TRUMP RA TRANH CỬ LẠI
(1): LÝ DO VÀ PHẢN ỨNG
VŨ LINH
Như tất cả đã biết, tối Thứ Ba 15/11 mới
đây, ông Trump đã đọc diễn văn trên tivi, chính thức công bố việc ông sẽ ra
tranh cử tổng thống năm 2024.
Tin này
đã được đồn đãi từ lâu nay tuy không ai biết chắc ông Trump sẽ làm gì. Cho tới
khi ông Trump trước ngày bầu quốc hội cho biết ông sẽ có bài diễn văn quan
trọng vào ngày 15/11 thì tất cả coi như đều biết ông Trump sẽ chính thức công
bố quyết định ra tranh cử lại.
Có gì đáng nói?
Ông
Trump có lẽ là chính khách gây tranh cãi lớn nhất lịch sử chính trị Mỹ. Bất cứ
ông làm gì hay không làm gì, nói gì hay không nói gì, cũng đều là đề tài để tất
cả mọi người gay gắt tranh cãi mệt nghỉ, kể cả trong gia đình và giữa những
người bạn nối khố với nhau. Ông có đặc điểm ít ai có là không ai có thể thờ ơ với
ông, mà hầu hết chỉ có thể sùng bái như điên hay thù ghét như cuồng thôi.
Việc ông
ra tranh cử bảo đảm sẽ là tin sống động nhất trong hai năm tới, hơn nhiều nữa
nếu ông đắc cử tổng thống lại. Nhân đây, ta thử bàn sâu rộng hơn về việc ông ra
tái tranh cử.
A. TẠI SAO TRUMP RA
TRANH CỬ LẠI?
Ông
Trump và các cố vấn trong hai năm qua, tất nhiên đã tính toán rất kỹ việc ra
tranh cử lại hay không. Có nhiều lý do bắt buộc ông phải ra lại, nhưng cũng có
nhiều lý do bắt ông phải cẩn thận.
1) 'Chủ thuyết
Trumpism'
Thật ra
chẳng có cái gì gọi là 'chủ thuyết Trumpism' hết. Danh từ này chỉ được dùng
trên truyền thông và trong giới chuyên gia nghiên cứu chính trị để mô tả một
cách tổng quát những chính sách và chủ trương của ông Trump thôi.
'Trumpism'
nếu có, có thể tóm gọn lại như một chủ thuyết mang nặng tinh thần 'quốc gia'
yêu nước -nationalism- chủ trương đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết -America
First- để xây dựng lại một nước Mỹ hùng mạnh và phú cường -Make America Great
Again.
Mới nghe
thì có thể lấy làm lạ, sao lại gọi đây là chủ thuyết của ông Trump? Chứ không
phải đây là chủ thuyết của tất cả mọi chính trị gia của tất cả mọi nước trên
thế giới sao? Không phải là tất cả những quốc gia trên thế giới đều muốn xứ
mình là nhất, là ưu tiên số một, là hùng mạnh nhất sao?
Xin
thưa ngay, có thể là đúng như vậy, tất cả mọi xứ trên
thế giới đều muốn xứ mình là nhất, quyền lợi xứ mình phải là ưu tiên, thế nhưng
trên thực tế, ở cái xứ Mỹ này, lại có chuyện quái lạ là có cái đảng gọi là đảng
Dân Chủ, lại không muốn như vậy.
Không ai
quên được chính sách bất tử của thời Obama "Nước Mỹ lãnh đạo từ phiá sau". Cũng không ai đui mù không thấy trong tất cả
mọi thỏa hiệp quốc tế, bất kể về khí hậu, thương mại, y tế hay quốc phòng, nước
Mỹ luôn luôn là 'con lừa bị cả thế giới lừa', gồng gánh trên lưng nhu cầu của
cả thế giới, chi tiền cho cả thế giới, viện trợ cho cả thế giới, luôn luôn là
nước đầu tiên cứu trợ thế giới trong những thiên tai lớn, nhưng lại bị cả thế
giới lợi dụng, khai thác, vắt sữa đến kiệt sức luôn, trong khi cả thế giới vẫn
ngoác mồm ra rả chửi Mỹ. Chuyện chẳng có gì lạ vì ai cũng biết. Cái lạ là lại
có những người Mỹ -có cả vài tay Mỹ gốc cây mít- lại rất khoái chính sách cúi
đầu cong lưng cung phụng thế giới và nghe chửi kiểu này. Mỹ gọi là masochism,
tạm dịch bừa là ... khổ dâm!
