Friday 13 September 2024

Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine

Nguồn: Peter Schroeder, "Putin Will Never Give Up in Ukraine," Foreign Affairs, 03/09/2024. Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây không thể thay đổi toan tính của Putin – họ chỉ có thể chờ ông ra đi.

Hai năm rưỡi sau khi Nga xâm lược Ukraine, người Mỹ vẫn giữ nguyên chiến lược chấm dứt chiến tranh: đặt ra cái giá đủ lớn cho Nga để tổng thống nước này, Vladimir Putin, phải quyết định rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng xung đột. Trong một nỗ lực thay đổi phép tính chi phí-lợi ích của Putin, Washington đã cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa việc ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga với giảm thiểu rủi ro leo thang. Dù cách tiếp cận này có vẻ hợp lý, nhưng nó dựa trên một giả định sai lầm: rằng suy nghĩ của Putin có thể thay đổi.

Các bằng chứng đều cho thấy: đối với vấn đề Ukraine, Putin đơn giản là không thể thuyết phục được; ông đã đặt cược tất cả. Đối với ông, việc ngăn chặn Ukraine trở thành một pháo đài mà phương Tây có thể sử dụng để đe dọa Nga là một điều cần thiết về mặt chiến lược. Ông xem việc đạt được kết quả đó là trách nhiệm cá nhân và sẵn sàng trả bất kỳ giá nào để đạt được nó. Cố gắng thuyết phục ông từ bỏ là một việc làm vô ích và sẽ chỉ lãng phí sinh mạng và nguồn lực.

Chỉ có một lựa chọn khả thi để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine theo các điều khoản mà phương Tây và Kyiv có thể chấp nhận: chờ đợi Putin ra đi. Theo cách tiếp cận này, Mỹ sẽ giữ vững lập trường ở Ukraine và duy trì lệnh trừng phạt đối với Nga, trong khi giảm thiểu mức độ giao tranh và nguồn lực chi tiêu cho đến khi Putin qua đời hoặc rời nhiệm sở. Chỉ khi đó, người ta mới có cơ hội cho một nền hòa bình lâu dài ở Ukraine.

PUTIN – KẺ CƠ HỘI?

Khi Putin ra lệnh xâm lược, đó là một cuộc chiến do lựa chọn, bởi không có mối đe dọa an ninh cấp bách nào đối với Nga để đòi hỏi phải xâm lược nước láng giềng trên diện rộng. Và đó rõ ràng là sự lựa chọn của Putin. Cả William Burns, Giám đốc CIA, và Eric Green, Giám đốc phụ trách Nga của Hội đồng An ninh Quốc gia vào thời điểm đó, đều chỉ ra rằng các quan chức Nga khác dường như không biết gì về quyết định của Putin. Ngay cả trong cuộc họp được truyền hình trực tiếp giữa Putin và các quan chức an ninh cấp cao của ông vào đêm trước cuộc xâm lược, vốn chỉ là một cuộc họp được dàn dựng, một số người tham gia dường như vẫn không biết chính xác phải nói gì. Giới tinh hoa Nga sau cùng cũng ủng hộ tổng thống, nhưng trước tháng 2/2022, rất ít người kêu gọi tiến hành một cuộc đối đầu sẽ khiến Nga phải trả giá đắt và phá vỡ quan hệ với phương Tây.

Bởi vì đây là một cuộc chiến do lựa chọn, Putin có quyền dừng nó. Sau khi nhận ra rằng nước cờ này khó hơn dự đoán, ông có thể tìm cách giảm thiểu thiệt hại. Cuộc chiến này không phải là một cuộc chiến sinh tử đối với Nga, ngay cả khi Putin gọi nó là vậy. Việc rút quân Nga khỏi Ukraine sẽ không đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước Nga, thậm chí có thể sẽ không đe dọa đến sự cai trị của chính ông. Putin đã đảm bảo rằng không có người kế nhiệm tiềm năng nào xuất hiện trong tương lai gần. Hai người thách thức ông gần đây nhất – lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny và kẻ nổi loạn Yevgeny Prigozhin – đều đã chết. Điện Kremlin sở hữu hàng thập kỷ kinh nghiệm trong việc định hình các quan điểm trong nước để củng cố quyền lực cho Putin. Ông có thể dễ dàng tuyên bố chiến thắng ở Ukraine và phát động một chiến dịch tuyên truyền đi kèm để biện minh cho sự thay đổi thái độ của mình.

Đúng là Putin có quyền dừng cuộc chiến, nhưng liệu ông có bao giờ sẵn sàng làm vậy không? Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phần lớn đã trả lời câu hỏi đó theo hướng khẳng định, rằng với đủ áp lực, ông sẽ buộc phải rút quân khỏi Ukraine, hoặc chí ít là chịu đàm phán ngừng bắn. Để thay đổi tính toán của Putin, Washington và các đồng minh đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện đối với Nga, cung cấp cho Ukraine thiết bị quân sự và hỗ trợ tình báo, đồng thời cô lập Moscow trên trường quốc tế.

Đằng sau chính sách này là niềm tin rằng Putin về cơ bản là một kẻ cơ hội. Ông sẽ thăm dò, và khi phát hiện ra điểm yếu, ông sẽ tiến lên, nhưng khi phải đối đầu sức mạnh, ông sẽ rút lui. Theo quan điểm này, cuộc tấn công của Putin vào Ukraine xuất phát từ cả tham vọng đế quốc và nhận thức của ông về những điểm yếu ở phương Tây và ở Ukraine. Theo lời Tổng thống Joe Biden, Putin có "lòng tham đất đai và quyền lực" và luôn mong đợi rằng sau khi lực lượng Nga xâm lược Ukraine, "NATO sẽ tan rã và chia rẽ." Nếu chẩn đoán là vậy, thì đơn thuốc sẽ là thể hiện sức mạnh và sự bền bỉ. Đẩy cái giá của cuộc chiến lên đủ cao, và cuối cùng ông ta sẽ kết luận rằng chủ nghĩa cơ hội của mình không có hiệu quả.

