Wednesday, 21 November 2012

Nguyên Sa và Ngô Thụy Miên


Nguyên Sa và Tình Ca Ngô Thụy Miên

Ngô Thụy Miên

Tin nhà thơ Nguyên Sa mất đến với tôi thật đột ngột! Sáng nay một người bạn gọi vào sở hỏi tôi:"Ông có biết nhà thơ Nguyên Sa vừa qua đời chưa?" Tôi bàng hoàng, thẫn thờ một chút mặc dù đã được biết tình trạng sức khoẻ của ông mấy năm gần đây. Chúng tôi trao đổi vài ba câu chuyện.

Tôi cám ơn bạn rồi thầm nói với mình:

"Thôi, cái thời tuổi trẻ mộng mơ, yêu đương nồng nàn ngày nào đã thực sự không còn nữa. Không còn nữa những lụa là mưa nắng Sàigòn, cũng không còn nữa Paris, người tình và giòng sông Seine với những vòng tay ôm, những môi hôn vội vả… Người đạo diễn đã bỏ cuộc chơi, bọn tài tử chúng tôi ở lại còn gì để bàn chuyện thu phong, còn gì để làm dáng với đời, làm điệu với người!"... 

Ngoài trời những giọt mưa vẫn tiếp tục rơi đều trên khung cửa kính. Buổi chiều về nhà, bạn bè dưới Cali gọi lên báo tin. Bỏ điện thoại xuống, tôi ra vườn sau nhà. Nhìn những cánh hoa anh đào đang rụng bay theo gió, chợt thấy lạnh, và nỗi buồn ập đến khiến tôi choáng váng. Buổi tối anh Nguyễn Mạnh Trinh gọi lên nhờ tôi đóng góp một bài để đăng trong tuyển tập anh dự định in trong những ngày sắp tới. Tôi hứa sẽ viết một chút về những bản nhạc đã phổ từ thơ ông.

Tôi không rõ nhà thơ Nguyên Sa từ Pháp trở về Việt Nam từ năm nào, chỉ biết cùng với nhà thơ Cung Trầm Tưởng, ông đã đem Paris về cho bọn trẻ chúng tôi. Một Paris với hè phố Saint Michel, với sông Seine, tháp Eiffel, những cặp tình nhân, giáo đường sương mù… Cùng một lúc ông đã mang nắng Sàigòn, lụa Hà Đông và đâu đó bóng dáng Hà Nội vào thi ca Việt Nam của chúng ta một cách thân thiết nhẹ nhàng.

Nhiều người hỏi tôi có quen biết hay có họ hàng với nhà thơ? Như tôi đã nói, chúng tôi không có liên hệ gì ngoài sự cảm thông của hai con người cùng yêu nghệ thuật. Nói rõ hơn, tôi chỉ là một trong hàng triệu người yêu quí thơ ông, một người may mắn có thể gửi lời biết ơn giòng thơ tuyệt vời của ông qua những nốt nhạc giản dị, chân tình.

Cuối năm 1969, khi một số tình khúc của tôi đã được phổ biến rộng rãi trên các đài phát thanh, cũng như trong những đêm sinh hoạt văn nghệ được tổ chức tại nhiều trung tâm văn hoá, hay các giảng đường đại học. Tôi đến với thơ Nguyên Sa, không từ một chọn lựa, mà vì tôi đã nhìn thấy mình trong thơ của ông, đã nghe những rung động thầm kín nhất của tuổi trẻ mình được ông tạo lên bằng những lời thơ ngọt ngào tình tứ, tươi mát. Cũng như bao nhiêu anh em thanh niên sinh viên học sinh của thập niên 60, tôi yêu và thuộc không ít thơ của ông. Nói đến Áo Lụa Hà Đông, có lẽ chúng ta mấy ai không biết:

Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.

Cá nhân tôi khi đọc bài thơ đã chú ý ngay 4 câu:

Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại.