Ông
Trump bất mãn, ra tranh cử để chấm dứt tình trạng Mỹ bị cả thế giới -từ bạn đến
thù- tận tình khai thác chẳng ai nương tay. Nước Mỹ giàu có thật, nhưng không
bắt buộc phải ngu vô tận. Dĩ nhiên, thế giới không vui, và dân cả thế giới ghét
Trump, nhất là dân các xứ đồng minh Tây Âu, bị bắt phải chi tiền nhiều hơn về
quốc phòng khiến các trợ cấp cho dân bị giảm. Bái chí Âu Chậu đồng loạt lên cơn say sóng sỉ vả Mỹ. Các cụ tị
nạn bên Tây Âu cũng phải thù Trump theo. Mỗi tháng mất vài chục đồng trợ cấp,
hay không được tăng thêm vài chục đồng, không ghét Trump sao được, phải không
các cụ?
Trong 4
năm TT Trump đã làm được nhiều chuyện cụ thể có lợi thật lớn cho nước Mỹ, như:
- Ép các đồng minh NATO
phải đóng góp nhiều hơn cho việc bảo vệ Âu Châu của chính họ. Ngay cả các anh
đồng minh Nhật và Nam Hàn cũng bị những áp lực tương tự, phải chi tiền đóng góp
nhiều hơn cho việc lính Mỹ tiếp tục đóng tại Nhật và Nam Hàn để bảo vệ hai xứ
này.
- Ép các anh láng
giềng Canada và Mexico phải có quan hệ mậu dịch sòng phẳng hơn với Mỹ, viết lại
thỏa ước NAFTA.
- Chấm dứt tình trạng
Mỹ là máy ATM phát tiền cho các tổ chức quốc tế chuyên khai thác con gà đẻ
trứng vàng Mỹ như Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO, Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, Thỏa
Thuận Paris về khí hậu, Thỏa Thuận Xuyên Thái Bình Dương TPP,...
- Chặn bớt tình trạng
Trung Cộng khai thác, tung thả giàn hàng giả, hàng nhái rẻ tiền vào
Mỹ, giết công nghệ Mỹ.
- Tìm cách chặn sự
bành trướng chính trị và kinh tế quá nhanh quá mạnh của Trung Cộng qua việc vận
động một liên minh chính trị với Hàn Quốc -cả Nam lẫn Bắc Hàn-, Nhật, Phi Luật
Tân, Việt Nam, Úc, Mã Lai, Ấn Độ, để thiếp lập một vòng đai
cô lập Trung Cộng đang đe dọa cả thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Biển
Đông. Việc TT Trump đến VN, phất cờ đỏ cũng nằm trong chính sách cô lập Tầu
Cộng, xác nhận việc Mỹ nhìn nhận VN không phải là quận Giao Chỉ của Tầu cộng, mà những con vẹt tị nạn mà trình độ chỉ hết sức cao
trong lãnh vực chửi tục nói thô, chẳng thể hiểu
nổi.
Đó là
những chuyện liên quan đến thế giới. Trong nước Mỹ, thì ai cũng phải nhìn nhận
TT Trump đã giảm thuế cho cả nước, mang cả ngàn tỷ đô từ ngoài nước về lại Mỹ
để mở hãng xưởng tạo công ăn việc làm cho dân, đã chặn đứng nạn di dân lậu tràn
vào Mỹ bắt dân Mỹ nuôi trong khi phá hoại xã hội Mỹ qua việc du nhập
những thành phần bất hảo, kèm theo cả tấn ma tuý, đã giúp khám phá và mua
thuốc ngừa COVID khiến cả trăm triệu dân Mỹ đã là những người được chích ngừa
đầu tiên trên thế giới,...