CẢM GIÁC BẤT AN

Tuy nhiên, Putin không phải là kẻ cơ hội, chí ít là trong trường hợp Ukraine. Những động thái quốc tế nổi bật nhất của ông không phải là những thủ đoạn cơ hội để giành lợi thế, mà là những nỗ lực phòng ngừa để ngăn chặn những điều ông cho là tổn thất, hoặc trả đũa những điều ông cho là hành động khiêu khích. Chiến dịch quân sự của Nga ở Gruzia năm 2008 vừa là phản ứng trước cuộc tấn công của Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia, vừa là nỗ lực để tránh mất quyền kiểm soát một lãnh thổ mà Nga xem là đòn bẩy có thể ngăn cản Gruzia hội nhập với phương Tây. Khi Putin chiếm Crimea năm 2014, ông lo mình sẽ mất căn cứ hải quân của Nga tại đó. Khi ông can thiệp vào Syria năm 2015, ông lo rằng Bashar al-Assad, một nhà lãnh đạo thân Nga, sẽ bị lật đổ. Và khi ông can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông đang đáp trả những gì ông xem là nỗ lực của Mỹ nhằm làm suy yếu vị thế của ông tại Nga – cụ thể là, lời chỉ trích công khai của Mỹ đối với cuộc bầu cử Nga năm 2011-2012 và việc Hồ sơ Panama vạch trần các giao dịch tài chính bí mật của những người thân cận với Putin vào mùa xuân năm 2016.

Nếu chủ nghĩa cơ hội quả thật đang thúc đẩy Putin ở Ukraine – nếu ván cược này là sản phẩm của lòng tham đế quốc nhằm giúp Nga giành quyền kiểm soát lãnh thổ bất cứ khi nào có cơ hội – thì cách tiếp cận rõ ràng là không theo chủ nghĩa cơ hội của ông đối với Ukraine từ năm 2014 đến năm 2021 cần phải được giải thích. Sau khi Nga chiếm Crimea vào tháng 3 và tháng 4 năm 2014, chính phủ Ukraine đã rơi vào hỗn loạn. Tuy nhiên, thay vì nhanh chóng hành động để chiếm thêm lãnh thổ, Putin đã chọn cách phát động một cuộc nổi loạn cấp thấp ở miền đông Ukraine, vùng đất có thể được sử dụng như một quân bài mặc cả để hạn chế các lựa chọn chính sách đối ngoại của Kyiv. Sang tháng 9/2014, sau khi lực lượng Nga giáng một đòn thảm khốc vào lực lượng Ukraine tại thành phố Ilovaisk, Moscow có thể đã tiến xa hơn dọc theo Biển Azov, tạo ra một hành lang trên bộ từ Crimea đến Nga. Nhưng thay vào đó, Putin đã chọn một giải pháp chính trị, đồng ý với giao thức Minsk.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi rõ ràng là Washington không muốn giúp Kyiv, Putin vẫn kiềm chế không phát động một cuộc tấn công quân sự rộng hơn hoặc thực hiện bất kỳ nỗ lực nào khác để mở rộng ảnh hưởng của Nga ở Ukraine. Những cơ hội bị bỏ lỡ như vậy rõ ràng không phù hợp với quan điểm xem Putin là một kẻ cơ hội bậc thầy.

Thay vì là một cuộc chiến xâm lược cơ hội, cuộc tấn công vào Ukraine nên được hiểu là một cuộc chiến phòng ngừa bất công, được phát động để ngăn chặn những gì Putin xem là mối đe dọa an ninh trong tương lai đối với Nga. Theo quan điểm của Putin, Ukraine đang trở thành một quốc gia chống Nga, một quốc gia nếu không bị ngăn chặn sẽ có thể bị phương Tây sử dụng để phá hoại sự gắn kết trong nước của Nga và trở thành căn cứ cho các lực lượng NATO có thể đe dọa chính nước Nga. Trong chừng mực nào đó, các quan chức Mỹ dường như hiểu được điều này. Như Avril Haines, Giám đốc Tình báo Quốc gia, đã nói, "Ông ấy cho rằng Ukraine đang không thể tránh khỏi việc tiến về phía phương Tây và NATO và xa rời Nga."

Dù cuộc xâm lược không phải là tội ác của một kẻ cơ hội, nhưng đó là một động thái mạo hiểm đáng ngạc nhiên đối với Putin. Thật ra, ông có xu hướng tránh rủi ro trên trường quốc tế, chỉ thực hiện các động thái được tính toán và giảm thiểu cam kết của các nguồn lực của Nga. Việc triển khai vài nghìn lính Nga tới Syria là một đợt triển khai tương đối nhỏ và chủ yếu dựa vào lực lượng không quân. Khi người đồng cấp độc tài của ông là Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro dường như đang bên bờ vực bị lật đổ vào năm 2019, Putin cũng chỉ cử vài trăm quân để giúp ông ta giữ ghế. Ngược lại, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến Nga mất hơn 100.000 binh sĩ và gây ra thiệt hại không thể kể xiết cho nền kinh tế và vị thế quốc tế của nước này.

Việc cuộc chiến này không giống với tính toán rủi ro thông thường của Putin cho thấy ông đã đưa ra một quyết định chiến lược về Ukraine mà ông sẽ không sẵn sàng lùi bước. Quyết định gửi phần lớn quân đội Nga đến Ukraine vào năm 2022, rồi huy động thêm lực lượng khi đợt tấn công ban đầu thất bại, đã chứng tỏ rằng ông xem cuộc chiến này là quá quan trọng để thất bại. Bất chấp cái giá của quyết định xâm lược, Putin có thể nghĩ rằng cái giá của việc không hành động sẽ còn cao hơn – cụ thể là Nga sẽ không thể ngăn chặn sự xuất hiện của một Ukraine liên kết với phương Tây có thể trở thành bàn đạp cho một cuộc "cách mạng màu" chống lại chính nước Nga. Putin nghĩ rằng nếu ông không thành công ngay bây giờ, Nga sẽ phải gánh chịu những cái giá tương tự. Xét đến việc Putin có lẽ đã cân nhắc các kịch bản trước mắt theo cách này, áp lực của phương Tây khó có thể tiến đến gần mức buộc ông phải thay đổi quyết định và chấm dứt chiến tranh theo các điều khoản có thể chấp nhận được đối với Kyiv và Washington.

