Monday 28 February 2022

Chiến sự Ukraine

·  Năm 2014, Nga xâm lược Crưm sau đó Mỹ cấm Nga sử dụng đô-la để mua bán dầu mỏ, kết quả kinh tế Nga chịu tổn thất nghiêm trọng. 

Năm 2013 (trước khi xâm lược Crưm) GDP của Nga khoảng 2300 tỷ đô-la Mỹ. Nhưng đến năm 2016, GDP chỉ còn 1285 tỷ đô-la Mỹ, tức là giảm gần một nửa.

Đến thời của Tổng thống Trump, Nga không có bất cứ hành động quân sự gì. Nhưng đến thời của Tổng thống Biden, sau khi thấy Mỹ 'mất thể diện' trong việc rút quân khỏi Afghanistan, cộng với Liên minh châu Âu có thái độ mềm mỏng và Trung Quốc chịu mua dầu của Nga với giá cao, Tổng thống Nga Putin lại đi một nước cờ mạo hiểm.

Ngày 24/2, Nga xâm lược Ukraine. 

Bình thường, nếu dựa vào chênh lệch lực lượng, thì các nhà quân sự tính toán: quân đội Nga chỉ mất 4 tiếng để chiếm được Kiev – thủ đô Ukraine.

Nhưng còn một biến số nữa mà cả Tổng thống Putin và các nhà quân sự chưa ngờ tới, đó là lòng người. 

Nếu ở xã hội chuyên chế, thì khi xảy ra biến loạn, nguyên thủ quốc gia thường xách vali đi trước, nhưng Tổng thống Ukraine thì không. Ông đã cùng sát cánh chiến đấu để bảo vệ thủ đô Kiev. Điều này khiến những người dùng mạng người Hoa phải thốt lên rằng: "Thiên tử tồn vong cùng xã tắc. Thật đúng là tổng thống dân cử".

Trên thực tế, Mỹ từng đề nghị ông Zelensky rút khỏi Ukraine, nước Anh cũng đồng ý che chở cho ông lưu vong, nhưng Zelensky nói: "Tôi cần đạn chứ không cần 'xe sơ tán' (rider)".

Ngày 19/2, trong Hội nghị An ninh ở Munich, ông Zelensky đã chào tạm biệt các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu: "Tuy rằng nói hẹn gặp lại, nhưng đây có thể là lần cuối cùng mọi người nhìn thấy tôi còn sống".

Dù mới 44 tuổi và là một diễn viên hài, nhưng Zelensky thực sự thể hiện khí khái anh hùng trong cuộc chiến, điều này đã truyền cảm hứng rất lớn cho người dân Ukraine.

Khi Zelensky thể hiện khí khái anh hùng như vậy đã nhanh chóng thay đổi thái độ của EU và Hoa Kỳ đối với Ukraine.

Ngày 26/2, tờ Fox News đăng bài viết có nội dung là: Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu đã loại bỏ các ngân hàng 'được lựa chọn' của Nga ra khỏi hệ thống SWIFT. SWIFT được xem là một công cụ vô cùng lợi hại mà lát nữa sẽ phân tích.

Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2014, GDP Nga giảm còn một nửa, vậy thì việc Mỹ và các đồng minh loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, đồng thời quốc gia và 'cá nhân' giúp đỡ Ukraine sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ nước Nga và tương lai chính trị Putin như thế nào, chiến sự Ukraine sẽ đi về đâu?

Là người có am hiểu sâu sắc về tình hình chính trị thế giới – Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 27/2 đã chia sẻ nhận định của mình về các vấn đề trên như sau.

SWIFT – công cụ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và đồng minh

SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, nói một cách đơn giản: các quốc gia muốn chuyển tiền phải thông qua hệ thống SWIFT này.

Một khi bị loại khỏi hệ thống này, quốc gia bị trừng phạt sẽ trở thành một 'hòn đảo tài chính', bị bỏ rơi trong thế giới tài chính. Khi không có tiền để giao dịch với quốc tế sẽ không có trao đổi hàng hóa. Do đó hễ tổ chức nào bị loại khỏi SWIFT, thì giống như đoạn tuyệt với thế giới.