Thế
nhưng hành trình khó khăn đầy chông gai của ông Trump bị không biết bao nhiêu
sâu bọ trong đầm lầy cản, đã bị gián đoạn, và trong suốt hai năm Biden vừa qua,
ông Trump đã thấy Biden đi ngược lại chính sách của trumpism, để rồi nước Mỹ
phải chìm đắm trong đủ loại vấn nạn, từ lạm phát đến phạm pháp đến thức tỉnh
khùng điên.
Ở đây,
bài toán của ông Trump rất giản dị. Nếu như ông ra và tái đắc cử, thì dĩ nhiên
đó là cơ hội để ông chặn chính sách tai hại của Biden, và đi tiếp con đường
Trump đã bắt đầu đi nhưng dở dang, chưa tới đích. Nếu ông không ra, thì tương
lai 'trumpism' sẽ ra sao? Nước Mỹ có lại trở về tình trạng thời trước Trump
không? Ai sẽ ra bên CH, có cùng chia sẻ chủ trương 'Nước Mỹ trên
hết' không? Ai sẽ ra bên DC, có bao nhiêu hy vọng đắc cử, có muốn tận diệt
'trumpism' luôn không?
Sự sống
còn của 'trumpism' với chủ trương America First nói riêng và sự sống còn của cả
nước Mỹ nói chung đã là yếu tố quan trọng nhất để ông Trump quyết định ra nữa
hay không. Dĩ nhiên, thành công hay không, đắc cử hay không, sau khi đắc cử làm
được gì, tất cả là những chuyện khác. Cái quan trọng là ý chí muốn tiếp tục
cuộc chiến khó khăn hay không. Như Nguyễn Thái Học đã nói, "không thành
công cũng thành nhân".
Lập luận
Trump muốn ra tranh cử để tiếp tục lo và bảo vệ khối
1% giàu nhất nước trong khi 99% còn lại bị ông coi như cỏ rác là ngụy biện ngớ
ngẩn nhất, xưa hơn trái đất, chẳng một ma nào tin, không thể giải thích được
tại sao ông Trump đắc cử năm 2016 với 46% phiếu, và chiếm được 47% phiếu năm
2020. Thế mà nhiều con vẹt trí tưởng tượng không cao hơn ngọn cỏ dại, vẫn chỉ
biết nhai đi nhai lại thôi (lý luận của vẹt già VL -kg phải Vũ Linh!), cứ tưởng
ai cũng tin.
Một lập luận khác: ông Trump muốn ra tranh cử hay trong khi nắm quyền,
nhiều khi đã đi quá trớn, coi thường quyền lợi đất nước, chỉ lo cho quyền lợi
và uy tín cá nhân. Đó chỉ là lập luận bôi bác của cánh tả chống ông Trump,
nhưng nhai đi nhai lại đến độ nhiều người dù ủng hộ Trump cũng đã tưởng thật.
Ông Trump đã là một đại doanh gia tỷ phú cả thế giới đã biết tới, trong mấy năm
làm tổng thống chẳng những không lương, mà còn mất cả tỷ đô tài sản, làm việc
vì quyền lợi hay uy tín cá nhân chỗ nào?
2) Lý do cá nhân
Trong
thời gian qua, từ ngày Biden và đảng DC nắm quyền từ Tòa Bạch Ốc tới lưỡng viện
quốc hội, ông Trump đã trở thành cái bịch cát bọc da mà các võ sĩ quyền Anh tập
đấm. Họ túi bụi đánh ông Trump dưới đủ khía cạnh, đủ hình thức, điều tra, kết
tội, moi rác, thậm chí lục soát nhà, đủ kiểu
để mong diệt tận gốc cái ngọn cỏ dại Trump. Cho
dù ông hết làm tổng thống, muốn yên thân về hưu cũng không được.