ĐÂY LÀ CÁCH MỌI CHUYỆN KẾT THÚC

Nếu Putin không muốn dừng cuộc tấn công vào Ukraine, thì cuộc chiến chỉ có thể kết thúc theo một trong hai cách: hoặc vì Nga đã mất khả năng tiếp tục chiến dịch, hoặc vì Putin không còn nắm quyền nữa.

Việc đạt được kết quả đầu tiên, nghĩa là làm suy yếu năng lực của Nga, là không thực tế. Với việc Putin cam kết tham chiến và liên tục đưa thêm nhân lực và vật lực vào cuộc chiến, quân đội Nga khó có thể sụp đổ. Đánh bại Putin trên bộ ở Ukraine sẽ đòi hỏi tăng đáng kể lượng đạn dược, nhưng phải đến năm 2025, Mỹ mới bắt đầu tăng sản lượng đạn pháo cần thiết, và ngay cả mức tăng đó cũng không đủ để đáp ứng các yêu cầu trên chiến trường của Ukraine – chưa nói đến hệ thống phòng không mà Ukraine có thể sử dụng. Ukraine cũng cần tiếp tục đưa quân vào chiến đấu, và dù phương Tây có thể giúp huấn luyện nhóm tân binh này, các nước phương Tây sẽ không muốn gửi quân của riêng mình. Tệ hơn, như quãng thời gian hai năm chiến tranh đã chỉ ra, các cuộc tấn công lớn thường gặp rất nhiều khó khăn khi đối mặt với các biện pháp phòng thủ kỹ lưỡng, đặc biệt là khi máy bay không người lái và các công nghệ giám sát khác đã làm giảm yếu tố bất ngờ cho cả hai bên.

Vì thế, chỉ còn con đường thứ hai để chấm dứt chiến tranh: Putin rời khỏi Điện Kremlin. Việc đẩy nhanh quá trình này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng lại là một ý tưởng không thực tế. Suốt hàng chục năm qua, Washington đã cho thấy mình không có khả năng thao túng chính trị Nga thành công; cố gắng làm như vậy bây giờ sẽ đại diện cho chiến thắng của hy vọng trước kinh nghiệm. Hơn nữa, Dù Putin có thể đã nghĩ rằng Mỹ đang quyết tâm lật đổ ông, nhưng nếu chúng ta thực sự bắt đầu thực hiện các bước để làm vậy, rất có thể ông sẽ nhận ra sự thay đổi và xem đó là một bước leo thang. Để đáp trả, ông có thể tăng cường các nỗ lực của Nga nhằm gieo rắc hỗn loạn trong xã hội Mỹ.

Với những rủi ro đó, cách tiếp cận tốt nhất đối với Washington là chơi đường dài và chờ Putin ra đi. Vẫn có khả năng ông sẽ tự nguyện từ chức hoặc bị lật đổ, nhưng điều chắc chắn là, đến một lúc nào đó, ông sẽ chết. Chỉ khi Putin không còn nắm quyền nữa thì công việc thực sự để giải quyết vĩnh viễn cuộc chiến ở Ukraine mới có thể bắt đầu.

CÂU GIỜ

Cho đến lúc đó, Washington nên tập trung vào việc giúp Ukraine giữ vững phòng tuyến và ngăn chặn những bước tiến quân sự tiếp theo của Nga. Họ nên tiếp tục áp đặt cái giá kinh tế và ngoại giao lên Moscow, nhưng đừng mong đợi chúng có nhiều tác dụng. Mục đích chính của những cái giá này là gửi đúng thông điệp đến các đồng minh của Mỹ và đảm bảo một đòn bẩy đàm phán trước nước Nga hậu Putin, cũng như để tránh vấp phải chỉ trích trong nước. Đồng thời, Washington nên tiết kiệm nguồn lực của mình, chi tiêu chúng một cách hiệu quả nhất có thể, và thuyết phục Kyiv tránh các cuộc tấn công lớn và lãng phí. Ngay cả các chiến dịch thành công của Kyiv cho đến nay – bao gồm cả cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga vào tháng trước – cũng không có nhiều tác động đến tiến trình chung của cuộc xung đột. Đây vẫn là một cuộc chiến tiêu hao mà không có dấu hiệu nào cho thấy Ukraine sẽ có bước đột phá trong thời gian tới.

Khi cuộc tấn công Kursk rơi vào bế tắc, và Kyiv phải chật vật ngăn chặn bước tiến của Nga tại Donetsk, Washington cũng nên ủng hộ một lệnh ngừng bắn để chấm dứt giao tranh. Dù Putin tất nhiên có thể phá vỡ bất kỳ thỏa thuận nào, nhưng lợi ích của lệnh ngừng bắn vẫn lớn hơn rủi ro. Một lệnh ngừng bắn sẽ cho phép Ukraine củng cố khả năng phòng thủ và huấn luyện thêm binh lính, đồng thời phương Tây có thể phòng bị bằng cách tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine. Quan trọng nhất, một lệnh ngừng bắn sẽ ngăn binh lính và thường dân mất mạng trong một cuộc chiến không có hồi kết thực tế cho đến khi Putin ra đi.

Tuy nhiên, khi Putin thực sự rời đi, Washington cần phải sẵn sàng với một kế hoạch – một kế hoạch không chỉ giải quyết cuộc chiến giữa Ukraine và Nga, mà còn tạo ra một khuôn khổ tích cực cho an ninh châu Âu, giúp giảm căng thẳng quân sự, giảm nguy cơ xung đột, và đề xuất một tầm nhìn mà các nhà lãnh đạo Nga mới ở Moscow có thể chấp nhận. Điều đó sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo táo bạo, ngoại giao quyết đoán, và sẵn sàng thỏa hiệp – ở Moscow, Kyiv, Brussels, và Washington.

Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, chiến lược của Mỹ đối với cuộc chiến ở Ukraine đã được đặc trưng bởi suy nghĩ viển vông. Chỉ cần Washington có thể áp đặt cái giá đủ lớn lên Putin, họ có thể thuyết phục ông dừng cuộc chiến ở Ukraine. Chỉ cần có thể gửi đủ vũ khí đến Ukraine, Kyiv có thể đánh bật lực lượng Nga. Sau hai năm rưỡi, rõ ràng là hai kết quả này đều nằm ngoài tầm với. Cách tiếp cận tốt nhất là chơi trò câu giờ – giữ vững phòng tuyến ở Ukraine, giảm thiểu chi phí cho Mỹ, và chuẩn bị cho ngày Putin cuối cùng rời đi. Đây là một cách tiếp cận được thừa nhận là không thỏa đáng và không dễ chấp nhận về mặt chính trị. Nhưng đó là lựa chọn thực tế duy nhất.

Peter Schroeder là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới. Ông là nhà phân tích và thành viên của Đơn vị Phân tích Cấp cao tại Cơ quan Tình báo Trung ương và từ năm 2018 đến năm 2022 giữ chức Phó Giám đốc Tình báo Quốc gia phụ trách Nga và Âu-Á tại Hội đồng Tình báo Quốc gia.

Tuesday 10 September 2024

Tại Sao Tôi Không Bầu Cho Kamala Harris ?

MỞ ĐẦU:

Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,

Không một quốc gia và dân tộc lớn hay nhỏ nào trên thế giới mà không muốn đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh. Tuy nhiên mục tiêu này hoàn toàn tùy thuộc vào cấp lãnh đạo, một cá nhân hay một đảng phái chính trị dưới sự chỉ huy của một Tổng Thống trong Tổng Thống Chế hay một Thủ Tướng trong Đại Nghị Chế như Anh Quốc.

Mục tiêu "Dân Giàu Nước Mạnh" được thực hiện bằng cách nào? Theo người viết đó là sự tăng trưởng kinh tế cao, trường kỳ và sự ổn định giá cả qua thời gian với mức lạm phát bình thường chấp nhận được ở mức 2% hằng năm.

Nói khác đi, nền kinh tế phải luôn luôn đạt được mức toàn dụng nhân công tối đa và lâu dài không có thất nghiệp bắt buộc, nhằm đạt được mức Tổng Sản Lượng Nội Địa Xổi -GDP- tối đa, với các yêu tố sản xuất hiện có như nhân công, tài nguyên kinh tế, máy móc, trình độ kỹ thuật và tài quản trị. Nói cho dễ hiểu hơn, nền kinh tế phải sản xuất ngày càng nhiều tài hóa và dịch vụ tức là làm cho "Đồng Bánh" ngày càng lớn để mỗi người dân được hưởng một miếng bánh lớn và thơm ngon hơn sau mỗi năm, như vậy mức sống của toàn dân ngày càng tăng cao.

Cương Lĩnh Chính Trị và Kinh Tế của Kamal Harris

I. Cương Lĩnh Chính Trị

Barack Hussein Obama là cha đẻ và là đầu não của cương lĩnh chính trị Đảng Dân Chủ Cấp Tiến Thiên Tả "Tân Mác Xít" (Neo-Marxism) tại Hoa Kỳ hiện nay. Joe Biden và Kamala Harris nếu trúng cử cũng chỉ là những tên tổng thống bù nhìn, những cánh tay nối dài tiếp tục thực hiện cương lĩnh chính trị của Barack Obama chủ trương nhằm phá hoại Hoa Kỳ đến tận gốc với chiêu bài "Change-Believe it" của một tội đồ vĩ đại phá hoại đất nước Hoa Kỳ (xin đọc The Great Destroyer – Barack Obama 's War on the Republic, do ông David Limbaugh viết).

Barack Obama bị cha bỏ rơi ngay lúc mới chào đời và được ông bà ngoại nuôi dưỡng. Trong thời gian ở với ông bà ngoại, thời trung tiểu học Obama rất oán hận vì bị cha mẹ bỏ rơi, lạc lõng, mất phương hướng, chán nản và mặc cảm con lai, nên tối ngày nhốt mình trong phòng, đọc sách báo, thơ văn các bài thuyết giảng và tài liệu đấu tranh chống đối nạn phân biệt chủng tộc da trắng thượng đẳng, tư tưởng cách mạng giải phóng người nghèo khổ, nhất là người da đen.

Những tác giả ảnh hưởng quan điểm chính trị thiên tả sặc mùi Mác-xit như Balwin, Ellison, Hughes, Dubois, Wright, Frank Davis và Malcolm X v.v... những cuốn sách đả phá nạn phân biệt chúng tộc như "Black Skin – White Mask" của Gunna Myrdal và "Dark Ghetto" của Kennet Clark đều được Obama thấm nhuần. Những người cộng sản dẫn đạo Barack Obama gồm có Paul Roberson, Marshall Davis là đảng viên đảng Cộng Sản Hoa Kỳ.

Theo chỉ thị ngầm của Barack Obama, Joe Biden và Kamala Harris cứ thế mà thực hiện như những tên tổng thống bù nhìn qua thời gian, chứ chẳng có quan điểm chính trị nào khác của riêng mình, vì kiến thức nông cạn với trình độ học vấn tầm thường, chẳng có gì đặc biệt và xuất sắc trong bất cứ lĩnh vực nào.

