rồi
hành khách cứ chờ, và chờ mãi đến hơn 1 tiếng đồng hồ máy bay mới bắt đầu chuyển
động. Đến khi máy bay lăn bánh thì lại được loan bao tiếp là hiện đang kẹt phi
đạo, máy bay phải xếp hàng chờ cất cánh! Lý do là vì nếu máy bay mình không cất
cánh đúng giờ, thì mình phải nhường phi đạo lên xuống cho máy bay khác!
Điều nầy khiến cho việc đi máy bay Tiger không được bảo đảm
giờ giấc, chuyện tới trễ là thường xảy ra với hãng máy bay Tiger! Hãng máy bay
Tiger thì có thể trễ, có thể delay chuyến đi, chuyến đến, chuyến về, nhưng hành
khách của Tiger thì tuyệt đối không được đến trễ, hành khách phải hoàn tất thủ
tục cân đo ký gửi hành lý 45 phút trước giờ bay, hành khách nào đến trễ thì
ráng chịu, có thể mất vé hoặc được cho đi chuyến bay khác, thường thì phải chờ
đến ngày hôm sau, hay vài ngày sau.
Chúng tôi đến Perth lúc 5 giờ chiều của Perth, tức là 8 giờ
tối giờ Melbourne, như vậy thời gian từ lúc tôi lên xe từ nhà ở Springvale để
ra phi trường Melbourne cho đến khi đặt chân lên Perth, tổng cộng là 8 tiếng đồng
hồ, nghiã là bằng với thời gian ngồi máy bay từ Melbourne đến Saì Gòn. Đoàn
chúng tôi gồm có 18 người, nên phải mướn đến 2 chiếc xe van loại xe 12 chỗ ngồi
cho suốt chuyến đi 9 ngày của chúng tôi tại Perth, mỗi chiếc van có một người
phụ trách lái xe, bằng lái xe thường có thể lái loại xe van 12 chỗ, một người
tài xế phụ lo các việc vặt, hai anh Phong và Luân được phân công làm tài xế,
hai anh Trạng và Bạch làm phụ xế.
Quan trọng nhất là việc dò đường, chúng tôi
có máy định vị GPS nên rất thuận tiện trong việc đi đứng, cần nhất là mình phải
biết đích xác tên đường, số nhà, địa hạt, Post code chính xác, rõ ràng, nếu
không thì sẽ thật là vất vả khi tới một nơi hoàn toàn xa lạ với mình, rất hoan
nghênh máy chỉ đường GPS, rất tuyệt vời.
Buổi cơm chiều đầu tiên của chúng tôi tại Perth được bà Hội
Trưởng Hội Cựu Học Sinh PTG, ĐTĐ Perth, Bà Trịnh Thị Xuân Đào, khoản đãi rất ngon lành, đầy đủ, tươm tất, thịt
cá, lẩu, rượu..., buổi tối đầu tiên tại Perth của chúng tôi cũng được Bà Hội
trưởng lo, bà có 1 căn nhà lầu bỏ trống, chúng tôi chia nhau các phòng ốc, cứ
việc ở Chùa, nghiã là không có trả một đồng bạc nào cho bà chủ nhà cả, chúng tôi sẽ còn được ngủ Chùa ở đây
thêm mấy đêm nữa, nghiã là đoàn tiết kiệm được rất nhiều tiền cho khoản nhà trọ,
khách sạn khá đắt ở Perth, cám ơn Bà Hội trưởng Hội cựu Học Sinh PTG, ĐTĐ
Perth.
Ngủ xong một giấc ở Perth, sáng sớm thức dậy, Thái Thanh, ca
sĩ, kiêm trưởng ban ẩm thực, kiêm kế toán, tài chánh chi thu của đoàn đã chuẩn
bị buổi ăn sáng tươm tất, đầy đủ cho tất cả mọi người, cà phê, sữa, phở gói, mì
gói...... Ăn sáng xong, chúng tôi 18 người chia ra 2 xe, lên đường đi về phiá
Nam thành phố Perth trong cuộc hành trình du ngoạn Nam Perth 3ngày 2 đêm.
