Sunday, 24 September 2023

Lương Y như Từ Mẫu

 

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, nhân dân Miền Nam Việt Nam lâm vào một tâm trạng hoang mang tột độ, mịt mù trước tương lai, lo âu cho cuộc sống hằng ngày. Tại Bệnh viện Vĩnh Long, mặc dầu tôi đã không còn trách nhiệm gì nữa mà anh chị em nhân viên cứ bám lấy tôi để dò hỏi, làm như tôi có phép mầu nhiệm gì để giải tỏa được những thắc mắc đang quay cuồng trong trí óc mọi người.


Những người thay thế tôi cố sửa đổi bộ mặt của bệnh viện bằng cách cho sơn vẻ khắp nơi những khẩu hiệu cách mạng mới, mà đắc ý nhất là câu "Lương Y như Từ Mẫu", không biết lượm được ở đâu, mà cứ nhan nhản khắp nơi, từ ngoài cổng, cầu thang, hành lang cho đến phòng thay áo, nhà tắm...như cố nhét vào đầu óc mọi người để tranh thủ cái độc quyền đạo đức nhân từ mà chỉ riêng người thầy thuốc cách mạng mới xứng đáng với hai chữ lương y.

Một hôm, tôi bước vào phòng trực y tá để thăm hỏi, thì thấy anh chị em đang quây quần tán gẫu, lẽ tất nhiên cũng không ngoài đề tài số một là gạo cơm lương bổng sẽ ra sao. Bên cạnh là bàn thờ tổ quốc, một thứ trang trí mới trong tất cả các phòng, bất luận là chuyên môn hay hành chánh, bên trên vẫn là cái câu nhân từ bất hủ đó. Một nữ hộ sinh chỉ vào khẩu hiệu, ngao ngán bảo với tôi: " Ông Thầy biết không, chúng em bị một phen mừng hụt vì nó đấy ", rồi lấm lét nhìn ra cửa, nói tiếp: "Chiều nay khi mấy chú cán bộ vào kẻ khẩu hiệu, khi ngang tới chữ "Lương y như..." chúng em mừng quá reo lên vì cứ tưởng là lương y như tháng trước, không ngờ nó lại là như...từ mẫu!".

Thế rồi vì không hiểu duyên nợ nghề nghiệp gắn liền hay đạo đức cách mạng chu đáo lo cho chúng tôi mà các bậc từ mẫu đó, tuy khoác áo lương y nhưng lại cư xử theo tư cách một... cai ngục, đã đeo đẳng mãi chúng tôi trên suốt đoạn đường dài "cải tạo".

Sau những năm dài da diết trong rừng sâu Sơn La, trên biên giới Hoa Việt, cuối cùng, vì có chiến tranh với Trung quốc, chúng tôi được áp tải về một trại giam gần Hà Nội, một trại giam "kiểu mẫu", một thứ "cây kiểng" để chế độ trình diễn chính sách khoan hồng nhân đạo với thế giới bên ngoài. Trong cái tủ kính bày hàng đó, lẽ tất nhiên săn sóc sức khỏe cho tù là "ưu tư hàng đầu" của Ban Giám thị và vị lương y phải được đóng vai kép chính.

Trại Nam Hà, cách Chùa Hương không xa, được thời cuộc nâng lên hàng danh lam thắng cảnh để cho quan khách ngoại quốc lui tới viếng thăm, từ Hội Ân Xá Quốc Tế, báo chí Tây phương, các nghiệp đoàn cộng sản Pháp cho tới cả "đồng chí" Chandra Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Thế giới v.v... Từ trại nhìn ra, cảnh đẹp như tranh, xa xa những núi đá vôi nho nhỏ, đủ hình đủ dạng, nổi lên trên một mặt nước phẳng lì thơ mộng trông như Vịnh Hạ Long. Cái mặt nước phẳng lì hiền hòa đó, không ai ngờ là một thứ hàng rào thiên nhiên vô cùng độc hại, là những đầm sình lầy cát lở đã nuốt sống biết bao là tù nhân trốn trại.

Bệnh xá nằm dưới chân đồi, trước sân có hòn non bộ với Lã Vọng ngồi câu, bên dưới là bể cá vàng lừ đừ lội nhìn chúng tôi bằng cặp mắt thờ ơ chán ngán, trên mái hiên treo đầy lồng chim đủ màu đủ loại, suốt ngày hót líu lo như để mỉa mai tâm trạng héo hắt tơi bời của chúng tôi.

Tất cả cái thú xa xỉ trưởng giả đó đã được đánh đổi bằng xương thịt của chúng tôi qua sự cắt xén tiền thực phẩm vốn đã vô cùng đói rách. Cá thia vàng, chim hoàng yến, chim họa mi tung tăng bay nhảy, đã được mấy ngàn cặp mắt tù sâu hoắc và phờ phạt vì thiếu ăn, thèm thuồng nhìn qua giá trị của mấy chục gờ ram prôtêin mà vô cùng tiếc rẻ, vì nó đang nằm trong tầm tay mà lại ngoài tầm... bao tử. Cây kiểng trước sân được chăm sóc tỉ mỉ mà mỗi lần gọt tỉa là một dịp cho chúng tôi lượm lá rụng nấu thành một bữa rau để dành giựt nhau, tuy vừa dai vừa đắng nhưng màu đỏ của nước lá dền cũng cho chúng tôi ảo tưởng bổ dưỡng của chất sinh tố B12. Cái quang cảnh thần tiên của bệnh xá đó đã được lên hình trên báo Liên Xô và được tô điểm đến độ mỗi lần thuyết trình cho phái đoàn ngoại quốc, viên giám đốc trại cũng không bao giờ quên luyện giọng một cách thành thực: "Tôi chỉ mơ ước được sống như những trại viên (ý nói từ chúng tôi)". Tiếc thay!!!

Đến đây tôi mới hiểu tại sao anh em tù Nam Hà gọi cán bộ bằng "Chèo" (phường chèo), trắng trợn đến độ ban giám thị phải gọi lên chỉnh: "Cán bộ thì có nam có nữ, cớ sao các anh lại gọi bằng "chèo đực, chèo cái", nghe chẳng "văn hóa" tý nào".

Trại có một mật độ chuyên viên y khoa cao nhất thế giới, trong số hai ngàn người (tù) thì có đến hai mươi bác sĩ (cũng tù). Tất cả đều phải lao động khổ sai như nhau, đập đá, đốn củi, ngâm mình dưới nước để kéo cày thay trâu..., trong khi trên bờ đê, cán bộ cầm cái roi dài quất qua quất lại khiến cho tù ở dưới ruộng không hiểu là mình đang còn ở kiếp người hay đã đầu thay qua kiếp khác làm trâu bò.

Phần điều trị được nhường lại cho những người ngoài ngành y tế được lựa chọn theo tiêu chuẩn hạnh kiểm và mức độ hợp tác. Tuy nhiên, bất đắc dĩ bệnh xá phải giữ lại một vài bác sĩ tù để vừa giúp đỡ trong việc chuyên môn, để đọc các tên thuốc bằng ngoại ngữ, vừa để làm kiểng cho phái đoàn ngoại quốc xem, vừa để dạy cho các bác sĩ (không phải y khoa) cách mang ống nghe, cách bắt mạch v.v...

Người được chọn ở lại bệnh xá là một đồng nghiệp đàn anh, từng tốt nghiệp đại học Paris khi tôi chưa vào trường y khoa, từng giữ nhiều chức vụ điều khiển trong ngành y tế miền Nam, nay đã lớn tuổi được anh em rất nể nang nên tôn làm "đại ca". Đại ca còn có thêm biệt hiệu nữa là "Vua cháo heo" vì thỉnh thoảng được anh em nuôi heo cho cán bộ, thương tình làm ngơ để cho múc một lon cháo heo (dĩ nhiên là béo bổ hơn cơm tù ) rồi vụt chạy cho cán bộ khỏi thấy. Thế là tối hôm đó được một đêm huy hoàng. Sau khi chiếc khóa sắt nặng nề rột rạt khóa kín cửa chuồng lại, chúng tôi bao quanh đại ca, bên cạnh lon cháo heo bốc khói thơm phức, vừa xem đại ca lim dim đôi mắt thưởng thức từng hạt bo bo cháy khét mà tưởng chừng như ăn trứng caviar, vừa để đại ca kể lại cho đàn em nghe những ngày vàng son còn du học trên đất Pháp, những đêm liên hoan trên đường phố Montmartre Paris...