Barack Hussein Obama là một chính trị gia rất thông minh, có tài ăn nói hấp dẫn và đầy thuyết phục. Obama rất mưu lược, có tài tổ chức và xách động quần chúng nhất là giới trẻ, một phần nhờ ngoại hình đẹp trai và quyến rũ đối với giới phụ nữ da đen. Ngay lúc mới vào làm chính trị, Obama đã tạo ra được một lực lượng giới trẻ đông đảo ở Chicago làm hậu thuẫn cho ông trong sự nghiệp chính trị lúc ban đầu, để rồi trở thành Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của Illinois và đắc cử Tổng Thống Da Màu đầu tiên trong lịch sử Tổng Thống Hoa Kỳ.

Thưa quý vị đồng hương thân mến,

Cuối cùng Barack Obama cũng chỉ là một con cờ được mua và trả tiền bởi một tập đoàn liên kết giữa xã hội bí mật Illuminati (Ánh Sáng – Con Mắt) và tập đoàn tài phiệt ngân hàng Rothschild ở Anh Quốc nhằm triệt hạ Hoa Kỳ, đầu tàu thể chế kinh tế tư bản Âu Mỹ, để đạt đến giấc mơ một Thế Giới Đại Đồng (The World Equitable) trong một Trật Tự Thế Giới Mới với Một Chính Phủ Thế Giới (The New World Order and One World Goverment) với chiêu bài bánh vẻ "Công Bằng Xã Hội" và không còn chiến tranh giữa các quốc gia. Theo ông Robert Gates, Sr. tác giả cuốn sách "The Conspiracy that will nor die", ở trang 36, "không một cuộc bỏ phiếu nào của chúng ta thực sự tự do, cả hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đều được mua và trả tiền bởi Tập Đoàn Rockefeller, Tập Đoàn Xã Hội Bí Mật Illuminati và nhóm Tài Phiệt Ngân Hàng Thế Giới hoạt động cùng nhau qua hai tổng hành dinh của gia đình Rothschild ở Anh Quốc và gia đình Rockerfeller ở Hoa Kỳ".

Theo ông Robert Gates Sr. thì Rothschild, Rockerfeller và Kissinger còn là thành viên của xã hội bí mật "The Bilderberg/One World Group". Trong một cuộc họp ở thành phố Bilderberg ở Hòa Lan Âu Châu, kết quả Barack Obama được chọn ra tranh cử năm 2008, Hillary Clinton ra tranh cử năm 2016 và Joe Biden cũng được chọn sẵn để tiếp nối Barack Obama, khi Hillary gặp xui thất cử năm vào năm 2016.

Tóm lại, cương lĩnh chính trị và kinh tế của đảng Dân Chủ Cấp Tiến Thiên Tả Tân Mác-xít là do chính tên Tổng Thống da đen Cộng Sản đích danh đẻ ra, các tổng thống bù nhìn Joe Biden và Kamala Harris nếu thắng cử cũng chỉ là những người thừa hành và trung thành, mang danh tổng thống nhưng chẳng có thực quyền gì.

Thưa quý vị đồng hương,

Như vậy cương lĩnh chính trị và kinh tế của chủ thuyết Tân Mác-xít mà Kamala Harris nếu đắc cử tổng thống năm 2024 đã và sẽ tiếp tục những điểm sau đây:

1. Mở toang biên giới phía Nam Hoa Kỳ để cho di dân bất hợp pháp xâm nhập tự do, gồm cả tội phạm đủ loại, mà hiện giờ đã lên tới 15 triệu người. Như vậy là hủy diệt chủ quyền quốc gia, gây ra mất an ninh nội địa.

2. Phá hoại cơ cấu gia đình, nền tảng của một xã hội thăng tiến và ổn định, bằng việc hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và chuyển giới.

3. Đưa học thuyết "Chúng Tộc Phê Phán" (Critical Race Theory) vào học đường và quân đội, gây hận thù và chia rẽ.

4. Gây chia rẽ dân chúng đến cực độ về giới tính, nam nữ bình quyền, qua kế hoạch "Planned Parenthood", giữa Nghiệp Đoàn Giáo Chức và Phụ Huynh Học Sinh về chương trình giáo dục, giữa màu da đen trắng, với Black Lives Matter, Antifa và The Squad.

5. Cho phép phá thai tự do ở bất kỳ thời kỳ nào trái với tín lý Thiên Chúa Giáo, như vậy là chống lại tôn giáo, một trong những nền tảng căn bản mà các nhà lập quốc thiết lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Chúng Con Tin Tưởng vào Thiên Chúa (In God We Trust). Tất cả các điều trên đây đều nhằm mục đích duy nhất là kiếm phiếu bầu trong các cuộc bầu cử tổng thống.

6. Tiêu xài phung phí tiền thuế của dân và in tiền thả giàn để trở thành bầu sữa cho các thành viên NATO ích kỷ, ỷ lại và một số cơ quan chuyên biệt thiếu hiệu năng tham nhũng trong Liên Hiệp Quốc, như cơ quan Y Tế Thế Giới trong vụ coronavirus phát xuất từ Trung Quốc.

7. Chủ trương một bộ máy chính quyền to phình với rất nhiều bộ ngành, các cơ quan chuyên biệt thiếu hiệu năng và có khi thừa thải như Bộ Giáo Dục Liên Bang, vì chương trình giáo dục đều do các tiểu bang đảm trách rồi. Đây chính là cơ hội để các thế lực của nhà nước ngầm xuất hiện, cấu kết với nhau để lạm quyền và tham nhũng, và đây cũng là một âm mưu "Xin-Cho" để kiểm soát và điều hướng dân chúng như ở xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Mua chuộc và thao túng mạng lưới truyền thông đại chúng, gồm sách báo truyền thanh, truyền hình như Washington Post, New York Times, ABC, CBS, NBC, CNN v.v... để bóp méo và xuyên tạc tin tức, thổi phồng thành quả và che lấp tội lỗi phe ta.

