Câu hỏi: Tại
sao người ta cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thoát ?
Trả lời:
Con người khi
chết, thể xác làm bằng vật chất, thịt da, máu huyết…, nên trước sau gì cũng sẽ
tan rả, thiêu ra tro bụi thì tan rả nhanh, chôn cất thì tan rả chậm, ướp xác
thì tuy thân xác còn nhưng không nguyên vẹn và không có ích lợi gì.
Linh hồn thì
làm bằng những thể vô hình như: Thiên khí, năng lượng, tư tưởng, tình cảm…., những
cái nầy thì tuy thân xác không còn, nhưng nó vẫn có thể tồn tại một thời gian
nào đó, có khi nhanh chóng, có khi lâu dài, có thể mấy mươi năm, có thể mấy
trăm năm, có thể cả ngàn năm, ở một không gian nào đó, thường là nơi chôn cất
xác thân, nơi thờ phượng.
Nhưng không
phải là linh hồn có thể tồn tại mãi hoài, vĩnh viễn, dù có người gọi nó là
“linh hồn bất tử bất diệt”, linh hồn có thể bất tử nhưng phải kèm theo những
hình thức bất tử nào đó, thường là hình thức đầu thai, tái kiếp làm người, rồi
lại tái kiếp trong nhiều thân xác, đời kiếp con người khác nhau.
Cầu cho linh
hồn siêu thoát có ý nghiã đích thật là cầu cho linh hồn tan rả giống như thân
xác, vì nếu linh hồn vẫn tồn tại thì có hại hơn là có lợi cho linh hồn, bởi vì
con người thì cần cả hai thứ: thể xác và linh hồn. Thể xác thì cần có linh hồn,
và linh hồn cũng cần có thể xác, hai phần nầy nếu tách rời nhau, nếu tách rời
thể xác, linh hồn thì sẽ không còn sự sống, không còn là con người, một linh hồn
không thể xác chỉ là một hồn ma, và một con người không có linh hồn thì chỉ là
một cái xác , một người bịnh tâm thần.
Khi thể xác
không còn thì linh hồn sẽ rất khổ sở, vì linh hồn không thể thực hiện được những
gì linh hồn mong muốn, tất cả mọi ước muốn của linh hồn đều cần phải có thể xác
để thực hiện, muốn yêu thương, muốn giao tiếp, muốn truyền đạt điều gì, đều cần
đến phương tiện vật chất là thể xác con người.
Có nhiều tôn
giáo và một số quan niệm nhân gian cho rằng khi chết linh hồn hoặc phải đi vào
Địa ngục để nghe Diêm Vương phán xử những tội trạng khi còn sống, và phải chịu
những hình phạt tương xứng. Nhiều sách vở, chùa chiền còn vẽ ra những bức tranh
“thập điện diêm vương” với những cảnh hành hình ghê rợn như nấu trong chảo dầu
sôi, đốt trên cột lửa đỏ, cắt lưỡi, lột da, ngồi trên bàn chông…., nhưng tất cả
những chuyện, hình, tranh vẽ địa ngục, Diêm vương nầy đều là sản phẩm trí tưởng
tượng của con người, không phải sự thật.
Có những điều
không hợp lý, như là việc linh hồn bị bỏ vào chảo dầu sôi để trị tội linh hồn,
nhưng linh hồn là năng lượng vô hình, không có hình hài, than thể gì hết, thì
làm sao mà bỏ vào chảo dầu sôi hay treo trên cột lửa được, thể xác thì được chớ
linh hồn thì không. Còn điều nầy nữa là những tội lỗi của con người có thể chỉ
là tội của thể xác thì tại sao lại bắt linh hồn phải chịu tội, thực tế linh hồn
không điều khiển được hoàn toàn thể xác, có nhiều trường hợp tự ý hành động,
không màng gì sự điều khiển, hay chỉ dạy của linh hồn, có những hành động mà
người ta gọi là hành động không có lương tâm, và lương tâm ở đây có thể hiểu
chính là Linh Hồn.
Những cảnh
trí đẹp đẽ an nhàn nơi thượng giới gọi là Thiên Đàng, nơi được dành cho những
người lúc sống làm điều tốt đẹp, thiện lương, tu hành…, nhưng mà, nếu như cảnh
Điạ Ngục là giả, thì cảnh Thiên Đàng cũng là giả, cũng không hề có thật, cũng
chỉ là những chuyện, những cảnh, những hình… do con người tưởng tượng ra thôi.
Linh hồn là
năng lượng siêu hình thì cho dù có tới được một nơi tốt đẹp, đầy đủ hoa thơm cỏ
lạ, rượu thịt ê hề, hay gái đẹp như tiên là Thiên Đàng, thì linh hồn cũng không
thể hưởng thụ được gì cả. Và cái Hội Đồng xét duyệt cho những linh hồn nào được
lên Thiên Đàng như thế nào, gồm có những ai, xét duyệt thế nào…, thì tất cả những
cái nầy không ai hiểu biết gì gì cả, tất cả chỉ là những lời nói mơ hồ, chung
chung mà thôi.