Chỉ huy bệnh xá là một bác sĩ ngành công an, luôn luôn nhìn chúng tôi bằng cặp mắt nghi ngờ đầy mặc cảm, có lẽ đã đọc được trong phiếu lý lịch của chúng tôi một tội danh lạ đời: "Can tội: bác sĩ". Một hôm tịch thu được hộp dụng cụ tiểu phẫu trong đó có cây kềm Michel giống cái kéo, dùng để gỡ các móc da, bác sĩ loay hoay mãi không biết làm sao, cuối cùng chê: "Kéo với kiết, thế này thì làm sao cắt được, dốt thế!". Mắt bác sĩ đã quen nhìn những lọ Pénicilline Trung quốc làm bằng một thứ chai đục ngầu, bọt lỗ đỗ, nút lọ được khằn kín bằng sáp như thuốc "cao đơn hoàn tán", nên khi gặp một lọ Pénicilline bào chế ở miền Nam, rất kinh ngạc vì kỹ thuật sai biệt, và khi thấy trên lọ mấy chữ: "Laboratoires Ténamyd Thủ Đức", bèn mừng rỡ khoe với chúng tôi: "Thuốc của Đức đấy, xã hội chủ nghĩa anh em ta đấy".

Dưới trướng của vị luơng y này là một ban chuyên môn (không phải y khoa) gồm đủ thành phần. Một anh có hoa tay đục đẽo, chạm trỗ, biến các lon sữa Guigoz thành những hộp thuốc lá, cái lược, cái vòng, tinh vi như những nữ trang thứ thiệt để lương y đem về tặng thân nhân hoặc... đổi chác. Một anh ngành quân cụ lo bảo trì chiếc xe đạp "hữu nghị" mà người cỡi cũng hãnh diện như lái chiếc xe Mercedes vậy. Một họa sĩ có biệt tài biến hóa những gương mặt trong gia đình lương y từ một tấm ảnh nhăn nheo vàng khè thành những chân dung sạch sẽ khôi ngô, và lương y cũng không dấu được sự hài lòng khi thấy khoác lên ông cụ thân sinh chiếc khăn nhiễu, cái áo gấm, trông rất "quan ", còn phu nhân và ái nữ cũng được mặc chiếc áo dài mà ngoài đời họ chưa bao giờ sờ tới. Riêng bản thân lương y, khi đề nghị mặc bộ âu phục cho oai thì lưỡng lự hồi lâu rồi buồn rầu trả lời: "Chớ, không nên, nhỡ trên biết được thì khốn", nên đành chấp nhận bộ đồng phục công an vậy.

Về phần điều trị, có lẽ Đảng đã sáng suốt thấy rõ sự lúng túng của lương y, nên chỉ thị cho quốc doanh cung cấp dược phẩm dưới hình thức "viên" hết sức đơn giản, hễ đau ở bộ phận nào thì đã có những viên tương ứng: viên gan, viên dạ dày, viên phổi, viên tim, viên xương, viên khớp v.v... Ban đêm nếu có tiếng kêu cứu từ các phòng vọng ra, thê thảm xé nát sự im lặng nặng nề của trại tù về đêm, rồi cứ lặp đi lặp lại mãi như dội qua vách núi, cho đến khi lương y khệnh khạng đến, cho ống nghe qua một khe nhỏ để khám bệnh nhân ở trong phòng rồi hoặc phát cho vài "viên", hoặc bắt bệnh nhân dán mông đít vào song cửa sắt chích cho một mũi thuốc để chờ tới sáng. Cũng trong hoàn cảnh đó, một Thượng Nghị Sĩ nổi tiếng ở Sài gòn, bị trúng độc vì ăn sắn sống, trộm được lúc ban chiều khi đi lao động, đã phải chờ mãi cho tới sáng hôm sau, khi được đưa ra khỏi phòng thì đã quá trễ.

Một buổi chiều nọ, khi đi lao động về, anh em ngạc nhiên chứng kiến một hiện tượng lạ thường: trại được sơn phết lại trắng xóa, trên vách tường lại vẽ thêm những bông hoa màu mè sặc sỡ, có lẽ vì cây cảnh thật đã bị tù bứt lá bẻ hoa không đủ đem lại vẻ vui tươi cho nhà tù. Giữa sân lại có cảnh nhóm chợ trời, cán bộ bày bán thịt tươi, rau sống cho anh em tù nào còn dấu đút được chút tiền còm tung ra mua ăn bồi dưỡng. Những người giàu tưởng tượng cho truyền ngay một câu sấm, không biết có phải của Trạng Trình không:

"Bao giờ tường đá nở hoa,
Nhà tù nhóm chợ thì ta...ra về"

Về đâu chẳng thấy nhưng truớc mắt là phải ráo riết chuẩn bị doanh trại để đón tiếp một phái đoàn ngoại quốc quan trọng, một công tác làm đảo lộn hẳn nếp sống hằng ngày, để được đền bù bằng một chút an ủi mơ hồ là còn được người đời biết tới.

Ngay tối hôm đó, một số nhạc cụ kể cả cây dương cầm nặng nề được hì hục chở về từ Hà Nội để cho ban nhạc tha hồ tập dượt mãi tới khuya . Tiếng nhạc vang lên từ một góc núi làm khuây khỏa trong chốc lát những u uẩn của tù nhân. Thỉnh thoảng một vài bản "nhạc vàng" được chơi lén, tiếng réo rắc của "Diễm Xưa", "Nắng chiều" gợi lên một nỗi nhớ nhà vô biên, mà lỡ cán bộ có hỏi tới thì anh em đã sẵn câu trả lời: "Nhạc Cuba đấy", thế là yên.

Căn phòng chật chội hôi hám trong đó hằng mấy trăm mạng người chen lấn giành giựt từng ly, từng phân trên cái tiêu chuẩn hai bàn tay cho mỗi người, nay được thu dọn thành ba mươi chỗ nằm rộng rãi tươm tất, với chiếu hoa mới toanh, chăn len thơm phức, sắp xếp thẳng tắp như trong một quân trường.

Từ mờ sáng, ngoài thành phần ở lại để trình diễn, còn tất cả phải lũ lượt kéo nhau thành từng đàn qua các đường mòn khúc khuỷu để vào trốn sâu trong núi. Các anh em bệnh nặng thì được cõng, gánh hoặc khấp khểnh lết đi thật xa để khuất khỏi tầm mắt trong sáng của người ngoại quốc cái hình ảnh vẩn đục thê thảm đó.

Bệnh xá này nhường lại cho những con bệnh mới, không có bệnh nhưng có một thể xác chưa tàn tạ nhờ có thăm nuôi, lúng túng học thuộc lòng những căn bệnh thời đại do "tàn dư Mỹ Ngụy để lại": sơ gan vì rượu chè, lên máu vì nhậu nhẹt, nghẽn mạch máu vì xì ke, ma túy... Gọn gàng sạch sẽ trong những bộ đồ ngủ mới toanh, trên mỗi đầu giường có chưng thêm một hộp sữa cũng "kiểng" như bệnh nhân, nghĩa là sẽ được thu hồi ngay sau khi phái đoàn ra về.