Điểm dừng đầu tiên của cuộc hành trình Nam Perth là điểm du
lịch rất nổi tiếng có tên là Mandurah, cách thành phố Perth 72km, từ chỗ chúng
tôi ở đến đây mất 1:30 phút chạy xe. Mandurah là thành phố biển Ấn Độ Dương,
phong cảnh, thời tiết khí hậu đều rất tuyệt vời cho tất cả các sinh hoạt thể
thao biển như câu cá, bơi lội, đua thuyền....nơi đây cũng là vùng biển của loài
cá heo Dolphin, cho nên hàng ngày đều có những chuyến du ngoạn dành cho du
khách để ngắm cảnh vật và xem cá heo.
Có chuyến đi tour cruise thường xuyên 1 hour, chúng tôi đi
chuyến cruise trưa gồm luôn phần ăn Lunch fish & Chip thời gian 1:30 phút,
nhưng chúng tôi không có dịp nhìn thấy con Dolphin nào, chúng tôi chỉ có dịp
nhìn ngắm khu nhà nghỉ dưỡng tuyệt đẹp của những nhà triệu phú, không chỉ có những
nhà triệu phú Úc mà còn có cả những nhà triệu phú của những nước khác, chúng
tôi được giới thiệu 2 căn nhà của những triệu phú Singapore, mỗi căn nhà trị
giá vài chục triệu dollars, nhưng họ mua rồi để đó chớ không ở thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng mới đến ở vài
ngày rồi đi.
Với chuyến du ngoạn Nam Perth, chúng tôi mướn 2 căn nhà
Holiday house tại vùng biển có tên là Busselton, mỗi căn nhà có thể ở từ 8 đến
10 người, chủ yếu là nhà có đủ tiện nghi nấu ăn, nếu là nhà cũ thì giá rẻ hơn
nhà mới, nhà cũ có thể mướn mỗi đêm giá khoảng 250 $/night, nếu là nhà mới thì
giá khoảng $350/ night. Mức giá sinh hoạt ở Perth cao hơn các thành phố khác vì
đồng lương ở Perth cao, người giàu ở Perth nhiều, kể cả người Việt, cũng nhiều
người giàu có lắm, nên những nhà mới dù
giá đắt hơn nhưng nhiều người vẫn thích mướn những căn nhà mới.
Nhiều người Việt tị nạn lúc mới qua đây còn là những người
nghèo, đi làm hãng, đi làm farm, hai bàn tay trắng nhưng mà bây giờ nhiều người
Việt Nam cũng đã là những nhà triệu phú, kể cả những người làm farm ngày xưa
thì bây giờ cũng đã thành những chủ farm giàu có! Cho nên chuyện mướn 1 căn nhà
trọ du lịch sang trọng mấy trăm dollars một đêm đối với họ chỉ là chuyện nhỏ, và
chuyện giá cả sinh hoạt, thức ăn, một kg cá ,1kg tôm $50, hay 1kg đậu 25$ đối với họ cũng đều là những chuyện nhỏ, chỉ có với
đồng lương trợ cấp ít ỏi của những người già hưởng tiền pension, mỗi ngày chưa
tới $40 thì họ sẽ phải nghĩ tới đời sống rất tương đối của những vùng đông người
Việt ở Melbourne như: Springvale, Footscray, Richmond, St Albans...
Du lịch vùng Nam Perth chủ yếu là xem động Thạch Nhũ
vùng Margaret River, ở đây có 3 động thạch nhũ, lớn nhỏ khác nhau, vị trí ở rất
gần nhau, nhưng giá tiền vào thạch động thì đều giống nhau, $29 cho người lớn,
$22 cho Pension và nhóm group từ 10 người trở lên, thạch động lớn nhất là Jewel
Cave có tới hơn 250 bậc thang xuống rồi hơn 250 bậc thang lên, cho nên các cụ
già yếu, những người bệnh suyễn, bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết
áp.... thì không nên vào thăm thạch động nầy làm gì.
