Việt Nam hơn 3 thập niên của cái gọi là phát triển kinh tế (1992-2024).
Chuyển đổi từ mô hình kinh tế cộng sản tập trung lạc hậu sang kinh tế thị trường có định hướng XHCN ( Nghĩa là kinh tế tư bản mà có nhà nước cs quản lý ).
Xem lại VN đã thực chất phát triển ra sao.
95% diện tích rừng bị chặt bỏ .
Núi , sông , cát, đá, rừng , biển , quặng mỏ , dầu khí
, thuỷ hải sản ...đều khai thác sạch.
Thuỷ điện mọc tràn lan làm các khu rừng nguyên sinh, rừng
bảo tồn đều bị phá nát ...mà vẫn không cung cấp đủ điện
năng.
Giá điện ngày càng tăng mà làm ăn cứ thua
lỗ nặng .
VN phải mua khoảng hơn 35% tổng
số lượng điện để VN sử dụng từ TQ.
30 năm vẫn loay hoay với:
- Cơ chế hành chánh quan liêu , chậm chạp ,
thủ tục rườm rà, gây nhiều cản trở quá lớn, phiền hà rắc rối muôn
thuở cho các doanh nghiệp tư nhân .
- Các doanh nghiệp , tổng công ty, tập đoàn lớn của nhà
nước được đặc quyền tối cao làm chủ cuộc chơi kinh
tế VN đều luôn thua lỗ . Năm nào cũng thua lỗ tổng cộng
28-40 tỷ USD. Vậy còn số thua lỗ sau 30 năm là bao nhiêu ?
- Nợ công ngày càng tăng con số thực là 120% GDP. Báo
chí thì chỉ nói là 46% GDP
- Nợ ODA gần 400 tỷ USD. Nợ trái phiếu và các
ngân hàng quốc tế rất nhiều .
- Điểm tín dụng quốc tế dưới trung bình trừ.
- Không phát triển hoặc tự chủ một sản phẩm nào bằng
100% nguyên liệu trong nước .
- Nhập siêu trường kỳ.
- Chưa xây dựng được một sản phẩm tiêu dùng nào
chủ lực cho kinh tế quốc gia .
- Tiềm lực kinh tế quốc gia, ngoại tệ ...nằm gần hết
trong túi của các hệ thống quan chức tham nhũng . Các nhóm lợi ích .
Khả năng để tích luỹ để tái đầu tư bằng 0.
- Ngân sách lúc nào cũng bị thâm hụt trầm trọng , nên phải
in tiền để bù vô, dẫn đến lạm phát ngoài khả năng kiểm soát
.
- Không xây đựng được hệ thống đào tạo các
nhân tài có khả năng tư duy , có sáng kiến , tầm
nhìn để phát triển và hoạch định kinh tế theo kịp với bước
chân, sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới.
- Để mất hết các nhân tài kinh tế hy hữu. Không
có chính sách trọng dụng , đãi ngộ, chiêu mộ nhân tài , kỳ tài
lĩnh vực kinh tế .
- Duy trì phát triển kinh tế bằng bao che, cục bộ ,
quan liêu phong kiến sử dụng con ông cháu cha, lý lịch đỏ ....là
những yếu tố chỉ làm kềm hãm sự vận hành của guồng máy kinh
tế .
- Nợ ODA ngày càng tăng mà cơ sở hạ tầng
ngày càng tệ . Đường xá cầu cống xây dựng mau hư .
Thành phố lớn, nhỏ nơi nào cũng ngập nước sau khi mưa.
- Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng .
- Tuổi thọ, sức khỏe người dân suy giảm trầm trọng ....
Còn nhiều vấn nạn , nan đề lắm...không
thể kể hết .
Vậy thực chất 30 năm qua, kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận:
Kinh tế VN phát triển ở chỗ nào ?!
Nhìn quanh quẩn chỉ tìm thấy được câu trả lời duy
nhất :
Nhờ đẩy giá bất động sản lên gấp nhiều ngàn lần
....để kết luận đó là phát triển kinh tế .
Thật là tai hại khi nhìn lại một nền kinh tế hổng chân, èo
uột, thui chột và phụ thuộc Trung Quốc đến 80% như hiện nay !
Nền kinh tế VN tương lai gần sẽ ra sao, sẽ đi
về đâu .
Không cần suy nghĩ nhiều . Ắt hẳn ai cũng có
thể thấy được câu trả lời !
Nguyên nhân thì đã được thấy quá rõ :
Một guồng máy điều hành , hoạch định quá yếu kém .
Một thể chế, cơ chế không phù
hợp để phát triển kinh tế .
Đứng yên là đã thụt lùi . Huống chi nền kinh
tế VN đang tuột dốc trầm trọng từng ngày.
Và kinh tế Việt Nam ngày càng bị phụ thuộc
Trung Quốc.
Bị bóp, bó, bóc, buộc, bòn, bào, bươi, băm, bẫy, bẩn, bệnh,
bại... bởi Trung Quốc.
--
No comments:
Post a Comment