Nếu ở vị
thế của ông Trump, quý vị sẽ làm gì? Không cần phải là nhà thông thái mới biết
cách hữu hiệu nhất để chặn đòn của đảng DC, chính là ra tái tranh cử. Thành
công hay không là chuyện khác. Thành công đắc cử tổng thống thì dĩ nhiên những
trò rượt bắt của phe DC phải chấm dứt hay ít nhất cũng chậm lại nhiều. Dù thất
bại không vào Tòa Bạch Ốc được thì cũng đã có dịp lên tiếng để giải thích cho
dân những việc mình đã làm, cũng như những việc phe đối lập đang làm.
Tự bảo
vệ mình, gia đình mình, và công ty của mình, đó cũng đã là yếu tố cực quan
trọng mà ông Trump cân nhắc để quyết định ra nữa hay không. Chưa tự bảo vệ được
chính mình chống những đòn đánh dưới thắt lưng của đối phương thì làm sao nói
chuyện cứu dân cứu nước?
Cũng
không thể nói không có yếu tố tự ái cá nhân trong việc ông Trump ra tranh cử
lại. Thua một cách vô lý một cụ già lờ mờ, phải bực mình, muốn ra lại, hạ cụ
này tất nhiên là phản ứng bình thường.
B. PHẢN ỨNG ĐẦU TIÊN
Cho đến
nay, còn quá sớm để biết phản ứng của dân Mỹ nói chung đối với quyết định ra
tái tranh cử của ông Trump, nhưng ai cũng có thể đoán được trong tình trạng
phân hoá chính trị tối đa hiện nay, xanh ủng hộ
xanh, đỏ ủng hộ đỏ, thì tất nhiên ai ủng hộ, ai chống quyết định của Trump thì
khỏi cần đoán mò, ai cũng biết. Chống Trump vẫn chống, ủng hộ Trump vẫn ủng hộ.
Về lâu về
dài, nghĩa là trong hai năm tới, phản ứng của thiên hạ sẽ như thế nào? Ta thử
nhìn qua xem.
1) Chính quyền Biden
Hậu quả
tức thì có thể nói chắc chắn là quyết định ra tranh cử của ông Trump sẽ ép cụ
Biden phải ra tranh cử lại, không có lựa chọn nào khác. Cho dù năm 2024 cụ sẽ
là 82 tuổi, muốn làm xếp tới năm 86 tuổi, hay 120 tuổi đang ngủ
trong viện dưỡng lão cũng vẫn phải ra tranh cử. Vì tự ái cá nhân, vì tên tuổi
trong lịch sử, cụ không thể nào bỏ cuộc ngang như vậy, nhất là sau khi Trump đã
nói sẽ ra tranh cử. Rút lui sẽ xác nhận cho thiên hạ biết cụ Biden biết mình sẽ
thua nên tháo chạy trước. Cụ còn khả năng vận động tranh cử hay không là chuyện
khác. Còn khả năng làm tổng thống tới năm 86 tuổi hay không lại là chuyện khác
nữa. Người vui nhất phải là bà Kamala vì tràn trề hy vọng lên ngôi. Trong khi
350 triệu người run, trong đó có không ít chính khách tai to mặt lớn và cử tri
của chính đảng DC. Có tin, các lãnh tụ lớn của đảng DC, trong đó có cả vợ chồng
Clinton, Obama, cụ bà Pelosi, cụ ông Schumer,... tất cả đang họp khẩn trong hậu
trường để tính toán việc cứu đảng. Có thể cụ sẽ bị áp lực phải rút lui vì quyền
lợi lâu dài của đảng DC cho dù thiệt thòi cho cá nhân cụ. Dù muốn dù không, cả
nước, cả thế giới đã thấy rõ Biden đã quá già, không gánh vác nổi cái trách
nhiệm tổng thống quá nặng nề, ngay bây chứ không nói tới 6 năm nữa. Nhìn cụ mà
thấy tội nghiệp cho thân già thật. Hai phần ba dân cả nước muốn cụ không ra
nữa, nhưng cái khổ là cụ rút lui thì chẳng lẽ đảng DC lại phải đưa ra ... bà
Kamala vừa vô tài vừa vô duyên.
