Thursday, 24 October 2024

Mười Lý Do Để Bỏ Phiếu Cho Cựu Tổng Thống Trump

Còn đúng hai tuần nữa là tới ngày bầu cử chính thức.  Hai ứng cử viên Tổng Thống Donald Trump và Kamala Harris ráo riết đi vận động tại các tiểu bang Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.  Năm 2020 Joe Biden đã thắng 6 trong 7 tiểu bang chiến địa này.  Biden đã giành được chiến thắng tại Georgia với hơn 12,670 phiếu.  Cuộc thăm dò mới nhất của trường Đại Học Quinnipiac cho hay Trump đang dẫn đầu tại Georgia với 52% và Harris 45%.  Cuộc thăm dò của Trafalgar tại Michigan:  Trump 46%, Harris 44% và tại Wisconsin:  Trump 46.8%, Harris 46.6%.

Một tuần sau khi bầu cử sớm được bắt đầu vào Thứ Ba 15/10, tiểu bang Georgia đã có gần 1.4 triệu cử tri bỏ phiếu sớm, đây là con số kỷ lục tại tiểu bang này.  Đảng Dân Chủ vẫn có nhiều cử tri bỏ phiếu bằng thư nhưng tỷ lệ cử tri Cộng Hòa bỏ phiếu sớm tại tiểu bang này đã tăng nhiều so với năm 2020, đây là dấu hiệu tốt cho cựu TT Trump.  Một cử tri Cộng Hòa cho hay ông ta đã bỏ phiếu cho cựu TT Trump vì: "Cựu TT Trump đại diện cho tự do và thịnh vượng, ông là Tổng Thống duy nhất đã làm việc không biết mệt mỏi để thực hiện cụ thể những lời hứa của mình khi tranh cử."  Một cử tri khác nói: "Tôi bỏ phiếu cho Donald Trump vì ông đã bảo vệ nước Mỹ trước xã hội chủ nghĩa và hiểm họa Trung Cộng."  

Thăm dò của Real Clear Politics cho hay cựu TT Trump đang dẫn đầu tại các tiểu bang chiến địa với 48.4% và Kamala Harris 47.3%.  Cựu TT Trump sẽ có cơ hội giành được 312 phiếu Cử Tri Đoàn và Kamala Harris sẽ được 226 phiếu.  Là Thống Đốc của một tiểu bang đang từ Dân Chủ chuyển qua Cộng Hòa, Thống Đốc Virginia Youngkin nhấn mạnh: "Tôi thường xuyên đi khắp nơi, tôi lắng nghe cử tri và được biết quan tâm lớn nhất của họ là làm sao có đủ tiền chi cho thực phẩm, xăng, trả tiền nợ nhà hoặc tiền thuê nhà, . . .  Kế đó cử tri quan tâm tới hàng triệu di dân vượt biên vào Hoa Kỳ, trong số này có hàng trăm ngàn tội phạm, theo báo cáo của Bộ Nội An."  

Mười lý do để bỏ phiếu cho cựu Tổng Thống Trump

Hiện trạng của đất nước trong gần 4 năm qua về lạm phát, khủng hoảng biên giới, tội ác gia tăng,... cần phải giải quyết nhưng Kamala luôn luôn trốn tránh thực tế.  Chính Kamala Harris phải liên đới chịu trách nhiệm về những chính sách sai lầm của Biden-Harris, thay vì nhìn nhận trách nhiệm và đưa ra cách giải quyết thì Kamala cứ một mực đổ lỗi cho cựu TT Trump.  Người dân đã biết rõ chính sách của cựu TT Trump và họ rất mong ông trở lại Tòa Bạch Ốc để cải thiện đời sống của họ.

1. Lạm phát

Chính quyền Biden-Harris đã gây ra lạm phát tới mức cao nhất trong hơn 4 thập niên qua.  Kamala Harris giải quyết lạm phát bằng cách kiểm soát giá cả và sẽ truy tố những nhà sản xuất, những cơ sở thương mại tăng giá hàng hóa.  Đây là chính sách của cộng sản, tất cả quyền lực tập trung vào chính quyền, điều này sẽ dẫn tới hậu quả khan hiếm hàng hóa vì các nhà sản xuất sẽ giảm hoặc ngưng sản xuất khi họ không kiếm được lợi nhuận, và dân chúng sẽ rơi vào tình trạng phải sắp hàng dài để mua nhu yếu phẩm bằng tem phiếu như đã từng xảy ra tại Nga, Cuba, Venezuela, Việt Nam,...

Chương trình hành động của cựu TT Trump là tăng sản xuất năng lượng vì năng lượng ảnh hưởng tới chi phí chuyên chở hàng hóa.  Cựu TT Trump sẽ cho mở đường ống dẫn dầu Keystone XL và Dakota Access, điều này sẽ tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm, đem lại cho người dân 2 tỷ Dollars lợi tức.  Cựu TT Trump chủ trương tạo điều kiện để người dân có đời sống sung túc, trái với những chương trình phúc lợi của đảng Dân Chủ chỉ giúp người dân tạm sống qua ngày.  Thêm vào đó, việc chi tiêu quá mức của chính quyền sẽ giảm giá trị đồng Dollar và gây ra lạm phát.  Tổng Thống Javier Milie của Argentina đã giảm lạm phát từ 22% xuống 4% trong thời gian 9 tháng, tại sao chính quyền Biden-Harris không có khả năng giải quyết vấn đề?

2. Phá Thai

Phá thai được tự do từ năm 1973, tính tới nay đã có hơn 60 triệu thai nhi vô tội bị sát hại.  Năm 2022 Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra quan điểm trao quyền quyết định về vấn đề phá thai cho chính quyền tiểu bang, và cựu TT Trump tôn trọng quyết định này.  Là một Tổng Thống ủng hộ quyền sống của thai nhi, cựu TT Trump đã cắt giảm ngân quỹ cho các trung tâm thực hiện phá thai.  Trong cuộc biểu tình bảo vệ sự sống năm 2020, cựu TT Trump đã nhấn mạnh: "Sự sống là món quà quý giá và thiêng liêng của Thượng Đế ban cho chúng ta.  Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ sự sống của thai nhi."

Đảng Dân Chủ và Kamala Harris chủ trương cho tự do phá thai.  Khi còn là Thượng Nghị Sĩ, Kamala Harris đã giới thiệu dự luật cho phá thai vô thời hạn.  Ứng cử viên Phó Tổng Thống Tim Walz ký thành luật cho phá thai tới ngày sanh tại tiểu bang Wisconsin.  Khi còn là Bộ Trưởng Tư Pháp California, Kamala Harris đã truy tố các Soeur Dòng Tiểu Muội vì đã không cung cấp chương trình ngừa thai cho nhân viên.  Phá thai là vấn đề gây chia rẽ đất nước từ nhiều năm nay, giờ đây đã thuộc thẩm quyền của chính quyền tiểu bang, không cần bàn tới nữa nhưng đảng Dân Chủ và Kamala Harris vẫn sử dụng vấn đề phá thai làm vũ khí tấn công đảng Cộng Hòa trong các cuộc bầu cử.

3. Bảo Vệ Biên Giới

Trong nhiệm kỳ đầu của cựu TT Trump, biên giới được bảo vệ, lực lượng biên phòng được tăng cường, bức tường biên giới được xây thêm và chính sách buộc di dân phải ở lại bên kia biên giới (Remain in Mexico) đã giúp cho làn sóng di dân giảm tới mức tối thiểu.

Chính quyền Biden-Harris thì chủ trương mở toang biên giới, ngưng xây tường, chấm dứt những biện pháp kiểm soát biên giới của cựu TT Trump, dẫn tới khủng hoảng, để cho hơn 15 triệu di dân tràn vào Hoa Kỳ gây nhiều thảm họa cho đất nước.  Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News mới đây khi được Bret Baier hỏi về tệ trạng di dân bất hợp pháp, Kamala chĩa ngay mũi dùi vào cựu TT Trump, cáo buộc chính ông đã gây ra thảm họa.  Bret Baier bác bỏ cáo buộc này, và khẳng định: "Bà là Phó Tổng Thống đương nhiệm, còn cựu TT Trump đã hết nhiệm kỳ từ hơn 3 năm nay, bà là người có trách nhiệm giải quyết vấn đề." 

