Wednesday, 24 September 2014

Tâm sinh lý hợp nhất



Câu hỏi: “Tâm sinh lý hợp nhất” là gì, Tâm sinh lý hợp nhất có lợi ích gì để chúng ta phải học hỏi, phải quan tâm, và “tâm sinh lý hợp nhất” có vai trò gì trong cuộc sống, sức khỏe, bệnh tật, ốm đau, khổ não, niềm vui, hạnh phúc…. ?

Trả lời: “Tâm sinh lý “ là từ ghép của 2 từ : tâm lý và sinh lý, là  hai phần trạng thái tinh thần, thể chất khác nhau, tâm lý vô hình và sinh lý hữu hình, nhưng hai thể nầy luôn luôn tương giao, tương hợp, kết hợp nhau,  không thể phân chia, không thể tách rời trong một cơ thể con người, mối tương quan gắn bó giữa tâm lý và sinh lý của con người gọi là “tâm sinh lý hợp nhất”.

Học hiểu, ứng dụng mối tương quan sâu sắc, gắn bó không rời, sự liên hệ chặt chẽ  của tâm lý và sinh lý là những việc vô cùng cần thiết, những điều rất có ích lợi cho cuộc sống chúng ta, cụ thể là những công việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, chữa trị ốm đau, giải trừ phiền muộn, giải thoát khổ đau….

Các ngành y học Tây phương đã chứng tỏ những khả năng kỳ diệu, tài tình, những khả năng y học y khoa Tây phương là không thể chối cải, không thể tranh luận, ngày nay, hầu hết mọi thứ bệnh tật ốm đau thông thường đều được các ngành y học Tây phương chữa trị bằng đủ thứ thuốc men, phương tiện, dụng cụ y học y khoa ngày nay rất đầy đủ, rất tối tân, nhưng mà, Đông y hay Tây y, dùng thuốc hay không dùng thuốc, cũng đều phải công nhận vai trò rất quan trọng của tâm lý trong những công việc phòng bịnh, trị bịnh.

Trong truyện kiếm hiệp “tiếu ngạo giang hồ” của Kim Dung, có câu chuyện trị bịnh cho nhân vật Lệnh Hồ Xung, khi Lệnh Hồ Xung lâm bệnh nặng, Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh đã nhờ đến vị đệ nhất Thần Y  của Thánh giáo chữa trị giùm, vị Thần Y nầy được mô tả là có tài cứu cả người chết sống lại, nhưng mà vị Thần Y có tài “cải tử hoàn sanh” nầy lại nói là ông không trị được bịnh Lệnh Hồ Xung, ông không cứu được mạng Lệnh Hồ Xung!

Vị Thần Y nói : “một người bịnh cho dù là bịnh nặng tới đâu, miễn là người đó vẫn có ý  muốn sống, ý muốn cầu sinh, thì người đó vẫn có thể cứu được, nhưng Lệnh Hồ Xung thì vì quá đau buồn, thất vọng, thất tình, chỉ có ý muốn chết, không có ý muốn sống,  thì phải chịu thua, phải bó tay đầu hàng, không thể chữa trị được ”.

Trên đây chỉ là một chuyện tiểu thuyết, nghiã là chuyện không có thật, nhưng mà yếu tố tâm lý con người ảnh hưởng tới sinh lý cơ thể là thật, chuyện thật, và rất thật, xưa nay, bệnh tật con người sinh ra bởi muôn ngàn lý do, bởi vô số nguyên nhân xa gần, trực tiếp, gián tiếp…., nhưng tâm lý thì luôn luôn có vai trò quan trọng, vai trò rất quan trọng.

 Cho nên, nếu kiểm soát được nguyên nhân tâm lý, nếu tâm hồn được vui vẻ, lối sống tích cực, lạc quan, nếu thái độ hành xử phóng khoáng, tâm trạng yêu đời, hướng về phiá trước, nghĩ đến tương lai…, thì có thể tránh được nhiều thứ bệnh tật, có thể vượt qua, có thể khắc phục được nhiều thứ ốm đau, ngay cả khi cơ thể đã ốm đau, đã bệnh tật rồi,  tâm lý vẫn đóng giữ vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị bịnh tật, phục hồi sức khỏe.

Trở lại câu chuyện kiếm hiệp “tiếu ngạo giang hồ”, anh chàng Lệnh Hồ Xung chỉ vì đau khổ, thất tình, vì bị người yêu, tiểu muội Nhạc Linh San yêu gã Lâm Bình Chi, mà Lệnh Hồ Xung lâm bệnh nặng, và bởi vì cái tâm lý chán nãn, cái tâm trạng buồn phiền, và bởi vì Lệnh Hồ Xung không còn muốn sống, chỉ có muốn chết, cho nên bịnh càng thêm nặng, cho dù có thuốc thang gì, có chạy chữa gì, cũng đều vô hiệu, cũng là vô ích, cho dù là có vị Thần Y tài giỏi thế nào, cũng không chữa trị được, cũng phải chịu thua !.

Câu chuyện thì giả nhưng mà ý nghia thì rất hay, có thể đem áp dụng trong đời sống, hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi, ở đâu, cũng có những câu chuyện tương tự, cũng có chuyện những người đàn bà ốm đau, bịnh hoạn, xanh xao, gầy mòn, không ăn được, không ngủ được, đau bụng, đau ngực, đau đầu, đau tim….. Đây là những thứ bịnh rất thông thường, nhưng không có vị Thầy thuốc nào trị được, không có thuốc men nào trị được, bởi vì đây là những thứ bịnh có nguyên nhân tâm lý, bởi vì ông chồng mèo mỡ, bỏ bê gia đình, người vợ đau khổ, đau buồn, hờn giận, ghen tuông….!

Bệnh hoạn, ốm đau có nguyên nhân tâm lý là thực, là sự thực, không có một người đàn bào nào đau khổ, đau buồn, tức giận, ghen tuông…. mà không đau bịnh, ngay cả người đàn ông mà đau buồn, đau khổ, ghen tuông…., cũng đau bịnh như thường, có thể nói là bất kỳ ai đau khổ, đau buồn cũng đều bịnh hoạn, cũng đều ốm đau.

Đau khổ gây ra rất nhiều thứ bệnh, đau khổ càng nhiều bệnh càng nặng, đau khổ gây ra đau đầu, đau bụng, đau tim, đau ngực, đau gan, táo bón, ung nhọt, mất ăn, mất ngủ, mất máu, xanh xao, gầy mòn, mệt mõi, và sẽ là những thứ bịnh không có thuốc nào chữa trị được, không thể nào trị được bịnh, nếu người bịnh vẫn còn có những tổn thương tâm lý: đau khổ, đau buồn, hờn giận, ghen tuông….

Không cần phải đau khổ vì ghen tuông, mà bất cứ thứ đau khổ nào, bất cứ thứ  tâm lý tổn thương nào, hờn giận, buồn phiền, ganh ghét, ghen tuông, hận thù …, hễ đau khổ thì sẽ đau bịnh, hễ đau buồn thì sẽ đau bịnh, đó là điều chắc chắn, là điều không tránh khỏi, bởi vì tâm lý liên quan, liên hệ mật thiết với sinh lý, khi đau khổ thì tất cả các hệ sinh lý như: miễn dịch, kháng dịch, kháng nhiễm, kháng thể… đều suy giảm, đều suy yếu.

