Friday 19 September 2014

3 con khỉ



Câu hỏi: Nhiều kinh sách Phật Giáo nói về 3 con khỉ, nhiều tranh ảnh, hình tượng văn hoá Phật giáo có hình ảnh, tượng gỗ, tượng đá 3 con khỉ, con bịt mắt, con bịt tai, con bịt miệng, không biết hình tượng, hình ảnh 3 con khỉ nầy có ý nghiã gì, dùng để làm gì, nói lên điều gì, khuyên bảo điều gì, bài học gì, lợi ích gì?

Trả lời:
Ý nghiã đơn thuần, dễ hiểu, dễ biết của hình ảnh 3 con khỉ bịt mắt bịt tai bịt miệng là bài học “không thấy, không nghe, không nói”, tức là thái độ, hành động “sự đời gát bỏ ngoai tai, không màng thế sự”, có người cho rằng bài học nầy sẽ tránh được những điều phiền não, khổ đau. Nền tảng giáo lý triết học, và mục đích tu hành của đạo Phật là “diệt khổ”, và 3 cái khổ thường hằng của nhân sinh, người đời, là: Khổ do mắt thấy là “thị khổ”, khổ do tai nghe là “thính khổ”, khổ do miệhng lưỡi, lời nói là “thiệt khổ”. Nếu bịt mắt bịt tai bịt miệng, không màng thế sự nhân sinh, chuyện người, chuyện đời, đúng sai, phải trái, hay dở, tốt xấu, cũng đều không nghe không thấy, không nói năng, không can dự, thì sẽ tránh được những cái khổ của nhân sinh.

Tuy là câu chuyện, hình ảnh, tượng, tranh 3 con khỉ bịt mắt bịt tai bịt miệng nầy có rất nhiều trong những kho sách vở, tài liệu, bảo tàng Phật Giáo khắp nơi, nhưng nó không phải là lời Phật dạy, bởi vì ý nghiã của nó không như lời chính của Phật là Giác Ngộ - Từ Bi. Có quá nhiều kinh sách ghi chép những lời được ghi chép là lời Phật dạy, nhưng phải thận trọng suy xét, phải tìm hiểu rõ ràng, sâu xa, phải nhận định được đúng thật lời nào Phật dạy, lời nào không phải, không thể nhắm mắt tin nghe mọi thứ sách vở mang tên: sách Phật, kinh Phật, lời Phật….

Tinh hoa cốt lõi Phật Giáo nếu chỉ tóm gọn bằng một chữ , thì đó là chữ Phật, có nghiã là Giác- Ngộ, tiếng Anh là enlightenment, là thấu hiểu, thấu đáo, là thông suốt, tận tường mọi sự, mọi vật, mọi điều, chân lý, cội nguồn, nguyên nhân, hậu quả, quá khứ, hiện tại, tương lai…Nếu ý nghiã tinh hoa Phật giáo là Giác Ngộ, là thấu đáo, tinh tường , thông hiểu, thông suốt, thì làm sao lại có thể có những thái độ, hành động bịt mắt bịt tai bịt miệng, bỏ mặc sự đời, việc đời, bỏ mặc chúng sinh. Nếu là Từ Bi, thương yêu, thương xót con người, cảnh khổ chúng sinh, thì chẳng những là không thể bịt mắt bịt tai bịt miệng, mà còn phải làm điều trái ngược lại, phải mở mắt, mở tai, mở miệng, mà còn phải mở tất cả mọi thứ giác quan, kể cả những giác quan vô hình, siêu hình, giác quan thể xác, giác quan tâm hồn, giác quan tâm linh…

Không kể những người có khuyết tật, mắt kém, mắt mờ, mắt bịnh, mắt mù…, ngay cả những người có mắt tinh tường nhất, mắt sáng tỏ nhất, thì cái nhãn lực, thị lực của con người cũng vô cùng giới hạn, cũng rất kém cõi, so với đôi mắt nhỏ xíu của một con chim ưng cũng còn thua kém rất xa, so với những con mắt khoa học, kỹ thuật, kính hiển vi…, thì còn thua kém vô cùng, còn thua kém lắm, thì không có nghiã gì. Như đã nói, Giác Ngộ gần nghiã với Minh Triết, là phải nhìn thấu suốt, phải thấy rõ hết, phải tỏ tường sự vật, sự việc, nếu  không nhìn thấu suốt tỏ tường sự vật, sự việc  thì không thể gọi là Giác Ngộ. Mở mắt ra nhìn mà còn nhìn thấy rất hạn chế, thị nhãn con người, thực tế  không thấy được bao nhiêu sự vật, không thấy bao nhiêu sự việc, cho dù có mang đủ thứ dụng cụ phụ tùng trợ nhãn, mắt kính, ống kính, cái nhìn con người cũng rất hạn chế, rất là hạn hẹp, giới hạn không gian, giới hạn thời gian, giới hạn ánh sáng…

