Saturday, 27 January 2024

Hai đánh một

 Hai Đánh Một, Chẳng Chột Cũng Què! 

(Tác giả : Lưu Vĩnh Lữ - V4GOP)

 Tình hình Thế Giới càng ngày càng căng thẳng, sự an bình mà người dân mong muốn được sống, rất mong manh.

Vị Tổng Thống Mỹ tiền nhiệm, Donald Trump với sách lược "Hòa hoãn với Nga, tập trung hạ ý đồ BÁ CHỦ của Tàu Cộng" tăng ngân sách quốc phòng, xây dựng Quân Đội hùng hậu, khiến NGA nằm yên, TC thu mình lại và chú ỦN Bắc Triều Tiên cũng bớt hung hăng.

Trung Đông lắng dịu: Hiệp Ước Abraham đem lại hòa bình cho Do Thái và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhứt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Nước Mỹ xuất cảng Dầu, không còn bị các quốc gia Trung Đông không chế Dầu.

Chỉ chưa đầy 2 năm cầm quyền, Biden đã khiến "anh nhà giàu" thành "kẻ van xin".

 Kỳ cục dzậy?

Cuộc rút quân thảm bại ở Afghanistan là chỉ dấu sự yếu kém, thiếu khả năng lãnh đạo, chỉ huy quân sự của Mỹ, khiến cho Nga, Tàu không còn dè dặt, chụp lấy thời cơ, thực hiện mộng đồ "Bá Chủ Thế Giới" của chúng.

Nga tiến đánh Ukraine ...được / thua chưa biết?

Vì dân Ukraine đã sống qua dưới thời Liên Xô Viết, đã hiểu sống với cộng sản bị bóc lột, khổ cực như thế nào, nên toàn dân quyết tâm chiến đấu bảo vệ tự do. (ước gì Việt Nam, Hongkong, Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ khi có cơ hội vùng lên chiến đấu cho Độc Lập, Tự Do cho Quốc Gia mình, cho Dân tộc mình, và ngay chính bản thân mình, sẽ chiến đấu anh dũng như Dân Ukraine hiện nay?)

Tàu cộng chẳng những lăm le Đài Loan mà còn đi xa hơn nữa.

Chú ỦN cũng coi thường chính phủ Biden, "bấm NÚT" thử Hỏa tiễn tùm lum, khiến Nhật, Nam Hàn lo lắng.

Nga Tàu càng xích lại gần, nguy cơ chiến tranh càng tăng. Nga chắc chưa dám gây thêm một cuộc chiến mới trong lúc này. Ukraine tưởng dễ, nhưng nuốt không trôi, cho thấy Quân Đội Nga không tinh nhuệ như được phao đồn. Bây giờ lại động viên 300,000 quân nữa? nội tình khó khăn, trông thấy,

Âu Châu khỏi lo...

Nhưng nếu có một chiến tranh mới, cuộc chiến này sẽ ĐẪM MÁU, số tử vong và tổn thất của hai bên không biết đâu lường nổi?

Và nếu xảy ra? sẽ xảy ra ở đâu:

• Đài Loan đứng đầu,
• Biển Đông đứng thứ hai,
• Quần đảo Senkaku thứ ba,
• Biển Nhật Bản cũng có thể là tâm điểm xung đột với Trung Quốc.

Về nhân lực, TC đông quân hơn MỸ (TC = 2.8 triệu) nhưng Hải quân và Không quân MỸ hùng hậu hơn, dễ dàng khống chế bộ binh TC.

Trong hai thập niên qua, Mỹ và các đồng minh đã rất thụ động, để cho Quân đội Giải phóng Nhân dân TC đạt được ưu thế trên không và trên biển, phát triển hỏa tiễn tầm xa, khả năng chống lại tên lửa của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khả năng đó mất tác động khi đối mặt với "các cuộc tấn công bão hòa - saturation attacks,"

- "Chiến lược con nhím" ("porcupine strategy"), và được Mỹ cung cấp một số lượng lớn vũ khí chống tăng và phòng không, giúp Đài Loan thu hẹp khoảng cách về ưu thế quân sự đối với Trung Cộng.

Tập Cận Bình hơn ai hết biết rõ thực lực của mình:

Không thể chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Chỉ trừ phi "không còn một giải pháp nào để củng cố địa vị"!

Cho nên lợi dụng Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, để củng cố mục tiêu chiến lược:

- Chống Mỹ và Phương Tây.

"Mỹ và NATO đã trực tiếp tông vào cửa nhà của Nga, đe dọa an ninh quốc gia và sự an toàn của người dân Nga. Nga đã thực hiện các bước cần phải thực hiện." Trung Quốc hiểu rõ những lợi ích cốt lõi này và luôn luôn hoàn toàn ủng hộ Nga.