Ban thể thao, bóng chuyền, bóng bàn, trong đồng phục gọn ghẽ vui mắt, ra sức tranh thủ để được bồi dưỡng thêm mấy củ khoai. Từ sáng sớm ban nhạc đã inh ỏi trổi lên những bản nhạc hùng khối cộng sản, gây không khí vui nhộn làm cho quan khách có cảm giác là đi chơi chợ phiên hơn là đi thăm nhà tù.

Không hiểu là một phần thưởng hay là một cực hình tủi nhục cho những ai được chọn để ngồi ăn một bữa cơm "xoàng" mà trong suốt cuộc hành trình cải tạo họ chưa bao giờ được nếm. Thực đơn, được dán ở cửa, gồm có cơm trắng (một hiếm hoi trên đất Bắc) và thịt lợn, rau muống (một điều lạ trong nhà tù). Bữa cỗ được diễn tiến theo một lịch trình khắt khe: ngồi vào bàn khi phái đoàn rời Hà Nội (8 giờ sáng), cầm đũa khi họ đến cổng trại (10 giờ sáng) để cho bao tử cồn cào tiết chất chua, nước mắt nước mũi chảy dài vì ngỡ ngàng trước mấy món ăn thơm phức béo bổ, cứ thế mà chịu đựng cái cực hình sinh lý đó suốt mấy tiếng đồng hồ, hai tay thì cứ tuyệt vọng vùng vẫy trong một thứ còng vô hình cho đến khi bóng dáng của phái đoàn cứu tinh xuất hiện ở ngưỡng cửa mới được lệnh cho thức ăn vào miệng (1 hoặc 2 giờ trưa).

Phần trình diễn của bệnh xá được mở màn khi phái đoàn đặt chân vào trại. Bác sĩ trưởng, trong bộ áo bờ lu lụng thụng, chiếc nón vải che khuất chân mày, trịnh trọng đặt ống nghe vào bệnh nhân ngồi trước mặt, rồi cứ giữ tư thế đó như một pho tượng sáp cho tới khi phái đoàn đi qua. Lẽ cố nhiên "đại ca" của chúng tôi cũng có mặt tại bệnh xá với một chỉ thị nghiêm khắc: không được nói tiếng ngoại ngữ và cố tránh mặt phái đoàn chừng nào hay chừng đó. Một nhà báo Pháp hỏi đại ca: "Anh biết tiếng Pháp không?". Vì đã được dặn trước, đại ca phải chờ cho thông dịch viên Bộ Nội vụ dịch xong để chứng tỏ rằng mình không hiểu được câu hỏi, rồi mới trả lời "Không". Nhà báo hỏi tiếp: "Anh tốt nghiệp ở đâu?". Câu hỏi bất ngờ này không được ban giám thị cho học tập trước, nhưng cũng vẫn chờ được dịch xong như thường lệ, đại ca mới trả lời: "Y khoa Đại học Paris". Nhà báo bàng hoàng, ngạc nhiên như khám phá được một điều gì bí ẩn, một cái gì bất thường, tò mò hỏi tiếp thì được biết vợ anh là người Pháp, hiện sinh sống ở Paris, nên mừng rỡ chụp cho một tấm hình rồi ân cần thêm: "Tuần sau vợ con anh sẽ nhận được", lòng hân hoan phấn khởi vì vừa làm được một nghĩa cử trọng đại.

Chưa kịp mừng thì tai họa đến ngay. Sau khi phái đoàn ra về, thì ông bạn già của chúng ta, nạn nhân của lòng vị tha nhân đạo kiểu Tây phương, bị bác sĩ trưởng bệnh xá và ban giám thị gọi lên mắng nhiếc thậm tệ, bắt kiểm điểm lên kiểm điểm xuống, để rồi, bắt đầu từ hôm sau, hằng ngày phải ra lao động, đập đá, kéo cày, ngâm mình dưới ruộng như hàng ngàn, hàng vạn anh em tù khác. Ngày tôi về, đại ca còn ở lại, tiễn đưa tôi bằng cặp mắt đã hết nước mắt và hẹn tôi ở... kiếp sau!

Dư âm nặng nề của cuộc viếng thăm và 
vì tấn tuồng đóng vụng, làm cho cơn lôi đình của lương y đã trút hết lên đầu chúng tôi, nay không còn khoác áo Từ Mẫu nữa mà lại đội lốt... Ác Mẫu.

Phương Vũ Võ Tam Anh

 

 

 

Friday, 15 September 2023

Tản mạn 2

Tản Mạn 2 ngày Father Day 

 


VASA luôn luôn có những tiết mục văn nghệ rất là văn nghệ, những màn múa vũ light- dancing với quý bà tuy tuổi tác có hơi cao , nhưng mà nhan sắc thì …  với những chiếc áo dài đồng phục rất đẹp, rất là bắt … người xem. Light Dancing vốn chỉ là một môn tập thể dục nhạc điệu nhưng Hội Cao Niên Việt Úc VASA đã biến nó thành một màn trình diễn văn nghệ mang tính đặc thù của Hội VASA, hoan hô VASA, và khen ngợi VASA ! Những tiếng hát, khi nghe không ai dám nói là tiếng hát cao niên, vì nó là những tiếng hát rất thanh cao như  tiếng hát của chị Nguyệt, rất tiếc, tiếng hát Nam, tiếng hát của anh Đại là tiếng hát rất tuyệt vời như Ca Sĩ thực thụ , thì vừa mới đi , anh mới vừa đi khỏi hội, anh mới vừa đi ngày hôm qua, anh đi  khi tuổi đời còn rất trẻ, tuổi 64 . Cao niên là thế đấy, mới đây thôi, mới hôm nào đưa tiễn cụ Hoàng Hội , điều an ủi là tuổi đời cụ Hội rất thọ, 104 tuổi,  phước đức là Cụ đã đi rất bình an, thương tiếc Cụ muôn vàn :

Nghe tin, cụ Hội đi rồi!

Bao người  thương tiếc , lòng tôi ngậm ngùi.!

Cụ Hội ơi ! Cụ Hội Ơi !

Trăm năm một kiếp  đời người thế thôi

Tiễn đưa chúc  Cụ thảnh thơi.

Cầu  Linh hồn Cụ  về  nơi Thiên Đường.

 Phần quan trọng nhất của buổi lễ , không thể thiếu những lời phát biểu, phát biểu đầu tiên là phát biểu của Bà Hội Trưởng Nguyễn Thị Minh Thúy,  hôm nay Bà Hội Trưởng  Thúy Nguyễn mặc chiếc áo dài màu xanh, màu xanh da trời đậm, màu áo rất đẹp, Bà nói những lời chào mừng quan khách và lời chào mừng mọi người, Bà cám ơn quan khách , Bà cám ơn mọi người, những người đóng góp và những người tham dự buổi lễ Father’s Day hôm nay, Bà nói là Bà  đã cố gắng làm tốt và hứa hẹn sẽ làm tốt hơn nữa cho Hội VASA. Thực sự thì Bà đã làm tốt, làm rất tốt, xin ngợi khen Bà Hội Trưởng Hội VASA, Bà Nguyễn Thị Minh Thúy.

 Theo thông lệ, Hội Trưởng cũng không quên nói lời xin lỗi  mọi người về những thiếu sót của buổi lễ, nhưng mà buổi lễ không có thiếu sót gì, tôi thấy  là buổi lễ nầy tổ chức rất tốt, đã diễn ra suông xẻ mọi mặt, đẹp đẽ mọi thứ. Buổi lễ đã thành công và thành công nhiều thứ, không khí vui tươi, khung cảnh đẹp đẽ, âm thanh  rõ ràng, âm nhạc rất hay, thức ăn rất tuyệt, thực đơn thấy có món Gà, món gỏi Gà ở tiệm nầy có tiếng là ngon, trước kia món gỏi Gà của nhà hàng Star bên kia cầu xe lửa rất nổi tiếng, món gà chạy bộ Gà ram muối Hải Nam hôm ăn rất ngon, món chim Cút chiên dòn thì rất giòn , còn có món cơm chiên, món sườn heo xào chua ngọt, rồi còn món Tàu Hủ xào nấm rơm, thật là quá nhiều món. Tôi ghi nhận tất cả những điều nầy và tôi cũng thật khen ngợi những cố gắng của Hội đã làm nhiều và làm rất rất nhiều cho buổi lễ hôm nay thành công, và nó đã thành công như mọi người mong muốn .