Cũng cùng một vật, ban ngày nhìn thấy, nhưng ban đêm thì không nhìn thấy, một vật ở gần nhìn thấy, nhưng ở xa thì không nhìn thấy, vật ở gần như chiếc máy bay, nhìn thấy rõ, nhìn thấy lớn, nhưng mà ở xa thì không. Khi đã không nhìn thấy được, không nhìn thấy rõ, không nhìn thấy đúng, thì không có Giác Ngộ, không thấy thì làm sao biết được chân tướng sự việc, sự vật, nhiều khi, nhiều việc trông thấy rõ ràng, vậy mà vẫn còn chưa chắc đã là sự thật. Khi không thấy thì không thể biết được gì, không thể bàn chuyện Giác ngộ, không thể nói chuyện minh triết, mà khi không minh triết, không giác ngộ thì không thể nói, không thể bàn chuyện tu học, chuyện tu hành, chuyện tinh tấn…. gì cả.

Đó chỉ là mới nói về những cái thấy vật chất, vậy mà đã thấy những giới hạn của cái nhìn, cái thấy rồi, còn những cái thấy vô hình, siêu hình, những cái thấy tình cảm, tinh thần, tâm linh…., những cái thấy nầy không thể dùng mắt để thấy, ngay cả những dụng cụ y học y khoa, mắt kính, mắt thần, mắt hồng ngoại …., cũng không thấy được. Muốn thấy những cái vô hình, những cái siêu hình, siêu vật thể, siêu vật chất…, thì phải dùng đến con mắt tâm linh, con mắt thứ ba, con mắt vô hình, có người gọi là “giác quan thứ sáu”, Nhân Điện, Yoga gọi là “Luân Xa 6”.

Tuy vô hình, siêu hình, huyền bí, nhưng mà thông thường thì người nào, dù giàu nghèo sang hèn hay dở tốt xấu gì , ai ai cũng có con mắt thứ ba, ai ai cũng có con mắt tâm linh, ai ai cũng có con mắt siêu hình, nhưng mà có điều rất khác biệt giữa người nầy với người kia, là có người khai mở được, có người không khai mở được, mà người Giác Ngộ thì phải là người khai mở được con mắt tâm linh, khai mở được con mắt thứ ba, khai mở được con mắt vô hình, khai mở được con mắt siêu hình mới là người Giác Ngộ.

Khai mở được con mắt tâm linh siêu hình vô hình là điều rất khó, thực tế rất ít người khai mở được con mắt tâm linh siêu hình, nếu có thì cũng chỉ là khai mở một phần, thường là rất nhỏ bé, rất giới hạn, vô cùng giới hạn, không dễ gì khai mở trọn vẹn, rất khó khai mở được đầy đủ con mắt tâm linh siêu hình. Có một ngành học tâm linh, ngành học Nhân Điện của Thầy Đáng, về lý thuyết thì vị Thầy Tâm Linh Nhân Điện, Thầy Đáng, có thể giúp Học Viên khai mở Luân Xa 6, tức là khai mở con mắt thứ ba, khai mở con mắt tâm linh siêu hình.

Nhưng thực tế thì chỉ có một số ít, một số rất ít Học Viên Nhân Điện khai mở được Luân Xa 6, khai mở được con mắt thứ ba, khai mở được con mắt tâm linh siêu hình, minh triết, giác ngộ…. Những ngành học tâm linh khác cũng có quan điểm, quan niệm về con mắt tâm linh siêu hình, cũng học hỏi công việc khai mở con mắt tâm linh siêu hình với những tên gọi khác nhau: khai tâm, khai trí, khai nhãn, khai thần, khai đạo…, tôi thích dùng từ ngữ “khai mở tâm linh”, từ ngữ nầy đơn sơ đơn giản nhưng mà đầy đủ ý nghiã.

