Saturday, 29 May 2021

3 phút rưởi , tránh cái chết đột ngột ban đêm

 Một bác sĩ đưa ra lời khuyên dành cho những ai thức dậy vào ban đêm hay thường đi tiểu.

Mỗi người đều phải lưu ý 3 phút rưỡi.

 Chuyện thường xảy ra: Một người luôn có vẻ khỏe mạnh đã qua đời vào ban đêm.

 Chúng tôi thường nghe những câu chuyện của người ta nói: "Hôm qua, tôi đang nói chuyện với anh ấy, tại sao anh ấy lại chết đột ngột?

 Lý do là khi bạn thức đêm đi vệ sinh, nó thường xảy ra nhanh chóng.

 Chúng ta cần dừng ngay lập tức việc để não bộ không có máu lưu thông. Tại sao lại là "3 phút rưỡi" quan trọng lắm sao?

 Vào nửa đêm, khi việc buồn tiểu đánh thức bạn, mô hình hoạt động bị thay đổi. Tự nhiên tăng lên, não sẽ bị thiếu máu và sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch suy yếu.

 Bạn nên dành ra 3 phút rưỡi để làm những việc sau đây:

 1. Khi bạn thức dậy, nằm trên giường một phút rưỡi.

 2. Ngồi trên giường trong nửa phút tiếp theo.

 3. Hạ chân và ngồi trên mép giường trong nửa phút.

 4. Đứng thẳng người làm một vài động tác vươn vai và khua tay một phút.

 Sau ba phút rưỡi, não của bạn sẽ không còn bị thiếu m.áu và trái tim của bạn sẽ không làm suy yếu, mà sẽ làm giảm nguy cơ chết đột ngột.

 Điều này có thể xảy ra bất kể tuổi tác. Trẻ hay già. Gia đình bạn cũng nên theo dõi nó.

 Nếu đọc được thông tin này hãy share cho mọi người cùng biết nhé.

 

 

Friday, 28 May 2021

Người việt nam hèn hạ

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg0T9Pvv14K9vYGwHbkrwt4HqrL-7XV5MPanMG470JOeEl1OiABQh7om0Zu-ezFX8Du9yCpF3OQV5VAuBDWCC0UN1-qQV-VLtuSu0WaFh-FDiH3U03dEYVDhMVZ4zshz9klhWBPvx3JUA/s400/Han-Phan-622.jpg

Phan Thị Hân, tác giả bài người việt nam hèn hạ, sinh năm 1979, tốt nghiệp ngành luật, hiện là giám đốc một công ty truyền thông ở Sài Gòn. Hình do tác giả cung cấp.

Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. 

Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề. 

Cách đây đã lâu, tôi đọc "người trung quốc xấu xí" của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/đúng/sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ỉ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. 

Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn "người Mỹ xấu xí," "người Nhật Bản xấu xí," rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. 

Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là "cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết ,thương yêu nhau" và nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ. Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này? 

Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng. Đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng? Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng "thần tượng Su-Ju" của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế... trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế? 

Con nít nó học cha anh mà ra. Chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ và nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi. 

Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước người dân. 

Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có, nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng "cơm no, áo ấm." 

Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! "Doanh nhân là chiến sĩ thời bình." Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. 

Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng "luật im lặng" của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. 

Trong khi họ giữ đất cho ai? 

Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? 

Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi người dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là "lý tưởng Hồ Chí Minh" hay "lý tưởng cộng sản" nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là "phản động." 

Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị cảnh sát giao thông thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết. 

Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa? 

Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh và ức hiếp bên dưới. 

Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!  Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức, làm "đầy tớ" của người dân! 

Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vật vạ dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan. 

Bọn công bộc đó đã đẩy hai mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới? 

Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng một cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng. 

Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng. 

Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày. Con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày. Chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày. Chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn. Không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác. Không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện. 

Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó. 

Tôi nghĩ đến bọn này, khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi. 

Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật. 

Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc, chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.

Tôi đọc tin bọn chủ và lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng. 

Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt. 

Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền. Nhưng túi rách, tiền bay ra. Xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt. Nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị một đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp! 

... Còn rất nhiều tin. 

Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? 

Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó. 

Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là "nền văn chương than khóc." 

Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là "cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết, thương yêu nhau" một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết và chết. Không hơn không kém. 

Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có ba loại: 

– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt. 

– Loại có trăn trở, có suy tư. Nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai? 

– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn. Nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên một tiếng đàn, rồi thôi! 

Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi. 

Còn những thứ hổ lốn, lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc. 

Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? 

Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản. 

Nhiều người rất cực đoan. Nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. 

Nhưng, cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém! 

Nghe nói cụ Tản Đà có câu: 

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn! Cho nên quân ấy mới làm quan. 

Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi. Tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại. Tôi chỉ nghĩ đến một điều: Cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế? 

Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa? 

Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ. Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục, thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm? 

Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta? 

Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không? 

Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta, những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng. 

Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc. 

Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực tế đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì? 

Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.  

Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam "cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau" đã từng đấu tranh thắng Mỹ. Các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi. Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục? 

Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là "Mỹ đã đến biển Đông," "bà Hillary dọa Tàu cộng không nên gây hấn," để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã "dạy dỗ" cả đám chóp bu việt nam. "Đĩ" chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà "đĩ" như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh? 

Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh Tàu cộng hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi. Không cần nói nữa. 

Phan Thị Hân

Wednesday, 26 May 2021

Tròn trong Tâm

 

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó, sao ta không tròn ngay tự trong tâm?