4. Kinh tế và Thuế

Cựu TT Trump chủ trương cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp để họ đưa những cơ sở kinh doanh tại ngoại quốc trở về Hoa Kỳ, tạo công ăn việc làm cho người dân.  Cựu TT Trump đã có đợt cải tổ thuế lớn nhất trong nhiều thập niên vào năm 2017 nhằm mục đích đơn giản hóa luật thuế và thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư, giảm thuế cho những gia đình có lợi tức thấp và có con dưới vị thành niên.  Những chương trình ưu đãi thuế này sẽ được duy trì trong nhiệm kỳ tới.  Tại những cuộc vận động tranh cử gần đây, cựu TT Trump đã hứa sẽ miễn thuế lợi tức từ "tiền thưởng" cho các nhân viên trong ngành phục vụ, miễn thuế cho tiền an sinh xã hội nhằm nâng cao mức sống của người dân lao động và thành phần cao niên có tiền hưu cố định.

5. Công Lý và Luật Pháp

Cựu TT Trump đã có cơ hội bổ nhiệm 3 Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện có khuynh hướng bảo vệ truyền thống, đạo đức.  Cựu TT Trump ủng hộ lực lượng cảnh sát để giữ cho đời sống của người dân được an toàn.  Còn Kamala Harris thì chủ trương chống cảnh sát, và bảo lãnh tội phạm trong các vụ biểu tình bạo loạn tại Wisconsin.

6. Cải cách giáo dục

Đảng Dân Chủ và Kamala Harris đã đưa nền giáo dục của Hoa Kỳ theo chủ trương của nhóm thiên tả cực đoan: trẻ em bị nhồi sọ chương trình "Thức Tỉnh Văn Hóa" về bình đẳng giới tính, tự do chuyển giới, tước đoạt quyền giáo dục của cha mẹ, cho đàn ông chuyển giới được thi đua thể thao với nữ giới,...

Cựu TT Trump ủng hộ một hệ thống giáo dục trở lại với việc giảng dạy về các giá trị văn hóa, khoa học, những giá trị đã xây dựng nên một cường quốc Hoa Kỳ.  Cựu TT Trump ủng hộ cha mẹ có quyền lựa chọn trường học cho con em của mình.  Năm 2019 cựu TT Trump đã đưa ra chương trình học bổng tín dụng thuế trị giá 5 tỷ Dollars cho các trường tư thục và dạy nghề.

7. Chống Xã Hội Chủ Nghĩa

Cựu TT Trump luôn giữ vững lập trường chống lại xã hội chủ nghĩa.  Trong bài Thông Điệp Liên Bang năm 2019, Tổng Thống đã xác định: "Chúng ta đang đứng trước nguy cơ sẽ rơi vào xã hội chủ nghĩa.  Hoa Kỳ được thành lập trên nền tảng tự do và độc lập, chúng ta không thể bị áp bức và thống trị.  Chúng ta phải khẳng định Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia theo xã hội chủ nghĩa."

Sự nghiệp chính trị của Kamala Harris theo tài liệu của tác giả Trevor Loudon, được xây dựng từ những mối liên hệ chặt chẽ với những người theo xã hội chủ nghĩa, thân Trung Cộng.  Tim Walz cũng đã có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Cộng từ hơn 30 năm nay.  Nếu Kamala Harris và Tim Walz đắc cử, tương lai đất nước này sẽ ra sao?

8. Bảo vệ giá trị truyền thống và tôn giáo

Cựu TT Trump là một người yêu nước, đã thành công trên thương trường, nắm trong tay một cơ nghiệp hàng tỷ Dollars, ông có thể an vui hưởng nhàn nhưng năm 2015, nhà tỷ phú Donald Trump đã ra ứng cử Tổng Thống như lời hứa với Barbara Walters, một phóng viên nổi tiếng của ABC: "Tôi sẽ tranh cử Tổng Thống khi đất nước cần tôi."  Ngay từ ngày đầu tiên ra tranh cử, cựu TT Trump đã bị đảng Dân Chủ và những người mang danh Cộng Hòa (RINO) quyết tâm ngăn chặn, tiêu diệt ông.  Những cuộc đàn hặc dựa trên hồ sơ ngụy tạo của Hillary Clinton, rồi những vụ kiện liên tục xảy ra nhưng họ vẫn không ngăn chặn được cựu TT Trump, và thời gian gần đây ông đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc của hai vụ ám sát.  Mặc dù vậy cựu TT Trump vẫn hiên ngang tiến tới, ông thực sự là một nhà lãnh đạo cho Hoa Kỳ trong tình trạng hiện nay.

Kamala Harris là người đi ngược với những giá trị truyền thống, bà ta ủng hộ việc sử dụng ngân quỹ quốc gia cho việc giải phẫu chuyển giới.  Phong trào Giáo Dân CatholicVote còn cáo buộc và có bằng chứng Kamala Harris là người chống Thiên Chúa Giáo.

9. Bảo hiểm sức khỏe

Cựu TT Trump cam kết sẽ duy trì bảo hiểm Obamacare cho tới khi có một chương trình bảo hiểm sức khỏe mới tốt hơn.  Obamacare hiện tại có quá nhiều kẽ hở, bị các hãng bảo hiểm và ngay cả người mua bảo hiểm cũng đã lợi dụng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ Dollars mỗi năm cho chính phủ.

10. Lãnh Vực Đối Ngoại

Hiện nay thế giới đang trong tình trạng bất ổn, hiểm họa thế chiến có nguy cơ xảy ra, chỉ có chủ trương tạo hòa bình bằng sức mạnh – như TT Ronald Reagan trước đây đã thực hiện mới có thể chấm dứt được tình trạng bất ổn.  Cựu TT Trump đã khẳng định quyết tâm thể hiện chủ trương này, như vậy chắc chắn sẽ góp phần xây dựng hòa bình cho Do Thái, Ukraine.  Còn Trung Cộng, mối đe dọa của Hoa Kỳ và thế giới, cũng sẽ bớt hung hăng vì chính sách đối ngoại của cựu TT Trump.

Cuộc bầu cử Tổng Thống hiện nay là sự lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình, giữa sự phồn thịnh và suy thoái của đất nước. Liên Danh Donald Trump và JD Vance hiển nhiên là giải pháp hợp lý nhất.

Kim Nguyễn.

 

Wednesday, 23 October 2024

Nga sẽ thua

Đoàn Bảo Châu

Từ trước cuộc chiến, kinh tế của Nga đã không phải là quá mạnh, khi quyết định khởi động một cuộc chiến mới trên lãnh thổ Ukraine, Nga đã làm rung chuyển động lực quân sự, kinh tế và chính trị xã hội của mình.

Chúng ta thường tập trung vào cuộc chiến hiện tại của Nga, hướng tới việc chiếm đóng ở Ukraine. Nhưng quân đội của Putin cũng đang chiến đấu chống lại chính lực lượng của mình.

Ngày 6 tháng 8 khi các lực lượng vũ trang Ukraine phát động một chiến dịch quân sự ở khu vực Kursk. Quân đội Nga, đã kiệt quệ từ đầu cuộc chiến, từ đấy lại phải đối mặt với cuộc tấn công lịch sử của quân đội Ukraine ngay trên biên giới của mình. Lần đầu tiên kể từ thời Liên Xô, lực lượng Ukraine vượt qua đường biên giới Nga, và điều này tác động không nhỏ tới tâm lý Kremlin

Điều này dẫn đến sự hỗn loạn nội bộ ở Nga và khởi đầu của một cuộc nội chiến âm ỉ bên dưới. Thất bại trong việc bảo vệ biên giới, sự đào ngũ và đầu hàng của lính Nga, khoảng 10.000, sự mất dần niềm tin vào Putin trong nhiệm kỳ mới của ông và tất nhiên, những tổn thất quân sự quá lớn của Nga.

Với 190.000 binh sĩ và hàng chục nghìn xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép mà vẫn không thể đạt được mục đích, Putin đã rót thêm 38.000 lính ở Kursk với 38.000. Nga cũng thông báo sẽ ban hành sắc lệnh cho 180.000 quân bổ sung. Tổn thất của quân đội Nga đến nay đã lên tới từ 500.000 đến 750.000 người, quyết định của Putin về việc triển khai thêm quân và tuyển mộ mới đã gây ra hỗn loạn và bất bình trong nước.

Mặc dù Putin vẫn mô tả cuộc chiến ở Ukraine là một "chiến dịch quân sự đặc biệt", nhưng những chiến lược gần đây cho thấy mọi thứ thực sự không diễn ra tốt đẹp. Mục tiêu của nhà lãnh đạo Nga là chiếm Luhansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson. Tuy nhiên, chính sách chiếm đóng của Putin ở bốn khu vực chính này đã tạo ra một nhóm đối lập với nguồn nhân lực khổng lồ, bao gồm cả công dân Nga sống ở đó. Khi số lượng họ tăng lên, lực lượng Nga buộc phải rút khỏi Kherson, tiến hành chiến dịch chiếm đóng rất chậm ở Zaporizhia, chịu những thảm kịch không thể tin được ở Donetsk, đặc biệt là ở Pokrovsk, Chasiv Yar và Bakhmut, và đối mặt với các cuộc phản công dữ dội của quân đội Ukraine ở Luhansk.