Vì sợ có những bất trắc rủi ro cho nên nhân viên phụ trách
thạch động cũng có lới khuyên khách tham quan, thực tế nó cũng không có gì khác
với những thạch động mà phần lớn chúng ta cũng đã từng thăm qua ở khắp nơi trên
nước Úc, ở Victoria, ở Nam Úc, cho nên nếu bạn nào đã từng đi thăm thạch động ở
các nơi khác rồi, thì bạn không cần phải đi xem thêm thạch động nầy, còn nếu
như bạn có muốn xem cho biết động thạch nhũ ở Perth thế nào thì bạn chỉ cần đi
xem 1 cái thạch động Jewel Cave nầy là đủ rồi, bạn không cần phải đi xem thêm
những thạch động khác cũng ở gần đó như là: Moondyne Cave , Lake Cave, Mammoth
Cave....
Thành phố biển Busselton, nơi chúng tôi ở trọ 2 đêm, là
thành phố điạ phương cổ nhất của Perth, được khai phá năm 1830, chỉ 1 năm sau
khi Captain Stirling khám phá thành phố Perth, có địa lý cách Perth 228 km về phía Nam, có vùng
biển ấm, đẹp, yên bình, có nhiều khu nhà nghỉ dưỡng của những nhà giàu có. Đây
là vùng biển Ấn Độ Dương, từ đây nếu trực chỉ về hướng Tây chúng ta sẽ tới nước
Nam Phi South Africa, một đất nước rất giàu có của Phi Châu, nhưng lại do người
da trắng làm chủ nhân trong rất nhiều năm, người Phi Châu da đen mới lên làm Tổng
Thống Nam Phi thời gian gần đây, với ông Tổng Thống da đen đầu tiên rất nổi tiếng
là ông Nelson Mandala.
Phần biển gần bờ ở đây rất cạn nên rất bình yên, không mấy
khi có sóng to hay gió lớn, cho nên người
ta đã xây một cây cầu gỗ dài ra biển tới gần 2km cho du khách đi bộ ra biển, đi
câu cá và đi ra “Thủy Cung” có tên gọi chính thức là “Busselton Jetty”, cuối cây cầu gỗ nầy có một hồ kính nhân tạo
sâu tới đáy biển để du khách mua vé vào xem những động thực vật thiên nhiên dưới
biển. Nghiã là chúng ta có thể mua vé Busselton Jetty bao gồm chuyến xe rail khứ
hồi và lệ phí vào thủy động cũng là $29 cho người lớn, Pension card hay nhóm
group từ 10 người là $22. Ở thủy động nầy gồm ba tầng hầm bằng bê tông và kính
dầy, chúng ta có thể xem nhiều loài cá biển thiên nhiên tự do bơi lượn dưới biển,
và chúng ta cũng được xem những cây san hô thiên nhiên mọc ra từ những cây trụ
đá bê tông qua những ô cửa kính, mỗi năm san hô chỉ lớn lên có 1cm, mỗi cây san
hô có chiều cao 10cm là những cây san hô đã mọc được 10 năm!
Ngày thứ năm của chuyến đi Perth, chúng tôi đi về hướng bắc
của Thành Phố Perth, điểm du ngoạn hôm nay là “Rừng cây hoá đá Pinnacles” cách
thành phố Perth khoảng 250km, rừng cây hoá đá nầy nằm giữa một vùng đồi cát
mênh mông, thực tế chúng tôi chỉ thấy những tảng đá lô nhô, hàng hà sa số những
tảng đá lớn nhỏ, hình thù khác biệt nhau, tảng lớn, tảng nhỏ, tảng cao, tảng thấp...
