Cách đây không lâu, cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, cả thế giới ngồi chờ ông Trump làm lễ đăng quang sau khi Biden bị thua te tua trong cuộc bầu TT cuối năm nay, theo tất cả các thăm dò khi đó cho thấy. Thực tế chính trị này, ngay cả những lãnh đạo chóp bu của đảng DC cũng thấy quá rõ. Rõ tới độ họ cuống cuồng nghĩ tới chuyện phải ra tay, làm một cái gì để cứu đảng, giữ cái ghế trong Tòa Bạch Ốc. Và họ đã ra tay thật: tổ chức một cuộc 'đảo chánh' khi 4-5 lãnh tụ đảng DC, trong đó chủ chốt là cựu TT Obama và cựu chủ tịch hạ viện, bà Pelosi, ép Biden phải rút lui để họ đưa cừu non Kamala ra thay thế, tránh cho đảng DC một đại họa lịch sử.
'Đảo chánh' đuổi Biden đi để khỏi thảm bại trong cuộc bầu cử là việc làm
có thể 'hợp pháp' trong chế độ công lý phe đảng do đảng DC nắm trong tay hiện
nay, nhưng hiển nhiên là chuyện phản dân chủ, vô đạo đức, vô nhân cách nếu
không muốn nói đó là chuyện gian lận bầu cử, hay tìm cách công khai khuynh đảo,
thay đổi kết quả bầu cử. Ông Trump bị đám công tố và quan tòa DC truy rượt về
tội 'tìm cách khuynh đảo kết quả bầu cử", nhưng trước việc làm phản dân
chủ này của 'bộ Chính Trị' của đảng DC thì các công tố và quan tòa này dửng
dưng chấp nhận là việc phải làm để... bảo vệ thể chế dân chủ, hay chính xác hơn
bảo vệ đảng Dân Chủ.
Đảo chánh này có hậu quả như thế nào?
Đảng DC từ lâu nay luôn hù dọa 'bầu cho Trump thì thể chế dân chủ của Mỹ
sẽ bị liệng cống' vì nếu đắc cử, Trump sẽ biến thành một Hitler độc tài, không
bao giờ thèm dòm ngó tới quyền lợi dân Mỹ, thậm chí sẽ không cần bầu cử, coi lá
phiếu của dân Mỹ không bằng mảnh giấy đi cầu. Vài con vẹt tị nạn già trẻ cung
cúc đi tìm tự điển Gú-Gồ nhai lại dĩ nhiên.
Thế đấy, nhưng đám lãnh tụ chóp bu trong 'bộ Chính Trị' của đảng DC lại
chính là đám người đã vứt hơn 14 triệu lá phiếu của cử tri đảng DC đã bầu cho
Biden, vào bồn cầu, giựt nước cho trôi đi hết. Toàn đảng DC ủng hộ lãng tụ đảng
biểu diễn biện pháp 'dân chủ' kiểu mới của đảng, trong khi toàn bộ giới truyền
thông loa phường cũng xếp hàng, răm rắp tung hô quyết định phản dân chủ thô bạo
nhất của lãnh đạo của cái đảng có tên gọi mỉa mai thay, là đảng Dân
Chủ!!!
Bao nhiêu người nhớ tới 14 triệu lá phiếu? Câu trả lời: đúng ZERO!
Ai đạp thể chế dân chủ xuống mương? Vẫn là ... Trump vì dám công kích
'đảo chánh' và chỉ trích quyết định 'đảng cử dân bầu' của bộ Chính Trị đảng DC.
Với bất cứ một người bình thường nào, với đầu óc không què quặt thui
chột vì tính phe đảng thì việc làm của đảng DC quả là việc đạp thể chế dân chủ
xuống mương, đạp 'ý dân' xuống cống, nhưng vì tính phân hóa chính trị tuyệt đối
hiện nay trong chính trường Mỹ, tất cả những cử tri của đảng DC, kể cả những
người đã bỏ phiếu cho Biden trong cuộc bầu sơ bộ, và toàn bộ truyền thông loa
phường, vẫn nhắm mắt tung hô đảo chánh.
