Họ hô vang khẩu hiệu: "Tập Cận Bình từ chức!", "Đả đảo ĐCSTQ", "Đừng làm nô lệ, hãy là công dân!"...
Biểu tình nổ ra khắp TQ
Hàng nghìn người biểu
tình ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Urumqi, Vũ Hán, Thành Đô và các thành phố lớn
khác, phản đối lệnh phong tỏa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), xét nghiệm
axit nucleic bắt buộc, yêu cầu đeo khẩu trang và các quy định khác. Tuy nhiên,
chính sách "Zero Covid" của ĐCSTQ không có dấu hiệu dừng lại.
Tại một số khu vực,
những người biểu tình hô vang: "Tập Cận Bình từ chức! ĐCSTQ xuống
đài!" Cảnh sát ở
Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố lớn khác đã được gọi đến để giải tán các
cuộc biểu tình.
Theo báo cáo của
Reuters, vào đầu giờ sáng thứ Hai tại Bắc Kinh, 2 nhóm người biểu tình đã tập
trung dọc theo Đường vành đai thứ ba gần sông Lượng Mã ở Bắc Kinh từ chối giải
tán. Số lượng người biểu tình ít nhất là 1.000 người.
Những người biểu tình
cầm tờ giấy trắng trong tay và hét lên: "Không có axit nucleic, tự
do!" "Không có lãnh đạo, bỏ phiếu!" "Đừng làm nô lệ, hãy là
công dân!" "Không muốn lời nói dối, muốn có tôn nghiêm!"
Một buổi cầu nguyện ở
Thượng Hải cho các nạn nhân của vụ cháy khu dân cư ở Tân Cương đã biến thành
một cuộc biểu tình phản đối các hạn chế chống dịch bệnh vào thứ Bảy. Mọi người
hô vang yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Vào đầu giờ sáng Chủ nhật, theo các nhân chứng và video đăng
trên mạng xã hội, một cuộc biểu tình công khai khác, một đám đông lớn đã hô
vang "Đả đảo ĐCSTQ".
Tại Vũ Hán, nơi dịch
bệnh bùng phát lần đầu tiên, các video trên mạng xã hội cho thấy hàng trăm cư
dân xuống đường, đập phá các bức tường phong tỏa bằng kim loại, lật đổ lều thử
nghiệm axit nucleic và yêu cầu chấm dứt phong tỏa.
Theo các video trên
mạng xã hội, một đám đông lớn đã tập trung tại thành phố Thành Đô phía Tây Nam
vào Chủ nhật, giơ những tờ giấy trắng và hô vang khẩu hiệu phản đối Tập Cận
Bình.
Hồi chuông tử của chế độ đã gần kề
Eva Rammeloo, một
phóng viên của nhật báo Hà Lan Trouw, người có mặt tại hiện trường cuộc biểu
tình, nói rằng cô ấy "chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này" trong 10 năm đưa tin ở Trung Quốc. Cô
ước tính có hơn một ngàn người biểu tình vào sáng sớm ngày 27/11.
David Moser, một học
giả phương Tây, đã tweet: "Tôi đã sống ở Trung Quốc 30 năm và tôi
chưa bao giờ thấy những biểu hiện tức giận công khai và kéo dài như vậy đối với
chính phủ Trung Quốc. Trên mạng WeChat đầy những video phản đối và những lời lẽ
giận dữ, công dân kháng lệnh ở khắp mọi nơi."
"Không ai thích ĐCSTQ hay Tập Cận Bình", một cư dân Thượng Hải nói với The Epoch
Times vào cuối tuần này, đồng thời cho biết thêm rằng người Trung Quốc
"mệt mỏi" với các chính sách khắc nghiệt của ĐCSTQ đối với
COVID-19.
Song song với các cuộc
biểu tình đang lan rộng ở đại lục, vào tối ngày 27/11, một số lượng lớn người
Anh gốc Hoa đã đổ xô đến đối diện với đại sứ quán của ĐCSTQ ở London, phần lớn
trong số họ là sinh viên Trung Quốc đang du học. Họ phản đối sự chuyên chế của
ĐCSTQ, thương tiếc các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi và hô vang những khẩu
hiệu như "Tập Cận Bình, hãy từ chức!" và "Đảng Cộng
sản Trung Quốc, hãy xuống đài!".
Cộng hưởng với các
cuộc biểu tình, phong trào người dân thức tỉnh, công khai thoái xuất khỏi các
tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ cũng tăng lên hàng ngày. Vào ngày 3/8 năm
nay, số người trên toàn thế giới thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và các tổ chức của nó
đã vượt quá 400 triệu, chỉ trong 3 tháng sau đó, số người trên toàn thế giới
thoái ĐCSTQ đã lên tới 405 triệu. Điều này có nghĩa là 5 triệu người Trung Quốc
khác trong và ngoài nước đã tuyên bố thoái xuất khỏi tổ chức của ĐCSTQ sau khi
nhận ra bản chất của nó.
Người xưa có
câu: "Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền", việc người dân Trung Quốc thức tỉnh,công
khai cắt đứt quan hệ và phản đối ĐCSTQ chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự
sắp sụp đổ của chế độ cầm quyền này.
Tử Vi
--
No comments:
Post a Comment