Bởi vì là rất khó, cho nên, con người Giác Ngộ, hay con người Minh triết gì, cũng  gần như là chỉ có trên mặt lý thuyết, không có trên mặt thực tế, không có mấy ai, không có mấy người nhìn được thấu suốt sự việc, thông suốt sự vật, rất khó để vừa nhìn thấy bên ngoài, vừa nhìn thấy  bên trong, nhìn thấy cái nhìn thấy, nhìn thấy những cái không nhìn thấy, nhìn thấy hiện tại, quá khứ, nhìn thấy tương lai, nhìn thấy tương lai gần, nhìn thấy tương lai xa. Thực tế, do những điều kiện khó khăn, vô cùng khó khăn nầy, cho nên trên cõi trần gian, nơi chốn hồng trần nầy, rất khó tìm thấy con người Giác Ngộ, rất khó tìm thấy con người Minh triết.

Tóm lại, về “thị nhan con người”, cho dù có mở to cả 2 mắt để nhìn ngắm sự vật, sự việc, nhưng vẫn chưa chắc đã hiểu biết được gì, hiểu biết bao nhiêu, bởi vì thấy và biết là hai việc khác nhau, từ bình dân là “thấy vậy mà không phải vậy”. Thực tế là có bao nhiêu điều oan trái, nhầm lẫn ở trên đời, mà nhà Phật có câu chuyện tiêu biểu là chuyện “Oan âm Thị Kính”, người đời thấy chú tiểu Thị Kính có con nhỏ nên buông lời trách mắng, nhưng sự thực thì lại là con của người khác, Thị Kính chỉ là người từ bi cứu giúp nuôi giùm, nhưng phải chịu tiếng oan.

Câu chuyện trên đây không chắc là có thật, phần chắc là câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện được đặt ra với mục đích, dụng tâm, hàm ý nào đó,  câu chuyện hàm oan Thị Kính nhằm nói lên những cái giả, những cái không chắc thực, những cái sai trái của  thị nhãn con người, để cảnh cáo, cảnh giác con người phải luôn luôn thận trọng với những cái mình thấy, những cái mình biết, những cái mình nghe…, cho dù đó là những cái chính mắt mình thấy, mình nhìn, mình nghe, cũng không chắc là sự thực, cũng có thể là sự giả, cũng có thể là việc giả.

Thực ra thì cái thị nhãn con người còn giới hạn hơn nhiều nữa, giới hạn rất nhiều nữa, và đáng chú ý là cái giới hạn, cái sai lầm của nó còn tai hại hơn rất nhiều, tai hại rất lớn, rất là tai hại, mà câu chuyện ngụ ngôn Thị Kính trên đây chỉ mới nói lên được một cái hại nhỏ, cái hại rất nhỏ cho một cá nhân, cho một con người, cho một chú tiểu tên là Thị Kính, chưa nói lên được những cái hại to lớn hơn cho những tập thể, con người, xã hội, quốc gia, dân tộc, đất nước….

Phải nên lưu ý là có những cái nhìn giới hạn hoặc sai lầm còn tai hại hơn nhiều, tai hại hơn rất nhiều, những cái sai lầm có thể giết hại hàng ngàn, hàng vạn, có khi là hàng triệu con người, như cái nhìn sai lạc về tín ngưỡng, tôn giáo của các ông vua Miên khi xây dựng những đền đài Đế Thiên Đế Thích đã bách hại bao nhiêu sinh mạng con người, đã hao tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, sức lực của quốc gia.  Hoặc gần hơn là cái nhìn sai lầm về chủ nghiã, chính trị của tên đồ tể Pon Pot đã giết chết gần ½ dân số Cam Bốt, và hiện nay là cái nhìn, cái nghĩ sai lầm tai hại về tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị, của tổ chức “nhà nước Hồi Giáo IS”, đang khởi động những cuộc chiến tranh tàn bạo, khủng bố, hàng ngày súng nổ, đạn bay giết hại bao nhiêu con người.

