Chính quyền Trump thứ hai khác gì so với nhiệm kỳ đầu?
Gia Huy
Trong các động thái
mang tính nghi lễ và lựa chọn nhân sự, cách đối xử với các lãnh đạo Quốc hội
Mỹ, việc tái cấu trúc quá trình ra quyết định của Nhà Trắng, và quá trình
chuyển giao quyền lực thứ hai của Tổng thống Trump có vẻ khác biệt rõ rệt so
với giai đoạn sau bầu cử năm 2016. Giọng điệu của Tổng thống Trump khi trở lại
Nhà Trắng nhìn chung là thân thiện. Ông đã gặp Tổng thống Joe Biden vào thứ Tư
(13/11), điều mà ông đã từ chối làm vào năm 2020.
Trong cuộc gặp với
Tổng thống Biden, vị tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ bày tỏ: "Chính trị
rất khắc nghiệt, và trong nhiều trường hợp đây không phải là một thế giới rất
tốt đẹp, nhưng hôm nay nó là một thế giới tốt đẹp".
Hơn nữa, động lực của
chính phủ Trump lần này dường như đang hình thành nhanh hơn nhiều so với quá
trình chuyển giao quyền lực trong nhiệm kỳ đầu. Sự quan tâm của công chúng Mỹ
đối với các lựa chọn nội các của Tổng thống Trump rất cao. Vị tổng thống thứ 47
của Hoa Kỳ lần lượt công bố các lựa chọn nhân sự theo cách giống như quá trình
tuyển chọn các cầu thủ mới đủ điều kiện cho một giải đấu. Một số lựa chọn của
ông đã khiến nhiều người bất ngờ, nhưng những lựa chọn nhân sự này giúp mọi
người hiểu rõ hơn về tư duy của Tổng thống Trump.
Tránh xa những nhân
vật quyền lực
Nội các trong nhiệm kỳ
đầu của Tổng thống Trump không hề ổn định và nhiều quan chức cấp cao của ông đã
từ chức hoặc nhận được giấy báo thôi việc trong bốn năm đó. Một số vấn đề nhân
sự bắt nguồn từ việc Tổng thống Trump lựa chọn những nhân vật Đảng Cộng hòa
quyền lực và những nhân vật tân bảo thủ hiếu chiến cho các vị trí chủ chốt. Ví
dụ, cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Reince Priebus đã được chấp
thuận làm chánh văn phòng, nhưng chỉ trụ lại được vị trí này trong một năm.
Nhiều cựu quân nhân
được Tổng thống Trump lựa chọn trong nhiệm kỳ đầu, chẳng hạn như Bộ trưởng Quốc
phòng James Mattis và Tham mưu trưởng John Kelly, đã chia tay ông vì một số bất
đồng về chính sách và tính cách cá nhân. Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton
cũng mất chức trong bối cảnh bất đồng gay gắt với Tổng thống Trump về chính
sách đối ngoại.
Mặc dù nội các mới của
Tổng thống Trump chỉ mới hình thành một phần, nhưng những lựa chọn của vị tổng
thống mới đắc cử của Hoa Kỳ cho các vị trí chủ chốt đã mang một tính chất hoàn
toàn khác so với nhiệm kỳ đầu. Thay vì chọn một nhân vật quốc gia của Đảng Cộng
hòa, Tổng thống Trump đã chọn bà Susie Wiles, người phụ trách chiến dịch vận
động tranh cử của ông, cho vị trí chánh văn phòng. Động thái này cho thấy Tổng thống
Trump muốn giữ một người trung thành bên cạnh ông tại Nhà Trắng.
Tổng thống Trump cũng
xác nhận công khai rằng ông sẽ không mời cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki
Haley và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo trở lại chính quyền. Cả hai đều được coi
là những nhân vật tân bảo thủ và là thành viên của phe diều hâu trong Đảng Cộng
hòa. Hơn nữa, để quản lý quân đội, Tổng thống Trump đã đề cử ông Pete Hegseth
cho chức vụ bộ trưởng quốc phòng. Ông Hegseth, một cựu chiến binh, hiện là
người dẫn chương trình cuối tuần của Fox News. Việc Tổng thống Trump lựa chọn
ông Hegseth lãnh đạo Lầu Năm Góc được nhiều người xem là trái với thông lệ và
đã có một số lời chỉ trích.