Sau đó vào ngày 27/2, toàn bộ EU đã đóng cửa mọi không phận đối với Nga. Điều đó có nghĩa là Nga không thể bay qua châu Âu.

Về đường hàng hải, chúng ta biết rằng Nga có Hạm đội Biển Đen. Hạm đội này không thể đi về hướng đông vì nơi đó là đất liền, còn muốn từ Biển Đen đi về tây hướng ra Đại Tây Dương thì phải đi qua Thổ Nhĩ Kỳ để tiến vào Địa Trung Hải. Mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đóng cửa đường biển ở Địa Trung Hải, không cho Hạm đội Biển Đen đi qua Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này nghĩa là cả đường không và đường biển của Nga đều bị phong bế.

Việc loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT lần này, Giáo sư Chương đánh giá, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cuối cùng đã cho Nga một gậy trừng phạt nặng nề. Ban đầu cả Đức, Hungary, đảo Síp và một số quốc gia phản đối việc loại Nga ra khỏi SWIFT. 

Thủ tướng Ba Lan rất lo lắng rằng, nếu Nga chiếm Ukraine thì Nga này sẽ lập tức giáp biên giới Ba Lan, điều này làm Ba Lan vô cùng bất an. Vào ngày 26/2, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Jakub Morawiecki đã đến thăm Berlin để gây áp lực lên người Đức, ông nói rằng: "Chúng ta không có thời gian cho sự ích kỷ", yêu cầu chính phủ Đức đồng ý loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT. Sau đó cả Đức, Hungary, đảo Síp... đã đồng ý, từ đó Liên minh châu Âu đạt được đồng thuận loại bỏ ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT.

Hệ thống SWIFT này cung cấp dịch vụ chuyển khoản cho các ngân hàng tại hơn 200 quốc gia trên thế giới, vì vậy sau khi bị loại bỏ, thẻ tín dụng của Nga không thể sử dụng. Trên thực tế, thẻ Mastercard hay VISA là thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng quốc tế lớn nhất ở Hoa Kỳ.

Một phóng viên Mỹ trú tại Nga cho biết, khách sạn ở Moscow đã yêu cầu người ấy trả phòng sớm, bởi vì phía khách sạn không chắc thẻ tín dụng có còn hoạt động sau áp dụng lệnh trừng phạt hay không. Các lệnh trừng phạt có thể khiến thẻ tín dụng của Nga không thể sử dụng được. Vì vậy, SWIFT thực sự là một công cụ vô cùng lợi hại.

Nga và Putin lâm vào khốn cảnh

Giáo sư Chương cũng chia sẻ rằng, khi mình nói 'Nga không dám và không cần xâm lược Ukraine', một số người có thể cười nhạo, nhưng Giáo sư Chương chịu trách nhiệm về những điều đã nói. Không có ai tính toán như thần, ngay cả Gia Cát Lượng cũng thất bại ở trận Nhai Đình trong Bắc phạt lần thứ nhất.

Vào thời điểm đó, sở dĩ Giáo sư Chương nhận định như vậy là vì có hệ thống SWIFT vô cùng lợi hại, và Nga không muốn trả cái giá đó. Đồng thời lúc đó Giáo sư Chương cũng không tính sự mềm mỏng của phương tây đối với Nga vì một số nước vẫn chưa nhất trí loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT.

Giáo sư Chương cho rằng lần này Putin thực sự khốn đốn. Loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, điều này đồng nghĩa với việc hơn 600 tỷ đô-la Mỹ ngoại hối mà Nga vất vả tích cóp ngay lập tức trở thành giấy vụn do bị đóng băng hoàn toàn. 

Putin có thể đã tính đến sự mềm mỏng của phương tây, nhưng không tưởng tượng được rằng một nhóm người Slav ở Ukraine có nguyên thủ là người Do Thái, đã chiến đấu ngoan cường như vậy. Putin không ngờ chính khí khái anh hùng đó đã thay đổi chính sách của phương tây.