9. Gián tiếp gây ra hai cuộc chiến Nga-Ukraine và Do Thái-Hamas vì sự lãnh đạo bất tài và yếu hèn trong lãnh vực ngoại giao, khiến địch thủ Putin và Hamas mới khởi động chiến tranh, và Joe Biden phải nhúng tay vào nhưng lại sử dụng chính sách đu dây, lúc thì tích cực yểm trợ, lúc thì làm áp lực đồng minh Do Thái và Ukraine phải ngưng bắn và thương thảo.

Có nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng việc tham dự miễn cưởng và gián tiếp vào hai cuộc chiến hiện nay, Hoa Kỳ được thủ lợi rất nhiều qua việc sản xuất khí giới mới và tân tiến để xuất cảng, thay thế số vũ khí cũ trong nhà kho. Điều này cũng giúp giải quyết nền kinh tế trì trệ và trên bờ suy thoái với số công nhân bị thất nghiệp cao hiện nay. Đã có khoảng 5 triệu công nhân bỏ khu vực tư sang khu vực công (quốc phòng) để sản xuất khí giới.

II. Cương Lĩnh Kinh Tế

 

Trong một cuộc vận động tranh cử gần đây tại một tiểu bang, Kamala Harris tuyên bố bà chủ trương "một nền kinh tế mở rộng", và một lần khác bà lại chủ trương "một nền kinh tế cơ hội". Thực tình người viết không biết bà nói gì? Đây là một chủ trương mơ hồ chung chung và rỗng tuếch, không xác định được mục tiêu. Điều này dễ hiểu vì Kamala Harris chắc chỉ học một hoặc hai lớp Kinh Tế Nhập Môn và có lẽ chưa học lớp Kinh Tế Vĩ Mô nào tại Đại Học Howard của người da đen tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, một đại học xếp loại dưới trung bình, không có ngành nào nổi tiếng như Đại Học Georgetown hay Đại Học George Washington.

Nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ đã phát triển về mọi lãnh vực trong hàng trăm năm qua, theo tiến trình các mô thức kinh tế ngày càng cao, chỉ bỏ qua mô thức "Kinh Tế Trọng Thương" (Mercantilism) của chế độ thuộc địa như các quốc gia  Châu Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với những đội thương thuyền hùng mạnh đi khai thác tài nguyên thiên nhiên tại các thuộc địa, đưa về mẫu quốc chế biến thành tài hóa tiêu thụ ở nội địa cũng như tái xuất cảng sang các thuộc địa của mình và trở nên rất giầu có.

Nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ phát triển từ mô thức kinh tế phát triển nông nghiệp rồi kỹ nghệ và dịch vụ hiện nay.

Như vậy, Kamala Harris chủ trương một nền "kinh tế mở rộng" mang ý nghĩa gì? Rồi sau đó bà lại tuyên bố chủ trương một nền "kinh tế cơ hội" nghĩa là thế nào? Nền kinh tế tư bản thị trường cạnh tranh tự do, tự nó đã bao hàm những cơ hội tiến thân cho mọi công dân muốn tiến thân. Thực là một quan điểm nông cạn và vô nghĩa của người lãnh đạo tương lai một cường quốc!

Gần đây khi mới được đảng Dân Chủ đề cử ra tranh cử Tổng Thống 2024 sau khi Joe Biden bị áp lực nội bộ phải rút lui, Kamala Harris đưa đưa ra cái gọi là cương lĩnh kinh tế, nhưng thực ra đây chỉ là một chính sách mị dân đơn lẻ để xoa dịu dân chúng đang bất mãn vì lạm phát lâu dài và vẫn còn cao, nền kinh tế trì trệ với mức thất nghiệp báo động trên bờ suy thoái trầm trọng và hai cuộc chiến để giảm áp lực, vì khoảng 5 triệu công nhân, phần lớn bị thất nghiệp bắt buộc từ khu vực tư chuyển sang khu vực công (Bộ Quốc Phòng) để sản xuất khi giới mới và tân tiến để quân viện và xuất cảng sang các thành viên NATO.

Những chính sách kinh tế này không thể được coi là một kế hoạch hay một cương lĩnh kinh tế tổng thể toàn diện. Những chính sách mị dân đơn lẻ nhằm xoa dịu công chúng, đặc biệt là giới trung lưu, dưới trung lưu, là nạn nhân đau khổ của lạm phát cao và lâu dài do chính quyền Biden tạo ra. Những chính sách mị dân đó là:

1. Xử dụng 40 tỷ đô la để xây dựng những căn nhà rẻ tiền bán cho giới nghèo! Nhưng cho dù nhà rẻ cách mấy, thì giới này phải có công ăn việc làm kiếm đủ lợi tức để trả tiền vay ngân hàng gồm vốn và lãi hàng tháng với mức lãi xuất cao như hiện nay, vậy họ có đủ điều kiện này hay không? Vã lại, vay tiền ngân hàng để mua nhà lúc này không phải dễ, phải có bảo đảm là có công ăn việc làm vững chắc. Trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay vừa có lạm phát vừa có trì trệ ở khu vực tư.

2. Tặng 25 ngàn đô la làm tiền đặt cọc (down-payment) cho những người mua nhà lần đầu. Nhưng rồi thời hạn hàng tháng kế tiếp tính sao đây? Chủ nhà lấy tiền đâu ra để trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lời nếu không có công ăn việc làm vững chãi? Cũng rơi vào trường hợp như trên mả thôi.

3. Gia tăng tiền giúp đỡ trẻ em (child credit) lên tới 6 ngàn đô la mỗi em, vậy lấy tiền ở đâu trong khi ngân sách quốc gia thiếu hụt trầm trọng? Chắc phải in tiền thêm, lại gây áp lực lạm phát thêm nữa.