Nếu không được biết lịch sử hình thành những tảng đá nầy là những rừng cây, một kỳ quan hiếm thấy, thì
sẽ không có ai phải vất vả tìm đến để làm gì, nhưng nếu biết đây vốn dĩ là những gốc
cây đã trải qua những thời gian dâu bể lâu dài, không phải hàng triệu năm mà có
thể phải mất nhiều triệu năm mới có thể biến thành những tảng đá lô nhô như vậy,
cho nên nếu có dịp đi Perth, nhất định
chúng ta phải tới thăm cho bằng được thắng cảnh “rừng cây hoá đá Pinnacles” nầy, để chứng nghiệm sự biến đổi kỳ diệu và triệt để của mọi vật trước thời gian.
Xưa nay chúng ta thường nghe câu "thanh hải biến vi tang điền- biến xanh biến thành ruộng dâu", nhưng ở đây, với rừng cây hoá đá Pinnacles nầy thì chúng ta có thể nói câu: " lâm viên biến vi thạch viên - rừng cây biến thành rừng đá". Quả thật là trên đời nầy không có gì tồn tại mãi với thời gian, dù cho đó là sông biển, dù cho đó là núi non, huống chi là những thứ rất phù du như là danh vọng, tiền tài, địa vị, tên tuổi, tiếng tăm....!, nhưng bi kịch của con người là: ai ai cũng khư khư bám víu, tranh giành, tham lam những thứ phù du vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị...!.
Xưa nay chúng ta thường nghe câu "thanh hải biến vi tang điền- biến xanh biến thành ruộng dâu", nhưng ở đây, với rừng cây hoá đá Pinnacles nầy thì chúng ta có thể nói câu: " lâm viên biến vi thạch viên - rừng cây biến thành rừng đá". Quả thật là trên đời nầy không có gì tồn tại mãi với thời gian, dù cho đó là sông biển, dù cho đó là núi non, huống chi là những thứ rất phù du như là danh vọng, tiền tài, địa vị, tên tuổi, tiếng tăm....!, nhưng bi kịch của con người là: ai ai cũng khư khư bám víu, tranh giành, tham lam những thứ phù du vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị...!.
Làm sao để một cái cây hoá thành đá là một câu hỏi có tính
cách khoa học, chuyên môn cho nên rất khó trả lời, ở đây mình chỉ có thể tin
vào lời giải thích của các giới chức phụ trách khuôn viên du lịch, chớ rất khó
lòng kiểm chứng và thật khó tin rằng những khối đá nầy là những gốc cây đã biến
thành đá. Nếu như cây cối cũng có thể biến thành đá, thì liệu câu chuyện “hòn vọng
phu”, câu chuyện người đàn bà ôm con đứng trông chồng lâu năm hoá đá của dân
gian Việt Nam có là sự thật hay không?. Dĩ nhiên đây không phải là sự thật, đây
chỉ là một câu chuyện dân gian truyền kỳ, nhưng lại rất là thú vị, đầy tính chất
tình nghiã, thơ mộng..., câu chuyện rất là có ý nghiã, ôi, thật tuyệt vời những
câu chuyện dân gian Việt Nam!. Chẳng những chúng ta có câu chuyện dân gian Việt
Nam thật tuyệt vời là “hòn vọng phu”, mà gần đây tôi còn đọc được một chuyện ngắn
rất thú vị của một người nào đó tôi không còn nhớ tên, truyện có tựa đề là “hòn
vọng thê”.
Về chuyện cây hoá đá nầy, tôi đã có dịp may nhìn thấy một
thân cây, bên ngoài còn nguyên vẹn không nhầm lẫn vào đâu được, nhưng bên
trong, ruột lõi của cây thì lại đã thực sự hoá đá, nếu thân cây nầy được để lâu
hơn nữa thì toàn thân của nó sẽ hoá đá. Không phải chỉ có thân cây, mà nhiều vật
thể khác cũng có thể hoá đá, thỉnh thoiảng chúng ta vẫn nghe nói đến chuyện các
nhà khảo cổ tìm thấy những trứng khủng long hoá thạch, có niên đại 600.000 năm,
700.000 tuổi....