Nhiều cuộc không kích của quân đội Ukraine ở các khu định cư biên giới như Kursk, Belgorod và Bryansk đã thổi bùng các cuộc nổi dậy nội bộ ở Nga. Quá nhiều công dân Nga hiện cảm thấy rằng cuộc chiến đang làm tổn hại đất nước họ. Đồng thời, số lượng kỷ lục binh sĩ Nga tử chiến đã làm lung lay niềm tin của công dân Nga vào Kremlin. Tất cả những tiêu cực này thực sự đang kéo Nga tới một thời hạn quân sự, kinh tế và chính trị xã hội.

Tuy nhiên, Kremlin đã áp dụng một chính sách rất khắc nghiệt trong nước, áp đặt các hình phạt như 10 năm tù cho những người phản đối chiến tranh. Sự đàn áp này làm người dân Nga xa lánh cuộc chiến. Putin cố gắng áp dụng quyền lực cưỡng chế và chế độ quân sự, nhưng điều này lại như đổ dầu vào lửa với tâm lý vốn đã bất bình của công dân Nga.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, hơn một triệu công dân Nga đã rời khỏi đất nước vì sự đàn áp của Kremlin. Giờ đây, trong giai đoạn quan trọng khi chiến tranh vẫn đang diễn ra, số người rời khỏi Nga đang tăng lên, bởi nếu không rời đi, họ sẽ trở thành "thịt pháo" như các chuyên gia quân sự gọi. 590.000 binh sĩ Nga bị coi là "thịt pháo" đã bị giết bởi bom đạn, bị thương, chạy trốn khỏi tiền tuyến hoặc đầu hàng Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Và sự gia tăng số người rời khỏi đất nước đang tiến triển tỷ lệ thuận.

Putin không nhận ra điều đó, nhưng tất cả những điều này đang gia tăng sự hỗn loạn nội bộ ở Nga, khiến sự bất bình của người dân tăng lên. Do sự bất ổn nội bộ, bộ chỉ huy quân sự của Nga và cấu trúc bên trong quân đội đang dần sụp đổ. Tham nhũng của binh sĩ Nga, sự đối xử khắc nghiệt của chỉ huy Nga với binh lính đã đẩy nhanh sự sụp đổ này. Những tình huống tai tiếng như binh sĩ Nga bán vũ khí của chính họ, tài nguyên dầu diesel và xăng thuộc về quân đội đã tiết lộ sự thoái hoá trong tinh thần và đạo đức binh lính trong quân đội Nga.

Các chỉ huy Nga sử dụng bạo lực đối với binh lính của họ, phá hủy tinh thần yêu nước trong quân đội. Kết quả là, công dân Nga ngày càng phản đối mạnh mẽ việc con trai và con gái họ phục vụ trong quân đội một cách vô nghĩa. Hàng trăm nghìn công dân Nga đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống lại kế hoạch động viên và sắc lệnh triển khai thêm quân của Putin. Số lượng các cuộc biểu tình chống Putin vẫn đang gia tăng trong nước.

Vậy chiến lược mà người Ukraine đã áp dụng trong giai đoạn quan trọng này là gì? Về mặt quân sự, Ukraine đã đưa ra một lựa chọn tuyệt vời cho công dân Nga vì quyết định phản đối chiến tranh của họ. Theo lựa chọn này, những người Nga muốn đầu hàng có thể chào đón một cuộc sống mới. Lựa chọn được hỗ trợ bởi dự án "Tôi muốn sống" đã tạo ra hy vọng mới cho công dân Nga.

Hàng ngàn người Nga mỗi ngày gọi cho các tổng đài viên Ukraine làm việc dưới dự án này, nói rằng họ muốn đầu hàng hoặc quyết tâm đầu hàng. Số công dân Nga đã đầu hàng lực lượng vũ trang Ukraine cho đến nay vẫn là một bí ẩn, nhưng ước tính trên 10.000 người. Bộ Quốc phòng Ukraine không muốn chia sẻ những con số này hoặc thông tin cụ thể về công dân Nga đã đầu hàng. Mục đích ở đây là không đặt những người Nga đã đầu hàng vào nguy hiểm tính mạng.

Khi người Nga đầu hàng, tinh thần chống chiến tranh của họ tăng lên khi họ có một cuộc sống nhân đạo theo Công ước Geneva. Theo thời gian, cảm giác này chuyển thành sự phản đối đối với chiến lược quân sự và chính trị của Nga. Được biết, có tới 3.000 cựu binh sĩ Nga và Belarus, những người đào ngũ tiền tuyến và công dân bình thường cảm thấy như vậy, đang là một phần của các nhóm "Quân đoàn Tự do" trong quân đội Ukraine. Những đơn vị đặc biệt này đã đóng vai trò quan trọng trong việc quân đội Ukraine hiện kiểm soát 1.300 km và hàng trăm ngôi làng ở vùng Kherson.

Sức mạnh quân sự của Ukraine đã phát triển đến mức chưa từng có và cũng nhận được rất nhiều hỗ trợ từ phương Tây. Gần đây nhất, Hoa Kỳ đã công bố gói viện trợ lớn trị giá 7,9 tỷ đô la và thêm 375 triệu đô la viện trợ quân sự. Ngoài Hoa Kỳ, các quốc gia như Đức, Pháp và Anh cũng cung cấp một khoản tài trợ lớn để duy trì sức mạnh quân sự và kinh tế của Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga cũng tăng lợi thế của Ukraine trong cuộc chiến. Các lệnh trừng phạt phương Tây được coi là một trong những bằng chứng quan trọng nhất cho thấy kinh tế Nga đang đối mặt với suy thoái sâu sắc do lạm phát. Ngân hàng Trung ương Nga đã tiếp tục tăng lãi suất trong ba năm liên tiếp: 2022, 2023 và 2024. Công dân Nga phải đối mặt với những con số gây sốc: lãi suất trong nước hiện ở mức 18%.

Lạm phát đang tăng do thiếu hụt lao động, đẩy lương lên cao. Điều này gây áp lực lớn lên phía cung, đẩy giá hàng hóa tăng. Vladimir Putin đang đổ thêm dầu vào lửa lạm phát bằng cách bơm thêm tiền vào nhà nước.

Nhà lãnh đạo Nga đã thông qua các quyết định tăng chi tiêu cho quân đội, cho rằng sự mở rộng kinh tế của đất nước. Nhưng sự mở rộng kinh tế của Nga được thúc đẩy bởi chi tiêu nhà nước, không phải bởi mở rộng sản xuất. Tất cả những hoàn cảnh bất lợi này đã khiến nhiều công dân Nga quay lưng lại với Putin. Giờ đây, có khả năng xảy ra một cuộc nội chiến gần như không thể đảo ngược ở Nga. Ngay cả khi chiến tranh kết thúc, tình hình nguy hiểm này trong nước không được dự kiến sẽ chấm dứt.

Đến giờ phút này, tôi tin chắc là Nga sẽ thất bại và cũng xin nói rằng việc ông Tô Lâm kí phản đối cuộc xâm lược của Nga là một bước đi sáng suốt tuy khá muộn.

Bầu cử Mỹ 2024

 Bầu cử Mỹ 2024: Những vấn đề sáng rõ và ẩn số còn trong bóng tối

Hà Thanh Liên

Tiến sĩ Hà Thanh Liên (He Qinglian) người Mỹ gốc Hoa, được biết đến là chuyên gia kinh tế và nhà bất đồng chính kiến chống Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có những nhận định mới trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay khi cho rằng ưu thế đang nghiêng rõ về ông Trump.

Tình hình bầu cử Mỹ trở nên rõ ràng sau giữa tháng 10. Tình hình phe ứng viên Harris suy sụp khi đã bị mất điểm nghiêm trọng từ 2 cuộc phỏng vấn truyền thông; tình hình bầu cử của phe ông Trump theo đó ngày càng tốt hơn, hoàn toàn khác với cuộc bầu cử năm 2016 và 2020. Năm nay, bên cạnh ủng hộ của nhóm cử cử tri vốn có, còn có những người nổi tiếng thuộc mọi tầng lớp đã công khai ủng hộ ông Trump, trong đó bao gồm nhiều đảng viên Đảng Dân chủ, những người nổi tiếng ở Thung lũng Silicon và các ông trùm Phố Wall..., thể hiện khả năng chiến thắng của Trump lên cao.