4. Ấn định giá bán thực phẩm sặc mùi cộng sản, rất nguy hiểm và bất khả thi, trái với thể chế kinh tế thị trường cạnh tranh tự do với luật cung cầu, tự nó ấn định giá bán tài hóa và dịch vụ một cách hữu hiệu tối hảo mà không có một cơ quan chính quyền nào có thể làm được. Ngoài ra, sự ấn định giá cả trên thực phẩm còn đưa đến hậu quả là làm giảm số CUNG thực phẩm, gây ra nạn chợ đen và rối loạn. Các nhà cung cấp thực phẩm không ngồi yên vì kinh doanh không có lời khi sản phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm cao hơn giá bán. Hậu quả đương nhiên là họ bị lỗ lã và sẽ cắt giảm số CUNG thực phẩm, gây ra nạn khan hiếm (shortage).

Chính sách ấn định giá cả thực phẩm làm lộ nguyên hình đảng Dân Chủ và liên danh Harris & Walz là nhóm Cấp Tiến Thiên Tả Tân Mác-xít.

Bọn này đang biến nền kinh tế Hoa Kỳ thành kinh tế phá sản và ngày càng nghèo nàn của Venezuala, Nga Sô, và Á Căn Đình.

Thưa quý vị đồng hương,

Kamala Harris còn đề ra một số chính sách kinh tế vá víu và đơn lẻ nữa để xoa dịu dân chúng và kiếm phiếu bầu, người viết không thể đề cập ở đây vì sợ bài viết quá dài.

LỜI CUỐI

Thưa quý vị đồng hương thân mến,

Theo cơ quan thống kê dân số, Hoa Kỳ vào năm 2020 có 325 triệu người và tỷ lệ dân số tăng hàng năm là khoảng 1%. Nói cách khác Hoa Kỳ có 325 triệu miệng ăn năm 2020. Trong 3 năm 8 tháng của nhiệm kỳ Biden & Harris, số lượng miệng ăn tăng đáng kể khoảng 352.35 triệu miệng ăn, gồm 325 triệu dân số năm 2020, 15 triệu di dân bất hợp pháp, 12.35 triệu người là dân số tăng trong 3 năm 8 tháng. Tuy nhiên Tổng Sản Lượng Xổi Quốc Nội – GDP không tăng, có năm lại giảm.

GDP của Hoa Kỳ năm 2021 là 24.35 ngàn tỷ, năm 2022 là 23.75 ngàn tỷ. Người viết chưa tìm được thống kê GDP của năm 2023 và 8 tháng đầu của năm 2024. Tuy nhiên dựa vào các chỉ số kinh tế như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, mức toàn dụng nhân công, tình hình tài chánh với nhiều ngân hàng lớn vỡ nợ như Silicon Valley ở San Jose và Signature ở New York, kỹ nghệ xây nhà mới giảm sút vì giá vật liệu cao và rất nhiều công ty đủ loại bị đóng cửa hoặc giảm công nhân toàn thời gian, vì lãi suất chiết khấu của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cao, tăng từ 0.25 vào cuối năm 2020 lên tới 5.0 hiện nay, khiến các Ngân Hàng Thương Mại Tư Nhân cũng tăng lãi xuất cho vay cao. Hậu quả là các nhà sản xuất không tăng đầu tư hoặc giảm đầu tư, đưa đến mức tăng trưởng kinh tế thấp, tức là GDP thấp, thay đổi 0.5% đến 1.5% so với thời TT Trump ở mức từ 3.5% đến 4.2%.

Từ những chỉ số kinh tế trên, người viết ước đoán GDP giỏi lắm cũng chỉ ở mức 24 tới 25 ngàn tỷ đô la trong năm 2023 và 2024, một phần nhờ kỹ nghệ quốc phòng sản xuất khí giới, như quý vị biết, một viên đạn một khẩu súng cũng được tính vào GDP. Như vậy lợi tức đầu người giảm từ 74.234 đô la 1 năm trong 2021 xuống khoảng 65.000 đô la 1 năm trong 2024, nghĩa là mức sống giảm.

Thưa quý vị đồng hương,

Từ nhiều thập niên qua, chính sách kinh tế của đảng Dân Chủ Cấp Tiến mị dân cứ loay hoay trong vấn đề tái phân chia lợi tức, đánh thuế cao vào giới giàu để chia bớt cho giới nghèo theo chiêu bài mị dân "Công Bằng Xã Hội". Họ không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nói nôm na là họ không chú tâm lo làm sao cho "Đồng Bánh" ngày càng một to thêm để mỗi người dân được hưởng một miếng bánh lớn hơn và thơm ngon hơn sau mỗi năm. Cũng cùng 1 đồng bánh đó chia đi chia lại cho số miệng ăn càng ngày càng đông, tức là dân chúng ngày càng trở nên nghèo, mức sống ngày càng giảm sút.

Trái lại, Đảng Cộng Hòa và Cựu TT Trump trong kế hoạch hay cương lĩnh kinh tế đặc biệt chú trọng đến tăng trưởng kinh tế thực cao, bền vững và ổn định giá cả làm cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại, tức là làm cho nước Mỹ phồn thịnh và phú cường trở lại, do yếu tố duy nhất quyết định, đó là Tăng Trưởng Kinh Tế cao và bền vững, tức là Tổng Sản Lượng Nội Địa GDP ngày càng tăng cao và lâu dài. Khi có tăng trưởng kinh tế cao, lâu dài song song với mức toàn dụng nhân công, sau nhiều năm sẽ thu được thật nhiều tiền thuế, mọi vấn đề kinh tế theo thời gian từ từ sẽ được giải quyết như lạm phát, thất nghiệp, thâm thủng ngân sách và nợ công. Một viên đạn giết chết nhiều con chim!

Nhưng làm sao có viên đạn đó? Thưa quý vị, trong nền kinh tế Hoa Kỳ có hai nguồn đầu tư tạo ra công ăn việc làm và lợi tức. Hai nguồn đầu tư này phát xuất từ hai khu vực: tư nhân và chính quyền. Trong khu vực tư nhân các nhà kinh doanh quyết định đầu tư nhiều hay ít và khi nào? Với kinh doanh sản xuất, vì doanh lợi trong môi trường thuận lợi họ mới chịu đầu tư tạo ra công ăn việc làm. Họ là cỗ máy tạo ra được công ăn việc làm và lợi tức cho dân chúng. Tất nhiên họ cần được giúp đỡ và được ưu đãi tối đa như giảm thuế suất doanh lợi, xóa bỏ những rào cản luật lệ khắt khe như trong kỹ nghệ sản xuất nhiên liệu xăng dầu với vấn đề khí thải CO2 phải ở mức thật thấp.