Cư xử đẹp với Đảng
Cộng hòa tại Thượng viện
Tổng thống Trump và
Thượng nghị sĩ (TNS) Mitch McConnell, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện,
thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016 và trong suốt
thời gian cầm quyền của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tổng thống Trump cũng
thường đối đầu với cố TNS John McCain, người liên tục phản đối những nỗ lực của
Tổng thống Trump nhằm bãi bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), còn
được gọi là Obamacare.
TNS McConnell sẽ không
lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống
Trump. Hôm thứ Tư (13/11), Đảng Cộng hòa tại Thượng viên đã bầu TNS John Thune
làm lãnh đạo phe đa số. Trong cuộc tranh cử này, TNS Rick Scott đại diện tiểu
bang Florida một lần nữa đã nỗ lực giành vị trí lãnh đạo với hy vọng sẽ thay
đổi các chuẩn mực của Thượng viện.
TNS Thune đã chiến
thắng các thượng nghị sĩ Scott và John Cornyn để giành được quyền lãnh đạo Đảng
Cộng hòa tại Thượng viện. Trước cuộc tranh cử này, TNS Thune đại diện tiểu bang
Nam Dakota đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Trump đứng ngoài cuộc tranh cử. Mặc dù
nhiều nhân vật đại diện cho Tổng thống Trump công khai ủng hộ TNS Scott, nhưng
bản thân vị tổng thống đắc cử lại không lên tiếng công khai ủng hộ ứng cử viên
nào trong cuộc tranh cử.
Mặc dù cả hai thượng
nghị sĩ Thune và Cornyn đều từng lên tiếng chỉ trích Tổng Trump sau khi ông rời
nhiệm sở vào năm 2020, nhưng họ đã cố gắng hàn gắn lại mối quan hệ với ông
trước khi cuộc bầu cử 2024 diễn ra. Bằng cách đứng ngoài cuộc tranh cử quyền lãnh
đạo của Đảng Cộng hòa tại Thượng viên, Tổng thống Trump dường như đã tránh được
một cuộc xung đột tiềm tàng với các ứng cử viên và với đội ngũ lãnh đạo của
Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, trái ngược hoàn toàn với phong cách có phần hiếu
chiến của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Hầu hết các thành viên
Đảng Cộng hòa đã tham gia bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu
tiên sẽ không còn tại vị khi ông trở lại Nhà Trắng. Mặc dù chỉ còn một số ít
vẫn còn tại vị, nhưng do Đảng Cộng hòa chỉ chiếm đa số mong manh tại Thượng
viện nên Tổng thống Trump khó có thể quá xa lánh các nhà lập pháp đó nếu muốn
Thượng viện nhanh chóng thông qua chương trình nghị sự của mình.
Bổ nhiệm tạm thời
trong thời gian Thượng viện nghỉ
Năm 2016, Tổng thống
Trump đã gặp nhiều khó khăn để đạt được sự xác nhận của Thượng viện cho các lựa
chọn nội các ban đầu của mình. Một số bổ nhiệm quan trọng đã phải mất hàng
tháng để được xác nhận, và đôi khi phải thông qua lá phiếu của phó tổng thống
để phá vỡ thế bế tắc tại Thượng viện nhằm đảm bảo vị trí cho những đề cử. Nhằm
tránh lặp lại quá trình đó, Tổng thống Trump có thể sử dụng việc bổ nhiệm tạm
thời trong thời gian nghỉ của Thượng viện. Can thiệp đáng kể nhất của Tổng
thống Trump vào cuộc tranh cử quyền lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện
là yêu cầu các ứng cử viên phải chấp thuận các bổ nhiệm tạm thời trong thời
gian nghỉ để nhanh chóng đưa nội các của ông vào hoạt động.
Trong một bài đăng
trên mạng xã hội trong tuần này, Tổng thống Trump nhấn mạnh: "Bất kỳ
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nào đang tìm kiếm vị trí LÃNH ĐẠO đáng khao khát
tại Thượng viện Hoa Kỳ đều phải chấp thuận các bổ nhiệm tạm thời trong thời
gian nghỉ (tại Thượng viện!), [bởi vì] nếu không có điều đó, chúng ta sẽ không
thể xác nhận mọi người kịp thời. Đôi khi việc bỏ phiếu có thể mất hai năm hoặc
nhiều hơn. Đây là điều mà họ đã làm bốn năm trước đây, và chúng ta không thể để
điều đó xảy ra lần nữa. Chúng ta cần các vị trí được lấp đầy NGAY LẬP
TỨC!"