Trong khi đó thì nhiều loại độc tố lại phát sinh, hệ tim suy yếu, hệ phổi suy yếu, hệ gan, hệ thận, gần như tất cả các cơ quan cơ thể đều suy yếu, càng đau khổ càng suy yếu, cho nên muốn trị bịnh, trước hết phải loại trừ nguyên nhân tâm lý đau khổ, đau buồn, còn đau khổ, đau buồn, thì còn đau bịnh, thì không thể chữa trị được.

Tóm lại, tâm lý, và sinh lý là song hành, là luôn luôn song hành, đi đôi, là đi cùng nhau, không rời, không chia cắt , cho nên, nếu muốn cơ thể, sinh lý  khỏe mạnh, thì tâm lý cũng phải lành mạnh. Điều nầy dễ hiểu, dễ biết, không cần phải giải thích nhiều, không cần chứng minh, dẫn giải gì, vấn đề còn lại chỉ là làm sao để chữa trị những trạng thái ốm đau của tâm lý, chữa trị những rối loạn của tâm lý, chỉ chữa trị những bịnh sinh lý mà không chữa trị những bịnh tâm lý thì không giải quyết được vấn đề, những khủng hoảng tâm lý cần phải được quan tâm, đặc biệt quan tâm, và phải được giải quyết tốt đẹp, thì cơ thể mới khỏe mạnh, mới hết bịnh.

Bịnh cơ thể, sinh lý  thì có thể dùng thuốc men, y dược, thảo dược, nhưng bịnh tâm lý thì không thể dùng bất cứ thuốc men, y phẩm, y dược gì để chữa trị, bịnh của tâm lý thì phải dùng những thứ thuốc tinh thần để chữa trị, nhưng rất tiếc là những thứ men tinh thần thì không có cửa hàng, cửa hiệu nào bán, chỗ bất hạnh là chúng ta không có chỗ nào bán thuốc chữa trị bịnh tâm lý, cho nên nhiều người đau bịnh triền miên, không thể chữa trị.

Tâm lý, tức yếu tố tinh thần quan trọng như vậy, rất quan trọng trong đời sống con người, nhưng thật kỳ lạ là người nào cũng phải trải qua bao nhiêu năm đi học ở nhà trường, bao nhiêu trường lớp, đã phải học hành đủ thứ môn học, đủ thứ khoá học, học ở trường không đủ, ngoài giờ học ở trường, cha mẹ còn cho con cái học thêm những môn toán, lý hoá, sinh ngữ, nhưng lại không thấy những trường lớp nào dạy cho học sinh những môn học về tâm lý, tư tưởng, tinh thần, là những thứ cần phải học hỏi, hiểu biết, ứng dụng trong suốt cuộc đời, những thứ làm nên sức khỏe, hạnh phúc, thành công… .

Nhiều trường học, nhiều lớp học có dạy môn “vạn vật học”, có dạy cả môn cơ thể học, cơ thể loài vật, cơ thể con người, đều có dạy, nhưng rất tiếc là không có môn “tâm sinh lý ”, là môn học rất cần thiết cho sức khỏe con người, môn học có thể ngăn ngừa, chữa trị nhiều thứ bệnh tật, ốm đau. Nếu có thì những bài dạy Tâm lý nầy lại chỉ có tính cách tổng quát, chung chung, không nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật, giúp đỡ sức khỏe, mang lại niềm vui, không có những ứng dụng hữu ích thiết thực trong đời sống con người, thực tế nó chỉ là những bài học để đi thi, để lấy cấp bằng nhưng không có thực dụng.

Tây Y có môn ngành trị liệu tâm lý, tâm thần, có cả những bệnh viện tâm thần lớn lao, nhưng chỉ là ngành chuyên khoa dành cho những Bác sĩ chuyên biệt, một con số rất ít, để trị bịnh cho những bệnh nhân được coi là người bệnh tâm thần, còn những bệnh nhân tuy là không được coi là bệnh nhân tâm thần nhưng là những bệnh nhân có những chứng bịnh có nguyên nhân tâm lý, tinh thần thì không được chú ý, không được chữa trị. Mà con số những bịnh nhân nầy nầy trên thực tế thì lại rất nhiều, rất đông, thực tế có rất nhiều bệnh nhân hàng ngày đến phòng mạch Bác Sĩ gia đình mang đủ thứ bệnh thông thường như chóng mặt, nhức đầu, mất ăn, mất ngủ, viêm loét bao tử…, thuộc loại bệnh nầy.

Bài viết nầy muốn nêu lên một điểm bổ túc, một phần bổ sung cho từ ghép “tâm sinh lý hợp nhất”, ngoài 2 yếu tố tâm lý và sinh lý hợp nhất, còn có một yếu tố thứ ba cũng cần phải hợp nhất, đó là yếu tố Tâm Linh, một yếu tố cũng vô hình nhưng khác hơn Tâm lý, một yếu tố ít người quan tâm, nhưng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong vấn đề sức khỏe con người, một thể xác không hợp nhất với tâm linh thì là một người bịnh tâm thần, và là một chứng bịnh rất nghiêm trọng, một dạng bệnh tâm thần không có thuốc men nào trị được, những Bác Sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần cũng không chữa trị được.

Nhiều bệnh nhân tâm thần được các Bác sĩ tâm thần định bịnh là “bịnh tâm thần phân liệt”, một cá nhân, một cơ thể con người, nhưng lại có nhiều nhân cách khác nhau, khiến cho bệnh nhân có những hành động, thái độ, ngôn ngữ rất khác biệt nhau, có khi bệnh nhân trở thành những con người kỳ quặc, có thể trở thành những con người điên loạn, có thể trở thành con người bất thường, có khi có những hành động nguy hiểm, có thể làm hại bản thân, có thể làm hại người khác!

Đây là một chứng bịnh vô cùng nguy hại, cho người bịnh và cho người chung quanh, cho gia đình, xã hội, quốc gia……, chứng bịnh do sự rối loạn tâm linh nầy vẫn xảy ra mọi lúc mọi nơi, khá nhiều, nhưng Tây Y lại không nhìn nhận nguyên nhân tâm linh, và Tây y gần như bỏ mặc những bịnh nhân nầy, vì họ không có cách nào chữa trị được. Cách trị liệu gần như duy nhất của Tây Y, lâu nay chỉ là nhốt những người bịnh nầy vào những nhà thương điên, những bệnh viện tâm thần, phần đông cả đời họ bị giam giữ, không bao giờ hết bịnh. Chứng bịnh tâm thần do tâm linh rối loạn nầy, giải thích cách khác là do những linh hồn lang thang xâm nhập vào thể xác bệnh nhân, chỉ duy nhất có ngành Nhân Điện của Thầy Đáng là có thể chữa trị được, chữa trị hiệu quả, và chữa trị rất nhanh chóng.

Cho nên, một con người muốn được khỏe mạnh thì phải có sự hợp nhất của cả 3 yếu tố: Tâm lý- Tâm linh - Thể xác, và từ ngữ “Tâm sinh lý hợp nhất” phải được hiểu là sự hoà hợp của cả ba yếu tố: Tâm lý, Tâm linh, Thể xác con người. Muốn có sự hợp nhất “Tâm Sinh Lý” phải học hỏi rất nhiều thứ, phải mất rất nhiều công phu, rất nhiều bệnh có nguyên nhân chỉ là do sự bất hoà hợp Tâm- Sinh- Lý, thứ bịnh chữa trị rất khó. Bịnh do bất hoà tâm lý như bệnh thất tình, đau khổ của Lệnh Hồ Xung còn khó chữa trị, bịnh do bất hoà tâm linh như bịnh của Tây Độc Âu Dương Phong, một nhân vật rất điên khùng, độc ác trong một truyện kiếm hiệp khác của Kim Dung, thì lại càng khó trị, không có bất cứ thứ thuốc men nào trị được những chứng bịnh nầy.