Với dân Việt ta, đây KHÔNG phải là lần đầu tiên đảng DC Mỹ 'đảo chánh'
nhân danh nhu cầu 'bảo vệ thể chế dân chủ'. Năm 1963, TT Kennedy của
đảng DC Mỹ cũng đã 'đảo chánh', giết TT Diệm để 'bảo vệ thể chế dân
chủ của Nam Việt Nam đang bị độc tài gia đình trị nhà Ngô làm
ung thối'.
Bài học cho những người công tâm nghiên cứu về chính trị Mỹ: chính
trường Mỹ hiện nay hoàn toàn bị chi phối bởi tính phe đảng, không một ai còn
dùng lý trí, dùng đầu óc suy luận phải trái, đúng sai gì nữa, cũng chẳng ai
rảnh cân nhắc quyền lợi đất nước, quyền lợi chính mình và gia đình mình nữa,
hay nghiên cứu, cân nhắc chính sách này chủ trương nọ, mà chỉ biết nhắm mắt
nghe lệnh, bỏ phiếu và tung hô theo chỉ đạo của đảng của mình.
Đi xa thêm một bước để đặt vấn đề 'như vậy thì sẽ có ảnh hưởng như thế
nào trong cuộc bầu TT tới đây?'. Việc thay thế Biden bằng Kamala có nghĩa là
Trump sẽ phải chống Kamala.
Trump và Kamala
Nhìn vào các thăm dò thì cuộc 'đảo chánh' trong đảng DC quả thực đã có
hậu quả thay đổi hoàn toàn bức tranh bầu cử TT, luôn cả kết quả vài cuộc bầu
nghị sĩ hay dân biểu ở cấp thấp hơn. Từ một thảm bại chắc chắn, chuẩn bị mua
hòm, đảng DC đã leo lên mức ngang ngửa với đảng CH trên tất cả các cuộc bầu
này. Dĩ nhiên, bây giờ còn quá sớm để có thể có một đoán mò với xác xuất cao
hơn thầy bói mù, nhưng ít ra thì không ai có thể phủ nhận việc gió đổi chiều
mạnh. DC từ thảm bại nặng đã leo lên mức ngang cơ. Tuy cuối cùng thắng hay thua
là chuyện khác.
Bộ Chính Trị của đảng DC đã tính toán không sai: cử tri đảng DC quá dồn
nén, run rẩy, ấm ức vì cái thua trước mắt, đã mừng hơn mở cờ khi thấy hy vọng
thoát chết, cụ lờ mờ bị đẩy về nhà vui thú điển viên, nên hồ hởi bám vào cái
phao Kamala để tránh chết chìm tập thể, chứ chẳng phải vì mê Kamala gì. Ở đây,
vấn đề của họ là bám vào cái phao, nếu không phải là phao Kamala mà là phao
Gavin Newsom hay phao... George Floyd cũng được, miễn sao khỏi chết chìm là
ô-kê. Kamala là ai, có chính sách gì,... đã trở thành những câu hỏi
thừa thãi. Khi người ta đang chết chìm, vớ được cái phao thì không ai đặt
câu hỏi phao này làm bằng chất gì, do hãng nào sản xuất, có thể bị xì hơi bất
tử không, phải không?
Trước đảo chánh, tất cả các thăm dò cho thấy bà Kamala là phó TT tồi tệ
nhất lịch sử Mỹ, được hậu thuẫn ít nhất trong tất cả các phó TT của Mỹ. Không
ai quên được năm 2020, trong số gần hai chục ứng cử viên TT của đảng DC, bà
Kamala đã là người với hậu thuẫn ít nhất, phải rút lui đầu tiên, rút lui ngay
khi chưa có cuộc bầu sơ bộ nào được tổ chức. Thế mà bây giờ, đám DC công
kênh bà là thiên tài, một thiên sứ mà cả nước cần để cứu nước Mỹ, có thể hạ
Trump.
