Monday, 24 May 2021

Nhân nghĩa của Israel

 Nhân nghĩa của Israel: Phản công Hamas, vẫn nghĩ cho dân thường đối phương

Mạn Vũ 

Israel phản công Hamas: Vẫn nghĩ cho dân thường đối phương

Khi Israel phản kích, Hamas muốn lấy người dân ở khu vực chiếm đóng làm 'bia đỡ đạn'. Tuy nhiên, ngay trong lúc Israel tấn công Hamas, họ lại nghĩ 'trăm phương ngàn kế' để không lạm sát dân thường của đối phương...

Vậy thì Israel đã nghĩ ra phương cách gì? Nhà sử học, đồng thời là nhà bình luận các vấn đề thời sự – Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có đánh giá của mình trên trang Thành trì hy vọng, mục Thiên Lượng giảng đường đăng ngày 19/5.

Và dưới đây là phần bình luận của Giáo sư Chương.  

***

Mấy tuần nay, xung đột giữa Israel và Hamas trở nên rất nóng, trên Twitter bạn sẽ thấy thông tin Hamas dùng tên lửa tấn công Israel. Số lượng tên lửa mà Hamas tấn công Israel đã đã vượt quá 3000 quả. Về cơ bản, những quả tên lửa Hamas phóng hầu hết bị Israel đánh chặn. 

Israel muốn phản kích, nhưng Israel biết rằng Hamas muốn lấy người dân ở khu vực chiếm đóng làm 'bia đỡ đạn', do đó Hamas đem vũ khí đặt ở dưới những nơi như nhà ở, chung cư, trường học, nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện v.v. Như thế nếu chiến tranh bạo phát, Israel phải công kích các công trình quân sự của Hamas, vậy thì không thể tránh thương vong về người. Israel phải làm sao đây?

Israel phản công nhưng vẫn 'duy hộ nhân nghĩa'

Israel đã nghĩ ra cách làm rất có ý nghĩa. Đó là trước khi tấn công bằng tên lửa đạn đạo, họ gọi điện thoại cho cư dân ở trong toà nhà mà họ sắp tấn công, nói rằng họ sẽ cho nổ toà nhà này, các người hãy nhanh chóng chạy đi. 

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu 

Tôi xem bài báo trên tờ Jerusalem nói rằng có người sau khi nhận cuộc gọi của Israel, người ấy còn hỏi phía Israel: "Các người muốn cho nổ phần trước hay phần sau", bởi vì người ấy biết Israel có tên lửa dẫn đường. Nói tóm lại Israel nỗ lực hết sức để giảm thiểu thương vong cho dân thường, họ gọi điện thoại, phái máy bay không người lái phát cảnh báo, nói cho thường dân hãy nhanh chóng chạy đi. 

Tiếp đó Israel không chỉ làm như thế, trước khi cho nổ toà nhà, họ còn dùng máy bay không người lái bay lòng vòng để quan sát tình huống dân thường từ trong toà nhà chạy ra. Họ đếm, ví như trong toà nhà có khoảng 100 người, họ cảm thấy 100 người đã chạy ra khỏi toà nhà, mọi người chạy ra hết rồi, họ mới bắt đầu khai hoả cho nổ toà nhà. Chính là chuyện như vậy. 

Do đó bạn sẽ cảm thấy rằng Israel thật sự 'duy hộ nhân nghĩa', hơn nữa khi họ lựa chọn mục tiêu tấn công, họ cũng nắm rất vững thời gian nổ của những quả đạn (bom) mình ném. Ví như vũ khí cất giấu ở tầng dưới, trước khi quả bom tiến đến tầng dưới thì nó chưa phát nổ, phải đến được tầng dưới nó mới phát nổ; nó từ trên đầu toà nhà, xuyên qua các tầng các tầng, khi đến được tầng dưới nó mới phát nổ. Nếu như mục tiêu nằm ở tầng thứ hai, thì quả bom phải đếm tới tầng thứ hai nó mới phát nổ. Họ cũng tính toán lượng thuốc nổ trong quả bom. Cũng chính là nói, Israel đã nghĩ hết thảy biện pháp phát triển vũ khí khiến giá thành tăng cao, nhưng vì mục đích là tránh thương vong cho dân thường bên đối phương.