Theo tài liệu chúng ta có thể tìm thấy trên internet thì: “Gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những rừng cây nguyên sinh, sau tác động của một trận
phun trào của núi lửa, những thân gỗ này đã bị chôn vùi trong nham thạch hàng
triệu năm và dần dần biến
thành đá; gỗ hóa thạch được tìm thấy ở Indo, Australia, Hoa Kỳ, Việt Nam, mỏ gỗ hóa thạch còn có ở những vùng Primorie thuộc Nga,
Ukraina và Armenia. Các nhà thần học Phương Tây cho rằng, nguyên bản là
một khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh hóa, nó biến thành
một loại đá quý, vì thế mà hoá thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường
thọ, và vĩnh cửu. Ngay từ thời các quốc gia cổ
đại như Assyria, Babilon và La Mã cổ đại, gỗ hóa thạch đã được dùng như đá mỹ
nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta làm ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo
và ngọc bội, từ thế kỷ 19, 20 từ gỗ hóa thạch Arizona xuất khẩu đã chế tác
thành những chiếc bàn nhỏ, lọ hoa, giá nến”.
Ba ngày tiếp theo là 3 ngày chánh của chương trình, gồm có
ngày Tiền Đại Hội, Ngày Đại Hội và ngày Hậu Đại Hội, ngày Tiền Đại Hội được tổ
chức ở một nông trại của người Việt Nam, dù số thành viên Ban Tổ Chức không
đông, nhưng nhiệt tình của họ đã giúp cho Buổi họp mặt Tiền Đại Hội rất thành
công, nồng ấm, thân tình....Khoảng 100 người từ những Tiểu Bang khác, xa xôi nhất
là Brisbane, QLD, kế đó là Sydney, NSW, Melbourne, Victoria, Adelaide, Nam Úc, đã
cùng nhau họp mặt đông vui, ăn uống, ca hát, văn nghệ, chuyện trò....Dĩ nhiên
là Đại diện các phái đoàn phải dự những phiên họp chuyên môn để thực hiện ngày
Đại Hội Cựu Học Sinh PTG, ĐTĐ kỳ 13 tại Perth tối 30/ March 2013.
Đại Hội được tổ chức trong 1 cái hall, không lớn nhưng cũng thuận
tiện và đầy đủ tiện nghi, điạ điểm tại Trung Tâm Thành Phố Perth, trên con đường
Stirling st, con đường mang tên người khám phá Thành Phố Perth năm 1829, cái
tên đường của nơi tổ chức đại hội nầy chắc chắn chỉ là một sự tình cờ, chớ
không phải là một sự tìm kiếm hay lựa chọn, nhưng mà dù sao thì nó cũng rất là có
ý nghiã. Phòng Đại Hội có sân khấu đủ rộng để làm lễ chào cờ, thực hiện các
nghi thức khai mạc, đọc diễn văn, và nhất là phần trình diễn văn nghệ với nhiều
tiết mục đặc sắc, mặc dù các diễn viên, nghệ sĩ đều là những thành phần cây nhà
lá vườn, những cựu học sinh nam học sinh Phan Thanh Giãn, nữ học sinh Đoàn Thị
Điểm, Cần Thơ. Phái đoàn nào cũng có người trinh diễn văn nghệ, ca hát, vũ, kịch,
nhưng xem ra thì phái đoàn Sydney có thành phần văn nghệ đông đảo, chuẩn bị công
phu, trình diễn nhiều màn văn nghệ nhất.
Trong buổi đại hội nầy, Ban tổ Chức đã phát hành free đặc
san Đại Hội Cựu Học sinh PTG, ĐTĐ kỳ 13, đây là một đặc san có tính cách truyền
thống của những trường Trung Học thời xưa, việc thực hiện đặc san cuối năm cho trường ngày xưa nhìn lại
thì thấy qủa là một công việc rất khó khăn, vô cùng vất vả, nhưng cũng thật là
thú vị, tuyệt vời, nhiều kỹ niệm của tuổi học trò, có thể nói không có kỹ niệm
học ntrò nào thú vị hơn là công việc làm báo đặc san cho trường, phần tôi cũng
nhờ công việc làm báo đặc san cho trường mà tôi đã quen biết bà xã của tôi cho
đến tận bây giờ.