Không có Điạ
Ngục, cũng không có Thiên Đường giống như những mô tả của người đời, chỉ các vị
Đạo Sư tâm linh Ai Cập, Ấn Độ giải thích, mô tả Điạ Ngục, Thiên Đàng có tính chất
tâm linh thì nghe có vẻ khả tin, thích hợp hơn. Theo những cách thức giải thích
và mô tả nầy thì không có những địa ngục, Thiên Đàng cụ thể, vật chất, không có
cột lửa, chảo dầu…, nhưng có những Thiên Đàng, Địa Ngục vô hình, tâm linh.
Không cần phải
đợi tới khi chết con người mới phải đối diện với Thiên Đàng, Địa Ngục, mà ngay
khi sống, con người vẫn có thể sa vào Địa Ngục, hay là có được Thiên Đàng. Khi người
ta làm điều tội lỗi, xấu xa, có lúc người sẽ phải đối diện với những ray rức,
ăn năn, hối hận, lo lắng, buồn phiền, những cái nầy người đời thường quen gọi
là “Tiếng nói Lương Tâm’.
Cái gọi là
“tiếng nói Lương Tâm” chính là cái Địa Ngục tâm linh của con người, tiếng nói
Lương Tâm có khi vật ngã cả những kẻ hung bạo nhất, tàn ác nhất, có những kẻ
sát nhân giết người nhưng lại không chịu nỗi tiếng nói Lương Tâm, có khi phải tự
ý đi thú tội, có kẻ ăn năn hối lỗi phải bỏ hết của cải, có người đi tu, có người
đi làm những việc thiện đức để chuộc tội, có người phải tự tử !
Có kẻ ngoan
cố, khi sống vẫn cố chống lại Lương Tâm, những kẻ nầy phải đợi đến khi chết rồi
mới đầu hàng tiếng nói Lương Tâm, và đó là lúc linh hồn người chết sa vào Địa
Ngục, địa ngục của những sự dằn vật, dày vò, đau khổ….., địa ngục tinh thần, địa
ngục tâm linh, vô hình đối với xác thịt, nhưng hiện hữu đối với linh hồn.
Con người
vào nước Thiên Đàng cũng bằng những hình thức tâm linh siêu hình, không phải đợi
tới khi chết rồi mới tính chuyện đi vào nước Thiên Đường, khi đó sẽ là quá trễ,
sẽ không còn kịp nữa. Con người phải chuẩn bị những phương tiện, điều kiện để
vào nước Thiên Đáng ngay lúc còn sống, như là phải làm nhiều việc tốt, việc thiện
để tâm được bình an, vui vẻ, nước Thiên Đàng cũng chỉ có nghiã là tâm vui vẻ,
bình an vậy thôi. Khi không còn thân xác thì tâm vui vẻ, bình an vẫn còn, có
nghiã là linh hồn đã vào được Thiên Đàng.
Thân xác con
người có những mức độ văn minh, tiến hoá, minh triết, giác ngộ khác nhau, linh
hồn con người cũng vậy, có những con người chưa tiến hoá, và có những linh hồn
cũng chưa tiến hoá, cho nên không những là thân xác con người cần học hỏi mà
linh hồn con người cũng cần phải học hỏi, thân xác cần tiến hoá, linh hồn cũng
cần phải tiến hoá.
Nhưng muốn
linh hồn tiến hoá thì không phải là cầu nguyện, cầu siêu, mà linh hồn tiến hoá
qua phương tiện thân xác, thân xác học hỏi là linh hồn học hỏi, thân xác tiến
hoá là linh hồn tiến hoá, thân xác giác ngộ là linh hồn giác ngộ. Nếu một đời
thân xác không tiến hoá thì một đời linh hồn không tiến hoá, kết qủa là linh hồn
sẽ lại đầu thai vào thân xác khác để tiếp tục học hỏi và tiến hoá, một con đường
dài không ngừng nghỉ, và con đường dài luân phiên “tử sinh - tái kiếp – luân hồi”
nầy có nghia là “linh hồn bất tử bất diệt”, chớ không phải là linh hồn ở mãi một
nơi dù là Thiên Đàng mà gọi là “bất tử bất diệt”.
Như vậy thì
“Luân Hồi” có hình ảnh là những luồng sóng nhấp nhô và tiến về phía trước chớ
không phải là một cái bánh xe tròn cố định như những hình tượng bánh xe Luân Hồi
người đời thường mô tả. Tái kiếp có nghiã là linh hồn sẽ đến với một thân xác
khác, để tiếp tục những cuộc hành trình mới, những kinh nghiệm mới, những học hỏi
mới, hiểu biết mới, những thành công mới và cả những thất bại mới, cho những sứ
mạng mới của linh hồn, mà không phải là những phần thưởng hay những trừng phạt
của những chuyện thuộc đời kiếp trước , tức là Tiền kiếp, của Linh Hồn.