Tiếp đó, Giáo sư Chương nhìn nhận, ngành sản xuất của Nga có thể tồn tại được bao lâu là một vấn đề, bởi vì ngay cả nguyên liệu thô cũng không đủ, cho nên Nga sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hóa, giá cả tăng vọt và sinh kế người dân suy bại khốn khổ. Với khó khăn như vậy, dù cho Nga có chiếm Ukraine, cũng không thể khống chế được cục diện.

Trong thời gian tới tỷ giá đồng rúp của Nga nhất định sẽ giảm mạnh. Trước khi xâm lược Crưm vào năm 2014, 1 đô-la bằng 30 rúp (tỷ lệ 1:30), sau khi xâm lược tỷ giá đô-la/rúp bằng 1:80, tức GDP của Nga giảm hơn một nửa. Lần này, Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT (trừng phạt nghiêm khắc hơn nhiều so với lần xử phạt đầu tiên), Giáo sư Chương đoán rằng rằng đồng rúp có thể giảm mạnh xuống tỷ lệ 1:200, GDP của Nga có thể đột ngột giảm mạnh gần gấp 3.

Mọi người thấy rằng, thời gian không đứng về phía Putin. Nước Nga ngay lập tức trở nên nghèo nàn vì không có tiền sử dụng, không có tiền sử dụng thì sản xuất không thể duy trì, sản xuất không thể duy trì thì mọi người có thể gặp khó khăn về lương thực và sinh hoạt.

Giáo sư Chương cho rằng, vốn dĩ Putin xâm lược Ukraine có nhiều 'thiên thời địa lợi' như: cánh tả châu Âu đang hoành hành, việc Biden rút quân ở Afghanistan đã cho thấy sự yếu kém, còn ĐCSTQ bắt tay phía sau hậu trường, các quốc gia không muốn can thiệp... cho nên Putin thấy dễ dàng. Nhưng Putin có thể đã đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, mà đánh giá quá thấp 'nhân hoà' tức kháng cự của người dân Ukraine.

Ngay cả khi Nga chiếm được Ukraine, chỉ cần không giải trừ các lệnh trừng phạt trong hệ thống SWIFT, Nga cũng nuốt không trôi Ukraine. 200 nghìn quân của Nga, trong đó một nửa là trưng dụng, thật khó để quy thuận hơn 40 triệu dân Ukraine.

Hơn nữa, sự phản kháng 'chung một kẻ thù' của người dân Ukraine, thêm vào đó Nga thành 'ốc đảo tài chính'... 

Ban đầu Putin nói sẽ đánh nhanh thắng nhanh, nhưng đến thời điểm hiện tại Kiev vẫn chưa thất thủ. Nhìn vào tình huống như vậy, phe đối lập có thể sử dụng để hạ thấp uy tín của Putin, do đó địa vị của Putin nói không chừng sẽ không thể ổn định.

Quốc gia và Musk tương trợ Ukraine 

Sự kiên cường của Ukraine đã khiến nhiều nước châu Âu quyết định cung cấp cho Ukraine một lượng lớn vũ khí.

Bỉ hỗ trợ Ukraine 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu, còn Đức cho phép Hà Lan gửi 400 khẩu súng chống tăng vác được trên vai RPG đến Ukraine. Nếu có 400 khẩu RPG thì lực lượng thiết giáp Nga sẽ bị tổn thất rất nhiều.

Thủ tướng Anh Johnson cũng đưa ra danh sách, trong đó bao gồm:

·       Lệnh trừng phạt đối với Putin, Ngoại trưởng Nga, 5 ngân hàng Nga, 100 công ty và nhà tài phiệt ở Belarus.

·       Thông qua Ba Lan để cung cấp vũ khí quân sự, cố vấn quân sự, đào tạo 22.000 binh sĩ Ukraine.

·       Thông qua NATO để cung cấp các biện pháp củng cố khu vực phía đông của Ukraine (tiếp giáp Nga).

·       Cung cấp 600 triệu bảng hỗ trợ.

·       Tham gia vào các lực lượng cơ động của NATO.