Công việc thực hiện đặc san lần nầy, mặc dù có được những tiện
nghi vô cùng tân tiến, nhưng cũng có những mặt vô cùng khó khăn, phải có những
người vô cùng tâm huyết, nhiệt tình, gắn bó, đam mê..., mới có thể thực hiện được.
Nói chung thì đây là một đặc san trinh
bày đẹp, công phu, bià màu, khổ giấy A 4, dầy 180 trang, nội dung phong phú,
bài vở dồi dào, chủ biên Bùi Hữu Trạng, Trình bày Lê Thiện Phúc, La Thanh Khải,
Bùi Hữu Trạng, xin hoan nghênh những người thực hiện và những người đóng góp
cho đặc san Đại Hội Kỳ 13 của Hội Cựu Học Sinh PTG, ĐTĐ Cần Thơ.
Hôm sau, ngày 31 March 2013 là ngày Hậu Đại Hội, chương
trinh do ban Tổ Chức lo, chỗ tổ chức là một công viên trên núi có tên là Rose
Garden, nơi có những vười hoa hồng đủ màu sắc tuyệt đẹp, nơi tổ chức những lễ
cưới và tiệc ngoai trời rất hấp dẫn, thức ăn nước uống đều do Ban Tổ chức lo đầy
đủ, nghiã là Ban Tổ Chức Đại Hội kỳ 13 tại Perth, dù không có nhiều thành viên,
Trưởng Ban Tổ Chức là Trịnh Thị Xuân Đào, Phó Nội Vụ Đỗ Nghiêm Huấn, Phó Ngoại
Vụ Lê Văn Hoà, Thủ Quỹ Võ Thị Diệu, Tiếp tân Huỳnh Hà Kim, Đặng Hoàng Tân, Văn
Nghệ Lâm Mỹ Diệu, Ẩm thực Dương Mai phụng, Du lịch Võ Hoàng Nam, đã hoàn thành
vai trò nhiệm vụ của Ban Tổ Chức Đại Hội rất chu đáo, thật xuất sắc, xin hoan
nghênh qúi vị.
Buổi chiều ngày 31/3 một số anh chị em lần đầu đến Perth rủ
nhau đi thăm công viên King Park, Botanic Garden tại Trung Tâm Perth, nằm về
phiá Tây thành phố, trên đỉnh núi Mount Eliza Bluff có rất nhiều loài hoa dại đặc
trưng của Úc đua nhau trổ bong vào mùa Xuân, bây giờ đã là mùa thu nhưng mà
chúng tôi vẫn còn thấy những cây hoa tên gọi bình dân là cây “hoa cà rem” hay
“hoa Ice Cream” vì bông hoa nhìn rất giống như cây ice cream, có nhiều màu sắc
khác nhau, màu vàng, màu nâu, màu đỏ....., tên khoa học của loại hoa cà rem nầy là Menzies Banksia.
Ở điểm look out chánh của King Park, nơi gần như du khách
nào thăm King Park cũng đến là một tượng đài tử sĩ chính của tiểu bang WA, tượng
đài rất trang nhã nhưng cũng rất trang trọng, nó chứng tỏ lòng tri ân sâu sắc của
chính phủ và nhân dân WA đối với những anh hùng liệt sĩ Úc đã hy sinh cho Tổ Quốc
Úc và cho Nhân Loại. Ở đây chúng tôi thấy có những tấm bia ghi tên những trận
chiến Úc đã từng tham gia như: Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ Nhị thế Chiến, Chiến tranh
Việt Nam, vân vân, cũng có những bảng đồng ghi tên những đơn vị tham chiến, những
tử sĩ của WA cũng có những bảng tên tưởng niệm được dựng ỡ từng gốc cây dài dọc
những con đường bao bọc công viên King Park, những con đường bên ngoài công
viên như May drive, Forest Drive, những con đường bên trong công viên như
Lovekin Drive, Park Ave.