 Phát biểu quan trong là phần phát biểu của Hội Đồng Thành phố Greater Dandenong, người phát biểu là cô Thị Trưởng, người gốc Ấn, một người rất trẻ trung, nói năng rất là lưu loát, giọng Úc rất ngọt ngào, rất là dễ thương… mong cô còn tiếp tục là Thị Trưởng thêm nhiều năm nữa, Thành Phố nầy rất cần những người trẻ như cô, để Thành phố có thể phát triễn nhiều hơn, phát triển nhanh hơn. Cám ơn Cô đã nói lời ghi nhận những đóng góp về nhiều mặt : xã hội, văn hóa, gia đình … cho thành phố Springvale nói riêng và thành phố Greater Dandenong nói chung, của Hội Cao Niên VASA. Cô nói là Cô hân hạnh tham dự buổi lễ Father’s Day nầy, cô cám ơn Ban Chấp Hành Hội VASA, Cô có những lời chúc tốt đẹp may mắn, vui vẻ, khỏe mạnh …, cho tất cả những người  Cha trong hội VASA, và những người Cha trong Hội trường nầy.

 Có khoảng 10 người được Ban Tổ Chức mời lên phát biểu, tôi may mắn được làm người phát biểu chót, nghĩa là sau phần phát biểu của tôi thì mọi người sẽ mới được mời ăn, ăn là phần hấp dẫn nhất và phần thực tế nhất của buổi tiệc, bất cứ là Tiệc nào, không có phần ăn thì không phải là Tiệc rồi, ăn không phải là phần vi Tiên, nhưng ăn thì nhất định là phải có . Tôi biết rõ là mọi người đang mong đợi đến phần nầy, chắc chắn là có nhiều người muốn sao  tôi chỉ cần nói gọn, ngắn, nhanh nhanh để mọi người vào Tiệc, thế cho nên tôi đã làm theo mong muốn của nhiều  người. Hôm qua tôi đã làm một bài thơ, một bài thơ rất đặc biệt có tên là " Hội Lễ Father's Day của Hội Cao Niên VASA" , để riêng tặng mọi người trong buổi tiệc hôm nay, nhưng bài thơ rất dài mà mọi người thì đã đói, cho nên tôi đã không đọc bài thơ mà chỉ chọn cách nói  một đôi lời đơn giản.

 Tôi cám ơn Ban Tổ chức đã cho tôi phát biểu, tôi chúc mọi người được có một ngày vui, tôi xin chúc những lời tốt đẹp nhất cho những Cha trên đời, tôi xin mừng cho những ai vẫn còn có người Cha ở trên đời, có người Cha để yêu thương. Tôi xin cầu những ai còn có Cha trên đời, hãy yêu thương Cha và yêu thương thật nhiều, hãy quý mến Cha và hãy quý mến Cha thật nhiều, hãy hiếu thảo với Cha, và hãy rất thực lòng hiếu thảo Cha, là bởi vì nếu như mà con không có Cha thì thật là bất hạnh, là vô cùng bất hạnh. Tôi là một trong số những người con bất hạnh đó, bất hạnh của một người con mất Cha, tôi còn bất hạnh  hơn ở chỗ tôi mất Cha từ khi tôi còn rất nhỏ, tôi mất Cha khi tôi chỉ tuổi mới lên 3, một đứa trẻ con mất Cha dù bao nhiêu tuổi cũng là đứa trẻ bất hạnh, càng bất hạnh hơn với một đứsa trẻ mất Cha khi tuổi mới lên 3 !.

 Trở lại với đề tài chính của buổi lễ hôm nay, ngày lễ hội Tình Cha, hay là ngày lễ Father’s Day, tôi muốn nói lời vinh danh Cha , tôi cũng muốn nói lời vinh danh Hội Cao Niên VASA, tôi xin hoan hô Hội Cao Niên VASA, vì VASA là hội đoàn cao niên Việt Nam duy nhất, không chỉ ở Úc, mà ở trên toàn thế giới đã tổ chức ngày lễ Father Day, và đã tổ chức liên tục ngày lễ nầy hơn 20 năm qua. Một số quốc gia trên thế giới không có ngày Father’s Day, như Việt Nam không có ngày Father’s Day nhưng mà lại có Ngày Phụ Nữ ! may mắn là nước Úc có cả 2 ngày lễ , Mother’s Day vả lễ ngày lễ Father’s Day. Cám ơn Hội Cao Niên VASA đã tổ chức ngày Father’s Day, ước mong Hội Cao Niên VASA sẽ tiếp tục tổ chức ngày lễ Father’s Day trong những năm tới, và truyền lại tập tục , lễ nghi văn hóa tốt đẹp nầy cho những thế hệ tiếp theo.

 Với tôi, ngày lễ Tình Cha Father’s Day là một ngày lễ quan trọng, một ngày rất là quan trọng, dù Cha tôi mất đã lâu rồi, mỗi năm tôi vẫn làm Lễ Giổ Cha tôi, nhưng nó mang một ý nghĩa khác, rất khác với  phong tục tập quán của Việt Nam, Với NGày Giỗ Cha của Việt Nam thì nó có tính chất văn hóa tín ngưỡng nhưng nó không mang ý nghĩa văn hóa của Ngày Father’s Day Phương Tây. Ngày Father's Day có những ý nghĩa tốt đẹp với người Cha còn sống, ý nghĩa nầy rất đẹp, rất hay. Cha tôi mất không có nghĩa là tôi không còn có những tình cảm với Cha tôi, Cha tôi mất khi tôi còn rất nhỏ, khi tôi mới lên 3 tuổi, nhưng mà tôi, ở trong tôi , trong người tôi, trong tim tôi, vẫn có , vẫn còn những tình cảm yêu thương Cha, những tình cảm thương yêu và đong đầy tưởng nhớ,  Tôi không nhớ mặt mũi của Cha tôi , nhưng mà tôi vẫn là rất nhớ, rất thương Cha! Tình thương Cha không cần có hình ảnh, cũng không cần có kỹ niệm gì, đó là thứ tình cảm tự nhiên giữa hai người là máu mũ, là ruột thịt, là Cha Con… Với tôi, ngày Father’s Day là một ngày ý nghĩa, một ngày rất có ý nghĩa, nó cho tôi một ngày nhớ, một ngày thương, một ngày hồi tưởng, một ngày mong ước…

 Cha tôi đã mất, Cha tôi không còn,  nhưng tôi vẫn có thể có những tình cảm nhớ thương Cha, tôi thương nhớ Cha và tôi còn có thể hiếu thảo với Cha , Cha tôi đã mất rồi thì làm sao tôi hiếu thảo ? là một câu hỏi rất hay, rất là hay và rất là cụ thể ! Câu trả lời là : tôi vẫn có thể hiếu thảo với Cha và hiếu thảo bằng nhiều cách thức, bằng nhiều hình thức khác nhau.  Có nhiều cách để người  con có thể tỏ lòng hiếu thảo với Cha, bất kể là Cha ở gần hay là Cha ở xa, bất kể Cha còn sống hay là Cha đã mất. Cha tôi mất nhưng Cha tôi vẫn còn có những người thân thuộc, những người thân quen của Cha tôi,  những người Cô, người chú , những anh em họ hàng của Cha tôi.