Sau khi giành chiến
thắng trong cuộc tranh cử quyền lãnh đạo, TNS Thune cam hết sẽ "xử lý [các
đề cử] của ông ấy [Tổng thống Trump] một cách nhanh chóng và đưa họ vào các vị
trí để họ có thể bắt đầu thực hiện chương trình nghị sự của ông ấy [Tổng thống
Trump]".
Ngăn chặn những kẻ rò
rỉ thông tin
Chính quyền Trump
trong nhiệm kỳ đầu tiên đã hứng chịu nhiều vụ rò rỉ thông tin cho báo chí.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các vụ rò rỉ thông tin đã cản trở chương
trình nghị sự của ông. Đặc biệt, các vụ rò rỉ thông tin trong Bộ An ninh Nội
địa đã thường xuyên cản trở nỗ lực trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.
Sự phản kháng trong
nội bộ của các quan chức liên bang đối với chương trình nghị sự của Tổng thống
Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên thường được đưa tin trên các tít báo. Ví dụ, cựu
chánh văn phòng Bộ An ninh Nội địa Miles Taylor là tác giả ẩn danh của một bài
xã luận đăng trên tờ New York Times, trong đó nêu chi tiết những nỗ lực của các
quan chức chuyên nghiệp nhằm làm chậm hoặc cản trở Tổng thống Trump. Ông Taylor
sau đó đã công khai xác nhận rằng mình là tác giả của bài xã luận đó.
Để ngăn chặn những
diễn biến tương tự, Tổng thống Trump đã cam kết sẽ thực hiện một "cuộc
trấn áp mạnh tay đối với những kẻ trong chính phủ làm rò rỉ thông tin, thông
đồng với giới truyền thông để tạo ra những câu chuyện sai sự thật, buộc tội
hình sự khi thích hợp".
Ngoài ra, việc Tổng
thống Trump bổ nhiệm cựu quyền Giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Tom
Homan làm "chỉ huy biên giới"có khả năng sẽ giúp bảo vệ các nỗ lực
trục xuất của ông khỏi những vụ rò rỉ thông tin tương tự từ Bộ An ninh Nội địa.
Tổng thống Trump còn bổ nhiệm ông Stephen Miller, một người có quan điểm cứng
rắn về vấn đề nhập cư, làm phó chánh văn phòng Nhà Trắng phụ trách về chính
sách. Với sự góp mặt của ông Homan và ông Miller, phần lớn việc ra quyết
định về nhập cư và an ninh biên giới sẽ diễn ra tại Nhà Trắng và tránh xa các
cơ quan hành pháp quan liêu.
Loại bỏ tận gốc bộ máy
quan liêu
Không chỉ giải quyết
vấn đề rò rỉ thông tin, Tổng thống Trump còn muốn giải quyết phạm vi ảnh hưởng
của bộ máy quan liêu nhà nước cũng như khả năng cản trở các sáng kiến của tổng
thống do bộ máy quan liêu này gây ra. Để đạt mục tiêu này, ông đã cam kết sẽ
tái thực hiện một lệnh hành pháp cho phép ông "sa thải những quan chức
quan liêu kiêu ngạo" và tách Văn phòng Tổng Thanh tra ra khỏi các bộ mà họ
giám sát.
Ngoài ra, ông còn bổ
nhiệm doanh nhân tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu của nền tảng mạng xã hội X, và
cựu ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy lãnh đạo Bộ Hiệu
quả Chính phủ (DOGE) với mục tiêu cắt giảm quy mô của các cơ quan chính phủ,
giảm chi tiêu lãng phí, và hạn chế phạm vi của chính phủ mở rộng hơn. Tính đến
thời điểm bài báo này phát hành, phạm vi hoạt động và thẩm quyền của DOGE vẫn
chưa rõ ràng.
Tổng thống Trump tuyên
bố về ông Musk và ông Ramaswamy: "Cùng với nhau, hai người Mỹ tuyệt vời
này sẽ mở đường cho chính phủ của tôi dỡ bỏ Bộ máy quan liêu của chính phủ, cắt
giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí, và tái cấu trúc các Cơ
quan Liên bang – [Đó là] điều Thiết yếu cho Phong trào 'Cứu nước Mỹ'".
Gia Huy, theo Just the
News
No comments:
Post a Comment