Ông Lật Chiến Thư, chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc, tuyên bố công khai trên truyền hình Nga.

Hải Quân Nga và Trung Quốc đang tổ chức tuần tra chung ở vùng Thái Bình Dương, thủy thủ cả hai bên đã thực hiện các tác chiến, chiến thuật chung, tiến hành các bài tập dùng pháo binh và trực thăng; nhằm thúc đẩy việc "tăng cường hợp tác Hải quân giữa Nga và Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, giám sát vùng ven biển và bảo vệ các cơ sở kinh tế trên biển của Nga và Trung Quốc".

Nhằm : "thúc đẩy sự phát triển của trật tự quốc tế theo hướng công bằng và hợp lý hơn".

Hải quân TC còn sử dụng một số lượng lớn ngư thuyền (300~400 thuyền) khi cần để chuyển quân?

Tàu cộng chuẩn bị chiến tranh ráo riết, cùng với Nga mở rộng quan hệ đối tác thương mại:

• Khoảng 81% lượng ô tô nhập khẩu của Nga trong quý II đến từ Tàu, cùng lúc điện thoại Xiaomi của Tàu trở nên phổ biến nhất ở Nga.

• TC mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) với mức chiết khấu cao từ Nga. Thỏa thuận này đã mang lại lợi ích cho cả hai nước, giúp Nga thêm tiền, giúp TC có nguồn năng lượng để sản xuất, bán với giá cao cho một nền kinh tế Châu Âu đang thiếu tài nguyên trong bối cảnh các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

• Nga và Trung cộng đang xây một đường ống khổng lồ trị giá 55 tỷ USD được gọi là 'Sức mạnh của Siberia', cung cấp khí đốt từ Siberia đến Thượng Hải, "Đây là Kế hoạch bí mật của Nga để đánh bại Mỹ", một bước phát triển lớn có tầm quan trọng chiến lược khi Putin xoay trục sang Châu Á theo một hướng mới lớn.

• Điện Kremlin đã kết luận rằng quan hệ Nga-Mỹ không thể cứu vãn, các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây "sẽ tồn tại vô thời hạn".

• Nga và Trung cộng đã làm việc cùng nhau để gửi tiền đến Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ mà không cần sử dụng hệ thống SWIFT, giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt quốc tế và hướng tới mục tiêu của Trung Quốc là giảm giá trị ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ.

Tập Cận Bình tuyên bố với tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Bắc Kinh sẵn sàng cùng với Nga hành động trong tư cách "đại cường" và đóng vai trò chủ đạo trong việc "ổn định năng lượng tích cực vào trong một thế giới bị các biến động xã hội lay động", song phương khai triển chiến lược cao cấp, để tạo ra "một trật tự quốc tế mới sánh ngang với ảnh hưởng của phương Tây."

"Nhiều nước đang phát triển nhìn Trung Quốc với sự ghen tị và muốn học hỏi kinh nghiệm quản trị của Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã trở thành tiêu chuẩn cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21".

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan là để củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa các quốc gia Châu Á đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của phương Tây trên lục địa này.

"Lục địa Á-Âu là quê hương của tất cả chúng ta."

"Duy trì hòa bình và phát triển là mục tiêu chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung, SCO có trách nhiệm quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu này." Tập Cận Bình phát biểu.

Tàu Nga hợp lại, quả thật là một nguy cơ cho Mỹ, nhứt là trong giai đoạn này: Mỹ đang gặp khó khăn Nội bộ:

Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, biên giới, chia rẽ... và còn bị TC xâm nhập vào các cơ quan công quyền.

Các quan chức của NCSC, Cục Ðiều tra Liên bang (FBI) và Bộ Nội An (DHS) nhận thấy Bắc Kinh đang thay đổi chiến thuật:

Thay vì chỉ tập trung vận động ở thủ đô Washington, Trung Quốc đang mở rộng hoạt động gây ảnh hưởng tới các tiểu bang, địa phương, bộ lạc và các công ty lớn. Phương châm của Bắc Kinh là "lấy địa phương bao vây trung ương", cải biên từ cẩm nang Mao Trạch Ðông áp dụng trong thời chiến: "Lấy nông thôn bao vây thành thị".

Bằng việc tác động đến các tiểu bang và địa phương, Trung Quốc không chỉ nhằm ngăn chặn các tiểu bang đưa ra các luật lệ không lợi cho Trung Quốc mà còn làm thay đổi quan điểm của các khối cử tri, từ đó tác động đến quan điểm của các nhà lập pháp trong Quốc Hội Mỹ.