Bà Kamala và đám thầy rùi, quân sư, khôn ranh, nhìn thấy rõ lý do
bà được hậu thuẫn: vì bà không còn là Biden, mà đã trở thành cái phao có thể
cứu sống đảng DC, chứ không phải vì bà tài giỏi đặc biệt gì, hay có chính sách
hay ho gì. Biết vậy, nên bà Kamala cố bảo vệ cái thế 'thiên sứ thần bí' đó của
bà. Tuyệt đối không nói chuyện chính sách, tuyệt đối không nói chuyện với
truyền thông, tuyệt đối không cho cử tri Mỹ biết gì thêm về bà, chỉ nhấn mạnh
bà là cái phao, rồi nhe răng cười như nắc nẻ, hùng hổ tuyên bố "Tôi
sanh ra trong một gia đình trung lưu...". Cái cười của bà là cười vào
mũi thiên hạ, cười vào mũi đám u mê công kênh bà.
Cái khổ là ông Trump còn phải trực diện nhiều đe dọa khác, không nhỏ hơn
chút nào.
Trump và truyền thông
Trước tiên là nạn phe đảng trong truyền thông. Mỹ là xứ dân chủ, nghĩa
là theo chủ trương người dân làm chủ, bằng cách đi bỏ phiếu, quyết định về nhân
sự cũng như quyết định về chính sách, về luật lệ,... Và dĩ nhiên người dân chỉ
có thể lấy những quyết định đó trong sáng suốt, hiểu rõ vấn đề. Và họ chỉ có thể
hiểu rõ vấn đề qua truyền thông, qua báo chí, qua tivi, qua các tin tức và bình
luận của truyền thông là giới theo dõi và trên nguyên tắc, hiểu rõ vấn đề hơn
đám dân ngu khu đen chúng ta.
Khi người ta nhận định Mỹ có tứ quyền phân lập chứ không phải là tam
quyền phân lập, thì nhận định đó không sai mấy. Ngoài các quyền hành pháp, lập
pháp, tư pháp, còn cái quyền to lớn không kém, có khi còn mạnh hơn cả, là quyền
thông tin ngôn luận của truyền thông.
Vấn nạn lớn của Mỹ là truyền thông bây giờ đã không còn đóng vai trò
thông tin, cho người dân biết tin tức một cách trung thực để người dân tự ý lấy
quyết định cho chính mình trong sự hiểu biết. Truyền thông bây giờ đã công khai
tự cho thêm một trách nhiệm nữa, đó là... giáo dục quần chúng, hướng dẫn hay
chính xác hơn, khuynh đảo, lèo lại quần chúng đi đúng đường mà truyền thông cho
là... đúng, nghĩa là con đường truyền thông đã đi.
Nhiều bình loạn gia thời đại này công khai nhận định một truyền thông
tuyệt đối công tâm, tuyệt đối trung thực, tuyệt đối phổ biến thông tin một cách
chung chung hay trung dung, chính là một truyền thông đã KHÔNG chu toàn trách
nhiệm, hay tệ hơn nữa, đã làm chuyện vô trách nhiệm. Vì vai trò của truyền
thông cũng phải bao gồm trách nhiệm hướng dẫn quần chúng đi về một hướng nào
đó, chứ không thể tung tin rồi phủi tay, như kiểu 'mang con bỏ chợ'. Đó là quan
niệm về truyền thông của những Xít-ta-lin, những Hit-Le, nhưng bây giờ đã biến
thành những nguyên tắc chỉ đạo của truyền thông Mỹ. Cái khác biệt chính là
truyền thông Xít-ta-lin và Hit-Le có trách nhiệm phục vụ, làm loa phường cho
các chính sách của Nhà Nước nắm quyền, Nhà Nước cộng sản hay Nhà Nước phát xít,
trong khi truyền thông Mỹ bây giờ là loa phường cho đảng DC Mỹ, bất kể
khi đảng DC Mỹ nắm quyền hay không.
Nôm na ra, trong cuộc chiến bầu cử hiện nay, ngoài liên danh đối lập
Kamala-Walz, ông Trump cũng còn phải 'đánh nhau' với toàn thể khối truyền
thông.
Chưa hết, chính trị tranh cử Mỹ lại còn có một hình thức vận động với
ảnh hưởng quan trọng hơn xa thực tế: đó là cuộc tranh luận giữa các ứng cử
viên, trực tiếp truyền hình để dân cả nước có dịp nghe và nhìn các ứng cử viên
nói về các chính sách của họ, quan điểm của họ và ngay cả cách xử thế của họ,
cách nói chuyện của họ, để cử tri có thể có một lựa chọn trong hiểu biết đầy đủ
nhất. Nhưng đó là nói chuyện nguyên tắc. Trên thực tế, như cả nước đã có dịp
chứng kiến qua 2 cuộc tranh luận Trump-Kamala và Vance-Walz, đó chính là dịp
truyền thông ăn công ký với đảng DC, biến tranh luận thành đấu trường để truy rượt
và diệt kẻ thù chung là đảng CH nói chung và Trump nói riêng. ABC thì lo tố
Trump nói láo, trong khi CBS thì tắt micro của ông Vance.
Có người sẽ hỏi "vậy chứ ông Trump đã làm gì để cả khối truyền
thông chống ông ta dữ vậy?". Câu trả lời giản dị nhất: chẳng cần Trump
phải làm gì hết. Truyền thông Mỹ ít nhất từ nửa thế kỷ qua, đã chuyển hướng hẳn
qua đảng DC, qua hướng thiên tả, chống CH, chống tất cả các chính sách bảo thủ
của đảng CH, chống tất cả các tổng thống CH, từ Reagan tới Nixon tới cha con
Bush, tới Trump, bất kể họ làm gì hay không làm gì. Đó là thực tế chính trị Mỹ
hiện nay.
Bỏ qua chuyện các thời TT trước, chỉ cần nhìn vào hiện trạng truyền
thông Mỹ ngay bây giờ. bất cứ cơ quan truyền thông nào, bất cứ báo nào, đài
tivi nào, bất cứ lúc nào, người dân Mỹ cũng thấy tràn ngập những tin bất lợi
cho Trump, những bình luận công kích hay miệt thị Trump. Chưa kể không biết bao
nhiêu tin phịa, tin bóp méo, tin xuyên tạc. Chẳng những chống Trump, mà cũng
chống ông phó JD Vance, và chống luôn tất cả chính khách CH nào khác.
Phải nói ngay, cuộc chiến của Trump chống khối truyền thông loa phường
hiển nhiên là cuộc chiến khó khăn nhất. Nếu hầu hết các cơ quan truyền thông đó
đều nhất trí đăng tin và bình luận hoàn toàn một chiều, giống nhau, bất lợi cho
Trump thì không thể nào không ảnh hưởng ít nhiều khối quần chúng Mỹ. Ông Trump
thất thế lớn nhất là trong cuộc chiến không cân bằng này.
Trump và khối cầm quyền
Trong cuộc bầu cử, như thế nghĩa là Trump sẽ phải đấu với Kamala và toàn
đảng DC, cộng thêm cả khối truyền thông loa phường và cả lô thăm dò chẳng ai
biết thật giả ra sao, chỉ biết sẽ có ảnh hường không ít trên những cử tri rối
trí không biết phải bầu cho ai, có khuynh hướng ngả theo số đông, tức là theo
truyền thông loa phường.
Chưa hết. Trump còn phải đánh nhau với đám Nhà Nước Ngầm nữa. Đây là
khối công chức không ai bầu, ngồi cạo giấy lâu năm lên lão làng, đại khái như
cụ đại tá VVL nhà ta, có tiếng nói có vẻ như không phe đảng nhưng thật ra thù
ghét Trump. Tại sao chống Trump? Tại vì thứ nhất, Trump theo chủ trương CH,
giảm thiểu Nhà Nước càng nhỏ càng tốt, càng bớt công chức càng tốt, và thứ
nhì, Trump luôn miệng hô hào tát cạn đầm lầy, là môi trường sinh sống
cả đời của đám công chức sâu bọ này, là ổ của những tay bất tài vô cán, tham ô,
thối nát nhất, cạo giấy chuyên nghiệp.
Mới cách đây vài tuần, chiêu trò cũ lại được trình diễn lại.
Báo chị cả loa phường New York Times, loan tin 111 cựu quan chức cao cấp
của đảng CH đã ký tên ủng hộ Kamala. Trong danh sách, có nhiều quan to CH phần
lớn dưới thời Bush, trong đó đáng kể là các cựu giám đốc CIA Michael Hayden và
William Webster. Toàn là các tai to mặt lớn của Nhà Nước cầm quyền mà Mỹ gọi là
'establishment', phần lớn là đại quan chức thời Clinton, Bush con và Obama. Có
cả John Negroponte. Ông Negroponte không xa lại gì với dân Việt, là cựu cánh
tay mặt của Kissinger, cũng là tác giả bản tiếng Anh của Hiệp Định Paris mà
Kissinger ép ông Thiệu phải ký, nhưng ông Hoàng Đức Nhã đã tinh mắt khám phá ra
nhiều chữ được cố tình viết khác nhau giữa bản tiếng Anh mà Kissinger ép TT
Thiệu ký, và bản tiếng Việt do CSBV thảo.
Vài ngày sau, lại có tin tới hơn 700 cựu quan chức khác cũng ra tuyên
cáo ủng hộ Kamala.
Ở đây, cũng có một điểm cần ghi nhận: các quan to trong Nhà Nước ngầm,
tiền lương hay tiền hưu rủng rỉnh, chẳng ai là nạn nhân của lạm phát hay cai
job lung lay như ghế ba chân của đám dân trung lưu hay lao động bình thường,
thành ra chẳng ai thắc mắc những đại họa kinh tế của Biden-Kamala và đảng DC.
Những bản ký tên này khiến ta nhớ lại năm 2020, vài ngày trước bầu cử,
nhiều tin và hình ảnh động trời bị xì ra từ laptop của cậu ấm Hunter Biden. Để
cứu nguy cho Biden, hơn 50 cựu quan chức cao cấp nhất của CIA và An Ninh Quốc
Gia bị ép phải ký tên xác nhận những tin và hình ảnh trong laptop là do tình
báo Nga cài vào với mục đích đánh Biden giúp Trump đắc cử. Sau này, sau
khi Biden đã đắc cử, FBI, CIA và truyền thông mới thú nhận không có Nga nào dính
dáng vào hết, tất cả đều là thật và các quan bị ép ký đã mặt nghệt ra bối rối
lo chạy tội.
Trump và tiền
Tất cả những người nào đã sống hay đã biết qua về nước Mỹ này, đều biết
trong cái thành trì của tư bản này, đồng tiền chi phối tất cả. Kể cả, hay chính
xác hơn, nhất là chính trị, đặc biệt là chính trị tranh cử TT. Không có tiền,
đừng bao giờ mơ làm tổng thống hay bất cứ chức vụ quan trọng nào, ngoài các
chức vụ như thành viên hội đồng học chính tiểu học làng.
Trong chính trị Mỹ, muốn thành công thì điều kiện cần thiết, quan trọng
nhất phải là có tài... chià tay xin tiền thiên hạ, không hơn không kém. Không
biết xin tiền thì đừng mơ tưởng hão bất cứ chuyện gì khác.
Năm xưa, một anh đen làm nghề gọi là 'community organizer', nôm na ra là
nghề giúp việc vặt cho một khu phố, chẳng hạn thay bóng đèn đường, kêu thợ sửa
ống cống, lấp ổ gà trên đường phố, sơn quét lại những căn nhà cũ,... Thế đấy,
nhưng nhờ tài dẻo lưỡi và khéo tay xin tiền, xin được số tiền khủng khiếp là
hơn 800 triệu đô, thế là được mời vào ngồi cái ghế trong Tòa Bạch Ốc ngay.
Bây giờ, Kamala, thuộc loại cấp tiến có dấu triện trên trán, nên đã được
hậu thuẫn tiền bạc tích cực nhất của những khối có tiền như tỷ phú Soros,
Zuckerberg, Bezos,... các tài tử Hồ Ly Vọng, các ca sĩ nhí hát một bài lãnh bạc
triệu, các cầu thủ bóng rổ, football, baseball triệu phú da đen,... nên tiền vào
ào ạt, hạ luôn cả Obama năm xưa, cho dù bà này lưỡi không dẻo nhưng bù lại biết
cười hô hố và biết leo giường.
Trump và... gian lận bầu cử
Theo tất cả các nghiên cứu và thăm dò, kết quả bầu TT gần như hoàn toàn
tùy thuộc kết quả bầu cử của cỡ 6 tiểu bang then chốt. Ta thử xem lại coi đảng
nào đang nắm quyền sinh sát trong những tiểu bang then chốt đó:
1.