Hiển nhiên Đảng Dân chủ không muốn dễ dàng nhận thất bại, bởi vẫn còn đó những lá bài tẩy ẩn đã từng thấy trong cuộc bầu cử năm 2020, tức là 15 bang do Đảng Dân chủ nắm quyền quy định cử tri bỏ phiếu không cần xác minh danh tính ID, theo đó trong 7 bang chiến trường quan trọng quyết định chiến thắng cuối cùng thì có 6 bang giữ chính sách này. Năm 2020, thế giới đã chứng kiến "đường cong Biden", khi vào những phút cuối số phiếu đột biến đẩy ông Biden lên tại các bang chiến địa.

90% các cuộc thăm dò của phe cánh tả đã không còn lạc quan về Harris
Các phương tiện truyền thông và các công ty thăm dò ý kiến của Mỹ về cơ bản là thiên tả, nên họ rất bảo vệ Harris. Bà thường trả lời truyền thông bằng ngôn từ mập mờ, rời máy nhắc teleprompter là nói những lời vô nghĩa, vì thế bà thường không sẵn lòng nhận lời phỏng vấn trực tiếp.

Ngày 7/10, bà Harris đã nhận lời phỏng vấn với Bill Whitaker của kênh truyền thông thiên tả CBS. Trong buổi phát sóng trực tiếp cho thấy rõ vấn đề đó của bà Harris. Thế là CBS đã biên tập lại video, thậm chí có đoạn cắt và thay lại cả một đoạn mà bà Harris trả lời. Sự vụ này bị phát hiện khi so sánh giữa video phát lại của CBS và video truyền trực tiếp. Kết quả là cả CBS và bà Harris bị chỉ trích, khi mà không ít khán giả cảm thấy họ bị lừa.

So sánh 2 phiên bản video với nhau này được đối thủ của bà Harris, Donald Trump, công bố trên mạng xã hội. Phần trên là video gốc, phần dưới là video đã chỉnh lại, rõ ràng đoạn bà Harris trả lời đã được thay bằng một đoạn trả lời khác. 2 tuần sau đó, chương trình 60 phút của CBS đã thừa nhận là đã chỉnh sửa, nhưng bác bỏ cáo buộc "chỉnh sửa một cách lừa dối" mà ông Trump nêu lên. Sau đó ông Trump đã trả lời rằng phần bị cắt chính là phần mà bà Harris nói lảm nhảm (word salad), và nếu không phải vì CBS muốn giấu đi cái dở của bà Harris thì cách tốt nhất và cũng là đơn giản nhất ấy là CBS đăng nguyên bản gốc video:


Tuy các cuộc thăm dò vẫn đang cố gắng ủng hộ việc bà Harris đắc cử, nhưng phải giảm nhẹ tới dẫn trước 1-2 điểm. 3 cuộc thăm dò dư luận mới được công bố vào đầu tháng 10 (NBC News Poll, ABC News/Ipsos Polling và Real Clear Polling) cho thấy bà Harris hoặc ngang với ông Trump hoặc duy trì vị trí dẫn trước mong manh.

Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu yếu ớt có vẻ đã không còn duy trì tiếp tục được sau cuộc phỏng vấn của Fox hôm 15/10. Ngay cả RealClearPolling vốn luôn ủng hộ Đảng Dân chủ cũng phải hạ mức đối với Harris, như hình ảnh sau về sự ủng hộ đối với 2 ứng viên tại 7 bang chiến địa.


Cuộc phỏng vấn của Fox đã trở thành Waterloo của Harris
Sau cuộc phỏng vấn được CBS hộ tống, dường như nhóm của bà Harris có đủ tự tin để đến với Fox để xem tình hình từ cử tri trung lập. Nhưng cuộc phỏng vấn ngày 15/10 đã trở thành 'Waterloo của Harris'.

Dường như gọi 'Waterloo' có phần khập khiễng. Năm đó Napoleon de Bonaparte, trước khi bại trận ở Waterloo, và sau đó thảm bại không thể cứu vãn, thì nhà vua huyền thoại của nước Pháp đã từng có những trận thắng vang dội trong lịch sử. Nhưng bà Harris thì khác. Bà chưa từng thật sự thắng đối thủ của bà, Donald Trump, dù chỉ 1 trận. Ngay cả vị trí 'ứng viên tổng thống đại biểu cho Đảng Dân chủ' cũng không phải là do bà giành được qua bầu phiếu nội bộ Đảng Dân chủ (bà chưa từng đắc dù chỉ  1 lá phiếu), mà là sau khi ông Joe Biden tỏ ra không thể đấu lại ông Trump, thì Đảng Dân chủ đã nửa đường thay ông Biden bằng bà Harris. Tức là bà cũng chưa từng có thành tích nào trong suốt cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm nay.


Trong chương trình của Fox, người phỏng vấn bà Harris là ông Bret Baier, phụ trách chính trị của Fox, là người có quan điểm chính trị ủng hộ Đảng Dân chủ, nếu không nhóm vận động tranh cử của bà đã không chấp nhận cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một số trích đoạn quan trọng, xin ghi lại để độc giả tự đánh giá.

1. Về thời gian nhậm chức phó tổng thống của bà Harris:
Bret: (Diễn lại lời nói, không phải dịch nguyên văn) Bà đã ở Nhà Trắng được 3,5 năm, hiện nay bà đang lật trang nào? (Ý hỏi về thay đổi chính sách).

Kamala: Lật trang vấn đề từ thập niên trước, khi đó ông Trump có những lời lẽ chia rẽ đất nước chúng ta... (Lúc này bà Kamala lại nói dài dòng lung tung không rõ ý).

Bret: (Liên tục ngắt lời bà Harris vài lần) Nhưng hơn 79% người Mỹ nói rằng đất nước đang đi sai hướng, và điều này xảy ra sau khi bà và ông Biden đã nắm quyền được 3,5 năm, nhưng bà đang nói sẽ lật sang trang mới khi hóa giải vấn đề đó của ông Trump... (Có lẽ Bret muốn bà Harris trả lời về việc tại sao trong thăm dò đầu tháng này, nhiều người Mỹ lại cho rằng chính quyền Biden đang đi sai đường trong 3,5 năm qua).

Harris: "Nhưng Trump đang tranh cử để vào văn phòng [Nhà Trắng]".

Bret: "Nhưng bà mới là người đang giữ cương vị ở văn phòng [Nhà Trắng]".

Harris: "Thôi nào, anh biết và cả tôi và anh đều hiểu ý tôi muốn nói mà".

Bret: "Tôi thực sự không hiểu ý bà là gì".

2. Về việc Đảng Dân chủ phản đối xác minh ID
Bret: Tại sao bà không ủng hộ yêu cầu cử tri xuất trình chứng từ cá nhân ID bỏ phiếu tổng tuyển cử?

Harris: Đó là để thuận tiện cho cử tri ở các vùng nông thôn của Mỹ, vì họ gần như không có điều kiện để đi phô tô ID của mình. Chúng tôi cho rằng có biện pháp xác minh cá nhân là tốt, nhưng không thể dùng biện pháp mà người ta gần như không làm được.

Đây là chỗ mà bà Harris bị chỉ trích cực mạnh. Thứ nhất, xuất trình thẻ căn cước hoặc chứng từ xác định cá nhân, ID, khi đi bầu cử là cách mà hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang làm, chỉ có mỗi Đảng Dân chủ cứ nhất quyết không làm. Thứ hai, rất nhiều việc đều đòi hỏi phải có ID, chứ không phải chỉ đi bầu cử. Thứ ba, nhóm cử tri ở nông thôn Mỹ kỳ thực là nhóm ủng hộ dùng ID. Người Mỹ sống lâu đời ở Mỹ, ở nông thôn, là những người thường ủng hộ Đảng Cộng hòa, như có thể thấy các bang đỏ nằm giữa nước Mỹ. Các bang xanh là ở 2 bên giáp biển Đông và Tây, là dân thành thị. Nhóm dân mà không thích đòi ID là nhóm nhập cư bất hợp pháp, hoặc là bầu cử từ nước ngoài và có thể là nhân tố gian lận bầu cử. Thứ ba, không thể nào có vấn đề khó khăn về công nghệ. Dù không có máy phôtô thì chức năng điện thoại chụp ảnh cũng được. Rất nhiều cư dân trên mạng đưa các hình ảnh nước Mỹ của trên 100 năm trước để chế giễu điều này.