Lời thơ man mác buồn, đã vỗ về, chia xẻ tâm tư tôi ngày tháng đó. Lang thang Sàigòn một ngày nắng nhẹ, giòng nhạc lan man trong đầu óc: "Rê Đô Rê, Sol Sib Sib Rê Rê, Sol Sol La, Sol Sib Rê Rê La…", tôi đã hoàn tất phần điệp khúc được viết theo cung Rê thứ để thích hợp với hồn thơ. Khi phổ hai phần đầu, và cuối, tôi đã gặp khó khăn với hai câu:

Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng



Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

vì vần trắc của chữ "trắng" đã không thích hợp với giòng nhạc chuyển tiếp cần âm bảng. Sau hơn một tuần loay hoay tìm kiếm, cuối cùng tôi đã phải dùng một phương pháp phổ thơ cũ: nhạc lại lời thơ ở câu trên để chuyển ý nhạc trở về phần hai, cũng như đoạn cuối của bản nhạc:

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.
Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn

Để tạo ấn tượng nuối tiếc cho người nghe, khi kết thúc bản nhạc, tôi đã thêm câu:

Anh vẫn yêu màu áo ấy, em ơi

với giòng nhạc đi lên, chuyển từ Sol thứ qua Sib, La, và chấm dứt bằng Rê trưởng.

Cuối năm 1970, trong một đêm nhạc tình ca tại trường đại học Khoa Học, tôi đã giới thiệu bài hát tới các bạn trẻ của tôi. Sau đó bản nhạc đã được phổ biến thường xuyên qua các chương trình nhạc do tôi và nhạc sĩ Trường Sa thực hiện trên đài phát thanh Quân Đội, cũng như trong các đêm nhạc do bạn bè chúng tôi tổ chức tại Sàigòn. Ngoài ra trong năm 1970, tôi cũng đã viết "Tình Khúc Tháng Sáu" phổ theo ý thơ bài Tháng Sáu Trời Mưa của Nguyên Sa. Mãi đến năm 1984 tôi mới phổ bài "Tháng Sáu Trời Mưa" của ông.

Những năm 60, 70, bọn trẻ chúng tôi dù trưởng thành trong khói lửa chiến tranh, có ai không mơ một ngày được đặt chân đến Paris, được cùng người yêu dạo chơi phố phường Paris, hay lang thang bên bờ sông Seine nhớ đến một cuộc tình… Paris như một lời kêu gọi, một nơi chốn tìm về cõi tình yêu. Từ những mộng ước đó, bản nhạc thứ hai tôi phổ từ thơ Nguyên Sa đã thành hình. Có những bài thơ khi muốn phổ nhạc, người nhạc sĩ phải tìm điệu nhạc để chuyên chở ý thơ, hoặc phải thay đổi lời thơ để nhập vào ý nhạc… Riêng "Paris Có Gì Lạ Không Em" khi đọc lên tôi đã nghe phảng phất tiếng phong cầm rộn rã của nhịp 3 luân vũ. Trên phím dương cầm, giòng nhạc dồn dập, chạy dài trên 10 đầu ngón tay, tôi đã hoàn tất phổ bài thơ trong một ngày đầu xuân năm 1971.

Cung Đô trưởng mở đầu nhịp nhàng:

Paris có gì lạ không em
Mai anh về, em có còn ngoan…

tôi thích nhất câu:
Là áo sương mù hay áo em

từ cung Đô trưởng đổi chuyển qua La thứ để vào phần điệp khúc:
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây…

Khi Hoàng Phúc bạn tôi hát bài này lần đầu tiên, đã nói "bài này phải để chị Thái Thanh hát mới được". Đúng như lời Phúc nói, sau này chị Thái Thanh đã thử bài này. Để thêm một chút Paris, chị đã hát:

La la la la la la
La la la la la la

khi kết thúc bản nhạc.