Tóm lại, “Tâm sinh lý hợp nhất” là một bài học lớn, hữu dụng, hữu ích cho tất cả mọi người, nhưng sự học hỏi đã là rất khó, việc ứng dụng trong đời sống, sức khỏe con người, lại càng thêm khó, nhưng muốn có sức khỏe, muốn ngăn ngừa nhiều thứ bệnh tật, ốm đau, có rất nhiều thứ bệnh tật ốm đau nguyên nhân tâm lý, tâm linh, thì nhất định là phải học hỏi, và ứng dụng bài học “Tâm sinh lý hợp nhất”, một cách giản dị, chúng ta nên học và hành câu châm ngôn dễ hiểu, bình dân mang ý nghiã của “tâm sinh lý hợp nhất”: “Tâm tình vui vẻ - Thân thể mạnh khỏe, Tâm sự đau buồn - Thân thể ốm đau”.

Thái Tấn Truyền

Friday, 19 September 2014

3 con khỉ



Câu hỏi: Nhiều kinh sách Phật Giáo nói về 3 con khỉ, nhiều tranh ảnh, hình tượng văn hoá Phật giáo có hình ảnh, tượng gỗ, tượng đá 3 con khỉ, con bịt mắt, con bịt tai, con bịt miệng, không biết hình tượng, hình ảnh 3 con khỉ nầy có ý nghiã gì, dùng để làm gì, nói lên điều gì, khuyên bảo điều gì, bài học gì, lợi ích gì?

Trả lời:
Ý nghiã đơn thuần, dễ hiểu, dễ biết của hình ảnh 3 con khỉ bịt mắt bịt tai bịt miệng là bài học “không thấy, không nghe, không nói”, tức là thái độ, hành động “sự đời gát bỏ ngoai tai, không màng thế sự”, có người cho rằng bài học nầy sẽ tránh được những điều phiền não, khổ đau. Nền tảng giáo lý triết học, và mục đích tu hành của đạo Phật là “diệt khổ”, và 3 cái khổ thường hằng của nhân sinh, người đời, là: Khổ do mắt thấy là “thị khổ”, khổ do tai nghe là “thính khổ”, khổ do miệhng lưỡi, lời nói là “thiệt khổ”. Nếu bịt mắt bịt tai bịt miệng, không màng thế sự nhân sinh, chuyện người, chuyện đời, đúng sai, phải trái, hay dở, tốt xấu, cũng đều không nghe không thấy, không nói năng, không can dự, thì sẽ tránh được những cái khổ của nhân sinh.

Tuy là câu chuyện, hình ảnh, tượng, tranh 3 con khỉ bịt mắt bịt tai bịt miệng nầy có rất nhiều trong những kho sách vở, tài liệu, bảo tàng Phật Giáo khắp nơi, nhưng nó không phải là lời Phật dạy, bởi vì ý nghiã của nó không như lời chính của Phật là Giác Ngộ - Từ Bi. Có quá nhiều kinh sách ghi chép những lời được ghi chép là lời Phật dạy, nhưng phải thận trọng suy xét, phải tìm hiểu rõ ràng, sâu xa, phải nhận định được đúng thật lời nào Phật dạy, lời nào không phải, không thể nhắm mắt tin nghe mọi thứ sách vở mang tên: sách Phật, kinh Phật, lời Phật….

Tinh hoa cốt lõi Phật Giáo nếu chỉ tóm gọn bằng một chữ , thì đó là chữ Phật, có nghiã là Giác- Ngộ, tiếng Anh là enlightenment, là thấu hiểu, thấu đáo, là thông suốt, tận tường mọi sự, mọi vật, mọi điều, chân lý, cội nguồn, nguyên nhân, hậu quả, quá khứ, hiện tại, tương lai…Nếu ý nghiã tinh hoa Phật giáo là Giác Ngộ, là thấu đáo, tinh tường , thông hiểu, thông suốt, thì làm sao lại có thể có những thái độ, hành động bịt mắt bịt tai bịt miệng, bỏ mặc sự đời, việc đời, bỏ mặc chúng sinh. Nếu là Từ Bi, thương yêu, thương xót con người, cảnh khổ chúng sinh, thì chẳng những là không thể bịt mắt bịt tai bịt miệng, mà còn phải làm điều trái ngược lại, phải mở mắt, mở tai, mở miệng, mà còn phải mở tất cả mọi thứ giác quan, kể cả những giác quan vô hình, siêu hình, giác quan thể xác, giác quan tâm hồn, giác quan tâm linh…

Không kể những người có khuyết tật, mắt kém, mắt mờ, mắt bịnh, mắt mù…, ngay cả những người có mắt tinh tường nhất, mắt sáng tỏ nhất, thì cái nhãn lực, thị lực của con người cũng vô cùng giới hạn, cũng rất kém cõi, so với đôi mắt nhỏ xíu của một con chim ưng cũng còn thua kém rất xa, so với những con mắt khoa học, kỹ thuật, kính hiển vi…, thì còn thua kém vô cùng, còn thua kém lắm, thì không có nghiã gì. Như đã nói, Giác Ngộ gần nghiã với Minh Triết, là phải nhìn thấu suốt, phải thấy rõ hết, phải tỏ tường sự vật, sự việc, nếu  không nhìn thấu suốt tỏ tường sự vật, sự việc  thì không thể gọi là Giác Ngộ. Mở mắt ra nhìn mà còn nhìn thấy rất hạn chế, thị nhãn con người, thực tế  không thấy được bao nhiêu sự vật, không thấy bao nhiêu sự việc, cho dù có mang đủ thứ dụng cụ phụ tùng trợ nhãn, mắt kính, ống kính, cái nhìn con người cũng rất hạn chế, rất là hạn hẹp, giới hạn không gian, giới hạn thời gian, giới hạn ánh sáng…

Cũng cùng một vật, ban ngày nhìn thấy, nhưng ban đêm thì không nhìn thấy, một vật ở gần nhìn thấy, nhưng ở xa thì không nhìn thấy, vật ở gần như chiếc máy bay, nhìn thấy rõ, nhìn thấy lớn, nhưng mà ở xa thì không. Khi đã không nhìn thấy được, không nhìn thấy rõ, không nhìn thấy đúng, thì không có Giác Ngộ, không thấy thì làm sao biết được chân tướng sự việc, sự vật, nhiều khi, nhiều việc trông thấy rõ ràng, vậy mà vẫn còn chưa chắc đã là sự thật. Khi không thấy thì không thể biết được gì, không thể bàn chuyện Giác ngộ, không thể nói chuyện minh triết, mà khi không minh triết, không giác ngộ thì không thể nói, không thể bàn chuyện tu học, chuyện tu hành, chuyện tinh tấn…. gì cả.

Đó chỉ là mới nói về những cái thấy vật chất, vậy mà đã thấy những giới hạn của cái nhìn, cái thấy rồi, còn những cái thấy vô hình, siêu hình, những cái thấy tình cảm, tinh thần, tâm linh…., những cái thấy nầy không thể dùng mắt để thấy, ngay cả những dụng cụ y học y khoa, mắt kính, mắt thần, mắt hồng ngoại …., cũng không thấy được. Muốn thấy những cái vô hình, những cái siêu hình, siêu vật thể, siêu vật chất…, thì phải dùng đến con mắt tâm linh, con mắt thứ ba, con mắt vô hình, có người gọi là “giác quan thứ sáu”, Nhân Điện, Yoga gọi là “Luân Xa 6”.