 Cho nên nếu không thể tặng quà cho Cha thì tôi có thể tặng quà cho  những người thân thuộc , họ hàng của Cha, nhất là những người đang trong cảnh đói khổ, nghèo nàn, thiếu thốn, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…., ở quê nhà Việt Nam, giúp đỡ bà con họp hàng nghèo khổ của Cha là điều mà tôi vẫn thường làm và tôi sẽ còn tiếp tục làm trong đời, chỉ cần đơn giản làm như vậy, chỉ cần giúp đỡ những món quà vật chất cho những người thân thuộc của Cha, thì tôi cũng đã hiếu thảo với Cha.  Những Chú , những Cô , những Bác của tôi cho dù là có mất rồi thì cũng còn có những người con , những người cháu của họ, vẫn còn có những người em cháu, họ hàng thân quyến xa gần của Cha tôi , để cho tôi có thể tặng quà hay giúp đỡ tiền bạc , gạo cơm..cho họ, quan trọng là tôi có tấm lòng hay không.

 Dù Cha tôi còn hay Cha tôi mất, tôi có thể hiếu thảo với Cha bằng nhiều thứ, có những thứ không phải vật chất, mà quan trọng là những món quà tình cảm, những món quà tinh thần , những món quà nầy có khi còn quý hơn những món quà vật chất. Chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của chính mình cũng là một việc hiếu thảo với Cha, con khỏe mạnh cũng là một món quà quý báu với Cha, nhiều câu chuyện do họ hàng cô chú tôi kể lại, lúc tôi tuổi mới lên 3, điều Cha tôi quan tâm nhất là sự an toàn của tôi, cô chú nào làm tôi té ngã, khóc la … là Cha tôi vô cùng tức giận. Cho nên dù lúc nhỏ hay tuổi già, quà tặng Cha không gì quý hơn là sức khỏe của mình, lo cho sức khỏe của chính mình cũng là hiếu thảo với Cha, không bê tha, không cờ bạc, không hút thuốc, không rượu chè… cũng chính là những hành động hiếu thảo, hiếu thảo rất lớn đối với Cha , nhiều món quà khác cũng vô cùng trân quý đối với Cha là giữ gìn đức hạnh, nhân phẩm con người, hiền lương, nhân hậu, cứu giúp người đời, giúp đỡ thiên hạ… cũng là những việc hiếu thảo đối với Cha. Điều rất lạ là tại sao thơ văn, ca nhạc… người ta thường nói đến Mẹ, thường hay ca ngợi Mẹ, nhưng mà không thấy nhắc tới Cha, không thấy ca ngợi Cha, có bản nhạc “Ơn nghĩa sinh thành” thì cũng nhắc tới Mẹ nhiều hơn Cha, có rất nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi Mẹ, gần như ai cũng biết tới những bài hát về Mẹ, như : Lòng Mẹ , Mẹ tôi, Mẹ yêu, Bông Hồng cài áo…

 Với con cháu, mình phải nên cần dạy, ngày Father’s Day mình nên có tiệc mừng Cha, con cháu phải nhớ mừng ngày lễ Father’s Day, phải tặng quà, tặng Thiệp mừng, phải mở tiệc, phải đãi ăn, những món ăn ngon, đừng ngại chúng tặng quà tốn kém, chúng đãi tiệc thì mình nên phải dự tiệc, cái đó cần để nhắc nhở cháu con phải nghĩ đến, hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ, ngại chúng bận , ngại chúng tốn hao tiền bạc, cái nầy thì không đúng, mình có thể cho con cháu tiền, có khi rất nhiều tiền, mình có thể để lại cho chúng cả gia tài nhà cửa, bạc tiền, có thể tiền bạc triệu,  thì việc con cháu có đãi tiệc , có tặng quà cho mình là không đáng kể, mình cần phải tập cho chúng quen, tập chúng nghĩ đến Cha, đó là cách rất hay mà tôi đã học được ở Cô tôi, ai cũng kính nể ngợi khen là cô tôi có phước, những cháu con đều hiếu thảo với Cô, đó là cái kết quả của việc Cô tôi đã dạy con gia giáo, dạy con hiếu thảo với Mẹ Cha.

 Nói chuyện dạy con gia giáo tôi còn nhớ, tôi nhớ đến một câu chuyện tích xưa, một chuyện tích rất xưa, một câu chuyện trong sách giáo khoa thư nhiều người biết, chuyện ngày xưa chỉ là đọc để cho vui , nhưng cho đến bây giờ thì tôi biết, câu chuyện nầy có những ý nghĩa giáo dục rất thâm thúy, rất lợi ích, rất thực tế, rất cần thiết trong gia đình, xã hội, đời sống hàng ngày. Câu chuyện kể đơn giản, chỉ có 3 người, chỉ có 3 nhân vật, một người Cha, một người Cháu, một người Ông.  Một bữa nọ, thấy người Ông đã vô dụng, già yếu, thì người Cha sai đứa con trai mình lấy một chiếc xe tay đưa người Cha già yếu bỏ ở trên rừng. ! Chiều tối lại, thấy con trai mang chiếc xe đẩy trở về nhà , người Cha  ngạc nhiên hỏi tại sao con lại  mang xe về nhà ? Người Con nói,  dạ ! con đem  xe về để khi Cha già yếu , con cũng sẽ làm như vậy, con sẽ dùng chính chiếc xe tay nầy đẩy Cha lên rừng !. Người Cha nghe Con nói, giật mình tỉnh ngộ, vội sai con trai mau lên rừng rước Cha mình về .

 Trở lại với đề tài chánh hôm nay là Ngày Father’s Day, Lễ Father’s Day, có một điểm tôi còn chưa nói tới , đó là những lợi ích thương mãi, cụ thể như là nhà hàng Maxim’ Saigon hôm nay có thêm một buổi tiệc lớn trên 100 người của Hội Cao Niên, nhiều tiệm quán khác cũng có những  tiệc mừng lớn nhỏ Father’s Day, ngoài chuyện ăn uống ở những tiệm quán ăn, nhiều cửa hàng quần áo, giày dép, hàng hóa đều có thêm thu nhập nhân ngày lễ Father’s Day, cả một hai tuần lễ liền nhiều khu chợ lớn nhỏ đã quảng cáo, bày trí lễ Father’s Day, trên truyền thông truyền hình cũng có những quảng cáo cho ngày Father’s Day. Tóm lại là ngày Father’s Day mang lại nhiều lợi ích tinh thần, lẫn vật chất cho người dân Úc, cho đất nước Úc, cho nên tôi rất thích ngày Father’s Day, Ngày Cha, hay Ngày Tình Cha, có thể gọi ngày lễ quan trọng nầy với nhiều tên gọi khác nhau, tên nào cũng được miễn là nội dung của nó tốt đẹp,lợi ích. Điều đáng tiếc là nhiều người Việt Nam , ngay cả những người Việt Nam đã ở Úc, công dân Úc, cũng còn thờ ơ chưa nghĩ tới ngày Father’s Day, không tổ chức tiệc mừng ngày Father’s Day, tôi rất mong lễ Father’s Day được cộng đồng Việt Nam  công nhận, hội nhập, tổ chức linh đình hàng năm.

 Springvale ngày 12/ 09/ 2023

Thái Tấn Truyền

 


Tản Mạn về Ngày Lễ Father's Day Hội Cao Niên Việt Úc Victoria

 Hôm nay tôi được mời tham dự lễ Father’s Day của Hội Cao Niên Việt Úc Victoria, gọi tắt là Hội VASA- VIC tại một nhà hàng Việt Nam có tên là Maxim ‘ Saigon , ở trung tâm mua sắm chợ Springvale, thuộc Thành phố Greater Dandenong City, vùng Đông Nam Melbourne, Tiểu Bang Victoria, nước Úc Australia.

 Buổi lễ Father’s Day hôm nay có nhiều  người tham dự, có hơn một trăm người tham dự Lễ , phần đông là các Hội Viên Hội Cao Niên Việt Úc VASA,  quan khách thấy có  đại diện chính quyền địa phương, Thị Trưởng và Nghị Viên Thành Phố, Đại Diện chính quyền Tiểu Bang, Dân Biểu Quốc Hội, Hội Đồng Sắc tộc Tiểu Bang, đại diên các Hội Đoàn đoàn thể bạn, Hội Phụ Nữ Úc Việt, Hội ROTAY Club, Hội SICMAA, Hội SEMVAC, Hội SEMSAA , các Hội Cao Niên bạn….