Sau "Áo Lụa Hà Đông" và "Paris Có Gì Lạ Không Em", tôi đã phổ tiếp "Tuổi 13". Cũng như "Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông", "Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc, Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường" là 2 câu thơ được bọn trẻ chúng tôi thuộc nằm lòng ngày đó. Tôi yêu cái ý thơ hồn nhiên, lời thơ trong sáng. Đọc bài thơ thấy hồn lâng lâng, như đang nhớ nhung, hẹn hò, đang đợi chờ, mơ ước. Ý nhạc đến thật nhanh:

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Mưa tôi trả về bong bóng vỡ đầy tay…

Tôi đã vào đề với những nốt nhạc cao của cung Đô trưởng để diễn tả cái thắc mắc ngày mưa ngày nắng của mình. Khi chuyển qua điệp khúc tôi nhạc lại câu "Tôi phải van lơn ngoan nhé đừng ngờ…" 2 lần như một lời trấn an người tình nhỏ và kết thúc tôi nhạc lại câu "Nên đến trăm lần, nhất định mình chưa yêu" như một câu hỏi cho chính lòng mình. Tôi vẫn nghĩ bản nhạc với những niêm luật gò bó đã không thể nói lên hết được ý thơ của tác giả. Chỉ hy vọng bản nhạc đã không làm giảm giá trị của bài thơ.

Đầu năm 1974, khi quyết định cùng một nhóm bạn thực hiện cuốn băng Tình ca Ngô Thụy Miên, tôi đã đến gặp nhà thơ để xin phép thử 3 bản nhạc. Lần đầu tiên nói chuyện để lại ít nhiều kỷ niệm. Nhà thơ rất giản dị, dáng dấp xuề xoà. Ông rất vui khi biết tôi phổ thơ ông, và hỏi tôi sẽ nhờ ai hát ? Tôi nói nhạc sĩ Văn Phụng viết hoà âm, ca sĩ Duy Trác hát Áo Lụa Hà Đông, Thái Thanh hát 2 bài Paris Có Gì Lạ Không Em, Tuổi 13. Và từ đó, Áo Lụa Hà Đông, Paris Có Gì Lạ Không Em , Tuổi 13, đã trở thành một phần đời nhạc Ngô Thụy Miên.

Năm 1980 khi tôi đặt chân đến Cali, người đầu tiên tôi liên lạc để hỏi thăm tin tức sinh hoạt văn nghệ của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại là nhà thơ Nguyên Sa. Ông có cho tôi biết về sự ưu ái của thính giả dành cho bài Áo Lụa Hà Đông, cũng như cuốn băng Tình ca Ngô Thụy Miên. Năm sau đó tôi đã rời Cali để lên miền Tây Bắc. Ông vẫn thỉnh thoảng liên lạc bằng điện thoại với tôi, và gửi lên tôi những bài thơ mới viết về sau.

Trong những tháng ngày đầu ở Cali, mặc dù bận rộn với đời sống mới, tôi vẫn tiếp tục sáng tác. Cùng với Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Bản Tình Ca Cho Em, Dóc Mơ… Tôi đã phổ bài thơ "Paris" của Nguyên Sa:

Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn, Paris sẽ nhìn theo…

Với tôi Paris lúc đó chính là Sàigòn, Sàigòn của những nỗi nhớ muộn màng, Sàigòn của những mất mát không nguôi. Ý nhạc không tuổi trẻ như Tuổi 13, hồn nhạc không dịu dàng như Áo Lụa Hà Đông. Tôi đã mượn thơ ông để gửi gắm tâm sự mình. Tôi biết khi tôi đi Sàigòn đã buồn, và Sàigòn đã nhìn theo.

Năm 1981, sau khi về cư ngụ tại thành phố Seattle, trong nỗi nhớ nhung con đường, những hàng quán thân quen của Sàigòn ngày nào, cùng với ám ảnh thương yêu về Áo Lụa Hà Đông, về Paris của một thời, tôi đã viết bài "Nắng Paris Nắng Sàigòn":

Tôi đi giữa trời Paris mà nhớ thương Sàigòn
Nắng Sàigòn hôm nao dìu bước chân em
Qua phố phường vào quán chợ thân quen…

Tôi nghĩ đây là một kết hợp đẹp của một phần đời nhạc Ngô Thụy Miên và thơ Nguyên Sa.