Tuy vô hình, siêu hình, huyền bí, nhưng mà thông thường thì người nào, dù giàu nghèo sang hèn hay dở tốt xấu gì , ai ai cũng có con mắt thứ ba, ai ai cũng có con mắt tâm linh, ai ai cũng có con mắt siêu hình, nhưng mà có điều rất khác biệt giữa người nầy với người kia, là có người khai mở được, có người không khai mở được, mà người Giác Ngộ thì phải là người khai mở được con mắt tâm linh, khai mở được con mắt thứ ba, khai mở được con mắt vô hình, khai mở được con mắt siêu hình mới là người Giác Ngộ.

Khai mở được con mắt tâm linh siêu hình vô hình là điều rất khó, thực tế rất ít người khai mở được con mắt tâm linh siêu hình, nếu có thì cũng chỉ là khai mở một phần, thường là rất nhỏ bé, rất giới hạn, vô cùng giới hạn, không dễ gì khai mở trọn vẹn, rất khó khai mở được đầy đủ con mắt tâm linh siêu hình. Có một ngành học tâm linh, ngành học Nhân Điện của Thầy Đáng, về lý thuyết thì vị Thầy Tâm Linh Nhân Điện, Thầy Đáng, có thể giúp Học Viên khai mở Luân Xa 6, tức là khai mở con mắt thứ ba, khai mở con mắt tâm linh siêu hình.

Nhưng thực tế thì chỉ có một số ít, một số rất ít Học Viên Nhân Điện khai mở được Luân Xa 6, khai mở được con mắt thứ ba, khai mở được con mắt tâm linh siêu hình, minh triết, giác ngộ…. Những ngành học tâm linh khác cũng có quan điểm, quan niệm về con mắt tâm linh siêu hình, cũng học hỏi công việc khai mở con mắt tâm linh siêu hình với những tên gọi khác nhau: khai tâm, khai trí, khai nhãn, khai thần, khai đạo…, tôi thích dùng từ ngữ “khai mở tâm linh”, từ ngữ nầy đơn sơ đơn giản nhưng mà đầy đủ ý nghiã.

Bởi vì là rất khó, cho nên, con người Giác Ngộ, hay con người Minh triết gì, cũng  gần như là chỉ có trên mặt lý thuyết, không có trên mặt thực tế, không có mấy ai, không có mấy người nhìn được thấu suốt sự việc, thông suốt sự vật, rất khó để vừa nhìn thấy bên ngoài, vừa nhìn thấy  bên trong, nhìn thấy cái nhìn thấy, nhìn thấy những cái không nhìn thấy, nhìn thấy hiện tại, quá khứ, nhìn thấy tương lai, nhìn thấy tương lai gần, nhìn thấy tương lai xa. Thực tế, do những điều kiện khó khăn, vô cùng khó khăn nầy, cho nên trên cõi trần gian, nơi chốn hồng trần nầy, rất khó tìm thấy con người Giác Ngộ, rất khó tìm thấy con người Minh triết.

Tóm lại, về “thị nhan con người”, cho dù có mở to cả 2 mắt để nhìn ngắm sự vật, sự việc, nhưng vẫn chưa chắc đã hiểu biết được gì, hiểu biết bao nhiêu, bởi vì thấy và biết là hai việc khác nhau, từ bình dân là “thấy vậy mà không phải vậy”. Thực tế là có bao nhiêu điều oan trái, nhầm lẫn ở trên đời, mà nhà Phật có câu chuyện tiêu biểu là chuyện “Oan âm Thị Kính”, người đời thấy chú tiểu Thị Kính có con nhỏ nên buông lời trách mắng, nhưng sự thực thì lại là con của người khác, Thị Kính chỉ là người từ bi cứu giúp nuôi giùm, nhưng phải chịu tiếng oan.

Câu chuyện trên đây không chắc là có thật, phần chắc là câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện được đặt ra với mục đích, dụng tâm, hàm ý nào đó,  câu chuyện hàm oan Thị Kính nhằm nói lên những cái giả, những cái không chắc thực, những cái sai trái của  thị nhãn con người, để cảnh cáo, cảnh giác con người phải luôn luôn thận trọng với những cái mình thấy, những cái mình biết, những cái mình nghe…, cho dù đó là những cái chính mắt mình thấy, mình nhìn, mình nghe, cũng không chắc là sự thực, cũng có thể là sự giả, cũng có thể là việc giả.

Thực ra thì cái thị nhãn con người còn giới hạn hơn nhiều nữa, giới hạn rất nhiều nữa, và đáng chú ý là cái giới hạn, cái sai lầm của nó còn tai hại hơn rất nhiều, tai hại rất lớn, rất là tai hại, mà câu chuyện ngụ ngôn Thị Kính trên đây chỉ mới nói lên được một cái hại nhỏ, cái hại rất nhỏ cho một cá nhân, cho một con người, cho một chú tiểu tên là Thị Kính, chưa nói lên được những cái hại to lớn hơn cho những tập thể, con người, xã hội, quốc gia, dân tộc, đất nước….

Phải nên lưu ý là có những cái nhìn giới hạn hoặc sai lầm còn tai hại hơn nhiều, tai hại hơn rất nhiều, những cái sai lầm có thể giết hại hàng ngàn, hàng vạn, có khi là hàng triệu con người, như cái nhìn sai lạc về tín ngưỡng, tôn giáo của các ông vua Miên khi xây dựng những đền đài Đế Thiên Đế Thích đã bách hại bao nhiêu sinh mạng con người, đã hao tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, sức lực của quốc gia.  Hoặc gần hơn là cái nhìn sai lầm về chủ nghiã, chính trị của tên đồ tể Pon Pot đã giết chết gần ½ dân số Cam Bốt, và hiện nay là cái nhìn, cái nghĩ sai lầm tai hại về tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị, của tổ chức “nhà nước Hồi Giáo IS”, đang khởi động những cuộc chiến tranh tàn bạo, khủng bố, hàng ngày súng nổ, đạn bay giết hại bao nhiêu con người.

Tinh hoa, tinh túy, cốt lõi Phật Giáo không chỉ là Giác Ngộ, mà còn là Từ Bi, nhưng mà qua phần vừa trình bày, thì chỉ vì không có cái nhìn đúng, chỉ vì có cái nhìn sai, chỉ vì không có Giác Ngộ, chỉ vì không có minh triết, mà hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu con người đã phải chết, và sẽ còn hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu con người sẽ phải chết, hoặc phải khổ sở, khổ đau, hận thù, ngu dốt, đòi nghèo…, nguyên nhân là vì những cái thấy biết nghĩ suy thiển cận, nhỏ bé, sai lầm của con người.  Nghiã là nếu không có Giác ngộ, nếu không có minh triết,  thì chẳng những là con người sẽ không thể thực hiện được Từ Bi, mà con người còn làm tổn hại Từ Bi, và còn phạm vào tội ác, phạm phải đủ thứ tội ác, đủ điều tội lỗi. Cho nên không thể nói Từ Bi mà không có Giác Ngộ, cũng không thể nói Giác Ngộ mà không có cái nhìn, cái thấy minh bạch, sáng suốt, một cá nhân u minh thì tai hại còn nhỏ, tai hại còn ít, một nhà chính trị ngu dốt, một nhà tôn giáo mà u minh, thì sẽ mang lại muôn ngàn tai hoạ cho cả một tập thể, đất nước, xã hội, quốc gia, nhân loại….