Tại sao thân
xác nầy, đời kiếp nầy, lại phải gánh chịu những tội lỗi của thân xác nào khác
trong những đời kiếp trước của linh hồn, chuyện nầy vô lý, bất công, không có
Toà án nào, không có ông Quan Toà nào, nhất là ông Thượng Đế lại phán xử những
hình phạt vô lý, bất công như vậy đối với con người.
Khi có người
chết, khi thân nhân qua đời, người ta thường làm những lễ lạc gọi là cầu siêu,
cầu an cho linh hồn người chết, cái đó là do những phong tục tập quán, và do những
quan niệm dân gian, tôn giáo về chuyện linh hồn người chết , nếu không siêu
thoát thì sẽ bị đày đoạ nơi khổ ải, địa ngục.
Nhưng quan
trọng là cầu mà có được hay không, nếu cầu mà không được thì cầu để làm gì, mà
cầu thì tốn công, tốn của nữa, thời buổi nầy ma chay cầu siêu, tụng kinh tụng
niệm gì cũng đều tốn kém, càng rước nhiều vị sư cầu siêu thì càng thêm tốn kém,
sư càng danh tiếng thì càng khó mời, càng tốn kém nhiều, càng phải trả nhiều tiền.
Nhưng mà chuyện
Linh Hồn siêu thoát hay không siêu thoát, siêu thoát thế nào, siêu thoát ra
sao, làm sao siêu thoát, bao giờ siêu thoát, vân vân, thì đều là những câu hỏi
không có câu trả lời, vì tất cả những điều nầy thuộc về thế giới tâm linh siêu
hình, thế giới mà người sống không hiểu biết gì hết, tất cả chỉ là giả thiết, tất
cả chỉ là quan niệm, không ai biết sự thật ra sao, sự thật thế nào cả, và sẽ
không bao giờ con người biết được những sự thật về thế giới tâm linh siêu hình.
Nhiều lắm
thì con người có thể biết được đôi chút, đôi điều về thế giới tâm linh huyền bí,
siêu hình, thí dụ như là chuyện linh hồn ma qủi quấy phá con người, chuyện nầy
nghe có vẻ dị đoan mê tín, nhưng mà có một số trường hợp có bằng chứng rõ ràng.
Có người bị linh hồn người chết xâm nhập làm cho bịnh tật, ốm đau, điên loạn…,
đây là trường hợp bịnh tâm linh, trường hợp nầy muốn chữa trị , không thể dung y
dược thuốc men, mà cần phải làm cách gì đó làm cho linh hồn người chết được
siêu thoát, cụ thể là linh hồn người lạ, người chết phải rời khỏi cơ thể bịnh nhân,
thì bịnh nhân mới hết bệnh, nếu linh hồn
người chết không rời khỏi, thì không thể trị hết bịnh.
Bịnh thể chất
thì dùng thể chất để trị liệu, nhưng bịnh tâm linh thì phải dùng phương tiện
tâm linh để chữa trị, như trường hợp bịnh do linh hồn người chết xâm nhập trên
đây thì chỉ duy nhất có những phương tiện tâm linh mới chữa trị được. Một số,
không phải là tất cả, Học Viên Nhân Điện của Thầy Đáng có năng lực tâm có thể dùng
năng lực tâm linh để chữa trị cho những người bịnh tâm linh, do bị linh hồn người
chết xâm nhập. Lưu ý là cần phải thận trọng vì Học Viên Nhân Điện của Thầy Đáng
thì rất đông, mà số Học Viên có năng lực tâm linh, trên thực tế thì rất ít, có
thể nói, chỉ những người trị được những bịnh tâm linh thì mới có thể coi là người
có năng lực tâm linh.
Một vài hiểu
biết tâm linh khác là: linh hồn người chết cần được nhanh chóng đầu thai trong
thân xác của một hài nhi nào đó, quên hết mọi dĩ vãng, quá khứ, để làm kiếp con
người, một con người mới, một vòng đời mới, nhưng là một sinh vật hoàn hảo nhất
thế gian, tiếp tục con đường Luân Hồi, học hỏi, tiến hoá.
Đó là sự
siêu thoát đẹp đẽ nhất của một linh hồn sau một kiếp người, chuyện Linh hồn tái
kiếp có thể hiểu là Luân Hồi, nhưng không phải là trở lại một khởi điểm, một bắt
đầu giống nhau, không phải là một vòng đời giống như cũ , mà là một khởi điểm mới
cho một thế hệ mới, một sáng tạo mới của Thượng Đế.
Học Viên
Nhân Điện có năng lực tâm linh, xin nhấn mạnh phải là Học Viên có năng lực tâm
linh, người có sứ mạng tâm linh, có thể giúp cầu an cầu siêu cho linh hồn người
chết được siêu thoát theo nghiã đầu thai tái kiếp làm người nầy.
THÁI TẤN
TRUYỀN
No comments:
Post a Comment