Tất cả những thủ phủ của Úc như: Sydney, Melbourne,
Brisbane, Adelaide... , nơi nào cũng có công viên thành phố, nhưng tôi nhận thấy
Công Viên King Park của Thành Phố Perth là tuyệt vời nhất, vì chỉ có công viên
King Park mới có điểm look out thật là tuyệt vời như vậy, ở đây mình có thể
nhìn ngắm nhìn thành phố Perth một cách trọn vẹn, đầy đủ, ngắm cả dòng sông
Swan nổi tiếng của Perth, nhưng tuyệt vời nhất là chỗ đặt những tượng đài và
bia tưởng niệm những anh hùng tử sĩ của đất nước Úc, đặc biệt nữa là nơi đây có
tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Úc.
Điều tuyệt vời nhất là những tử sĩ được tưởng niệm ở công
viên King Park nầy không bị lạnh lẽo, không cô đơn, không bị lãng quên...., như
những tử sĩ ở những nơi tưởng niệm khác, bởi vì nơi đây hàng ngày đều có những
người dân, hay những du khách đến viếng thăm, nhất là vào những ngày cuối tuần
thì dập dìu những đoàn người đến đây cắm trại, ăn uống, vui vẻ, hát ca, chuyện
trò....ngay cả những người không có phương tiện cá nhân cũng có thể đến đây
thăm viếng bằng phương tiện công cộng là xe Bus free khứ hồi từ Trung Tâm Thành
Phố Perth. Thật là tuyệt vời trên cả mức tuyệt vời, hạng nhất thành phố Perth
trên phương diện phục vụ người dân, phục vụ cho cho người dân điạ phương lẫn du
khách, cho cả những anh hùng tử sĩ, những người vị quốc vong thân.
Ngày chót ở Perth, vì giờ bay gần 4 giờ chiều, cho nên trước
khi trả xe ở phi trường Perth, chúng tôi đã có thêm một tiết mục đặc biệt là
thăm viếng một cái farm người Việt đã thành công lớn ở Perth, đó là farm cà
tomato của anh chị Hải. Chúng tôi thực sự rất ngạc nhiên khi xe ngừng trước cổng
trang trại trồng cà của anh chị Hải, Vợ chồng anh Hải đều còn rất trẻ tuổi, vợ
khoảng 30, chồng khoảng 40, nhưng nhà cửa cơ ngơi thật là đồ sộ như một dinh thự
nguy nga với đủ thứ máy móc, dụng cụ, xe cộ và rất nhiều nhân công, phần lớn là
người Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân..., hỏi sao không thấy nhân công người Việt,
anh nói người Việt ở đây bây giờ làm chủ hết rồi, không ai chịu làm công nữa.
Điều đáng ghi nhận là tấm nhiệt tình tiếp đãi đoàn 18 người chúng tôi của vợ chồng
anh chị Hải, với đủ thứ món ăn, thức uống, sau cùng là màn hát karaoke trước
khi chia tay.
Chúng tôi từ giả gia đình anh chị Hải, cũng là từ giả Perth
sau một chuyến đi 9 ngày, trải qua nhiều nơi du ngoạn thắng cảnh Perth: King
Park, động Thạch nhũ Jewel Cave, động Thủy Cung Busselton Jetty, Rừng cây đá
Pinnacles, nhiều tiết mục sinh hoạt, nhiều niềm vui, nhiều lợi ích... Xin cám
ơn tất cả các thành viên trong đoàn, xin cám ơn tất cả những người tôi đã gặp trong
suốt chuyến đi Perth nầy, xin cám ơn bà Trịnh Thị Xuân Đào, Hội Trưởng Hội Cựu
học sinh PTG, ĐTĐ ở Perth, xin cám ơn buổi cơm chiều và những lần đưa đón của
anh chị Phước- Thanh, đạo tin lành Perth, nhờ anh chị mà chúng tôi đã có dịp gặp
được người đồng hương Cái Bè, sau hơn 50 năm không gặp, ông bà Dương Nam Sen, chủ nhà hàng Việt Hoa,
Perth.
Thái Tấn Truyền
No comments:
Post a Comment