Một người mù mắt, vì bất cứ vì lý do gì, nguyên nhân gì, cũng là những cái mất mát, đau khổ, đau buồn, cũng là những con người tật nguyền, tội nghiệp, đáng thương, người mù mắt sẽ phải sống rất đau khổ, sống rất thiệt thòi. Cám ơn Trời Phật, cám ơn Thượng Đế, đã thương yêu ban tặng con người đôi mắt sáng, cho nhìn thấy được con người, thấy sông thấy nước, thấy núi non, bông hoa, cây cỏ, thấy thiên nhiên, đất trời, Cho nên, chỉ cần là có được đôi mắt bình thường thôi, chúng ta cũng đã phải vui mừng, hết sức vui mừng, và chúng ta phải biết thương yêu, phải biết gìn giữ, phải biết trân trọng, chúng ta phải hết sức trân trọng đôi mắt của mình.

Đôi mắt con người quan trọng, lợi ích, cần thiết như thế, như vậy, thì tại sao chúng ta lại phải bịt mắt để phải sống như là người tàn tật, giống như người mù, chuyện nầy là không thể, là không nên, không có lý do gì để phải tự mình lấy tay bịt mắt mình lại, để không nhìn thấy gì, để không trông thấy, không thể, và không nên làm vậy. May mắn, và thật là may mắn, ở thời đại chúng ta, ở những nước văn minh tiên tiến, chúng ta có ngành khoa học mắt đã phát triển rất cao, nhờ vậy mà những người mắt mờ có thể đeo kính, những người mắt bịnh có thể chữa trị, ngay cả những người mắt mù cũng có thể sáng ra, có thể nhìn thấy, ngày nay khoa học có thể cấy ghép giác mạc cho người mù được sáng, còn mổ mắt cườm để nhìn thấy rõ là chuyện rất dễ dàng, rất bình thường, không có trở ngại, không có khó khăn gì cả.

Mắt con người quan trọng, tai con người cũng rất quan trọng, tai cũng quan trọng không thua kém mắt con người, người mù khổ sở, người điếc cũng rất khổ sở, một cái tai bị tổn thương, dù nặng hay nhẹ, cũng là điều khổ, may mắn là thời đại chúng ta, đất nước văn minh, ngành y học tai- mũi - họng đã giúp chữa trị được rất nhiều chứng bịnh của tai, những người thính lực kém, nặng hay nhẹ cũng đều được giúp đỡ, chữa trị, người già khiếm thính ở Úc còn được chính phủ giúp đỡ tiền bạc mua máy trợ thính, giúp người lãng tai tiếp tục nghe được, và được nghe.

Nghe được là một ân sủng rất lớn, ân sủng vô cùng lớn lao của Thượng Thiên, thính giác của con người tuy là vẫn thua, vẫn kém rất nhiều, thua kém rất xa thính giác của một số loài vật, nhưng bù lại con người có thể nghe được những âm thanh mà không có loài vật nào nghe được, con người nghe được âm thanh của ngôn ngữ, rất nhiều thứ ngôn ngữ con người khác nhau, con người nghe được âm nhạc, con người thưởng thức được âm nhạc, sáng tạo được âm nhạc, con người sáng chế âm thanh…mà  những điều nầy chỉ có con người mới làm được.

Với những phương tiện khoa học, kỹ thuật ngày nay, con người đã làm cho âm thanh, âm nhạc, trở thành những thứ tài sản qúy báu của con người, cho nên, tuyệt đối không thể, không nên có những hành động bịt tai mình lại, không thể không nghe ngôn ngữ, không nghe tiếng nói, không nghe âm nhạc, không nghe âm thanh…, không có lý do gì để từ chối những ân sủng to lớn của Thượng Thiên đã vô cùng ưu ái ban cho con người, bịt tai là một hành động vô cùng tai hại, hành động rất là thiệt thòi, không có ich lợi gì, cũng có những chuyện không đáng nghe, cũng có những điều không nên, nhưng cách đối phó là minh triết, là giác ngộ, là từ bi…, chớ không phải là những thái độ, hành động: nhắm mắt, bịt tai, bịt miệng.

Miệng cũng là một báu vật của Thượng Đế đã dành cho con người, có bao nhiêu triệu loài vật trên trái đất, hành tinh nầy, nhưng chỉ có duy nhất con người là biết nói, không có loài vật nào biết nói, ngoại trừ con người. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể giao tiếp được, trao đổi được những thông tin, tư tưởng, tình cảm…, nhờ có ngôn ngữ con người mới văn minh, tiến hoá, tiến bộ và tiếp tục tiến bộ, tiến hoá, văn minh, phát triển….., cho nên tự mình bịt miệng của mình lại là điều tai hại, là điều thiệt thòi, la điều vô lý, điều thiệt là vô lý.

Có khi là người ta phải xả thân tranh đấu, chiến đấu, có khi là người ta phải đổ cả máu xương, có khi phải bị bắt bớ, giam cầm tù tội… để tranh đấu cho quyền ngôn luận, quyền nói năng, quyền phát biểu, tranh luận, tư tưởng, ý kiến, quan điểm…., thì không có lý do gì lại phải tự mình bịt lấy miệng mình, từ chối quyền ngôn ngữ, nói năng, tranh cãi, tranh luận, truyền bá…

Những hình ảnh, tượng khắc, tranh vẽ 3 con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, dù là nó có ở đâu, trưng bày ở chỗ nào, ở những chỗ đền thờ, đền thánh…, nó cũng đều mang những ý nghĩ, quan điểm, quan niệm, tư tưởng, hànhh động…. rất tai hại, rất sai lầm, rất trở ngại cho đời sống tiến bộ, xã hội tiến hoá, thế giới văn minh. Con người mà “Không nói không nghe không thấy” thì có khác gì là khúc gỗ bất động, khác gì là tảng đá vô tri, những cái nầy không có ích lợi gì cho con người, không giúp ích gì cho con người, mà những cái nầy chỉ có những cái tai hại cho con người, những cái tai hoạ cho con người, cho xã hội, quốc gia, nhân loại. …

Những thái độ, hành động “không thấy không nghe không nói” là thực trạng của những dân tộc lạc hậu, dốt nát, nghèo nàn, bệnh tật, ốm đau…, là nguyên nhân, yếu tố, lý do….đã giúp cho những kẻ độc tài, tàn ác, lưu manh lộng giả, lộng quyền, làm càng, làm bậy khiến cho tập thể số đông dân chúng, dân tộc, quốc gia… bị đàn áp, bị ngược đãi, bị hành hạ, bị bóc lột, bất công…, nghiã là những thái độ tiêu cực nầy không thể, không hề giúp cho con người hết khổ, hết đau, mà trái lại, nó sẽ mang lại muôn ngàn bất hạnh, muôn vạn khổ đau cho con người.