Do đó, sự ủng hộ của Vương quốc Anh đối với Ukraine cũng rất mạnh mẽ.

Chính phủ Séc vừa thông qua khoản viện trợ vũ khí trị giá khoảng 7,5 triệu euro (khoảng 190 tỷ đồng) cho Ukraine. Cộng hòa Séc và Ukraine gần nhau đến mức vũ khí có thể được chuyển đến Ukraine chỉ trong vòng 2 giờ. Hà Lan tặng 200 tên lửa phòng không và đạn dược cho Ukraine.

Ngoài số tiền và vũ khí các nước viện trợ cho Ukraine, hiện nay mọi người trên thế giới đã quyên góp được số tiền 300 triệu đô-la Mỹ (khoảng 6800 tỷ đồng) cho Ukraine thông qua một quỹ mới lập.

Giáo sư Chương nghĩ rằng các quốc gia cũng nên giống Mỹ: thiết lập Đạo luật Vay Mượn (Đạo luật Lend – Lease) trong Thế chiến hai, chính là Mỹ không tham gia vào cuộc chiến nhưng sẽ hỗ trợ đồng minh. Mỹ thể sản xuất bất kỳ vũ khí nào đồng minh cần và sẽ cho họ mượn sau khi sản xuất xong. Đạo luật này đã biến Mỹ thành một kho vũ khí của các nền dân chủ.

Giáo sư Chương cho rằng, bây giờ EU hay Mỹ giao vũ khí cho Ukraine, giúp nước này huấn luyện binh sĩ, cộng thêm ý chí đấu của người dân Ukraine thì Nga chắc chắn không phải làm gì được, trừ khi sử dụng vũ khí hạt nhân.

Chúng ta thấy rằng, dù Ukraine đang chiến đấu phía trước, nhưng phía sau Ukraine là các nước NATO. NATO biết rằng, nếu Ukraine thất thủ và Putin thành công ở Ukraine, ông ấy có thể sẽ nhắm vào 3 nước vùng Baltic là Estonia, Latvia, Litva; gồm cả các nước ở Trung Á như Georgia, Armenia và Azerbaijan... Điều này tương đương với việc khôi phục hoàn toàn lãnh thổ của Liên Xô cũ, thậm chí gây ra mối đe dọa cho Ba Lan và Phần Lan.

Trong cuộc chiến này, Nga không làm tê liệt hệ thống chỉ huy của Ukraine thì đây được xem là một kỳ tích.

Ngày 26/2, Phó Thủ tướng Ukraine là Mykhailo Fedorov đã tag tên Musk trên Twitter nói rằng: "Trong khi tên lửa của ông hạ cánh thành công từ không gian đến mặt đất, ông muốn chinh phục sao Hoả, thì tên lửa của Nga đang bắn vào dân thường Ukraine. Chúng tôi thỉnh cầu ông cung cấp Starlink cho Ukraine". Starlink là hệ thống cho phép kết nối internet từ bầu trời.

Sau đó Musk trả lời: "Starlink hiện đang hoạt động ở Ukraine và chúng tôi sẽ cung cấp nhiều dịch vụ đầu cuối hơn nữa".

Nga muốn làm tê liệt hệ thống chỉ huy và hệ thống liên lạc của Ukraine, nhưng có Starlink, Nga không thể làm tê liệt nó. Bởi vì đây là tín hiệu vi ba, và có hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn vệ tinh trên bầu trời. Nếu bắn hạ một vệ tinh, các vệ tinh khác vẫn còn, cho nên miễn là có một thiết bị đầu cuối trên mặt đất, thông tin sẽ luôn thông suốt, hệ thống chỉ huy sẽ không bị tê liệt hoặc gián đoạn.

Chỉ cần hệ thống chỉ huy không bị tê liệt, quân đội Ukraine có thể kháng cự một cách có tổ chức, đây là điều rất đáng sợ đối với Nga. Còn nếu Nga bại trận và Ukraine chiếm lại được Crưm thì Nga sẽ suy sụp mà không thể trỗi dậy lại nữa.

Mạn Vũ

 

No comments:

Post a Comment