Cần phải vỗ béo con gà (giới sản xuất) đẻ trứng vàng (công việc) và cho dân chúng cái cần câu (công việc) chứ không cho con cá ăn liền (tiền mặt), TT Trump đã áp dụng chính sách kinh tế ưu đãi giới kinh doanh sản xuất này, ông đã thành công và làm cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại trong nhiệm kỳ đầu. Nguồn đầu tư thứ hai đến từ khu vực công, tức là chính quyền đầu tư vào phát triển và tu bổ hạ tầng cơ sở, tạo ra công ăn việc làm và lợi tức cho dân chúng. Hạ tầng cơ sở gồm đường xá, cầu cống, phi trường, thương cảng. Tất cả những tiện ích này đều giúp giảm sản phí chuyên chở từ nguyên liệu đến thành phẩm, hạ giá thành của sản phẩm. Những tu sữa và phát triển hạ tầng cơ sở cũng giúp sự luân lưu hàng hóa mau chóng, không làm tắt nghẽn nguồn cung làm giá cả gia tăng trên thị trường.

TT Trump cũng có kế hoạch này, dự định trong nhiệm kỳ hai 2020 nhưng ông bị thất cử và nếu 2024 đắc cử, Cựu TT Trump sẽ cho thực hiện chương trình này, một trong những yếu tố làm cho Hoa Kỳ Vĩ Đại Trở Lại.

Thưa quý vị đồng hương thân mến,

Để kết luận, dựa vào các dữ kiện trong cương lĩnh chính trị và kinh tế được trình bày trên đây của Đảng Dân Chủ và bà Kamala Harris theo chủ thuyết Tân Mác-xít, muốn biến đổi nền Cộng Hòa và thể chế Kinh Tế Tư Bản Thị Trường của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thành chế độ xã hội chủ nghĩa, người viết không bầu cho Kamala Harris năm 2024 này làm Tổng Thống Hoa Kỳ.

Sự lựa chọn này đặt trên căn bản nhà lãnh đạo cường quốc Hoa Kỳ phải có TÂM có TẦM. Có TÂM là phải yêu nước thương dân, phải có đạo đức và bản lãnh đứng trên đôi chân của mình để tiến thân trong sự nghiệp chính trị không được dùng tình cảm tha hóa và phóng túng để thủ lợi. Người lãnh đạo một cường quốc phải có TẦM, phải có khả năng lãnh đạo và giải quyết vấn nạn quốc gia. Được Biden giao phó giải quyết nạn di dân bất hợp pháp phía Nam Hoa Kỳ, Kamala Harris, một Phó Tổng Thống trốn chạy trách nhiệm suốt 3 năm, cuối cùng vì áp lực quần chúng đành phải đi quan sát biên giới, nhưng không đến thành phố cửa ngõ xâm nhập ở phía Nam, mà lại đến một thành phố không có cửa ngõ xâm nhập ở phía Bắc cách xa 80 dặm. Đây là một hành động lưu manh nhằm đánh lừa quần chúng.

Đã chẳng có thành tích gì trong hơn ba năm làm Phó Tổng Thống, Kamala Harris lại bao che và đồng lõa với tội phạm khi thiết lập quỹ quyên tiền bảo lãnh ra tù cho nhóm tội phạm (Minnesota Freedom Fund) Black Lives Matter và Antifa đã đốt phá các công sự liên bang, đồn cảnh sát, phá hoại và cướp bóc các cửa hiệu buôn bán tiểu thương. Ứng cử viên Phó Tổng Thống Tim Walz lúc đó là Thống Đốc tiểu bang Minnesota, sau bốn ngày mới điều động lực lượng Vệ Binh Quốc Gia đến giải tán và đã từ chối sự đề nghị giúp đỡ của TT Trump ngay lúc đầu.

Kamala Harris có chỉ số thông minh bình thường. Cha bà là giáo sư tiến sĩ dạy môn Kinh Tế Cộng Sản ở đại học nổi tiếng Stanford California. Thông thường con của một giáo sư giảng dạy tại một đại học nào thường được nhận vào học tại trường đó, nhưng vì điểm thi xin nhập học quá tệ nên Kamala Harris không được chấp nhận, phải vào đại học của người da đen Howard ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, một đại học không có ngành nào nổi tiếng.

Thưa quý vị đồng hương,

Người viết đã sống trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5 năm, với 3 năm tù cải tạo ở Long Thành trong Nam và Thanh Cẩm ngoài Bắc, vượt biên 1 sống 10 chết, được chính phủ Hoa Kỳ đón nhận cưu mang và đã được giáo dục tại Hoa Kỳ 6 năm (1959-1965) trong chương trình Học Bổng Lãnh Đạo (Leadership Program) do cơ quan USAID trao tặng.

Người viết nhận biết mình có trách nhiệm bảo vệ và vun trồng đất nước thân yêu, quê hương thứ hai này qua lá phiếu bầu trung thực và theo lương tâm.

Nay người viết cũng đã ở tuổi 90, trong thời gian còn lại, cũng mong được sống an bình và thanh thản về tinh thần cũng như vật chất dưới chính quyền Donald J. Trump, một nhà lãnh đạo có TÂM và có TẦM của cường quốc số một trên thế giới.

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ còn trường tồn lâu dài, tại sao phải vội vã chọn một Nữ Tổng Thống chỉ vì giới tính và mầu da, nhưng KHÔNG CÓ TÂM và cũng CHẲNG CÓ TẦM trong giai đoạn thế giới đang có những rối loạn và biến động nguy hiểm hiện nay?

Kính chào,

Garden Grove, ngày 1/9/2024

Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam