Saturday, 9 November 2024

4 vấn đề trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc thời Trump

 Quan hệ Mỹ-Trung như thế nào sau khi ông Trump tái đắc cử là vấn đề đáng chú ý, bao gồm cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, tình hình eo biển Đài Loan, đối đầu giữa hai nước ở nhiều khu vực trên thế giới. Vấn đề đã được một số chuyên gia phân tích với tờ Epoch Times.

Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có gia tăng?
Giáo sư Diệp Diệu Nguyên (Yao-Yuan Yeh) chuyên vấn đề quốc tế tại Đại học St. Thomas ở Mỹ nói với Epoch Times rằng việc ông Trump trở lại nắm quyền sẽ gây áp lực hơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong nhiệm kỳ Tổng thống trước đây của Trump, ngay từ đầu Bắc Kinh đã ý thức rõ về cách làm việc kiểu buôn bán của ông, khiến nhiều thứ có thể được thảo luận thông qua đổi chác. Nhưng đến năm 2018 có thể đội ngũ của Trump thấy ĐCSTQ gây nguy hiểm cho nước Mỹ, sau đó ông tăng cường phong tỏa ĐCSTQ và phát động chiến tranh thương mại, đã hình thành chính sách bao vây Trung Quốc. Định hướng chiến lược khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được ông đề xuất vào thời điểm đó cũng rất hiệu quả, đã trực tiếp kiểm soát tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc.

Hiện nay ông Trump có thể tiếp tục kế hoạch đa phương của ông Biden nhằm ngăn chặn Trung Quốc (ĐCSTQ), qua đó cũng củng cố trên các phương diện khác cho nước Mỹ. Chỉ xét riêng về thương mại, Trump đã nói nhiều lần trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ tăng thuế đối với Trung Quốc từ 25% hiện tại lên 60%, để giá trị tổng sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ sẽ giảm ngay lập tức. ĐCSTQ đang thực sự bối rối vì không biết phải đàm phán với ông như thế nào về vấn đề này.

Giáo sư Trịnh Chánh Bỉnh (Cheng Ping Cheng) tại Đại học YunTech (Đài Loan) cũng cho biết qua Epoch Times rằng đặc điểm của ông Trump là sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận nhưng không ổn định; vấn đề phức tạp nữa đối với ĐCSTQ là đội ngũ của ông Trump toàn những 'nhân vật diều hâu'.

Giáo sư Trịnh Chánh Bỉnh tại Đại học YunTech.
Ông chỉ ra căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng cao hơn với việc Trump nhậm chức, theo đó mở rộng quân sự của ĐCSTQ ngày càng nhanh hơn, đó là nguyên nhân chính khiến cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. "Ví dụ, nếu một số thỏa thuận trong mối quan hệ Mỹ-Trung có thể đạt được trong thời gian ngắn, nếu ông Trump sẵn sàng giảm hỗ trợ cho Đài Loan với điều kiện là ông Tập Cận Bình đáp ứng (yêu cầu) của ông Trump để mua số lượng lớn hàng hóa từ các bang 'vành đai rỉ sét' cùng bang nông nghiệp của Mỹ, như vậy mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ dịu trong ngắn hạn. Nhưng quan hệ (Mỹ-Trung) chỉ thực sự dễ dàng hơn trong trung và dài hạn nếu ông Tập Cận Bình, ông Putin và trục ma quỷ quyết định không đi theo con đường bành trướng và xâm lược".

Cuộc chiến thương mại và công nghệ
Giáo sư Trịnh Chánh Bỉnh tin rằng Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến thương mại vì chính ông là người bắt đầu cuộc chiến này, sau đó cũng bắt đầu cuộc chiến công nghệ. Nguyên nhân của cuộc chiến công nghệ là do ĐCSTQ sử dụng tất cả các công nghệ cao trong quân sự. Do con đường của ông Trump là vấn đề thặng dư thương mại lâu dài, con đường đó cũng được dư luận Mỹ hoàn toàn ủng hộ, nên từ góc độ này thì cuộc chiến thương mại có thể sẽ leo thang và liên quan đến nhiều sản phẩm hơn.

Ông tin rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể thay đổi trừ khi ĐCSTQ quay trở lại hệ thống thương mại tự do theo xây dựng của Mỹ, đồng thời sẵn sàng chấp nhận bù đắp những thiệt hại thâm hụt thương mại Mỹ-Trung – điều mà ông Trump đặc biệt quan tâm. Nhưng vấn đề bù đắp được thâm hụt thương mại lại là vấn đề ngoài khả năng của ĐCSTQ.

Giáo sư Diệp Diệu Nguyên tại Đại học St. Thomas, Mỹ. 
Về mặt chiến tranh công nghệ, giáo sư Diệp Diệu Nguyên cho rằng chính sách của ông Trump sẽ là tập trung vào cái lớn và bỏ qua cái nhỏ, theo đó bám chặt chẽ vào những vấn đề chính sách rất quan trọng, đặc biệt là về ngành công nghiệp chip. Nhưng ở một số ngành liên quan khác, đặc biệt là ngành tài chính, mức độ quan tâm sẽ khác, khả năng Mỹ thẳng thừng chia tách khỏi Trung Quốc là không cao.

"Trừ khi ông ấy muốn tách hoàn toàn và trực tiếp khỏi Trung Quốc, nếu không về mặt đối đầu hay hạn chế đối với Trung Quốc trên thị trường tài chính thì có thể ông Trump không thúc đẩy khắt khe với Trung Quốc như ông Biden. Nhưng về mặt hàng hóa thực tế, về mặt thương mại, đặc biệt là chip, các biện pháp nghiêm ngặt hơn có thể được thực hiện."

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi) tại Đại học Công nghệ Sydney, chia sẻ rằng ông Trump thường được cho là một người theo chủ nghĩa dân tộc về kinh tế, vấn đề gì cũng quy về thương mại. Thương mại tất nhiên là rất quan trọng, bởi vì ĐCSTQ đã phá hủy toàn bộ trật tự thương mại quốc tế khi thúc đẩy vấn đề cạnh tranh không lành mạnh [như việc trợ cấp nhà nước và cưỡng bức lao động giá rẻ] khiến cả thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc và chuyển mọi ngành sản xuất sang Trung Quốc. Việc tăng thuế có thể thay đổi mô hình thương mại bất bình đẳng này và buộc vốn công nghiệp của Mỹ quay trở lại Mỹ.

"Đây là những gì ông Trump nói về việc làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn, tức là hồi sinh hệ thống công nghiệp Mỹ, như vậy giúp cho tầng lớp lao động làm công ăn lương và trung lưu Mỹ hồi sinh mạnh mẽ trở lại. Đây là một ý tưởng nên được thực hiện, nhưng vẫn chưa đủ."

Ông cũng chỉ ra chính ông Tập Cận Bình đã khiến nền kinh tế Trung Quốc suy sụp, nếu Mỹ tiếp tục sử dụng thuế quan để ngăn chặn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ là đòn giáng mạnh vào ĐCSTQ, và đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ leo thang. Cuộc chiến công nghệ vốn là một phần của cuộc chiến tranh lạnh (không dùng vũ lực quân sự), nên việc hạn chế năng lực công nghệ của Trung Quốc là điều đương nhiên.

Về "chủ nghĩa cô lập" của Trump
Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa cho rằng gọi Trump là người theo chủ nghĩa biệt lập thì chưa hẳn đúng, nói ông theo chủ nghĩa thuế quan thì đúng.

"Chủ nghĩa cô lập có nghĩa là không quan tâm các vấn đề quốc tế ngoài nước, Mỹ không thể làm được vậy trong thời đại này, vì hoàn toàn khác với thế kỷ 19 và cũng khác với tình hình đầu thế kỷ 20. Quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ là ở đây, Mỹ không thể bỏ vị thế là cảnh sát quốc tế. Mỹ có nhiều căn cứ quân sự trên khắp thế giới thì làm sao có thể tự cô lập được? Trump nói nhiều vấn đề chủ yếu từ góc độ người làm kinh doanh chứ không phải ông ấy không quan tâm, chẳng qua ông muốn buộc châu Âu và các nước khác phải trả tiền một cách công bằng, không thể chỉ để do Mỹ gánh."

Ông Trịnh Chánh Bỉnh cho rằng có thể nhìn nhận Trump theo chủ nghĩa biệt lập hơn khi nói đến xung đột địa chính trị như ở Biển Đông, eo biển Đài Loan hoặc các khu vực khác trên thế giới, vì ông có thể không triệu tập được nhiều đồng minh như vậy, đặc biệt là những đồng minh ở EU, về vấn đề này ĐCSTQ thở phào nhẹ nhõm. Nhưng mặt khác, nếu xảy ra tình huống đặc biệt, về cơ bản ông Trump sẽ hành động khó đoán, là điều mà ĐCSTQ lo lắng.

Liên quan đến các vấn đề căng thẳng hiện nay ở các khu vực chiến tranh lớn như châu Âu và Trung Đông, giáo sư Trịnh Chánh Bỉnh cho rằng ông Trump về cơ bản là rất thực tế. Mặc dù NATO đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, nhưng đối với ông rõ ràng vẫn chưa đủ. Khi Mỹ không can dự ở châu Âu thì NATO mất một nửa sức mạnh, và bản thân các nước châu Âu cũng có chia rẽ.

Khi Trump lên nắm quyền, "ngoài việc yêu cầu châu Âu tăng đáng kể chi tiêu quân sự, ông ấy sẽ chuyển nhiều nguồn lực sang Trung Đông và eo biển Đài Loan".

Ông Diệp Diệu Nguyên tin rằng những người diều hâu xung quanh ông Trump là những người ĐCSTQ lo ngại, cạnh tranh giữa hai nước trong nhiều vấn đề quốc tế sẽ trở nên gay gắt hơn, đối đầu Mỹ và Trung Quốc sẽ mạnh hơn.

Ông Diệp Diệu Nguyên cho biết Trump đã nói rằng ông muốn Trung Quốc tách khỏi liên kết với Nga, nhưng điều này khó thực hiện. "Cách duy nhất để phá mối quan hệ này là nếu có vấn đề chuyển giao chế độ, hoặc từ phía Nga hay từ phía Trung Quốc."


Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa từ Đại học Công nghệ Sydney. (Ảnh: Ông Phùng Sùng Nghĩa cung cấp)
Vấn đề eo biển Đài Loan
Liên quan đến vấn đề Đài Loan, Trump đã nói rằng ông sẽ áp dụng phí bảo hộ đối với Đài Loan. Có thông tin cho rằng Trump tuyên bố nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan thì ông sẽ đánh bom Bắc Kinh, cũng có tin rằng Trump nói sẽ áp thuế từ 150% – 200% đối với hàng Trung Quốc.

Giáo sư Trịnh Chánh Bỉnh chỉ ra vấn đề Đài Loan liên quan đến tư cách của Mỹ là nước xây dựng và bảo vệ trật tự toàn cầu. Nếu ông Tập Cận Bình xâm lược Đài Loan trong nhiệm kỳ của ông Trump, hoặc xảy ra xung đột ở Biển Đông, phe của Trump sẽ không bỏ qua. Nhưng Trump cho rằng ông Tập Cận Bình không dám đưa quân tới Đài Loan trong nhiệm kỳ của ông, điều này có thể đúng, vì có thể cái giá phải trả cho việc bảo vệ Đài Loan sẽ còn cao hơn đối với Mỹ, nếu ĐCSTQ hành động mạnh mẽ sau 4 năm khi hết nhiệm kỳ Trump.

Nhưng giáo sư Diệp Diệu Nguyên cho rằng eo biển Đài Loan sẽ gia tăng bất ổn trong nhiệm kỳ Trump. Các chính sách của ông Trump có thể mạnh hơn của ông Biden, đồng thời phức tạp và khó nắm bắt hơn, nhưng mặt khác ở một mức độ nào đó sẽ khiến ĐCSTQ khó kháng cự hơn. "Các chính sách của ông Trump sẽ dẫn đến bất ổn và gia tăng rủi ro, nhưng nếu thành công, hiệu quả có thể rất tốt".

Đối với tuyên bố của ông Trump về việc thu phí bảo vệ từ Đài Loan, giáo sư Diệp Diệu Nguyên cho rằng dĩ nhiên về mặt ngôn từ ngoại giao không nên dùng cách nói đó, vì Mỹ và Đài Loan có chung lợi ích về vấn đề an ninh và có thể hợp tác chặt chẽ hơn vì tốt cho cả 2 bên, có thể mô tả là 'kết nối chặt chẽ hơn giữa Đài Loan và Mỹ' – đây là một vấn đề về ngôn từ ngoại giao.

Còn giáo sư Phùng Sùng Nghĩa tin rằng về vấn đề này, cách nghĩ của Trump thực sự giống với chính quyền Đảng Dân chủ, ông không muốn tiến hành một cuộc chiến tranh nóng, vì chiến tranh sẽ giết người. Vậy làm sao tránh được? Trừ khi Mỹ đánh bại được Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cuộc chiến lạnh, tức là thông qua chiến tranh kinh tế, chiến tranh công nghệ, chiến tranh thông tin, chiến tranh chính trị và chiến tranh tư tưởng để làm cho ĐCSTQ sụp đổ, không cần phải dùng chiến tranh vũ trang.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa nói rằng nếu Trump sử dụng lại những người như Mike Pompeo, Yu Maochun và Matthew Pottinger – những người trong nhiệm kỳ cũ của ông, họ là những người thực sự hiểu Trung Quốc và chế độ ĐCSTQ – để xây dựng kế hoạch đối ngoại và chiến lược giành chiến thắng trong cuộc chiến lạnh, đây mới là vấn đề ĐCSTQ lo ngại, thậm chí còn giúp người dân Trung Quốc làm tan rã chế độ toàn trị này.

Hải Chung, Lạc Á, Epoch Times

No comments:

Post a Comment