Arizona: CH đang nắm quyền, nhưng là CH của khối
#NeverTrump, chống Trump khá mạnh sau khi Trump đánh nhau với hai thượng nghị
sĩ CH của tiểu bang là John McCain và Jeff Flake; Biden thắng tại AZ
năm 2020;
2.
Georgia: CH đang nắm quyền, nhưng Trump trong mấy năm
qua, đánh nhau túi bụi với thống đốc CH Brian Kemp, tuy mới đây hai ông đã làm
hòa và thống đốc Kemp đã tuyên bố ủng hộ Trump; Biden thắng tại GA năm
2020;
3.
North
Carolina: thống đốc theo đảng
DC; hạ viện do DC kiểm soát nhưng hai thượng nghị sĩ đều là CH; Trump
thắng tại NC năm 2020;
4.
Wisconsin: hoàn toàn kiểm soát bởi đảng DC nắm ghế thống
đốc và cả hai viện quốc hội: Biden thắng tại WI năm 2020;
5.
Michigan: như Wisconsin, hoàn toàn kiểm soát bởi
đảng DC nắm ghế thống đốc và cả hai viện quốc hội: Biden thắng tại MI
năm 2020;
6.
Pennsylvania: như Wisconsin và Michigan, hoàn toàn
kiểm soát bởi đảng DC nắm ghế thống đốc và cả hai viện quốc hội: Biden
thắng tại PA năm 2020.
Nghĩa là nếu các chính quyền tiểu bang công bằng, tự trọng và tôn trọng
bầu cử, không gian lận, thì Trump cũng rất khó chiến thắng rồi, nếu các chính
quyền tiểu bang chơi trò gian lận bầu cử giúp đảng DC như năm 2020, thì
Trump... vô vọng, nắm chắc phần thua.
Trump và... Trump
Nói đi cũng phải nói lại, nhiều khi chính Trump là người hại Trump. Ai
cũng biết cá tính rất đặc biệt của ông Trump, nói năng cũng như hành động thật
mạnh bạo, coi trời bằng vung,... nhiều người đã khuyên can nhưng chưa ai thành
công, kềm chế được Trump. Dĩ nhiên, ai cũng biết cái cá tính đó đã là yếu tố có
thể nói quan trọng nhất đã mang lại thành công cho Trump, khi Trump phải đối
đầu với gần hai chục đồng chí 'nhàm chán' trong đảng CH để ra tranh cử trong
nội bộ CH, rồi sau đó, hạ bà la-sát Hillary. Nếu Trump không có cá tính 'không
giống ai' này thì Trump đã là một chính khách tầm thường giống như bất cứ người
tầm thường nào, đã không có cách gì thắng nổi trong nội bộ CH, càng không có
cách gì hạ được Hillary.
Nhưng thật tình, đến một lúc nào đó thì phải coi như đủ, không thể đi xa
hơn. Nhưng với ông Trump, cái giới hạn đó không có, đưa đến nhiều phiền toái
cho chính ông và nhiều người ủng hộ ông, thấy ông đi quá xa, có thể tạo phản
ứng ngược, hay để mất cảm tình của nhiều người độc lập, tương đối ôn hòa, thích
những thành tích trị nước an dân của Trump nhưng lại sợ tính ngang tàng nhiều
khi qua đáng của Trump.
Nếu phải kết luận, thì phải nói cuộc chiến của ông Trump hiện nay khó
tầy trời. Chẳng những ông phải chạy đua cùng với Kamala và cả đảng DC, ông cũng
phải vật lộn không ngừng nghỉ với cả đám truyền thông loa phường nhất tề tìm đủ
cách triệt ông, đồng thời phải chống đỡ các trò đánh sau lưng của đám công chức
cạo giấy Nhà Nước ngầm, tất cả trong một đấu trường chìm ngập trong biển tiền
của đám ca sĩ, tài tử, cầu thủ thể thao đen, tỷ phú thiên tả như Soros,
Zuckerberg, ... có thể trong đủ kiểu mánh mung gian lận. Và rồi cuối cùng, ông
cũng phải 'chạy đua' với chính ông.
Chuyện lạ là dù chông gai như vậy, ông Trump
vẫn có hy vọng thắng.
VŨ LINH
No comments:
Post a Comment