Có nhiều thươngThương gia người Việt trong vùng Springvale, nhưng hôm nay tôi chỉ thấy có một Thương Gia người Việt duy nhất, Dược Sĩ Loan Ngô, người Việt tị nạn thuộc thế hệ thứ hai,  chủ nhà thuốc Tây rất lớn tên là O’Brian, ở Springvale South , đến tham dự, những Luật Sư, Bác Sĩ quanh đây rất nhiều, nhưng hầu như là không có, chỉ thấy có một , đó là Bác Sĩ Vũ Kim Sơn, một Bác Sĩ tuổi trung niên nhưng  phải nói là rất đa tài, có đủ thứ tay nghề, có đủ thứ bằng cấp, nội ngoại khoa, thẩm mỹ sắc đẹp, nhưng hôm nay Bác Sĩ Kim Sơn Vũ đến dự không phải với tư cách Bác Sĩ, mà là tư cách Chủ Tịch Hội Đồng SEMVAC và Chủ Tịch Hội Đoàn SEMSAA .

Vì đa tài và đa nghệ, chẳng những là chuyên trị những chứng bịnh nội ngoại khoa, thẩm mỹ sắc đẹp …. mà ông còn kiêm luôn nghề châm cứu, mấy lần tôi bị đau lưng, tìm đến phòng mạch, ông chỉ cần cắm cho mấy cây  kim châm nhỏ xíu, ( đau trên lưng nhưng là lại châm kin ở dưới chân ), thời gian châm rất ngắn chỉ 5, 10 phút là tôi đã thấy hết đau , cái nầy là tôi nói thật , không phải tôi quảng cáo cho Bác Sĩ Sơn. Có lẽ cũng vì vậy mà tôi thấy khách của Bác Sĩ Sơn  rất đông, phòng mạch rất ư là bận rộn, nhưng hiện nay ông vẫn đang là Chủ Tịch của cả 2 hội đoàn, một hội đoàn xã hội là Hội Đồng SEMVAC, và một hội đoàn quỹ từ thiện là hội SEMSAA.

Đây là việc thường chỉ có những người già , những người lớn tuổi, về hưu, rỗi rảnh ở không như tôi mới chịu làm. Vậy mà Bác Sĩ Sơn vừa làm việc Bác Sĩ trị bịnh, vừa làm việc  xã hội, vừa làm việc từ thiện, và hôm nay thêm một việc làm nữa, một việc làm của cộng đồng xã hội, văn hóa,  văn hóa Úc , và cả văn hóa Việt, bỏ công việc phòng mạch kiếm tiền từng giờ để đến tham dự Lễ Father’s Day , xin hoan hô Bác Sĩ Sơn , cám ơn Bác Sĩ Kim Sơn Vũ và rất cám ơn Bác Sĩ Vũ Kim Sơn.

 Trong hàng quan khách tham dự,  tôi thấy có Nghị Viên Trương Lợi , tên  Úc là Mr Lợi Trương, hay là Councillor Loi Truong, người gần như luôn luôn có mặt trong các buổi lễ lạc của Hội Cao Niên VASA . Nghị Viên Trương Lợi  tuy có để một hàng ria mép trên môi, nhưng ông chưa phải là người già, thực ra ông hãy  còn trẻ lắm luôn, dù ông thường khoe là ông đã có tới 7 đứa con, con gái lớn của ông bây giờ cũng đang là một Nghị Viên một thành phố ở Miền Tây Melbourne. Phải nói Nghị Viên Trương Lợi là một người tuổi trẻ tài cao, tôi không nhớ từ lúc nào, nhưng có lẽ là đã hơn mười năm trước , tôi đã thấy ông làm  Nghị Viên thành phố Greater Dandenong, đại diện cư  dân vùng Springvale , liên tiếp nhiều nhiệm kỳ, ông giỏi thiệt, xin hoan hô Nghị Viên Trương Lợi.

 Nghị Viên Trương Lợi là một người Việt tị nạn chính gốc, một cựu thuyền nhân Việt Nam thực sự, một người Việt tị nạn chính trị tại Úc, con  trai của một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tọi biết là Ông Trương Lợi làm Nghị Viên không phải vì lương bổng hay danh lợi gì cả, ông làm Nghị Viên thì ông hao hụt tài chánh hơn là ông không làm Nghị Viên, ông làm Nghị Viên với mục đích giúp đỡ những quyền lợi của tất cả mọi người dân trong vùng, không phân biệt sắc tộc, nguồn gốc. Nhưng cái đó là nguyên tắc, thực tế tôi thấy ông rất quan tâm, ông chăm sóc rất nhiều cho cộng đồng sắc tộc Việt Nam trong vùng, đặc biệt là cho Hội Cao Niên Việt Úc VASA, và cho nhiều Hội đoàn người Việt khác, đặt biệt nhất là Hội Đồng Sắc Tộc SEMVAC.

 Có thể nói Nghị Viên Trương Lợi là linh hồn chính của SEMVAC, ông là người có công lớn nhất trong việc thành lập và điều hành Hội Đồng SEMVAC, ông cũng là người có công lao nhiều nhất trong việc xin được trụ sở SEMVAC , một văn phòng làm việc rất khang trang, rất đầy đủ tiện nghi, phương tiện, máy móc, máy in, Computer .. để làm việc, điều mà Cộng Đồng người Việt Victoria suốt mấy mươi năm qua vẫn chưa làm được, vẫn chưa có một trụ sở, hay là một văn phòng như SEMVAC. Cho nên, hôm nay, ở đây, tôi xin được nói, một lời nói rất chân thành,  tôi muốn nói lời cám ơn ông Trương Lợi, một lời cám ơn nồng nhiệt nhất đối với Cr Loi Truong.

 Trong hàng quan khách gốc Á châu, tôi thấy có sự hiện diện của Nghị Viên Richards  Lim, ông nầy là một người Úc gốc Campuchia, Ông vừa mới vừa vào thay thế chức vụ Nghị Viên Hội Đồng Thành phố Greater Dandenong, vùng Springvale Central của cựu Nghị Viên Youhorn Chia  cũng là một người Miên , người đã từng đảm nhiệm chức vụ nầy trong rất nhiều năm qua, có hơn 20 năm qua.  Nghị Viên Richards Lim là ông chủ của tiệm thuốc tây Lim’ s Pharmacy, một tiệm thuốc tây đã có một lịch sử rất lâu dài ở Springvale, từ trước khi tôi đến định cư ở vùng nầy, vào năm 1986, một đánh dấu sự thành công rất lớn và rất sớm của người Miên tại vùng đất của những người tị nạn đa sắc tộc : Việt, Miên, Lào, Hoa…. Nghị Viên Richards Lim mới tham gia vào chức vụ Nghị Viên của Thành Phố Greater Dandenong trong nhiệm kỳ nầy, nhưng có một điều đáng nói, rất đáng nói là ông đã thắng cử, và đã thắng lớn, thắng  áp đảo mọi đối thủ, áp đảo cả các ứng cử viên Việt Nam !

 Tại sao Nghị Viên RICHARDS Lim đã thắng cử và đã thắng cử dễ dàng như vậy, dù ông chỉ mới ra ứng cử lần đầu tiên vào Hội Đồng Thành Phố Greater Dandenong ? Chúng ta rất cần phải tìm hiểu và tìm hiểu rất rõ ràng về điều nầy, để có thể học hỏi sự thành công chính trị to lớn của người  Miên ở đây, họ đã thành công hơn người Việt và họ đã thành công rất nhiều, chức vụ Nghị Viên vùng Springvale của Nghị Viên Lim rất vững chắc, sẽ lâu dài, và sẽ không có gì làm cho nó lung lay trong nhiều năm nữa, đã nhiều năm và còn sẽ nhiều năm nữa nó vẫn rất vững chắc,  tôi tin rắng trong nhiều năm nữa, chức vụ Nghị Viên ở đây, vùng Springvale sẽ vẫn là chức vụ của người Miên, trong tay người Miên, không có chỗ cho người Việt .

