Tuesday, 31 August 2021

Cái Rốn để làm gì ?

 

Rốn trên bụng người có tác dụng gì? Vì sao bạn không nên mặc trang phục hở rốn?

Bảo Vy

image.png
Rốn nằm ở phần lõm trung tâm của bụng, là mô rễ sự sống còn sót lại sau khi dây rốn của trẻ sơ sinh rụng đi, nó thuộc một huyệt đạo quan trọng trong hệ thống kinh mạch của y học cổ truyền, gọi là huyệt Thần Khuyết.

Rốn nằm ở phần lõm trung tâm của bụng, là mô rễ sự sống còn sót lại sau khi dây rốn của trẻ sơ sinh rụng đi, nó thuộc một huyệt đạo quan trọng trong hệ thống kinh mạch của y học cổ truyền, gọi là huyệt Thần Khuyết. Đây cũng là huyệt duy nhất hữu hình trong số 361 huyệt đạo trên khắp cơ thể.

Có hai cách hiểu chính về ý nghĩa của cái tên huyệt Thần Khuyết: một là dùng để chỉ nơi có sinh khí; nghĩa còn lại được lý giải rằng đó là cánh cổng để linh hồn đi qua và nhập vào thai nhi. Rốn cũng là kênh mà thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ và duy trì các hoạt động sống bên trong bào thai.

Để không gây tiêu chảy hoặc cảm lạnh, bạn cần chú ý hơn đến độ ấm của rốn trong khi ngủ. Đặc biệt đối với phụ nữ trẻ, nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì mạch máu luôn trong tình trạng xung huyết, mặc quần áo hở rốn dễ bị gió lạnh làm co thắt mạch máu vùng chậu, dẫn đến máu kinh lưu thông kém, lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, mặc áo hở rốn sẽ làm lộ phần eo và bụng, dễ bị nóng lạnh của môi trường bên ngoài kích thích gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến vi khuẩn xâm nhập, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy. Hơn nữa, vùng da rốn mỏng manh, dễ tổn thương hơn, mắt rốn dễ tích tụ bụi bẩn, nếu không cẩn thận còn có thể bị nhiễm trùng.

Xoa bóp rốn

Xoa bóp vùng rốn có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn. Nó có thể được điều chỉnh để hỗ trợ cho những người thường xuyên đại tiện phân lỏng, cũng như giúp cải thiện tình trạng khó thải phân do táo bón. 

Phương pháp xoa bóp rốn: 

Nằm ngửa, co chân, ấn tâm lòng bàn tay phải vào rốn, đặt lòng bàn tay trái lên mu bàn tay phải, xoa bóp nhẹ nhàng 36 lần theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, đổi lòng bàn tay trái và ấn vào rốn, đặt lòng bàn tay phải vào mặt sau của lòng bàn tay trái và nhẹ nhàng xoa bóp 36 lần ngược chiều kim đồng hồ.

Mỗi tối trước khi đi ngủ khi bụng đói, xoa hai bàn tay vào nhau, đặt lòng bàn tay vào phía dưới bên trái và phía trên bên phải của rốn và thực hiện động tác xoay ngược chiều kim đồng hồ, mỗi lần làm từ 20 đến 30 lần cũng có thể phát huy tác dụng.

Thường xuyên xoa rốn có thể cường não, bổ thận tráng dương, giúp tiêu hóa, làm dịu thần kinh, thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường trao đổi chất của gan và thận, làm cho cơ thể hoạt bát và hoạt huyết, điều chỉnh các chức năng của nội tạng, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Thu thập khí vào rốn

Bạn có thể đứng, ngồi hoặc nằm. Toàn bộ cơ thể được thả lỏng. Hai lòng bàn tay úp vào nhau và úp vào rốn. Sử dụng cách thở bằng bụng, bụng từ từ phồng lên khi bạn hít vào bằng mũi. Tưởng tượng rằng các chất có năng lượng cao trong thiên nhiên đang được thu thập vào rốn và tụ lại đây. Khi thở ra, bụng dần dần hóp lại, hãy nghĩ rằng các chất có năng lượng cao đang lan tỏa khắp cơ thể. Hít vào thở ra, lặp lại 24 lần. Tuân thủ luyện tập lâu dài có thể làm ấm dương khí, phục hồi dương trung, tiêu trừ sự ứ trệ do thức ăn, nó cũng có tác dụng đối với chứng thiếu hụt âm dương, suy nhược, khó thở và suy nhược tinh thần.

