Việc rút kinh nghiệm từ
sai lầm bản thân khác nhau khiến có sự khác biệt lớn trong chuyện học hành giữa
những người giỏi và người kém.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London vừa công bố kế quả nghiên cứu đáng
chú ý về bộ não của con người trên tạp chí Journal of Neuroscience.
Các nhà khoa học nghiên cứu sóng não của 36 tình nguyện viên bằng cách
cho họ đoán thời gian. Tình nguyện viên sẽ nhấn nút khi họ nghĩ rằng 1,7 giây
đã trôi qua. Sau đó họ được cho biết họ đoán đúng, quá ngắn hoặc quá dài trước
khi thử cơ hội khác.
Người học tốt có phản ứng điện não lớn hơn khi họ trả lời sai. Bộ não
của họ cũng truyền đạt tốt hơn thông tin giữa các vùng não quyết định việc đưa
ra hành động, các vùng não quyết định sự kết hợp các giác quan của con người.
Joydeep Bhattacharya, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay: "Chúng ta
luôn nói về tầm quan trọng của việc rút kinh nghiệm từ sai lầm của bản thân
nhưng có đúng thế không? Bởi nếu vậy, tại sao chúng ta không rút ra những kinh
nghiệm giống nhau? Dường như một số người còn hiếm khi làm điều đó ngay cả khi
không ngừng được nhắc nhở về lỗi lầm của họ".
"Nghiên cứu này cho thấy một cái
nhìn đầy mỉa mai rằng não của chúng ta xử lý các thông tin phản hồi thế nào và
nó làm gì với thông tin này. Học hỏi từ nó hay gạt nó sang một bên?", ông
Bhattacharya nói.
Kết quả nghiên cứu công bố cho thấy
phản ứng não bộ liên hệ chặt chẽ với việc các tình nguyện viên học tốt như thế nào
và duy trì các kỹ năng học tập ra sao.
"Những người học tốt sử dụng
thông tin phản hồi không chỉ kiểm tra hành động trong quá khứ, mà còn để điều
chỉnh những hành động tiếp theo", Caroline Di Bernardi Luft, một người
tham gia dự án nghiên cứu kết luận.
No comments:
Post a Comment