 Chúng ta có thể nói Springvale là vùng lãnh thổ  của người Miên ! dĩ nhiên là chỉ nói về một khía cạnh nào đó,  Chỉ nói về phương diện chính trị, về chức vụ Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Greater Dandenong,  ở cấp địa phương là Thị Trấn Springvale , và ở cấp Tiểu Bang Victoria! Đây là một điều rất lạ lùng, nhưng nó đã là một sự thật, cũng là một điều thực tế ! Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Nghị Viên  Richards Lim đã nhanh chóng trở thành một chính trị gia có thể gọi là “Độc Cô Cầu bại “ hay “Đông Phương bất bại” trong chức vụ Nghị Viên Hội Đồng thành phố Greater Dandenong, cho đến khi nào ông không muốn làm Nghị Viên nữa.

 Nguyên nhân của nó là gì, nguyên nhân của nó ở đâu, trong khi dân số người Việt vùng Springvale chiếm tỉ lệ khoảng 24% so với người Miên dân số chỉ có khoảng 4% ! Một khoảng cách biệt tỉ lệ dân số rất lớn . Nếu như đa số người Việt cùng bầu cử cho ứng cử viên người Việt thì chắc là người Việt đã thắng. Nhưng thực tế thì Nghị Viên Lim đã thắng cử và thắng cử cách xa người Việt vì ngoài số  phiếu của người Miên , Nghị Viên Lim còn có những lá phiếu của những người sắc tộc khác, trong đó có cả người Việt Nam. Tại sao vậy ? Đây là điều mà chúng ta cần phải nên suy nghĩ và phải nên suy nghĩ rất nhiều. Chúng ta nên phân tích và nên phân tích xem tại sao ông Richards Lim lại được nhiều phiếu ủng hộ như vậy ? kể cả những lá phiếu của người Việt Nam trong vùng Springvale, một vùng đa số cư dân là người Việt.?!

 Hãy nhìn vào sự việc của ngày hôm nay, trong ngày lễ Father’s Day của Hội Cao Niên Việt Úc VASA , trong buổi  lễ Father’s  Day nầy, khi được mời lên phát biểu, Nghị Viên Lim đã được rất nhiều người vổ tay, nhiều người chào đón, nhiều người hoan hô, rất nhiều người vổ tay ủng hộ chào mừng, tự động chào mừng, tự động vổ tay, cái nầy là quan trọng, cho dù ông Richards  Lim là một người Miên, mặc dù ông không phải là một người Việt Nam ! Lý do chúng ta ủng hô ông Richards Lim, đơn giản là chỉ vì ông  Richards Lim đã ủng hộ chúng ta ! Ông đã ủng hộ hội cao niên Việt Úc VASA, ông đã ủng hộ bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng hành động, bằng tiền bạc, bằng quà tặng và nhất là bằng tấm lòng.

 Với những thứ quà tặng hôm nay, cả tinh thần lẫn vật chất, Nghị Viên Richards Lim đã chinh phục được tình cảm của mọi người, cho nên tôi chắc chắn là ông sẽ được rất nhiều phiếu của cử tri người Việt trong kỳ bầu cử tới. Bài học mà chúng ta học được từ Nghị Viên Richards Lim hôm nay là chúng ta phải yêu thương người dân, chúng ta phải yêu thương cộng đồng, chúng ta phải yêu thương mọi người, yêu thương hết thảy mọi người, yêu thương thật sự, yêu thương chân thành hay ít ra là có vẻ chân thành bằng một số hành động, một số cử chỉ, thiện chí...

Chúng ta đã hát và chúng ta đã thường hay  hát, chúng ta hát vang vang những câu thơ , những lời nhạc rất nhiều ý nghĩa  : “ Phải yêu thương loài người…Phải yêu thương mọi người ” nhưng thực tế, chúng ta hình như  là hãy còn thiếu một cái gì đó, thiếu một điều gì đó, hay là thiếu một vài điều gì đó, và hình như là chúng ta thiếu sự yêu thương thực sự,  nhất là chúng ta thiếu sự yêu thương thực hành, chúng ta thiếu sự thực hành yêu thương, một sự thiếu hụt nghiêm trọng , rất nghiêm trọng, và vô cùng nghiêm trọng.  Nếu làm được hai điều nầy, yêu thương và yêu thương mọi người, yêu thương và thể hiện yêu thương, thực hành yêu thương, thì hy vọng, và rất hy vọng chúng ta sẽ có được những kết quả tốt hơn trong những kỳ bầu cử tới.

 Có một nguyên nhân thực sự, nguyên nhân thực tế, và rất thực tế về việc ứng cử, bầu cử Nghị Viên Hội đồng Thành phố Greater Dandenong, đó là những nguyên nhân chính trị thuần túy, những yếu tố chính trị, yếu tố đảng phái… Mặc dù chính trị nước Úc là nền chính trị tự do, ứng cử, bầu cử đều tự do, không phân biệt đảng phái chính trị, màu da, sắc tộc, tôn giáo … , nhưng thực tế thì không phải vậy, nhất là ở vùng đậm chất nét chính trị đảng phái  như là Thành phố Greater Dandenong, vùng đất an toàn của Đảng Lao Động Úc. Những người không đảng phái, những ứng cử viên độc lập cũng có quyền tham gia ứng cử, bầu cử, nhưng sự thật nghiệt ngã là đa số những ứng cử viên độc lập đều thất cử, chỉ có những Đảng viên đảng Lao Động mới có nhiều hy vọng đắc cử, không chỉ điều kiện đảng viên Lao Động mà còn phải là những đảng viên Lao Động gạo cội trong đảng mới mong đắc cử.

 Ở vùng Springvale, nhất là vùng trung ương của Springvale, chẳng những phải là đảng viên đảng Lao Động Úc, mà còn phải là Đảng viên Lao Động Camphuchia, như là trước kia là ông Youhorn Chea, và bây giờ là ông Richards Lim. Cựu Nghị Viên Youhorn Chea, người đã  liên tiếp đắc cử chức vụ Nghị Viên, thậm chí còn nhiều lần làm Thị Trưởng Thành Phố,  lý do là nhờ có yếu tố đảng phái Đảng Lao Động Úc. Nếu ông Youhorn Chea không phải người Miên và không phải thuộc đảng Lao Động Úc, mà chỉ là một ứng viên độc lập thôi, thì YouHorn Chea đã không thể nào thắng cử dễ dàng như vậy, đó là do sự hậu thuẫn phía trong của chi nhánh đảng Lao Động Úc gốc người Miên ở vùng Springvale, chi nhánh đảng nầy ở đây rất đông và rất mạnh, số Hội Viên của nó hơn hẵn số hội viên chi nhánh Lao Động Việt Nam ở vùng nầy, đó là yếu tố mạnh nhất, thực tế nhất về chức vụ Nghị Viên vùng Springvale.

 Cho nên, muốn có được chức vụ Nghị Viên người Việt ở đây, thì không phải chỉ là đơn thuần, đơn giản làm những công việc gọi là vận động bầu cử, như là đi phát bích chương bầu cử,  đi gặp gỡ từng người, đi gõ cửa từng nhà, đi phát phiếu bầu trong ngày bầu cử…, mà còn phải chuẫn bị đầy đủ, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, chuẫn bị rất lâu dài trong việc tranh cử chức vụ Nghị Viên vùng Springvale, nếu không thì cũng sẽ lại uổng công tốn sức như chúng ta đã từng làm lâu nay. Việc làm nầy nói thì dễ nhưng làm thì rất rất khó, việc làm nầy thực tế là không dễ một chút nào , do nhiều và rất nhiều nguyên nhân, yếu tố, nhiều lý do , văn hóa, chính trị, xã hội…, rất khó để giúp đở sự lớn mạnh của chi bộ đảng Lao Động người Việt trong vùng Springvale, điều kiện ắt có và đủ để ra tranh cử chức vụ Nghị Viên Springvale thành công.