Thanh Ngọc 

"Hễ tâm dấy khởi một thiện niệm thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện Thần đã đi theo mình rồi..."

Mỗi người như chiếc bánh xe lăn trên đường đời. Khi xe di chuyển khó, ta cần kiểm tra xem có phải lốp bị xịt hơi không? Xịt hơi rồi thì bơm căng lại, xe sẽ lại chạy bon bon. Cái tâm này cũng vậy, cần bơm đầy chính khí, bồi bổ thiện lương, gia cố thêm lòng nhẫn nại, nỗ lực vươn lên như chồi non tìm ánh sáng.

Trong đề thi thử THPT Quốc gia của một số trường cấp 3 mấy năm về trước, có một câu phát biểu suy nghĩ về hai dòng thơ trong bài "Tự sự" của Nguyễn Quang Hưng:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"

Hai câu thơ có nội hàm thật sâu sắc, người với trải nghiệm cuộc đời khác nhau, cảnh giới tinh thần khác nhau sẽ có cảm nhận và lý giải khác nhau. Bởi vậy, sẽ khó có một "đáp án tiêu chuẩn" nào cho một đề bài như vậy.

Tôi đọc được hai câu thơ này đúng vào lúc cuộc đời biến động, bản thân đang đứng trước thử thách, khổ nạn to lớn dường như khó lòng vượt qua. Vì thế, không khỏi cảm khái mà viết ra vài dòng suy nghĩ nông cạn, mong sẻ chia cùng người tri kỷ.

Hai câu thơ đặt trong bức tranh toàn cảnh của một bài thơ sinh động, xanh tươi mà thấm đẫm triết lý nhân sinh:

"Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy

Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ dành cho một riêng ai".

(Nguyễn Quang Hưng)

Hai câu thơ dường như là điểm sáng, kết tinh của toàn bài. Trước, là bức tranh cuộc đời muôn vẻ, "dù đục dù trong", "dù cao dù thấp", trắc trở nhấp nhô. Và sau, là hình ảnh tươi mới đầy hy vọng của hạt giống nảy mầm từ lòng đất, "chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng". Hai câu thơ như một sự tự vấn, bản lề của sự đổi thay:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm"

Nó đặt ra sự tương phản giữa "méo" và "tròn", giữa "cuộc đời" và cái "tâm" con người.

Dường như với bất kỳ ai trên cõi đời này, cuộc đời đều "méo mó" theo cách này hay cách khác. Ở đâu, lúc nào, với ai, ta đều có thể gặp phải chuyện không như ý. Từ chuyện "vĩ mô" như tham nhũng cửa quyền, môi trường ô nhiễm, giao thông hỗn loạn... đến chuyện "vi mô" như món ăn trưa nay quá mặn, con cái không vâng lời, hay bỏ lỡ một món hời nào đó...

Nhân sinh có khổ sẽ có vui, có đắng cay ắt có ngọt bùi 

Có một người vợ than phiền với bạn mình rằng chồng của cô quá ham chơi, chẳng chăm lo gì đến việc nhà cửa con cái. Cô ngưỡng mộ bạn mình vì chồng cô này rất yêu vợ thương con, cuối tuần nào cũng ở nhà. Ai ngờ, người bạn nói rằng cô ấy chỉ mong chồng mình chịu khó đi ra ngoài mở mang đầu óc, để bản thân cô có chút không gian riêng...

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Lúa ở ruộng nhà người khác thường xanh hơn, con người thường mơ ước những thứ không thuộc về mình mà không biết rằng nếu ở trong hoàn cảnh đó, họ cũng sẽ phiền não như vậy.

Bởi vì phiền não khởi nguồn từ dục vọng. Nếu ta không có dục vọng hưởng thụ ăn uống, thì cơm rau nước lã cũng bằng mỹ vị cao lương. Nếu ta không có dục vọng đối với tiền bạc, thì sự lên xuống của cổ phiếu đâu thể động lòng ta được? Và nếu ta chẳng màng quan tâm sĩ diện của bản thân, thì lời đàm tiếu thị phi của người đời chỉ như mây trôi gió thoảng...

Mỗi người như chiếc bánh xe lăn trên đường đời. Khi xe di chuyển khó, ta cần kiểm tra xem có phải lốp bị xịt hơi không? Xịt hơi rồi thì bơm căng lại, xe sẽ lại chạy bon bon. Cái tâm này cũng vậy, cần bơm đầy chính khí, bồi bổ thiện lương, gia cố thêm lòng nhẫn nại, nỗ lực vươn lên như chồi non tìm ánh sáng.

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, cuốn sách khuyến thiện đệ nhất của Đạo gia có viết:

"Hễ tâm dấy khởi một thiện niệm thì tuy điều thiện chưa làm nhưng thiện Thần đã đi theo mình rồi. Hoặc tâm dấy khởi một ác niệm thì tuy điều ác chưa làm nhưng ác Thần đã đi theo mình rồi".

"Người thiện lương thì ai ai cũng kính trọng. Trời giúp đỡ họ. Phúc lộc đi theo bên họ. Mọi tà quái tránh xa họ, [vì họ được] thần linh hộ vệ. Mọi việc họ làm đều thành công".

Vậy thì hỡi những tấm lòng thiện lương trong thiên hạ, lo gì cuộc đời không phúc thọ đủ đầy, chỉ e rằng lòng ta chưa đủ lương thiện mà thôi!

Thanh Ngọc

--