Tinh hoa, tinh túy, cốt lõi Phật Giáo không chỉ là Giác Ngộ, mà còn là Từ Bi, nhưng mà qua phần vừa trình bày, thì chỉ vì không có cái nhìn đúng, chỉ vì có cái nhìn sai, chỉ vì không có Giác Ngộ, chỉ vì không có minh triết, mà hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu con người đã phải chết, và sẽ còn hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu con người sẽ phải chết, hoặc phải khổ sở, khổ đau, hận thù, ngu dốt, đòi nghèo…, nguyên nhân là vì những cái thấy biết nghĩ suy thiển cận, nhỏ bé, sai lầm của con người.  Nghiã là nếu không có Giác ngộ, nếu không có minh triết,  thì chẳng những là con người sẽ không thể thực hiện được Từ Bi, mà con người còn làm tổn hại Từ Bi, và còn phạm vào tội ác, phạm phải đủ thứ tội ác, đủ điều tội lỗi. Cho nên không thể nói Từ Bi mà không có Giác Ngộ, cũng không thể nói Giác Ngộ mà không có cái nhìn, cái thấy minh bạch, sáng suốt, một cá nhân u minh thì tai hại còn nhỏ, tai hại còn ít, một nhà chính trị ngu dốt, một nhà tôn giáo mà u minh, thì sẽ mang lại muôn ngàn tai hoạ cho cả một tập thể, đất nước, xã hội, quốc gia, nhân loại….

Một người mù mắt, vì bất cứ vì lý do gì, nguyên nhân gì, cũng là những cái mất mát, đau khổ, đau buồn, cũng là những con người tật nguyền, tội nghiệp, đáng thương, người mù mắt sẽ phải sống rất đau khổ, sống rất thiệt thòi. Cám ơn Trời Phật, cám ơn Thượng Đế, đã thương yêu ban tặng con người đôi mắt sáng, cho nhìn thấy được con người, thấy sông thấy nước, thấy núi non, bông hoa, cây cỏ, thấy thiên nhiên, đất trời, Cho nên, chỉ cần là có được đôi mắt bình thường thôi, chúng ta cũng đã phải vui mừng, hết sức vui mừng, và chúng ta phải biết thương yêu, phải biết gìn giữ, phải biết trân trọng, chúng ta phải hết sức trân trọng đôi mắt của mình.

Đôi mắt con người quan trọng, lợi ích, cần thiết như thế, như vậy, thì tại sao chúng ta lại phải bịt mắt để phải sống như là người tàn tật, giống như người mù, chuyện nầy là không thể, là không nên, không có lý do gì để phải tự mình lấy tay bịt mắt mình lại, để không nhìn thấy gì, để không trông thấy, không thể, và không nên làm vậy. May mắn, và thật là may mắn, ở thời đại chúng ta, ở những nước văn minh tiên tiến, chúng ta có ngành khoa học mắt đã phát triển rất cao, nhờ vậy mà những người mắt mờ có thể đeo kính, những người mắt bịnh có thể chữa trị, ngay cả những người mắt mù cũng có thể sáng ra, có thể nhìn thấy, ngày nay khoa học có thể cấy ghép giác mạc cho người mù được sáng, còn mổ mắt cườm để nhìn thấy rõ là chuyện rất dễ dàng, rất bình thường, không có trở ngại, không có khó khăn gì cả.

Mắt con người quan trọng, tai con người cũng rất quan trọng, tai cũng quan trọng không thua kém mắt con người, người mù khổ sở, người điếc cũng rất khổ sở, một cái tai bị tổn thương, dù nặng hay nhẹ, cũng là điều khổ, may mắn là thời đại chúng ta, đất nước văn minh, ngành y học tai- mũi - họng đã giúp chữa trị được rất nhiều chứng bịnh của tai, những người thính lực kém, nặng hay nhẹ cũng đều được giúp đỡ, chữa trị, người già khiếm thính ở Úc còn được chính phủ giúp đỡ tiền bạc mua máy trợ thính, giúp người lãng tai tiếp tục nghe được, và được nghe.