Chưa chi
thì cuộc chiến đã bắt đầu rồi. Đúng 3 ngày sau khi Trump cho biết ý định ra
tranh cử lại, bộ trưởng Tư Pháp Garland đã bổ nhiệm ngay một công tố đặc biệt để điều tra Trump về hai việc. Thứ
nhất là vai trò của Trump trong cuộc biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021,
là việc mà hạ viện DC, qua Ủy Ban J-6 đã làm nhưng bị gián đoạn khi CH chiếm hạ
viện, sẽ đóng cửa Ủy Ban này. Thứ nhì là vụ Trump 'ăn cắp tài liệu mật' mang về tư dinh Mar-a-Lago.
Việc
công tố đặc biệt thành công, giúp Biden bắt nhốt Trump hay không là chuyện xa.
Gần hơn là trong hai năm tới, màn kịch đắt tiền Mueller sẽ tái diễn, lâu lâu
công tố xì ra một chuyện hay vồ một con tép nào đó, để hóa giải cuộc vận động
tranh cử của ông Trump, giúp chặn đứng, không cho Trump thắng cử, hạ Biden
được. Điều tra lâu hay mau, sẽ hoàn toàn tùy thuộc về tính toán bầu cử sao cho
có lợi nhất cho Biden, sau hay cận ngày trước bầu cử năm 2024. Cho dù không tìm
ra tội gì thì trong suốt hai năm tới cũng là dịp lôi tên tuổi Trump xuống bùn,
giúp Biden thắng cử. Trường hợp tệ hơn, kiếm ra được một tội nào đó, truy tố
trước một quan tòa thân thiện ở New York hay Washington DC, là Trump sẽ có dịp
đi bóc lịch thay vì vào Tòa Bạch Ốc.
Ông
Garland mặt trơ trán bóng đã giải thích vì ông Trump ra tranh cử tổng thống
chống đương kim TT Biden, nên ông phải bổ nhiệm một công tố đặc biệt, "độc
lập và vô tư". Công tố này do ông Garland tuyển chọn và bổ nhiệm, có bổn
phận báo cáo thường xuyên lên ông và ông cũng là người duy nhất có quyền sa
thải công tố này. Ngoài ra, việc bổ nhiệm công tố đặc biệt chỉ là thay thế
người cầm đầu thôi, còn tất cả các nhân viên điều tra của bộ Tư Pháp và FBI vẫn
là những người cũ được bổ nhiệm từ trước. Một mình công tố đặc biệt chẳng làm
gì được mà vẫn phải hoàn toàn trông cậy vào đám công chức này thôi. Chưa kể bà
vợ ông công tố đã làm phim tung hô bà Michelle Obama, đóng góp vài ngàn đô cho
cụ Biden khi cụ ra tranh cử tổng thống chống TT Trump. Độc lập và vô tư ở điểm
nào?
Nhìn
chung, đúng như trang mạng cấp tiến Intelligencer đã nhận định, bộ trưởng
Garland cố tình tìm cách truy tố Trump về tội nào đó cho bằng được, nhưng vì lý
do chính trị, nhát gan cũng như muốn bao che cho Biden, muốn bán cái quyết định
đó cho công tố đặc biệt do ông tuyển chọn và bổ nhiệm.
2) Truyền thông loa
phường
Chẳng
cần là thầy bói cũng biết ngay truyền thông loa phường sẽ xúm vào đánh ông
Trump ngay, không một phút chậm trễ. Chuyện nóng hổi, ăn
ngay kẻo nguội. Theo truyền thông loa phường thì dĩ nhiên, trời nắng trời mưa
cũng tại Trump thôi. Chẳng những vậy mà hai năm tới sẽ là hai năm đại chiến
giữa Trump khối truyền thông loa phường. Khỏi bàn thêm.