3. Về tình trạng thể chất của ông Biden
Brett: "Bà đã nói trong nhiều phỏng vấn rằng Joe Biden đang có phong độ rất tốt, ông ấy khiến nhân viên bận rộn. Lần đầu tiên bà nhận thấy trí năng của Tổng thống Biden dường như đang suy giảm là khi nào?"

Harris"Joe Biden – Tôi luôn dõi theo ông ấy từ Phòng Bầu dục đến Phòng Tình huống Chiến tranh, ông ấy có óc phán đoán và kinh nghiệm để đưa ra những quyết định rất quan trọng thay mặt người dân Mỹ".

Brett: "Trong 3,5 năm qua, hàng tuần bà đều có ít nhất một lần gặp Tổng thống Biden, bà không lo lắng gì à?"

Harris: "Tôi nghĩ người dân Mỹ lo lắng đến Donald Trump, và đó là lý do tại sao những người hiểu rõ ông ấy nhất đều không ngừng lên tiếng, bao gồm cả các nhà lãnh đạo trong cộng đồng an ninh quốc gia của chúng ta, ngay cả những người đã từng làm việc cho ông ấy trong Phòng Bầu dục, Phòng Tình hình Chiến tranh, tất cả những người đã từng làm việc cho ông ấy đều cho biết ông ta không thích hợp làm tổng thống, rất nguy hiểm và không bao giờ nên trở thành tổng thống Mỹ nữa, kể cả cựu phó tổng thống của ông ta, đó là lý do tại sao ông ta chọn nhóm tranh cử khác. Đây là sự thật".

Brett: "Không có người nêu quan ngại [về Joe Biden]?"

Harris: "Joe Biden không có tên trong lá phiếu, nhưng Donald Trump thì có".

Đoạn này cho thấy bà Harris hoàn toàn không chịu trả lời về tình hình sức khỏe của ông Joe Biden.

4. Về việc nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ
Ông Brett đã hỏi bà Harris có bao nhiêu người nhập cư bất hợp pháp đã xâm nhập vào Mỹ, và bà đã từ chối trả lời; ông Brett hỏi, "Chính phủ của bà đã nhanh chóng đảo ngược chính sách biên giới của Trump, bà có hối hận không?"

Sau cuộc phỏng vấn, ông Brett kể rằng khi ông đang phỏng vấn bà Harris, 4 trợ lý trong chiến dịch tranh cử của bà đã vẫy tay yêu cầu ông dừng cuộc phỏng vấn, khiến ông phải kết thúc cuộc phỏng vấn sớm ngoài kế hoạch, ở phút thứ 26. Có thể thấy trên video lúc đó ông Brent đột ngột nói lời cảm ơn và kết thúc phỏng vấn.

Phe tả phản ứng với cuộc phỏng vấn của Fox
Sau cuộc phỏng vấn này, những người cánh tả cũng biết rất rõ rằng vấn đề bà Harris tựa lớp sơn trên bức tượng nặn vội vã bằng đất bùn đã bị bong tróc hoàn toàn.

Capitol Hill (cánh hữu) đã xuất bản một bài báo vào sáng ngày 17/10 có tựa "Màn trình diễn tai nạn của Harris trong cuộc phỏng vấn của Fox". Tác giả bài là Becket Adams – người phụ trách chuyên mục của Trung tâm Tin tức Quốc gia, ông tin rằng dù theo bất kỳ tiêu chuẩn hợp lý nào thì cuộc phỏng vấn này là một thảm họa.

Trong bài báo, ông chỉ ra 3 khía cạnh mà tất cả các phương tiện truyền thông cánh tả đều từ chối chỉ ra: Bà Harris là ứng viên được chỉ định của Đảng Dân chủ, vị trí ứng viên của bà không phải là do bầu cử nội bộ Đảng Dân chủ mà có.

1. Adams đặc biệt đề cập đến câu hỏi của Bret về tình trạng thể chất của Tổng thống Biden, tin rằng "đây là câu hỏi quan trọng nhất cần được hỏi, nhưng biểu hiện của bà Harris cho thấy đây là câu hỏi mới lạ đối với bà. Dường như chưa từng có ai chỉ cho bà ấy cách trả lời câu hỏi này, khiến bà hoàn toàn bị bất ngờ trước câu hỏi. Mà đây là câu hỏi về một âm mưu kéo dài nhiều năm nhằm che giấu tình trạng sức khỏe tâm thần suy giảm của Tổng thống Biden".

2. Adams tiếp tục chỉ ra: "Làm thế nào mà Bret trở thành người duy nhất trong ngành [truyền thông] đặt ra cho ứng viên Đảng Dân chủ về vai trò của bà ấy trong âm mưu này, một âm mưu được che giấu nhưng cuối cùng vẫn không tránh khỏi việc tổng thống hiện tại bị loại khỏi vị trí tranh cử để tái nhiệm, từ đó mở đường cho sự kế nhiệm khó có thể xảy ra của chính bà ấy. Việc giới truyền thông không gây sức ép với bà ấy về câu hỏi này cho thấy đây không chỉ là do thiếu tò mò hay cẩu thả, mà còn là vấn đề thất trách quá đáng".

3. Chẳng phải việc tổng thống Hoa Kỳ rời khỏi cuộc đua và phó Tổng thống của ông ấy (người thậm chí còn không lọt vào cuộc họp kín ở Iowa khi tranh cử tổng thống vào năm 2020) được đề cử là chưa đủ "kỳ lạ" đối với truyền thông Mỹ? Nhưng mà nếu sự tham gia của phó tổng thống vào âm mưu của Nhà Trắng đáp ứng tiêu chuẩn "lợi ích nhóm" thì không có gì là không hợp lý cả (ông Adams ám chỉ rằng dù là ông Joe Biden hay bà Harris, thì đều là con rối của một thế lực nào đó, vì chỉ có như vậy mới giải thích được tại sao lại xảy ra vấn đề che giấu tình hình sức khỏe của ông Biden, tổng thống của siêu cường quốc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tiếp đó đột ngột thay bằng bà Harris trong cuộc đua vào Nhà Trắng, vậy mà không ai đặt câu hỏi, không ai thắc mắc).

CNN dường như đã từ bỏ chủ trương cùng chung mặt trận chiến đấu với Đảng Dân chủ. Trong một số chương trình, CNN đã bắt đầu chỉ trích bà Harris vì màn thể hiện kém cỏi của bà ấy trong cuộc phỏng vấn với Fox: "Bà ấy không thể giải thích tại sao Tổng thống Biden và bà đã lật ngược mệnh lệnh hành pháp của Trump và thay đổi mọi thứ, khiến cho một lượng lớn người nhập cư trái phép tràn vào".

Tờ Telegraph của Anh hôm 17/10 đăng bài viết của Roger Kimball cho rằng bà Harris đang có dấu hiệu "thất bại nặng nề", và khẳng định "Trump sẽ giành chiến thắng áp đảo".

Đó cũng là một điều trớ trêu ngầm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, năm đó ông Biden đã có được chức tổng thống với chênh chỉ 44.000 phiếu bầu ở một số bang chiến trường. Họ biết lần này không có COVID-19 (virus Trung Cộng) nào giải thích được cho họ nên họ hoảng sợ.

Một ngày trước cuộc phỏng vấn của Fox, sàn thương mại Polymarket cho thấy ông Trump có 57% cơ hội thắng cử, trong khi cơ hội của bà Harris là 41%. Sáng 16/10 sau cuộc phỏng vấn, bộ dữ liệu này thay đổi thành 62,1% đối với Trump và 37,8% đối với Harris. Chỉ trong một đêm, khoảng cách giữa hai người đã tăng từ 16% lên 24,3%.


Trong cơn trầm cảm tột độ, bà Harris thậm chí còn không tham dự bữa tối lần thứ 79 của Quỹ tưởng niệm Alfred E. Smith. Theo truyền thống vào mỗi năm bầu cử, Đức Hồng y của New York tổ chức một bữa tối để hai ứng cử viên tổng thống gặp nhau, cùng nhau có một buổi tối thú vị được mô tả là "phi đảng phái", đồng thời gây quỹ cho Tổ chức từ thiện Công giáo New York. Việc bà Harris vắng mặt và chỉ tham gia qua video đã cho thấy vấn đề lớn.

Chủ trương MAGA của Trump ngày càng nhận được ủng hộ
Đây là cuộc tranh cử tổng thống thứ lần 3 của ông Trump.

Vào năm 2016, do Đảng Dân chủ tin rằng bà Hillary là người chắc chắn chiến thắng, như tờ New York Times cho biết ngay trong ngày bầu cử rằng bà Hillary có 92% cơ hội chiến thắng, nên không có nhiều động thái thao túng trong năm bầu cử đó, cho phép những người ủng hộ ông Trump lặng lẽ sử dụng phiếu bầu của họ để đưa ông vào Nhà Trắng.