Những cái không hiểu biết, không nghe, không thấy, sẽ dẫn tới tình trạng , thảm trạng những con người, những tập thể quốc gia, dân tộc, đất nước  tăm tối, u minh, chậm tiến, kém cõi…, những cái nầy mới đích thực là nguyên nhân của mọi thứ khổ đau của nhân loại, của con người, cho nên, muốn giải trừ đau khổ, muốn giải quyết bệnh tật, muốn cải thiện nghèo nàn, phải ưu tiên diệt trừ những não trạng tăm tối, phải loại bỏ những tâm thức u minh.
Những thái độ, hành động bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, là những chủ trương, hành động trốn tránh sự thật, không giải quyết được vấn đề, không giải quyết được khó khăn, chỉ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, thiệt hại thêm, thiệt thòi thêm. Cho nên, không có bịt mắt, bịt tai, bịt miệng gì cả,  mà phải làm những việc, những điều trái lại, phải thấy, phải nghe, phải biết, phải hiểu, phải rõ…, tất cả mọi thứ mọi điều, nói chung là phải Giác ngộ, phải minh triết.

Tóm lại, với thời đại khoa học, kỹ thuật, văn minh tiên tiến ngày nay, thời đại “@.com”, chúng ta không thể dùng hình ảnh 3 con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, để làm bài học gì cả, không có bài học lợi ích, tốt đẹp qua hình ảnh 3 con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng nầy cả, cho nên chúng ta phải cương quyết và phải thật là nhanh chóng thay vào đó là hình ảnh một con người thời đại mới, thời đại @.com: tai earphone, miệng speaker, mắt kính 3D, tay mobile, tay ipad…..

Ở thời văn minh @.com hiện nay, 3 cái hình ảnh miệng mắt tai, không chỉ đơn thuần tượng trưng cho 3 việc giản đơn sơ của con người những thời đại xa xưa, thời đại xã hội, đất nước, con người, chưa tiến bộ, chưa văn minh. Hiện nay 3 hình ảnh miệng mắt tai tượng trưng cho rất nhiều thứ rất quan trọng trong đời sống con người: tất cả các phương tiện truyền thông, truyền thanh, truyền hình, tất cả các phương tiện thông tin văn hoá, giáo dục, sách vở, báo chí, tất cả các mặt nghệ thuật, tranh ảnh, hội hoạ, âm nhạc, và đặc biệt là những phương tiện truyền thông đương đại nhất:  email, internet, wifi, facebook, twister, blog, iphone, ipad…..

Ở thời đại văn minh “@.com” hiện nay, một người bình thường, rất bình thường, rất giản dị, rất bình dân, chỉ ngồi một chỗ thôi, mà vẫn có thể nói, có thể nghe, có thể nhìn, có thể thấy, có thể hiểu, có thể biết gần hết mọi thứ, mọi việc, mọi điều: văn hoá, chính trị, quân sự, kinh tế, kỹ thuật…, khắp năm châu, khắp thế giới, mọi quốc gia, mọi thời đại, mọi lãnh vực, mọi vấn đề…, kể cả những vấn đề thường hằng của xã hội, nhân sinh: đói nghèo, bệnh tật, khổ đau…

Điều quan trọng, vô cùng quan trọng là nếu chỉ có hiểu biết thôi thì không đủ, thì chưa đủ, một cái máy cũng có khả năng hiểu biết nhiều thứ, và hiểu biết đầy đủ hơn cả trí óc con người, rõ rang hơn, chính xác hơn con người, nhưng quan trọng ở chỗ là con người thì khác hơn cái máy, khác hơn rất nhiều, con người thì biết xử dụng sự hiểu biết của mình để quyết định, để hành xử, để hành động ra sao, hành động thế nào.

Một người không hiểu biết thì rất dễ hànhh động sai trái sai lầm, nhưng một người hiểu biết vẫn có thể hành động sai trái sai lầm, cho nên làm người thì phải biết phân biệt, phải biết phân biệt thiệt giả, đúng sai, còn phải biết phân biệt thiện ác, phải biết phân biệt chánh tà, phải biết tốt xấu, ngay gian. .. Giác Ngộ- Từ Bi là phải chống lại cái xấu, chống lại cái Ác, cái sai trái gian tà, làm ác là có tội, nhưng không chống lại cái ác cũng là có tội, Giác Ngộ- Từ Bi là phải hiểu biết cái Thiện, cái Tốt, nhưng không bảo vệ cái Thiện, cái Tốt thì không phải là Giác Ngộ - Từ Bi.

Thái Tấn Truyền

Tuesday, 9 September 2014

Buông bỏ



“Buông bỏ” là đề tài rất bình dân, gần gũi, cụ thể, dễ hiểu, dễ biết …., đối với nhiều người, tâm lý thông thường của con ngườ là tìm kiếm, nắm bắt, chiếm hữu, giữ gìn…, tâm lý thông thường nầy không có gì xấu, trái lại, nó còn là thứ tâm lý tích cực, động lực thúc đẩy những tiến bộ, tiến hoá, văn minh, phát triễn… của con người, xã hội, quốc gia… “Buông bỏ” là tư tưởng, thái độ, hành động, quan niệm mang tính tiêu cực, do ảnh hưởng của văn hoá cổ truyền Đông phương, từ kinh sách của các tôn giáo Phật Lão Trang.

Phật giáo cho rằng “đời là bể khổ”, Lão Trang cho rằng đời là ảo mộng, đời không phải thực, không lâu bền, đời phù du, cho nên một người chịu ảnh hưởng của các tôn giáo Phật Lão Trang có quan điểm là muốn tránh những chuyện phiền não, những nỗi khổ đau, thì con người phải biết buông bỏ, không ham mê những thứ vật chất của trần gian, nơi chốn mà các đạo giáo Phật Lão Trang đều coi là cõi tạm, hư vô, hồng trần. Nhưng  “buông bỏ” không phải là công việc đơn giản, “buông bỏ” không phải là việc làm dễ dàng, muốn buông bỏ phải có và phải cần những điều kiện rất khó khăn, vô cùng khó khăn.

Muốn buông bỏ thì phải “ giác ngộ”, muốn buông bỏ thì phải “minh triết”, có giác ngộ thì mới biết buông bỏ cái gì, mới biết là không buông bỏ cái gì, có minh triết thì mới biết buông bỏ ra sao, buông bỏ thế nào, có giác ngộ thì mới biết là buông bỏ lúc nào, có minh triết mới biết nguyên nhân, mục đích, lý do, lợi ích….của sự buông bỏ, phải có lợi ích gì, lợi ích ra sao… mới phải buông bỏ.

Trước nhứt là buông bỏ sự u minh, đó là đối tượng ưu tiên hàng đầu của bài học “buông bỏ”, vì còn u minh thì không buông bỏ được cái gì hết, phải phá bỏ bức màng u minh thì mới có được chiếc chìa khóa “minh triết” để quyết định buông bỏ. Không nên coi nhẹ, chớ nên coi thường bức màng u minh, và nên gọi là bức tường u minh, bởi vì u minh là vật cản cao, dày bền chắc hơn bất cứ bức tường nào, nó đã che chắn tâm trí con người từ thuở khai thiên cho đến bây giờ, và nó sẽ còn tiếp tục che chắn tâm trí nhân loại, hiện tại, tương lai.

Bức tường u minh mang nhiều tên gọi khác nhau, nhiều hình dạng khác nhau, nhiều hình thù khác nhau, nó thường hiện thân là những thành kiến cổ hủ, những định kiến sai lầm, nhưng mà nó đã ăn sâu, mọc gốc, mọc rễ trong đầu óc con người, xã hội, quốc gia, có khi là đã qúa lâu, có khi là đã hàng triệu năm, có khi nó là những tín ngưỡng, phong tục, tập quán đã có từ rất lâu đời, cha truyền con nối, đời nọ, đời kia suốt mấy ngàn năm, có khi nó là những tư tưởng rất mới của những con người văn minh thời đại chúng ta, thời đại tiên tiến, khoa học, kỹ thuật, nhưng nó vẫn có thể là những thứ u minh, vì nó vẫn có thể che mờ sự thật , có thể che khuất lẽ phải, có thể che đậy chân lý….