Truyền
thông vẹt sẽ hỷ hả, vui mừng vô tận vì sẽ rất bận, sẽ có
rất nhiều bài để dịch mệt nghỉ, tha hồ lấp khoảng trống trong các báo chợ,
kiếm tí tiền ra ngồi nhâm nhi cà-phê bàn thế sự
trong Cà-Phê Factory.
3) Đảng CH
Nói về
phản ứng của đảng CH thì thật là khó nói chung được. Chỉ vì
như diễn đàn này đã viết, đảng CH chưa khi nào phân hoá như bây giờ, chia ra làm cả nửa tá nhóm này, khối nọ.
Chẳng có một quan điểm thống nhất nào. Đại cương, cứ coi như sẽ có 4 nhóm tiêu
biểu.
- Cánh Trumpist:
Dĩ nhiên
đó là nhóm có biệt danh là MAGA, sẽ vui mừng hớn hở vì thấy thần tượng nhẩy vào võ trường tỉ thí.
- Cánh CH truyền thống (establishment)
Đây là
khối các tai to mặt lớn truyền thống của đảng CH, thuộc cánh các ông McDonnell
trong thượng viện, McCarthy trong hạ viện, và ngoài chính trường là các đệ tử
của các ông Bush con, McCain,...
Sẽ rất
bối rối coi việc ông Trump ra tranh cử không khác gì khúc gân gà của Tào Tháo:
nhổ đi thì tiếc, nhai thì không nổi. Nhóm này coi Trump như một 'của nợ' chỉ vì
Trump là con ngựa bất kham, không ai có thể kiểm soát được, trái lại, ngồi cùng
thuyền với Trump chỉ là ngồi nghe lệnh của Trump thôi. Thật khó chịu vì cái tôi
của ông bà nào cũng quá vĩ đại. Nhưng nhóm này cũng nhìn thấy Trump còn hậu
thuẫn rất mạnh trong khối cử tri bảo thủ CH, không thể vứt bỏ ông Trump qua một
bên quá dễ dàng được. Như đài tivi NBC đã tính toán, trong số các dân biểu,
nghị sĩ mới đắc cử, đã có tới 195 hay 88% là các ông bà MAGA được Trump ủng hộ.
Chống Trump thì có thể có hậu thuẫn của khối độc lập, nhưng bảo đảm sẽ
mất ngay khối MAGA là khối cử tri vĩ đại của ông
Trump. Mà không có hậu thuẫn của đám MAGA thì các chính khách chỉ có... húp
cháo thôi. Đó là bài toán khó khăn của nhóm này.
Chẳng lẽ
lại đưa người khác ra riêng, để chia phiếu CH, bảo đảm DC sẽ thắng như trong
cuộc bầu dân biểu ở Alaska mới đây sao?
Nhiều
người sống chết vì Trump, suy nghĩ giản dị, cứ thấy ai nói câu gì hay làm cái
gì bất lợi cho Trump là nhẩy nhổm lên chửi rủa họ là phản phúc, là ăn
tiền để phản Trump,... Thực tế, chính trị Mỹ không đơn giản như vậy. Không
giống như chính trị các nước chậm tiến, tham nhũng, cứ bỏ tiền ra là mua chuộc
được tất cả. Việc làm ấu trĩ nhất là sỉ vả thượng nghị sĩ McConnell chống Trump
là để phục vụ Trung Cộng vì có vợ gốc Tầu và đã nhận tiền hối lộ của Tầu cộng.
Ông McConnell không thể leo lên vai vế lãnh đạo cả đảng CH chỉ nhờ có bà vợ gốc Tầu, và bà này cũng không thể
làm bộ trưởng dưới thời TT Bush con và cả TT Trump nhờ tiền Tầu cộng. Như vừa
bàn ở trên, ông McConnell chỉ là một chính trị gia nhiều tham vọng quyền lực
lớn, không thích Trump vì không kiểm soát được Trump. Ông đã giúp chặn không
cho ông Garland vào Tối Cao Pháp Viện, và giúp TT Trump bổ nhiệm 3 thẩm phán
bảo thủ vào TCPV, không phải vì là 'tay sai' của TC.