Theo kết quả khám nghiệm lâm sàng của các bác sĩ, hình dạng của rốn có thể cho biết cơ thẻ bạn có khỏe mạnh hay không:

image.png


  1. Hình hướng lên: Rốn kéo dài lên trên, gần như trở thành hình tam giác với chóp hướng lên trên. Những người có kiểu rốn này nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của dạ dày, túi mật và tuyến tụy.
  2. Hình dáng cụp xuống: cần chú ý đề phòng mắc các bệnh về dạ dày, táo bón, các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa.
  3. Tròn: Nếu rốn phụ nữ tròn trịa nghĩa là cơ thể khỏe mạnh, chức năng buồng trứng tốt.
  4. Hình rắn biển: Là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, nên cẩn thận.
  5. Khuôn trăng đầy đặn: trông săn chắc và đầy đặn, bụng dưới đàn hồi, là dấu hiệu của chức năng buồng trứng tốt đối với phụ nữ.
  6. Rốn nghiêng bên trái: Chức năng tiêu hóa kém, cần đề phòng táo bón hoặc bệnh niêm mạc ruột già.
  7. Rốn nghiêng bên phải: bệnh viêm gan, loét tá tràng và các bệnh khác cần được chú ý.
  8. Rốn lồi: Khi có nhiều nước trong ổ bụng hoặc u nang buồng trứng, rốn sẽ lồi ra ngoài.
  9. Rốn lõm: Khi béo phì hoặc bị viêm nhiễm vùng bụng, chẳng hạn như viêm phúc mạc do lao dính, rốn sẽ bị lõm vào trong.
  10. Rốn nông: Nghĩa là cơ thể suy nhược, bài tiết nội tiết tố trong cơ thể không được bình thường, cơ thể suy nhược, tinh thần không tốt.

Giữ ấm rốn của bạn

Rốn là nơi sợ bị nhiễm lạnh nhất. Rốn khác với các bộ phận khác của bụng, dưới rốn không có mô cơ và mỡ, nhưng có nhiều mạch máu. Là lớp cuối cùng của thành bụng, da mỏng hơn, có độ nhạy cao, khả năng thẩm thấu mạnh và hấp thu nhanh. Vì khả năng bảo vệ kém nên đây là nơi tương đối yếu trong cơ thể con người, dễ bị nhiễm lạnh và cảm gió.

Ngoài ra, nếu cơ thể bị nhiễm lạnh thì có thể dùng nước ấm để chườm huyệt Thần Khuyết, hoặc uống thuốc bổ, hoặc cũng có thể thái mỏng, giã nát các loại thuốc rồi buộc vào, giúp nhanh chóng phục hồi công năng lục phủ ngũ tạng, đả thông kinh mạch. Chữa bệnh thông qua rốn khác hoàn toàn với phương pháp chữa nhức đầu, đau chân của phương Tây.

Khí chất bẩm sinh của cơ thể con người liên quan mật thiết đến huyệt đạo này, người xưa cho rằng "rốn là nền tảng của ngũ tạng" và là "gốc của sinh khí trở về nội tạng". Rốn có một lớp da trũng mỏng và không có mô mỡ dưới da, phần da này nối trực tiếp với màng bụng và phúc mạc, rất dễ bị lạnh và vi khuẩn tấn công, nhưng cũng thuận tiện cho việc sưởi ấm nên huyệt Thần Khuyết luôn là vị trí chính để bảo toàn sức khỏe.

Làm ấm và nuôi dưỡng rốn của bạn có thể tiếp thêm sinh lực cho cơ thể. Huyệt Thần Khuyết tiếp giáp với dạ dày, gan và túi mật, tuyến tụy, ruột và các cơ quan khác. Bằng cách làm ấm huyệt đạo này, bạn cũng có thể điều trị đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày cấp tính và mãn tính, nấc cụt khó chữa, chứng khó tiêu, viêm đại tràng và các bệnh khác; ngoài ra còn có thể làm ấm thận, bồi bổ ngũ tạng. Theo "Trị bệnh phong hàn", hầu hết các bệnh mãn tính của con người thường bị ẩm thấp và lạnh xâm nhập.

Bảo Vy

--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "HoaTuDo".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến hoatudo+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoatudo/CAKtO7RgaA2t5zFD_6y%3DDiQz8pc6T%3DESyQ%2BpZ_GQLjQpZaSoezg%40mail.gmail.com.

No comments:

Post a Comment