Dường như đúc kết từ bài học này, Mike Podhorzer – người được mệnh danh là "kiến trúc sư" chiến lược bầu cử của Đảng Dân chủ – năm 2019 đã đi đầu trong huy động mọi quyền lực của cánh tả, đã chuẩn bị đầy đủ từ vấn đề tổ chức, gây quỹ, dự luật cho đến yếu tố con người giúp tạo nên Liên minh bảo vệ Đảng Dân chủ (democratic Defense Coalition), để kiểm soát bầu cử ở Mỹ hơn bao giờ hết và "chiến thắng" cuộc bầu cử Mỹ năm 2020.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump vào năm 2024 đang ở tình thế tốt đẹp chưa từng thấy, trong bối cảnh Chính quyền Biden-Harris đã khiến nhiều người thấy nước Mỹ đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có, khiến đông đảo cử tri đã quay sang ủng hộ Trump. Các thành viên quan trọng trong nhóm vận động tranh cử hiện tại của ông, chẳng hạn như Vance, Robert F. Kennedy (cháu trai của cựu Tổng thống Kennedy) và Tulsi Gabbard, đều từng là người chống ông Trump. Và còn có tỷ phú Elon Musk. Ông bị cảm động hơn trước tinh thần hy sinh kiên cường để hiện thực hóa lý tưởng "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump và đã đang hết sức ủng hộ cựu tổng thống trở lại Nhà Trắng. 

Không rõ có phải là đã có chủ đích vậy không, việc ông Musk chi hàng chục tỷ USD để mua lại Twitter năm 2022 đã trở thành một nước cờ cực tốt cho việc ủng hộ ông Trump cho chiến dịch năm nay.

Ở Hollywood, nơi ủng hộ bà Hillary Clinton và Đảng Dân chủ một cách áp đảo vào năm 2016, giờ đây các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng như Nicole Kidman đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Trump... , theo đó "Danh sách đầy đủ những người nổi tiếng ủng hộ cựu tổng thống" không ngừng gia tăng với nhiều nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí, thể thao...

Ẩn số còn trong bóng tối
Tình hình bầu cử của Harris không tốt, nhưng Đảng Dân chủ vẫn quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này.

Niềm tin ở đâu? Bí mật nằm ở những sơ hở trong quản lý bầu cử địa phương ở Mỹ. Nhà bình luận Hà Thanh Liên đã kiểm tra một số trang web bầu cử của Mỹ và cuối cùng đã làm rõ những cạm bẫy trong quản lý bầu cử địa phương ở Mỹ, đồng thời viết một bài báo "Quản lý bầu cử địa phương là rất quan trọng đối với các cuộc bầu cử ở Mỹ" (Lianhe Zaobao, 17/10/2024), trong đó lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

1. Không có hệ thống mang tính quốc gia phụ trách chung về tổng tuyển cử;

2. Theo luật xác minh danh tính ID cử tri của các bang, tính đến tháng 4/2024 có 35 bang yêu cầu cử tri xuất trình giấy tờ tùy thân để bỏ phiếu vào ngày bầu cử, còn lại 15 bang (bang của Đảng Dân chủ) "không cần xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân nào";

3. Quá trình kiểm phiếu có minh bạch hay không còn phụ thuộc vào việc người giám sát được trung tâm bầu cử địa phương thuê để kiểm phiếu có tận tâm và khách quan hay không (Một bài báo của quan chức thành phố Detroit – Michigan tập trung vào việc sắp xếp nhân viên trạm bỏ phiếu cho hay, đầu tháng 8 năm nay, Ban bầu cử Detroit đã bổ nhiệm 2337 giám sát viên Đảng Dân chủ và 310 giám sát viên Đảng Cộng hòa. Theo cuộc điều tra của Đảng Cộng hòa, trong đó ít nhất 100 người được xác nhận là đảng viên Đảng Dân chủ giả danh Đảng Cộng hòa);

4. Việc truy tố pháp lý sau đó không thể thay đổi kết quả bầu cử.

Vì vậy, ở một mức độ đáng kể, kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là "sổ tay lương tâm" của mọi quan chức bầu cử chính quyền địa phương.

Qua những vấn đề công khai và tiềm ẩn của bầu cử Mỹ như đã đề cập ở trên, Đảng Cộng hòa năm nay phải tập trung ngăn chặn sự tái diễn của "Đường cong Biden" vào năm 2020.

Mộc Vệ (t/h), theo Hà Thanh Liên

Monday, 21 October 2024

IRAN trong lịch sử

 Iran trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay. 

Tác giả Hoành Yến.  Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, bộ phim Trận chiến hồ Trường Tân phản ánh lịch sử chống lại quân Mỹ và giúp đỡ Triều Tiên của Trung Quốc đã được trình chiếu tại "Tuần lễ phim Trung Quốc" ở Iran và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân Iran. Sau khi bộ phim kết thúc, toàn bộ khán giả đã đứng lên bày tỏ sự tôn trọng, các phương tiện truyền thông Iran cũng đưa tin rất nhiều về việc này.

Nguyên nhân của sự nhiệt thành này trước hết liên quan mật thiết đến tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là khi Iran đang đứng trước khả năng xảy ra xung đột quân sự trên quy mô lớn với Israel – quốc gia được Mỹ hậu thuẫn, tình cảm dân tộc của Iran đang dâng cao; thứ hai, Iran trong lịch sử đã từng có cả những thắng lợi vẻ vang lẫn những thất bại thê thảm trong cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Những tình cảm dân tộc phức tạp được tạo ra trong sự đan xen giữa chiến thắng và thất bại đã khiến bộ phim Trung Quốc Trận chiến hồ Trường Tân chẳng khác nào một thước phim khơi dậy tinh thần và ý chí dân tộc đối với người dân Iran.

Iran là một trong những nền văn minh cổ xưa trên thế giới, từng hai lần gây dựng Đế quốc Ba Tư bao trùm phần lớn vùng Tây và Trung Á. Lãnh thổ của nó bao gồm Ai Cập và vùng ven biển phía Bắc Biển Đen, được coi là đế chế mang tầm cỡ thế giới đầu tiên trải dài khắp châu Á, châu Phi và châu Âu, đây cũng là niềm vinh quang mà dân tộc Iran lấy làm tự hào nhất. Do Đế quốc Ba Tư đối diện trực tiếp với châu Âu, nên khi châu Âu bành trướng và tiến hành xâm lược về phía Đông thì Iran là đầu cầu đầu tiên phải gánh chịu. Iran xảy ra xung đột quân sự với phương Tây trong cả ba triều đại tiền Hồi giáo.

Trong triều đại Achaemenid của Iran (550 TCN-330 TCN, được gây dựng bởi các bộ tộc Aryan Ba Tư của Iran, trong lịch sử được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ nhất), quốc gia này chủ yếu phải đối mặt với liên minh Hy Lạp do Athens và Sparta lãnh đạo. Sau ba trận chiến lớn gồm trận Marathon, trận Thermopylae và trận Salamis, Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư cuối cùng đã kết thúc với thất bại của Ba Tư và chiến thắng của Hy Lạp, từ đó mở ra thời kỳ phát triển hoàng kim của văn hóa Hy Lạp cổ đại. Các nhà sử học phương Tây luôn mô tả chiến thắng của Hy Lạp trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư như là thắng lợi của nền dân chủ phương Tây trước chế độ chuyên chế phương Đông.

Sau đó vào năm 334 TCN, Alexander hành quân từ Macedonia về phía Đông và quét sạch triều đại Achaemenid của Iran. Năm 330 TCN, Đế quốc Ba Tư thứ nhất sụp đổ và bắt đầu thời kỳ Hy Lạp hóa kéo dài hơn 80 năm dưới sự cai trị của người Hy Lạp. Có thể nói, đây là thất bại bi thảm đầu tiên mà dân tộc Iran phải gánh chịu sau khi đã trải qua thời kỳ huy hoàng của Đế quốc Ba Tư.

Năm 247 TCN, triều đại Parthia của Iran (224 TCN-224 SCN, do các bộ tộc Aryan Parthia của Iran lập nên) được thành lập. Sau những nỗ lực gian khổ của "cuộc chiến phục hưng trăm năm", quân Hy Lạp cuối cùng đã bị đánh đuổi khỏi cao nguyên Iran. "Cuộc chiến phục hưng trăm năm" là thắng lợi to lớn đầu tiên của người Iran trước sức mạnh quân sự hùng mạnh của phương Tây, đồng thời cũng là sự quật khởi ngoan cường của dân tộc Iran sau khi trải qua thảm họa.