Những nội dung cảnh báo này đã được đưa ra một hội nghị do Ủy ban Tình báo Thượng Viện tổ chức hồi Tháng Hai 2022 thảo luận về các nguy cơ từ hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc và được đúc kết trong thông báo tình báo nói trên.

Báo The Wall Street Journal dẫn lời ông Michael Orlando, phụ trách cơ quan NSCS nói các hoạt động của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới chính quyền các địa phương và tiểu bang của Mỹ đã gia tăng mạnh khi lập trường của Washington đối với Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, đặc biệt là trong các thành viên Quốc Hội.

Hoạt động của Trung Quốc "đã trở nên hung hăng và lan tỏa khắp nơi".

Hoạt động gây ảnh hưởng này khá đa dạng, từ hình thức ngoại giao công khai, của chính phủ Trung Quốc, cho đến những hoạt động lén lút, ở đó bàn tay của Bắc Kinh "được che giấu cẩn thận, có tính cưỡng bức, thậm chí phạm pháp về bản chất".

Thủ đoạn của Trung Quốc bao gồm thu thập thông tin cá nhân của các nhà lãnh đạo tiểu bang, địa phương và các cộng sự của họ; thậm chí Bắc Kinh lập quan hệ rất sớm với các nhà lãnh đạo có triển vọng thăng tiến với mục đích sử dụng họ cho lợi ích của Trung Quốc khi họ lên chức vụ cao hơn; - sử dụng hoạt động thương mại và đầu tư để tưởng thưởng hoặc trừng phạt các nhà lãnh đạo tiểu bang.

Mục tiêu của Bắc Kinh là thúc đẩy các chính sách của Hoa Kỳ có lợi cho Trung Quốc, giảm bớt sự chỉ trích đối với các chính sách của Trung Quốc liên quan đến Ðài Loan và về nhân quyền ở các khu vực do Trung Quốc kiểm soát như Hong Kong, Tây Tạng, Tân Cương cũng như về các vấn đề khác.

Đó là người tính, còn cơ TRỜI (?) ai mà biết được?

Bất ngờ, Tập Cận Bình vội vàng kết thúc chuyến thăm Trung Á kéo dài 3 ngày, đi thẳng từ địa điểm tổ chức Hội nghị Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand ra sân bay lúc nửa đêm ngày 16/9 trở về Bắc Kinh, chỉ có Tổng thống Uzbekistan Mirziyoyev và Thủ tướng Zaripov tiễn tại sân bay nhưng dường như không có ai chào đón phái đoàn ông Tập tại sân bay Bắc Kinh.

Chuyện vì xảy ra? không ai đoán được?

Nhưng chắc chắn là rất "QUAN TRỌNG và KHÔNG BÌNH THƯỜNG"

Tập Cận Bình đã vội trở về Bắc Kinh trước thời hạn. Với tư cách là người khởi xướng quan trọng cho cuộc họp, nếu không có sự kiện lớn, ông Tập sẽ không vắng mặt trong bức ảnh tập thể khi bế mạc cuộc họp. Chỉ có ba khả năng xảy ra tình huống này:

1- Thứ nhất, kế hoạch ban đầu giữa ông Tập và ông Putin sụp đổ;

2- Thứ hai, có vấn đề lớn với cơ thể của ông Tập;

3- Thứ ba, tình hình chính trị trong nước có sự thay đổi lớn.

Cái nào có nhiều khả năng hơn?

Hiện tình hôm nay:

• Nga sa lầy ở Ukraine, không thể áp lực Việt Nam!

• Tàu bất ổn nội bộ, sợ kẹt như Nga, không dám tấn công Việt Nam.

Đúng là cơ hội TRỜI cho dân Việt đứng lên giải thể chế độ cộng sản thân Tàu này hầu tránh được thảm họa "diệt vong" bởi kế hoạch "Một đi không trở lại" của Tàu cộng nhầm di dân Tàu sang Việt Nam, mà chính quyền hiện hữu tuân theo lịnh của Bắc Kinh, bất chấp quyền lợi của Nước Việt, Dân Việt!

Người Việt trong Nước, Hải ngoại, hãy vì Tổ Quốc Việt, Dân Tộc Việt, vì gia đình mình, cá nhân mình mà phải HY SINH gánh lấy trách nhiệm cứu Nước, giải thể cộng sản, đem lại ĐỘC LẬP , TỰ DO, NHÂN QUYỀN, để nước Việt tồn tại, dân Việt hãnh diện với Năm Châu, xứng danh con Rồng cháu Tiên. Đừng để mất cơ hội này.

Lưu Vĩnh Lữ

----------

 

No comments:

Post a Comment