Buông bỏ, tổng thể, tổng quát, nói chung là bỏ đi những cái xấu, bỏ đi những cái sai, bỏ đi những điều tội lỗi, bỏ đi những cái dối trá, bỏ đi những trò lừa đảo, bỏ đi những thứ gian tà, tàn ác, gạt người, hại người…. Buông bỏ những thứ nầy nghe qua, nếu chỉ là một câu nói  thì là rất dễ, nhưng mà thực hiện thực hành thì lại là chuyện khó, chuyện vô cùng khó, bởi vì những cái xấu luôn luôn có những sức quyến rũ rất mãnh liệt, rất lớn lao. Cái ác thường có sức mạnh lớn hơn cái thiện, cái ác vẫn thường hay thắng cái thiện, muốn tránh khỏi cái xấu, muốn không để cái xấu chạm vào đã là khó, rất khó, một khi đã vướng vào cái xấu rồi mà muốn buông bỏ thì càng khó khăn hơn.

Thực tế, rất ít người buông bỏ được cái xấu, rất ít người buông bỏ được cái gian ác gian tà, thực tế, rất nhiều người càng lúc càng lún sâu vào cái xấu, sa ngã vào cái ác, cái gian, thay vì là buông bỏ nó, đáng tiếc là trái lại con người có thể buông bỏ cái thiện, buông bỏ cái tốt. Thực tế, con người có thể buông bỏ cái thiện, buông bỏ cái tốt rất dễ dàng, con người có thể quay lưng, có thể phản bội cái thiện rất dễ dàng, con người có thể từ bỏ cái tốt rất nhanh chóng khi có cái xấu xuất hiện, khi bị cái gian tà quyến rũ, khi cái bất thiện lôi cuốn...

Cho nên, nếu chỉ minh triết thì cũng chưa chắc đã “buông bỏ” được cái xấu, minh triết phải đi kèm với Từ Bi thì mới có thêm sức mạnh để có thể buông bỏ cái xấu, cái ác, cái sai … Hơn thế nữa Minh Triết còn phải đủ mạnh, phải đủ sáng, còn Từ Bi thì cũng phải đủ rộng, đủ lớn mới giữ được cái tốt, mới theo được cái thiện, mới bỏ được cái ác. Buông bỏ cái xấu, cái ác, trên thực tế không phải dễ dàng, không đơn giản, trái lại, còn là một cuộc chiến, và là cuộc chiến sinh tử, cuộc chiến trường kỳ, đấu đá quyết liệt giữa 2 phe chánh tà, giữa Minh triết và U minh, giữa lương tâm nhân tính con người trong sạch thanh cao, và các thế lực ác quỹ, tà ma đen tối.
Một vài thí dụ về cuộc chiến chính tà, như uống rượu, đó là chuyện dễ, nhiều người có thể uống được rượu,một người ghiền rượu cũng là chuyện thường, nhưng bỏ rượu lại là chuyện khó, chuyện vô cùng khó khăn, muốn bỏ rượu phải minh triết rượu là chất độc, hại gan, hại thận, hại tim, hại trí não, hại dây thần kinh, hại máu huyết, hại tâm tính, hại tư cách, hại tiền bạc, hại tài chánh, hại thời giờ….. Chuyện minh triết nầy thì sách vở tài liệu y học y khoa nào cũng nói, xã hội nào cũng giáo dục, dạy dỗ con người, nhưng mà người ta vẫn uống rượu, gần như nơi nào trên thế giới cũng có người uống rượu, còn Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia nhiều nhất trên thế giới !

Cho nên muốn bỏ rượu, bỏ bia thì không phải chỉ có minh triết, mà còn phải có lòng từ bi, là phải biết thương mình, và phải biết thương người nữa, mà phải là tình thương sâu sắc, và phải là tình thương chân thành thì mới được, phải thương lá gan của mình, phai thương trái thận của mình, phải thương trái tim của mình, phải thương trí não của mình, phải thương những tế bào thần kinh của mình, phải thương tư cách của mình.

Một người say rượu lè nhè, bê bết, bê tha, lôi thôi, ói mữa, tanh hôi…., là người không thương tư cách của mình, là người không thương gia đình, không thương vợ, không thương con. Một người rượu chè đàn đúm làm hao tốn tiền bạc là không thương vợ con, không thương gia đình… Tóm lại là phải vừa minh triết, và phải vừa từ bi nữa, hai điều kiện nầy phải song hành, thì mới có thể bỏ rượu, bỏ bia, từ bỏ bê tha, trác táng, hư thân, mất nết, hại mình, hại người….

Hút thuốc cũng vậy, cờ bạc cũng vậy, nếu minh triết giác ngộ thì sẽ biết được tất cả những cái tai hại của việc hút thuốc, tai hại của cờ bạc… đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội, quốc gia, nhưng phải có lòng từ bi chân thật, phải thương mình thương người, thương yêu gia đình, thương yêu xã hội, phải yêu mến quốc gia, dân tộc, phải thương yêu nhân loại, con người, … thì mới có thể từ bỏ những thói hư tật xấu như là hút thuốc, cờ bạc, đàng điếm, rượu chè.

Thực tế, đây lại là những việc rất khó, những việc vô cùng khó khăn, vì một người hút thuốc thì rất dễ, ra đường gặp bạn gặp bè mời mọc không dám chối từ, nhiều người, nhiều nơi coi chuyện hút thuốc như là một phép lịch sự, xã giao, nên đua nhau hút thuốc là chuyện thường, nhưng khi đã ghiền thuốc rồi mà không hút thuốc thì sẽ rất khó chịu, một khi đã ghiền thuốc rồi, thì con ma thuốc nó hành hạ chết lên chết xuống, khổ sở vô cùng, gặp thứ thuốc phiện thì lại càng khổ sở hơn nữa, cho nên bỏ thuốc là việc vô cùng khó khăn.

Cờ bạc cũng vậy, ban đầu có thể chỉ là chuyện bạn bè rủ rê, vui chơi, đánh vài canh bạc gọi là giải khuây, nhất là sau khi tiệc tùng nhậu nhẹt say sưa, nhưng rồi dần dần con ma cờ bạc quyến rũ, càng đánh càng mê, cuối cùng bao nhiêu tiền bạc tiêu hết, nợ nần đổ ra, tiền vay bạc hỏi, trộm cắp không chừa, bây giờ mới tính chuyện bỏ cờ bạc thì đã là chuyện khó, chuyện rất khó, không có mấy người rứt ra được, không mấy người từ bỏ được.

Thực tế thì muốn bỏ đi thứ gì cũng khó, bỏ đi những cái xấu rất khó, mà bỏ đi những cái tốt cũng rất khó, công danh tiền bạc, điạ vị, tiếng tăm, danh vọng, phú qúi, giàu sang, xe cộ, tài sản, nhan sắc, ái tình… tất cả đều là những thứ có sức quyến rũ mãnh liệt, kinh người, cho nên việc từ bỏ những thứ nầy thực sự rất là khó khăn, rất ít người có thể từ bỏ những thứ nầy, rất nhiều người không chịu từ bỏ những thứ nầy, phần đông mọi người khư khư bám chắt, đeo đuổi !