Về sau, triều đại Parthia của Iran luôn cạnh tranh với Đế quốc La Mã. Sau khi "bất khả chiến bại trên khắp Địa Trung Hải", Đế quốc La Mã gặp phải sự kháng cự quật cường từ triều đại Parthia ở phía Đông. Crassus, một trong tam hùng của Đế quốc La Mã, đã khởi binh đánh Parthia. Năm 53 TCN, hai bên giao chiến tại Carrhae. Với quân số chưa đến 20.000 người, Parthia đã đánh bại đội quân hùng mạnh 40.000 người của La Mã. Điều này đã trở thành một ví dụ nổi tiếng về "lấy ít địch nhiều" trong lịch sử quân sự thế giới. Thắng lợi trong trận Carrhae đã truyền một nguồn cảm hứng rất lớn cho lòng tự tin dân tộc của Iran. Năm 36 TCN, Antony, vị thống soái trẻ tuổi và là một trong tam hùng của La Mã, đã một lần nữa khởi binh đánh Parthia và cũng phải nhận thất bại thảm hại.

Vào năm 395 SCN, Đế quốc La Mã khổng lồ bị xâm lăng bởi những kẻ đến từ Bắc Âu và bị chia làm hai. Đế quốc Đông La Mã là phần đế quốc nằm ở phía Đông có thủ đô là Constantinople và còn được gọi là Đế quốc Byzantine. Triều đại Sasanian của Iran (224-651, được thành lập bởi các bộ tộc Aryan Ba Tư của Iran, trong lịch sử được gọi là Đế quốc Ba Tư thứ hai) chủ yếu đối địch với Đế quốc Đông La Mã. Vào các năm 528-531, 540-545, 549-562 và 571-591, giữa Vương triều Sasanian của Iran và Đế quốc Đông La Mã đã xảy ra các cuộc xung đột quân sự có quy mô lớn và kéo dài. Kết quả cuối cùng của mỗi cuộc xung đột quân sự đều là thắng lợi của Vương triều Sasanian, họ đánh cho quân Đông La Mã không còn manh giáp và buộc phải nhượng lại lãnh thổ để bồi thường. Năm 572, nhằm cắt đứt Con đường tơ lụa trên biển của Đông La Mã, Vương triều Sasanian đã chiếm đóng Yemen và canh giữ Vịnh Aden. Kể từ đó, khu vực Yemen trở thành vùng ảnh hưởng của Iran.

Như vậy, ba triều đại lớn của Iran thời tiền Hồi giáo nhìn chung đều chiếm ưu thế trong các cuộc đối đầu quân sự với phương Tây. Ưu thế này đã được bồi tích vào tâm lý dân tộc và hình thành nên một thứ cảm xúc tự hào kiêu hãnh sâu thẳm trong lòng dân tộc Iran. Là một quốc gia hùng mạnh ở Tây Á, Iran từ xưa đến nay luôn sở hữu sức răn đe và uy hiếp mạnh mẽ trong khu vực, văn hóa của nước này có tác động bức xạ mạnh mẽ đến các khu vực xung quanh.

Năm 610 SCN, nhà tiên tri Muhammad sáng lập ra Hồi giáo. Năm 632, Muhammad đã thống nhất nhiều bộ lạc Ả Rập khác nhau trên Bán đảo Ả Rập thông qua Hồi giáo. Trong thời kỳ Bốn Caliph, quân đội Ả Rập bắt đầu tràn ra khỏi bán đảo. Vào thời điểm này, Vương triều Sasanian, một mặt đã bị hao hụt sức mạnh trong cuộc chiến trường kỳ với Đế quốc Đông La Mã, mặt khác lại xảy ra nội chiến do sự việc con trai giết cha để chiếm ngai vàng, đã bị quân Ả Rập đánh bại. Năm 651, triều đại Sasanian của Iran sụp đổ và Iran bước vào kỷ nguyên Hồi giáo.

Song song với việc nền văn minh Iran bị Hồi giáo thay đổi, ở chiều ngược lại, nền văn minh Hồi giáo cũng bị nền văn minh Iran làm cho đổi thay. Quá trình Hồi giáo hóa Iran đã khiến nền văn minh Hồi giáo của Ả Rập nhanh chóng chuyển đổi từ nền văn minh bộ lạc sang nền văn minh đế quốc phát triển ở tầm cao. Có thể nói, việc bị người Ả Rập chinh phục là thảm họa thứ hai mà dân tộc Iran phải gánh chịu. Tuy nhiên, Iran đã chinh phục được những kẻ chinh phục bằng nền văn minh hùng mạnh và phát triển ở tầm cao của mình. Điều này cũng hình thành nên tâm thức "chủ nghĩa Đại Iran" trong lòng dân tộc Iran. Họ cho rằng, chính sự đóng góp của Iran đã tạo nên một nền văn minh Hồi giáo thịnh vượng và huy hoàng, điều này cũng hình thành nên ưu thế tâm lý của dân tộc Iran trong kỷ nguyên Hồi giáo.

Đồng thời, chính quá trình Hồi giáo hóa Iran cuối cùng đã khiến Hồi giáo phân tách thành dòng Sunni với đại diện là người Ả Rập và dòng Shia với đại diện là người Iran. Ở bề ngoài, sự chia rẽ giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia là do sự khác biệt trong nhận thức của hai bên về vấn đề ai là người kế vị hợp pháp của nhà tiên tri Muhammad. Người Sunni công nhận 4 vị Caliph gồm Abu Bakr, Umar, Uthman và Ali là người thừa kế hợp pháp của Muhammad, trong khi người Shia chỉ công nhận Ali (anh họ và con rể của Muhammad) là người kế vị hợp pháp của Muhammad. Hệ thống đế chế trong một thời gian dài đã khiến người Iran chú trọng nhiều hơn đến mối quan hệ huyết thống trong vấn đề thừa kế, mà ba vị Caliph đầu tiên thì không có mối quan hệ huyết thống nào với Muhammad.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự khác biệt nội tại và căn bản nhất giữa người Shia và người Sunni nằm ở nhận thức của hai bên về quyền lực tôn giáo của chính những người kế vị. Người Shia gọi người kế vị Muhammad là Imam (nhà lãnh đạo tinh thần), Ali là Imam đầu tiên và con cháu của Ali lần lượt kế thừa cho tới Imam thứ 12. Dưới sự truy đuổi của người Sunni, Imam thứ 12 Mahdi đã mất tích. Người Shia tin rằng, Imam thứ 12 Mahdi đang ẩn mình và sẽ trở lại vào Ngày phán xét để thanh tẩy mọi tội lỗi của thế giới.

Điều đó có nghĩa, đức tin của dòng Sunni coi chính bản thân Kinh Qur'an là cốt yếu, trong khi đức tin của dòng Shia thì coi người nắm giữ tất cả kiến thức về Kinh Qur'an (tức các Imam) là hạt nhân. Imam của Shia được Imam tiền nhiệm "chỉ định", chứ không do người dân bầu chọn. Nguyên tắc "chỉ định" đặt nền tảng cho sự kiên định của người Shia đối với nguyên tắc phán đoán độc lập của các faqīh (luật gia Hồi giáo) trong việc giải quyết các vấn đề của luật Hồi giáo, đồng thời trao cho các faqīh có cấp bậc tôn giáo cao (ayatollah) quyền "sáng chế". Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa người Shia và người Sunni, các faqīh Sunni không có quyền sáng chế.

Đức tin vào các Imam đã trở thành tín điều thứ 3 của người Shia bên cạnh đức tin vào sự độc nhất của Allah và đức tin vào việc Muhammad là sứ giả của Allah. Do đó, đức tin của người Shia được xây dựng trên niềm tin và sự sùng bái Imam dựa theo nền tảng Kinh Qur'an. Điều này dẫn đến việc các faqīh Shia cấp cao được coi là người đại diện nơi trần thế của vị Imam ẩn thân, đồng thời có được uy tín cao vọng và sức hiệu triệu mạnh mẽ đối với quần chúng mà các faqīh Sunni không thể sánh bằng. Đây cũng là lý do chính khiến Ayatollah Khomeini, với tư cách là lãnh tụ tôn giáo Shia, đã lãnh đạo Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 đi đến thành công.