Nghe được là một ân sủng rất lớn, ân sủng vô cùng lớn lao của Thượng Thiên, thính giác của con người tuy là vẫn thua, vẫn kém rất nhiều, thua kém rất xa thính giác của một số loài vật, nhưng bù lại con người có thể nghe được những âm thanh mà không có loài vật nào nghe được, con người nghe được âm thanh của ngôn ngữ, rất nhiều thứ ngôn ngữ con người khác nhau, con người nghe được âm nhạc, con người thưởng thức được âm nhạc, sáng tạo được âm nhạc, con người sáng chế âm thanh…mà  những điều nầy chỉ có con người mới làm được.

Với những phương tiện khoa học, kỹ thuật ngày nay, con người đã làm cho âm thanh, âm nhạc, trở thành những thứ tài sản qúy báu của con người, cho nên, tuyệt đối không thể, không nên có những hành động bịt tai mình lại, không thể không nghe ngôn ngữ, không nghe tiếng nói, không nghe âm nhạc, không nghe âm thanh…, không có lý do gì để từ chối những ân sủng to lớn của Thượng Thiên đã vô cùng ưu ái ban cho con người, bịt tai là một hành động vô cùng tai hại, hành động rất là thiệt thòi, không có ich lợi gì, cũng có những chuyện không đáng nghe, cũng có những điều không nên, nhưng cách đối phó là minh triết, là giác ngộ, là từ bi…, chớ không phải là những thái độ, hành động: nhắm mắt, bịt tai, bịt miệng.

Miệng cũng là một báu vật của Thượng Đế đã dành cho con người, có bao nhiêu triệu loài vật trên trái đất, hành tinh nầy, nhưng chỉ có duy nhất con người là biết nói, không có loài vật nào biết nói, ngoại trừ con người. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể giao tiếp được, trao đổi được những thông tin, tư tưởng, tình cảm…, nhờ có ngôn ngữ con người mới văn minh, tiến hoá, tiến bộ và tiếp tục tiến bộ, tiến hoá, văn minh, phát triển….., cho nên tự mình bịt miệng của mình lại là điều tai hại, là điều thiệt thòi, la điều vô lý, điều thiệt là vô lý.

Có khi là người ta phải xả thân tranh đấu, chiến đấu, có khi là người ta phải đổ cả máu xương, có khi phải bị bắt bớ, giam cầm tù tội… để tranh đấu cho quyền ngôn luận, quyền nói năng, quyền phát biểu, tranh luận, tư tưởng, ý kiến, quan điểm…., thì không có lý do gì lại phải tự mình bịt lấy miệng mình, từ chối quyền ngôn ngữ, nói năng, tranh cãi, tranh luận, truyền bá…

Những hình ảnh, tượng khắc, tranh vẽ 3 con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, dù là nó có ở đâu, trưng bày ở chỗ nào, ở những chỗ đền thờ, đền thánh…, nó cũng đều mang những ý nghĩ, quan điểm, quan niệm, tư tưởng, hànhh động…. rất tai hại, rất sai lầm, rất trở ngại cho đời sống tiến bộ, xã hội tiến hoá, thế giới văn minh. Con người mà “Không nói không nghe không thấy” thì có khác gì là khúc gỗ bất động, khác gì là tảng đá vô tri, những cái nầy không có ích lợi gì cho con người, không giúp ích gì cho con người, mà những cái nầy chỉ có những cái tai hại cho con người, những cái tai hoạ cho con người, cho xã hội, quốc gia, nhân loại. …

Những thái độ, hành động “không thấy không nghe không nói” là thực trạng của những dân tộc lạc hậu, dốt nát, nghèo nàn, bệnh tật, ốm đau…, là nguyên nhân, yếu tố, lý do….đã giúp cho những kẻ độc tài, tàn ác, lưu manh lộng giả, lộng quyền, làm càng, làm bậy khiến cho tập thể số đông dân chúng, dân tộc, quốc gia… bị đàn áp, bị ngược đãi, bị hành hạ, bị bóc lột, bất công…, nghiã là những thái độ tiêu cực nầy không thể, không hề giúp cho con người hết khổ, hết đau, mà trái lại, nó sẽ mang lại muôn ngàn bất hạnh, muôn vạn khổ đau cho con người.