Sau đó nhân viên tình báo của Israel có một mối lo lắng? Mối lo lắng gì? Chính là khi họ không kích Hamas, nhỡ mà thường dân người Palestine không nghe cảnh báo, nếu họ không chạy, hoặc là họ chạy lên nóc toà nhà thì làm thế nào? Ví như bạn muốn cho nổ ở tầng dưới, bạn không biết tầng trệt liệu còn người hay không; thêm vào đó, nếu trên nóc có thường dân, vậy thì khi cho nổ tầng dưới quả đạn phải đi qua người ấy... cho nên Israel vẫn do dự. Dưới tình huống như vậy thì cho nổ hay không? 

Kết quả là người Palestine biết Israel 'duy hộ nhân nghĩa', nên rất nhiều người hữu ý chạy lên nóc nhà, biểu thị rằng họ không chịu di tản, do đó Israel không có cách nào cho nổ bom. Qua một thời gian như vậy, Israel bèn đưa ra quyết định. 

Là quyết định gì? Đó là khi Israel cho nổ tầng dưới họ đã cho nổ... ở xung quanh toà nhà. Nếu xung quanh toà nhà có khoảng trống, họ sẽ cho nổ ở xung quanh. Khi cho nổ xung quanh, người dân thấy xung quanh đã nổ bèn sợ quá, họ sẽ nhanh chóng chạy đi. Sách lược này gọi là 'đánh gõ trên nóc' ('xao đả ốc đỉnh'). Bạn ở trên đỉnh, không muốn cho Israel nổ bom, họ chỉ cần 'đập đập gõ gõ' cho nổ xung quanh khiến bạn chấn kinh. 

Nếu xung quanh toà nhà không có khoảng trống thì sao? Israel lại nghĩ ra một phương pháp. Họ gọi điện thoại cho người người trong toà nhà di chuyển ra hết. Trên nóc còn rất nhiều người, thế là họ phóng tên lửa xuống nóc nhà. Nhưng khi tiến sát tới nóc, tên lửa đổi hướng quay ngược lại lên trên và nổ trên không trung. Nổ trên không như vậy, không gây thương vong cho dân thường, nhưng khi ấy những người trên nóc nhà vô cùng sợ hãi, thế là họ nhanh chóng di tản. Sau khi dân thường chạy khỏi, còn lại toà nhà trống, Israel bắt đầu dùng hoả lực tập trung cho nổ toà nhà, tiêu huỷ công trình đó. 

Do đó quân đội bảo vệ quốc gia của Israel sau khi đo lường sách lược này, họ đã thả hơn 250 truyền đơn cảnh báo, còn gọi 165.000 cuộc điện thoại cho thường dân rời khỏi địa điểm công kích. Chiến thuật 'xao đả ốc đỉnh' cho nổ trên không đã thực hiện được vài lần. 

Israel đã làm làm như vậy, thế mà vẫn có người nói Israel tấn công thường dân, điều này thật không có đạo lý.  

***

Kỳ thực Hamas khi tấn công Israel trước giờ chưa từng phát cảnh báo, họ phóng tên lửa đạn đạo mà không sợ việc gây thương vong cho thường dân, gồm cả việc cho nổ chết tín đồ Hồi giáo. Bởi vì ở Ga-za không chỉ có người Do Thái, còn có người Hồi giáo. Phía Hamas không quan tâm điều đó, họ cứ cho nổ như vậy. 

Còn Israel là quốc gia dân chủ, họ luôn muốn bảo vệ an toàn cho người dân nước họ, bạn đánh bom tôi, tôi phải tấn công lại bạn. Nhưng mọi người thấy khi Israel phản công, họ luôn rất nhân đạo, không muốn làm hại dân thường của đối phương.

Mạn Vũ biên dịch

--

 

No comments:

Post a Comment