- Cánh gọi là 'cựu
đồng minh'
Cánh
không đồng ý và công kích Trump mới đây cũng đã được tăng cường bởi một số các
đồng minh quan trọng cũ của ông Trump như cựu PTT Pence, cựu bộ trưởng Tư Pháp Barr,
cựu ngoại trưởng Pompeo, cựu thống đốc New Jersey Christie,... Dĩ nhiên là
truyền thông loa phường đã khai thác thổi phồng cho thật to, và truyền thông
vẹt răm rắp nhai lại.
Muốn
hiểu vấn đề thì phải hiểu rõ chính trị Mỹ vận hành ra sao. Trong chính trị Mỹ,
không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn. Luôn luôn trong nội bộ một đảng có
nhiều đồng chí đánh nhau tới bá thở luôn qua cái gọi là 'bầu sơ bộ' trong đảng,
trước khi bắt tay nhau để cùng đánh đối lập. Cụ thể và mới nhất, Biden và
Kamala đó. Ngay trong cuộc tranh luận trực tiếp trên TV cho cả chục triệu người
xem, bà Kamala đã chỉ mặt ông Biden, tố là kỳ thị da đen đấy. Nhưng rồi hai
người lại ra chung liên danh, nắm tay nhau cười như nắc nẻ, và làm việc với
nhau cả hai năm nay rồi. Đó chính là nền tảng của thể chế chính trị Mỹ. Chuyện
kỷ luật, đồng chí, nể mặt nhau, và tôn ti trật tự trong nội bộ một đảng chỉ có
trong các xứ độc tài, không có ở Mỹ.
Các đồng
minh cũ của ông Trump vừa nêu tên, tất cả đều là những chính khách có nhiều
tham vọng cá nhân. Ai cũng tìm cách chuẩn bị cho vị thế cá nhân của mình, lúc
nào cũng muốn thử thời vận và hy vọng đã tới thời của mình, không có lý do gì
phải tiếp tục tung hô Trump. Không phải là 'phản' Trump gì, mà chỉ là chuyện
muốn nổi lên, ngóc đầu ra khỏi vòng ảnh hưởng chính trị của ông Trump để tiến
thân.
- Cánh chống
Trump tuyết đối:
Cánh này
gồm các nhóm #NeverTrump, RINO (Republican in Name Only), chống Trump có khi
còn mạnh hơn đảng DC. Đây là nhóm của những tay như Paul Ryan, cựu chủ tịch hạ
viện, bà Liz Cheney, dân biểu vừa thất cử trong Ủy Ban J-6, hay dân biểu Adam
Kinzinger trong Ủy Ban J-6, hay ngay cả TNS Mitt Romney.
Nhóm này khỏi
cần bàn thêm, bất cứ Trump làm gì hay không làm gì, cũng đều nhắm mắt chống
chết bỏ. Không khác gì người của đảng đối lập DC.
- Tổng kết:
Giới
truyền thông cho rằng với hậu thuẫn của cụ Biden đang rớt xuống mương trong khi
hậu thuẫn của ông Trump là câu hỏi lớn, có nhiều triển vọng lần bầu tổng thống
tới sẽ có từ một chục tới hai chục ứng cử viên ra thử thời vận trong nội bộ
đảng CH. Cũng theo tin này, càng nhiều ứng cử viên chia phiếu của nhau, càng có
lợi cho ông Trump.
Nói đi
cũng phải nói lại, tùy tình trạng sức khỏe cũng như hậu thuẫn của cụ Biden,
cũng rất có thể bên DC sẽ có cả chục ứng cử viên chứ không ít. Trong chính trị
Mỹ tất cả là tính toán xác xuất thành công của chính mình thôi, chứ
không có chuyện nể nang lãnh đạo hay kỷ luật đảng gì hết. Ta chờ xem.