 Trên thực tế thì hình như là người Việt đã bất lực và gần như là đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua  giành chiếc ghế Nghị Viên vùng Springvale. Việc mời gọi người Việt gia nhập đảng Lao Động Úc là một điều rất khó, người Việt lớn tuổi thì nhiều người đã không còn sức để tham gia chính trị, cũng không có ý tưởng tham gia chính trị Úc, vốn là những sinh hoạt rất xa lạ với người Việt Nam. Người Việt trung niên, những lớp trẻ người Việt Nam mới lớn phần đông họ không thích những sinh hoạt chính trị , cái nầy không có trong truyền thống sinh hoạt của người Việt Nam, một điều thật đáng buồn, một điều cần phải được cải thiện cho tương lai lớn mạnh của người Úc gốc Việt trong xã hội Đa văn hoa, đa sắc tộc Australia.

 Đa số con em người Việt  thường thích các ngành học chuyên môn,  để trở thành những Bác Sỹ, Dược Sĩ, kỹ Sư, Kế Toán… điều nầy cũng rất tốt , cũng rất cần, cũng rất hay, nhưng mà ở một mặt khác của sinh hoạt cộng đồng Việt Nam, chúng ta đã thiếu vắng những sinh hoạt chính trị Úc ở tất cả các cấp chính quyền, các cấp địa phương như Hội Đồng Thành Phố, cấp Quốc Hội Tiểu Bang, Quốc Hội  Liên Bang. Hiện nay chúng ta chỉ có một người Việt làm Nghị Sĩ trong quốc hội Victoria, đó là Nghị Sĩ Tiến Sĩ Kiều Tiến Dũng, trước kia, lâu rồi, chúng ta có một Nghị Sĩ gốc Việt ở vùng Miền Tây Melbourne, là Nghị Sĩ Nguyễn Sang, người tuổi trẻ tài cao nhưng nay thì đã nghỉ hưu rồi, nghỉ hưu non trong khi tuổi đời còn rất trẻ, thật là điều đáng tiếc. Hiện nay thì chúng ta chưa có một Dân biểu người Việt nào trong Quốc Hội Tiểu Bang Victoria, Dân Biểu, Nghị Sĩ trong quốc hội Liên Bang Úc thì lại càng không có và sẽ là rất khó., vô cùng khó để có được một Dân biểu hay Nghị Sĩ người Việt ở Quốc Hội Australia.

 Việc thiếu vắng số Nghị Viên người Việt trong Hội Đồng Thành phố có nhều bất lợi cho cộng đồng người Việt trong vùng, tổng số Nghị Viên Thành Phố Greater Dandenong có 11 người, nhưng chỉ có một Nghị Viên người Việt duy nhất là Cr Lợi Trương, mỗi khi bầu cử, biểu quyết điều gì, chúng ta cần con số tối thiểu để thắng là 6/5, nếu chúng ta chỉ có tỉ số 1/ 10 như hiện nay thì coi như thua là cái chắc, thua không cần phải bàn cải. Trong lần biểu quyết tên công viên ở Springvale theo sự vận động của chúng ta, số phiếu ý kiến người dân chúng ta đòi tên "SAIGON Square"  có 10.000 phiếu, trong khi ý kiến tên "Multiculture Square" chỉ có chưa đầy 500 phiếu, nhưng kết quả chung cuộc do sự biểu quyết của 11 Nghị Viên là tên SAIGON Square được 5 phiếu, tên Multiculture Square được  6 phiếu, kết cuộc là chúng ta thua 1 phiếu bầu của Hội Đồng Nghị Viên Thành phố. Cho nên, muốn có được nhiều quyền lợi hơn cho người Việt,  thì chúng ta phải có nhiều Nghị Viên người Việt hơn, hoặc là chúng ta có nhiều Nghị Viên thân hữu với người Việt hơn.

 ( Xem tiếp phần 2, tiếp theo )

Springvale ngày 12/ 09/2023

Thái Tấn Truyền .

 

 

Tuesday, 5 September 2023

Father's Day, ngày Lễ Hội VASA

 

VASA tổ chức lễ Father’s Day

 

Hôm nay Hội VASA tổ chức Lễ.

Lễ hôm nay là Lễ Father’ s Day.

Father's Day : Chúa Nhật đầu tháng 9.

Tháng 9 là tháng lễ Father’s Day.

 

Nước Úc  có trăm năm ngày lễ Mẹ .

Trăm năm nước Úc có Father' s Day .

Ngày Mẹ tháng 5, Ngày Cha là tháng 9.

Mỗi năm 2 lễ: Mother’s Day ,  Father’s Day.

 

Có nước chỉ duy ngày lễ Mẹ

Nước Úc còn thêm lễ Father’s Day.

 VASA tổ chức 2 ngày lễ.

Lễ Mother’s Day, và lễ Father’s Day.

 

Lễ Mother’s Day là ngày lễ lớn.

Father’s Day cũng giống Mother;s Day.

Mother’s Day : ngày Hội  đông tưng bừng lễ.

Hội cũng tưng bừng lễ Father’s Day.

 

Ngày lễ Mẹ thì hoa là Cẩm Chướng.

Chữ tiếng Anh  là hoa gọi Carnation.

 Father’s Day hoa chọn là Scarlet.

Tiếng Việt  gọi là hoa Cây Phong.

 

 Thủ tục lễ : phải có quà  mừng tặng.

Mother’s Day nhất địng phải cho Quà.

Father;s Day tất nhiên Quà cũng có.

Nhiều thứ quà riêng để tặng Cha.

 

Quà của ngày Cha nhiều thứ tặng.

Coi tuổi của Cha: để tặng quà.

Cha đã chân run thì tặng gậy !

Cha còn đi đứng tặng đôi giày.

 

Cha hay câu cá : cần câu cá.

Cha thích đi nhiều : tặng chiếc xe

Cha là Thầy giáo : Sơ Mi, Vét ...

Trời đã mùa Đông : tặng áo len…

 

Tây phương vẫn thường hay tặng Rượu.

Rượu Vang, Rượu Chát hay rượu Bia.

Rượu dẫu thứ nào đều chẳng tốt.

Tốt hơn tránh cả rượu hay Bia.

 

 

Tặng Cha nhiều thứ, nhưng quan trọng .

Quà tặng tinh thần : yếu quí Cha.

Thương yêu : là món quà trân qúy.

Không có gì hơn : yêu quí Cha.

 

Càng lớn tuổi, thì Cha càng mong ước.

Mong cháu con : nhiều hiếu thảo , ngoan hiền.

Con Hiếu Thảo : là món quà qúi báu.

Không mong hơn : được con cháu ngoan hiền.

 

Tổ chức lễ hay là không tổ chức.

Mother’s Day hay là Father’s Day.

 Quan trọng nhất của Lễ là ý nghĩa.

Yêu thương Cha là ý nghĩa Father’s Day.

 

Phải tổ chức và phải cần tổ chức

Mother’s day và cả Father’s day.

Tháng 5 tổ chức Mother’s Day

Tháng 9 tổ chức Father’s Day.

  

Hội VASA tổ chức năm 2 lễ.

Mother’s Day và cả Father’s Day.

Lễ nào cũng rất là đông, vui vẻ.

Năm ngoái, năm nầy thảy rất vui.!

 

Năm ngoái năm nầy đều mở tiệc.

Tiệc đông tham dự có hơn trăm.

Quan khách,  bạn bè,  quen lạ đủ.

Chia tay,  hẹn nhé ? Tiệc  sang năm.?

 

  Thái Tấn Truyền