Trước Hồi giáo, Iran đã coi Hỏa giáo (thường được gọi là đạo Zoroastrian, hay còn gọi là Hiên giáo trong sử liệu Trung Quốc) là quốc giáo của mình. Dòng Shia thực chất là sự Hồi giáo hóa Hỏa giáo, trong Hồi giáo Shia chứa đựng nhiều yếu tố của Hỏa giáo mà bài viết này sẽ không thảo luận. Dù thế nào đi nữa, chính nền tảng sâu sắc của Hỏa giáo đã khiến Hồi giáo Shia chỉ được truyền bá ở Iran và các khu vực xung quanh Iran, trong khi Hồi giáo Sunni thì được truyền bá rộng rãi trên khắp thế giới. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng hình thành nên vòng cung kháng chiến của người Shia ở các khu vực xung quanh Iran trong tình hình chính trị quốc tế hiện đại.

Xung đột Palestine-Israel bắt đầu từ năm 1948 với sự thành lập của nhà nước Israel và sự bùng nổ của Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất. Điều này từ lâu đã là cuộc xung đột giữa thế giới Hồi giáo Sunni (các nước Ả Rập) và Israel. Với sự hậu thuẫn vững chắc của Mỹ, Israel đã giành chiến thắng trong cả 5 cuộc chiến tranh Trung Đông trước đây, các nước Ả Rập thì bị chia năm xẻ bảy. Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, họ đã hòa giải với Israel vì lợi ích của mỗi nước. Vấn đề lãnh thổ dường như là trọng tâm của cuộc xung đột Palestine-Israel, nhưng vị thế của Jerusalem mới là cốt lõi của cuộc xung đột.

Jerusalem là thánh địa của ba tôn giáo (Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo). Đây là thành phố linh thiêng thứ 3 của Hồi giáo và là nơi có Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa nổi tiếng. Nghị quyết phân chia của Liên hợp quốc năm 1947 đã quyết định Jerusalem là thành phố nằm dưới sự quản lý của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất năm 1948, do Israel giành chiến thắng nên phần phía Tây của Jerusalem đã bị Israel chiếm đóng. Sau Chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 năm 1967, Israel chiếm đóng phần phía Đông của Jerusalem. Vào tháng 7 năm 1980, Israel thông qua dự luật coi Jerusalem là thủ đô của mình sau khi thống nhất. Mặc dù dự luật này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhưng Israel vẫn đi theo con đường riêng và dần xúc tiến "kế hoạch xây dựng thủ đô" của mình. Thậm chí vào tháng 12 năm 2017, Nhà Trắng do Trump làm chủ đã chính thức tuyên bố rằng Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, điều này chắc chắn đã châm ngòi cho cuộc xung đột Palestine-Israel sau đó.

Trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979, triều đại Pahlavi của Iran là một chính quyền thân Mỹ nên không những không can thiệp vào cuộc xung đột Palestine-Israel mà còn lợi dụng cuộc chiến ở Trung Đông để kiếm được một lượng lớn petrodollar, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng và tự coi mình nằm trong những nước phát triển (Năm 1972, tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ 9 thế giới). Việc Israel đưa ra dự luật năm 1980 coi Jerusalem là thủ đô của mình sau khi thống nhất là một sự đả kích mạnh mẽ đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran mới ra đời vào năm 1979, vậy là Iran bắt đầu bày tỏ lập trường phản đối Mỹ và Israel.

Có thể nói, khi người Sunni ở các nước Ả Rập từ bỏ sự phản kháng với Israel thì chính người Shia ở Iran đã giương cao ngọn cờ bảo vệ Thánh địa Jerusalem, kiên quyết chống Mỹ và Israel. Đồng thời, bất chấp sự bao vây và cấm vận kéo dài 45 năm của Mỹ và các nước phương Tây, người Shia vẫn kiên cường thiết lập vòng cung kháng chiến của riêng mình và trở thành lực lượng kháng chiến quan trọng trong cuộc xung đột Palestine-Israel.

Vấn đề nan giải mà chính quyền hiện tại của Iran phải đối mặt nằm ở chỗ, nước này một mặt cần chi nhiều tiền để xây dựng vòng cung kháng chiến của người Shia, mặt khác lại phải đối mặt với sự bao vây và cấm vận lâu dài về kinh tế từ Mỹ và các nước phương Tây khác. Vì vậy, nền kinh tế của nước này đang gặp khó khăn và mức sống của người dân cũng suy giảm mạnh, trong khi sự bất mãn không ngừng gia tăng. Tâm lý bất mãn lan rộng trong quần chúng đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho sự xâm nhập của lực lượng Mỹ và phương Tây vào Iran.

Nói một cách tương đối, người dân thuộc tầng lớp thấp ở Iran ít bị rối ren tâm lý hơn, bởi những người thuộc tầng lớp này không được hưởng lợi nhiều từ sự bùng nổ kinh tế dưới triều đại Pahlavi và chính quyền hiện tại cũng khá quan tâm đến trợ cấp sinh hoạt cho tầng lớp thấp. Ngoài ra, người dân thuộc tầng lớp thấp sùng đạo hơn. Dù phải thắt lưng buộc bụng, họ cũng sẽ không quá thù địch với chính quyền hiện tại, mà sẽ chỉ chuyển thái độ thù địch sang phía Mỹ và các nước phương Tây dưới sự dẫn dắt khéo léo của chính quyền hiện tại. Do đó, nền tảng quần chúng của chính quyền Iran hiện tại là điều không cần bàn cãi.

Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu Iran đang rơi vào tình trạng rối ren tâm lý, thậm chí là giằng xé tâm lý rất nghiêm trọng. Trong triều đại Pahlavi, họ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ kinh tế của Iran; còn dưới chính quyền hiện tại, tài sản của họ đang sụt giảm mạnh mẽ. Với tư cách là giới trí thức tinh hoa của Iran, họ là nhóm người có mối gắn bó sâu sắc nhất với "chủ nghĩa Đại Iran". Họ tự hào về vinh quang của Iran trong lịch sử cũng như di sản lịch sử và văn hóa sâu sắc của đất nước mình. Họ cho rằng Hồi giáo là tôn giáo của người Ả Rập và cho rằng tầng lớp tôn giáo hiện đang nắm chính quyền đều là những học giả tôn giáo Hồi giáo. Thêm vào đó là sự bôi nhọ của các phương tiện truyền thông phương Tây đối với Hồi giáo và chính quyền Iran hiện tại, khiến họ rất dễ quy kết những khó khăn về mặt kinh tế cho tầng lớp tôn giáo hiện đang nắm chính quyền, từ đó nảy sinh sự bất mãn lớn với chính quyền hiện hành.

Vì vậy, giới trí thức tinh hoa Iran đang rơi vào tình trạng tâm lý giằng xé, một mặt họ rất yêu Iran và sùng bái lịch sử, văn hóa nước mình, nhưng mặt khác lại vô cùng bất mãn với tình trạng tầng lớp tôn giáo nắm quyền hiện nay. Họ thể hiện xu hướng thân phương Tây tương đối mạnh mẽ nên đã trở thành mục tiêu xâm nhập chủ yếu của lực lượng Mỹ và phương Tây.

Trên thực tế, theo quan điểm của tác giả, giới trí thức tinh hoa Iran đã không giải thích được về mặt nguyên lý mối quan hệ kế thừa giữa Hồi giáo Shia và Hỏa giáo ở Iran, cũng như không cấu trúc một cách hữu cơ Iran hậu Hồi giáo với Iran tiền Hồi giáo và xây dựng hệ thống diễn ngôn của riêng mình. Điều này đã khiến tinh thần của Iran thời hậu Hồi giáo luôn bồng bềnh trong gió, không có nơi trú ẩn.

Tuy nhiên, việc Iran vẫn luôn là một cường quốc trong khu vực là điều không cần bàn cãi. Trong lịch sử, họ chưa từng bị khuất phục dù đã gặp nhiều tai họa và sở hữu một tinh thần dân tộc kiên cường bất khuất. Xét về sức mạnh quốc gia, Iran là quốc gia duy nhất ở Trung Đông có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, có nguồn tài nguyên dầu khí và khoáng sản phong phú, có hệ thống sản xuất lương thực khá tốt nên sở hữu khả năng tự cung tự cấp. Đây là nguyên nhân quan trọng giúp Iran có được sự kiên cường và thậm chí còn phát triển ổn định ở một mức độ nhất định bất chấp sự bao vây và cấm vận của Mỹ và phương Tây trong hơn 40 năm qua.

Tóm lại, Iran hiện muốn đi theo con đường phát triển độc lập nhưng vẫn đang trong tình trạng bế tắc. Tuy vậy, điều này không ngăn Iran đóng một vai trò quan trọng trong tình hình phức tạp và thay đổi nhanh chóng ở Trung Đông hiện nay.

Tác giả Mục Hoành Yến là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Iran thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.