4) Yếu tố DeSantis
Cuộc bầu
cử quốc hội đã đưa ra một yếu tố nổi bật mới: ông Trump mất thế phần nào trong
khi thống đốc Florida Ron DeSantis nổi bật lên, một phần nhờ đại thắng ở
Florida, một phần cũng do truyền thông loa phường cố tình đánh bóng thêm để
dùng ông DeSantis đánh Trump.
Ông
DeSantis đã rất nhiều lần khẳng định tuyệt đối không có ý định hay toan tính
chuyện ra tranh cử tổng thống. Dĩ nhiên là ông đang tranh cử thống đốc và vừa
đắc cử thì phải nói vậy thôi. Sự thật ông có ra tranh cử tổng thống hay không
hoàn toàn tùy thuộc tính toán chính trị về hy vọng thành công của ông, việc mà
hiện nay chẳng ai biết được. Với chiến thắng lớn ông vừa đạt được tại Florida,
áp lực chính trị đè lên ông sẽ rất nặng khi CH muốn lấy lại Tòa Bạch Ốc trong
khi hậu thuẫn của ông Trump trở thành câu hỏi lớn. Ở đây phải hiểu cho rõ,
quyền lợi và mục tiêu tối hậu của đảng CH là lấy lại Tòa Bạch Ốc chứ không phải
phục hồi quyền lực cho ông Trump. Dù sao, ông DeSantis vẫn còn ít nhất một năm
nữa để suy tính và lấy quyết định. Hơn một năm nữa, đầu năm 2024 mới là lúc các
cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ CH bắt đầu.
Nếu cả
hai ông Trump và DeSantis cùng ra, thì cử tri CH sẽ phải điên đầu tính toán xem
phải bầu cho ai. Ông Trump có lợi thế là đã và đang được hậu thuẫn cực mạnh của
cả chục triệu người ủng hộ ông gần như cuồng tín, nhưng cũng bị chống đối rất
mạnh. Ông DeSantis bảo thủ không thua gì ông Trump, nhưng tế nhị hơn, ít gây
chống đối hơn, nhưng cũng ít người biết hơn nên ít người ủng hộ hơn.
Có người
đã đưa ra giải pháp hai ông Trump và DeSantis cùng ra chung một liên danh. Có
vẻ như liên danh lý tưởng nhất theo nhiều cử tri CH. Thực tế chính trị, đây là
chuyện rất khó có thể xẩy ra.
Đã vậy,
đây cũng là giải pháp KHÔNG biết có thực hiện được không trên mặt luật pháp. Có
người cho rằng luật bầu cử Mỹ không cho phép TT và PTT cùng liên danh sống tại
cùng một tiểu bang. Nhưng cũng có người đã nhận định Hiến Pháp không đề cập đến
chuyện này. Vấn đề đang được các luật gia tranh cãi. Kẻ này không phải luật gia
chuyên về luật bầu cử Mỹ nên xin không lạm bàn.
Nhiều
con vẹt đã mau mắn khai thác, xuyên tạc, chuyện bé xé
ra to, việc mà họ gọi là "nội chiến Trump - DeSantis đã bắt đầu".
Thật ra, vẹt vẫn chỉ làm công tác của vẹt, nhai lại sách lược chia để trị của
đám cấp tiến DC và loa phường thôi.
Ông
DeSantis mới đây đã bác bỏ chuyện 'nội chiến'. Ông kêu gọi mọi người nên tỉnh
táo, bình tâm lại. Theo ông, CH vừa có chiến thắng lớn, bây giờ lại còn việc
hậu thuẫn cho ứng cử viên Herschel Walker tranh cử chức thượng nghị sĩ tại
Georgia là chuyện quan trọng cần làm, chẳng ai rảnh hơi lo chuyện đấu đá
tranh dành chức gì hết.
Vũ Linh
No comments:
Post a Comment