Những cái không hiểu biết, không nghe, không thấy, sẽ dẫn tới tình trạng , thảm trạng những con người, những tập thể quốc gia, dân tộc, đất nước  tăm tối, u minh, chậm tiến, kém cõi…, những cái nầy mới đích thực là nguyên nhân của mọi thứ khổ đau của nhân loại, của con người, cho nên, muốn giải trừ đau khổ, muốn giải quyết bệnh tật, muốn cải thiện nghèo nàn, phải ưu tiên diệt trừ những não trạng tăm tối, phải loại bỏ những tâm thức u minh.
Những thái độ, hành động bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, là những chủ trương, hành động trốn tránh sự thật, không giải quyết được vấn đề, không giải quyết được khó khăn, chỉ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, thiệt hại thêm, thiệt thòi thêm. Cho nên, không có bịt mắt, bịt tai, bịt miệng gì cả,  mà phải làm những việc, những điều trái lại, phải thấy, phải nghe, phải biết, phải hiểu, phải rõ…, tất cả mọi thứ mọi điều, nói chung là phải Giác ngộ, phải minh triết.

Tóm lại, với thời đại khoa học, kỹ thuật, văn minh tiên tiến ngày nay, thời đại “@.com”, chúng ta không thể dùng hình ảnh 3 con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, để làm bài học gì cả, không có bài học lợi ích, tốt đẹp qua hình ảnh 3 con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng nầy cả, cho nên chúng ta phải cương quyết và phải thật là nhanh chóng thay vào đó là hình ảnh một con người thời đại mới, thời đại @.com: tai earphone, miệng speaker, mắt kính 3D, tay mobile, tay ipad…..

Ở thời văn minh @.com hiện nay, 3 cái hình ảnh miệng mắt tai, không chỉ đơn thuần tượng trưng cho 3 việc giản đơn sơ của con người những thời đại xa xưa, thời đại xã hội, đất nước, con người, chưa tiến bộ, chưa văn minh. Hiện nay 3 hình ảnh miệng mắt tai tượng trưng cho rất nhiều thứ rất quan trọng trong đời sống con người: tất cả các phương tiện truyền thông, truyền thanh, truyền hình, tất cả các phương tiện thông tin văn hoá, giáo dục, sách vở, báo chí, tất cả các mặt nghệ thuật, tranh ảnh, hội hoạ, âm nhạc, và đặc biệt là những phương tiện truyền thông đương đại nhất:  email, internet, wifi, facebook, twister, blog, iphone, ipad…..

Ở thời đại văn minh “@.com” hiện nay, một người bình thường, rất bình thường, rất giản dị, rất bình dân, chỉ ngồi một chỗ thôi, mà vẫn có thể nói, có thể nghe, có thể nhìn, có thể thấy, có thể hiểu, có thể biết gần hết mọi thứ, mọi việc, mọi điều: văn hoá, chính trị, quân sự, kinh tế, kỹ thuật…, khắp năm châu, khắp thế giới, mọi quốc gia, mọi thời đại, mọi lãnh vực, mọi vấn đề…, kể cả những vấn đề thường hằng của xã hội, nhân sinh: đói nghèo, bệnh tật, khổ đau…

Điều quan trọng, vô cùng quan trọng là nếu chỉ có hiểu biết thôi thì không đủ, thì chưa đủ, một cái máy cũng có khả năng hiểu biết nhiều thứ, và hiểu biết đầy đủ hơn cả trí óc con người, rõ rang hơn, chính xác hơn con người, nhưng quan trọng ở chỗ là con người thì khác hơn cái máy, khác hơn rất nhiều, con người thì biết xử dụng sự hiểu biết của mình để quyết định, để hành xử, để hành động ra sao, hành động thế nào.

Một người không hiểu biết thì rất dễ hànhh động sai trái sai lầm, nhưng một người hiểu biết vẫn có thể hành động sai trái sai lầm, cho nên làm người thì phải biết phân biệt, phải biết phân biệt thiệt giả, đúng sai, còn phải biết phân biệt thiện ác, phải biết phân biệt chánh tà, phải biết tốt xấu, ngay gian. .. Giác Ngộ- Từ Bi là phải chống lại cái xấu, chống lại cái Ác, cái sai trái gian tà, làm ác là có tội, nhưng không chống lại cái ác cũng là có tội, Giác Ngộ- Từ Bi là phải hiểu biết cái Thiện, cái Tốt, nhưng không bảo vệ cái Thiện, cái Tốt thì không phải là Giác Ngộ - Từ Bi.

Thái Tấn Truyền

No comments:

Post a Comment