Tiền bạc là những thứ hầu như là ai cũng cần, nhưng tiền bạc chỉ là phương tiện, chúng ta cần tiền bạc vừa đủ cho những nhu cầu cần thiết của đời sống thường ngày của chúng ta thôi, nếu tiền bạc dư thừa thì phải biết “buông bỏ”, vấn đề là “buông bỏ” thế nào, thì chúng ta cần học cách “buông bỏ” tiền bạc của vợ chồng Tỉ Phú Bill Gates. Ông bà Bill Gates làm di chúc cống hiến 95% tài sản mấy trăm tỉ cho các cơ quan từ thiện, chỉ để lại cho gia đình con cái có 5% tài sản của mình mà thôi, đó là một cách “buông bỏ” tiền bạc nhưng không hề mất, vì ông bà sẽ còn lại mãi mãi tấm lòng nhân ái, vị tha, từ thiện, ân phước.

Công danh, tiền bạc, địa vị, của cải, xe cộ, nhà cửa…là những thứ người đời thường coi là hạnh phúc, những điều tốt đẹp, những cái ước ao, những điều mong muốn, nhưng mà có khi, có lúc, có trường hợp, có hoàn cảnh, chúng ta cũng phải biết từ bỏ, cũng phải biết lãng quên. Có một nhà tu đã nói một câu nói nhiều ý nghiã: “muốn về cảnh giới cao, phải bỏ bớt hành lý lại”, nếu không, ngay cả khi đã chết, thân xác dù cho đã thiêu đốt, hay là đã vùi chôn, thì linh hồn cũng sẽ phải nặng trĩu, không thể siêu thoát được, tang lễ càng linh đình, mồ mã càng to lớn, linh hồn càng khó được siêu thoát.
 

Có điều thật mâu thuẫn, là khi có người thân chết, người ta nhờ cậy những nhà tu, ông Sư, ông Cha, làm đủ thứ lễ lạc để cầu siêu, cầu an, là cầu cho linh hồn người chết rời khỏi chốn trần gian, người đạo Phật cầu về nước Phật, người đạo Chúa cầu về nước Chúa. Nếu như lễ lạc, cầu siêu, cầu an mà có kết qủa thì có nghiã là linh hồn của người chết đã siêu thoát, đã về với Phật, với Chúa, về nơi Niết Bàn, về chốn Thiên Đàng, không còn ở chốn trần gian. 

Mà như vậy, linh hồn người chết không còn ở chốn trần gian, thì tại sao lại phải làm mồ mã nguy nga, to lớn, có người xây mồ mã như chốn cung đình, dinh thự, lăng tẩm, lâu đài của các vị vua chúa, có người còn tự hào, hãnh diện vì chuyện nầy, nhiều người tranh đua xây dựng mồ mã sao cho to đẹp hơn người khác, nhưng mà như vậy thì vừa mâu thuẫn, vừa không có ích lợi gì cho người chết, mồ mã càng nguy nga, càng lộng lẩy, càng đồ sộ, càng to lớn, thì linh hồn người chết càng khó được siêu thoát, khó được đi về cõi trên.

Với phong tục tập quán của tổ tiên ta từ nghìn xưa để lại, khi có người thân qua đời, chúng ta có thể chôn cất người chết, có thể ma chay cúng tế, có thể lễ lộc, cầu siêu, có thể làm mồ mã, có thể nhang khói, có thể phụng thờ…, nhưng tất cả những công việc nầy chỉ nên làm vừa, làm đủ, không nên làm nhiều, không nên làm quá, không nên phô trương, không nên linh đình, có thể dùng đồng tiền lo người chết để lo cho người sống, người nghèo đói, người bệnh tật, người ốm đau…thì tốt hơn.

Ân oán hận thù… là những thứ con người thường hay ôm ấp, có khi suốt cả cuộc đời, càng ôm ấp những thứ hận thù ân oán thì càng đau khổ mà thôi, chỉ có cách buông bỏ những điều ân oán hận thù thì mới giải trừ nghiệp chướng khổ đau, ai cũng muốn giải trừ đau khổ nhưng không ai chịu “buông bỏ” những ân oán hận thù, cho nên nhà Phật nói “đời là bể khổ” chính là cái nầy, nghiệp hay không nghiệp cũng là những cái có tên gọi là ân oán hận thù nầy, cho nên muốn giải thoát thì nên “buông bỏ” những cái hận thù ân oán trần gian.

Thật ra thì sống ở trên đời, bất cứ ai, rồi cũng sẽ tới lúc nào đó, dù muốn dù không chúng ta cũng phải “buông bỏ “ tất cả, ân oán hay là hận thù gì rồi cũng có lúc chúng ta đều phải buông bỏ, chỉ là buông bỏ sớm hay buông bỏ muộn, càng buông bỏ sớm thì càng ít khổ đau, càng buông bỏ muộn thì càng nhiều khổ đau, nếu minh triết thì buông bỏ sớm, nếu không minh triết thì không buông bỏ, nếu giác ngộ thì sẽ được giải thoát, nếu từ bi thì sẽ bình an.

Ngay cả thân xác của mình, lúc thường chúng ta rất là yêu qúi, chúng ta chăm lo, săn sóc, giữ gìn…., nhưng rồi cũng có lúc, khi đã già yếu qúa rồi, có người mong muốn sống 100 năm, nhưng khi 100 năm thì mắt đã mờ, tai đã điếc, chân đã run, và thường khi là đã có quá nhiều thứ bệnh tật ốm đau, bản thân không có niềm vui, chỉ có nỗi khổ, khổ mình, khổ người thân thuộc, con cái, gia đình, khổ người chăm sóc, phục vụ, đỡ đần, tắm rửa, ăn uống…..,  cho nên, nếu là minh triết thì những người già yếu bệnh hoạn nầy nên mong ước được từ bỏ, nếu là giác ngộ thì những người bệnh hoạn già yếu nầy nên mong chóng được từ giả.



Để tạm kết bài viết về đề tài “buông bỏ”, chúng ta có thể nói về quan điểm, thái độ thực dụng, thực tế, hữu ích… của người Tây Phương trong vấn đề “buông bỏ”, trong khi chúng ta thường tự hào là mình thấm nhuần tư tưởng Đông phương, thấm nhuần đạo giáo cổ truyền Phật Lão Trang, những ý tưởng coi đời là ảo mộng, phù dù, cõi tạm đi về, không sắc sắc không… nhưng chúng ta lại không dám từ bỏ nhiều thứ như hiến máu, hiến tủy, khi còn sống, hiến da, hiến mắt, nội tạng tim gan, thận … khi thân xác chết, trong khi nhiều người Tây Phương, kể cả những người gọi là vô thần, không tôn giáo, họ lại dám hiến tặng, họ dám “buông bỏ”.

Hiến máu, hiến tủy, hiến giác mạc mắt, hiến da, hiến nội tạng tim, gan, thận…, là một việc làm nhân đạo, việc làm bác ái từ bi thật sự, không phải là từ bi lý thuyết nói suông, là việc làm công qủa công đức vô lượng, hơn hết mọi hình thức,mọi công cuộc tu hành, vì nó cứu sống người khác, nó còn cứu sống chính mình, con người không thể trường sinh, không thể  sống bất tử, nhưng con người vẫn có thể sống thêm một thời gian sau khi thân xác chết, qua việc hiến máu, hiến tủy, hiến mắt, hiến da, hiến nội tạng, hiến tim, hiến gan, hiến thận…

Thái Tấn Truyền