Năm 1986, nhà thơ gọi lên tôi và nói sẽ thực hiện một cuốn cassette gồm một số bản nhạc phổ thơ mới của ông. Tôi gửi xuống ông "Tháng Giêng Và Anh", đã được Hải Ly hát, và sau đó là Vũ Khanh, Ý Lan, Khánh Hà… Ông rất thích bài hát này. Tiếc là bản nhạc đã không được phổ biến rộng rãi như ý ông muốn.

Đầu năm 1997, tôi về Cali ra mắt cuốn CD Riêng Một Góc Trời, trong đó có bài "Cần Thiết" phổ từ thơ ông do Thanh Hà hát. Gần đến phút cuối chương trình, tôi được biết có ông đến tham dự. Rất tiếc tôi đã không thể đến gặp ông để chào hỏi, cũng như ngỏ một lời cảm ơn.

Năm ngoái khi anh chị Duy Trác qua Seattle thăm bạn bè, chúng tôi đã có dịp gặp lại nhau. Anh em hàn huyên tâm sự, và anh tặng tôi một cuốn cassette có chương trình phát thanh giới thiệu chủû đề Thơ Nhạc Nguyên Sa/Ngô Thụy Miên do anh thực hiện tại Houston Texas. Trong chương trình này anh Duy Trác có nhắc lại:

Thi sĩ Nguyên Sa đã có lần nói rằng bài thơ Áo Lụa Hà Đông của ông có một số mệnh rất đặc biệt. Khi bài thơ được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thành ca khúc, và ca sĩ Duy Trác trình bày, thì từ đó cái tên Áo Lụa Hà Đông đã gắn chặt tên tuổi của 3 người, thi sĩ, nhạc sĩ và ca sĩ. Nó đã trở thành một định mệnh. Mặc dù đây không phải là bài thơ hay nhất của Nguyên Sa, cũng như không phải là ca khúc tuyệt tác nhất của Ngô Thụy Miên, cũng như không phải là bài hát mà ca sĩ Duy Trác trình bày thành công nhất.

Một lần nào đó tôi đã nói "trong nhạc Ngô Thụy Miên, thơ Nguyên Sa có một chỗ đứng rất đặc biệt.." Vâng, trong nhạc tôi ý thơ ông bàng bạc khắp nơi, đâu đó thấp thoáng một chút nắng Sàigòn, một chút lụa Hà Đông, đâu đó bâng khuâng mật chút trời Paris và người yêu rất nhỏ… Định mệnh đã cho tôi được đọc thơ Nguyên Sa, được nghe tiếng hát Duy Trác, được thưởng thức hoà âm của Văn Phụng, để ngày hôm nay, và mãi mãi sau này, dù các anh còn ở đây, hay đã đi rồi, tôi vẫn xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất của một người viết nhạc tình ca đến các anh. Xin lần cuối gửi lời cầu chúc nhà thơ một chuyến đi xa về nơi an lành, vĩnh cữu.

Ngô Thụy Miên 
*************************************************
Nguyên Sa và Ngô Thuỵ Miên

Hoàng Lan Chi

Tôi yêu thơ Nguyên Sa từ thuở 13. Nhưng tôi không có ý thích nhu phần đông nguời khác là tìm hiểu về tác giả .Bây giờ các em nhỏ lập ra các Fan và ..cãi nhau ỏm toỉ trên net. Cũng vui và ngộ nghĩnh.

Do đó tôi không bao giờ tìm hiểu dung nhan muà hạ cuả Nguyên Sa hay Muờng Mán hay Hoàng Anh Tuấn hay Nguyễn Đình Toàn. Nhưng sau này các bạn tôi bảo: Nguyên Sa không có vẻ gì cuả một thi sỹ cả. Nhìn ông không thể tuởng ông là tác giả cuả những vần thơ tình diễm tuyệt.

Ông dạy văn ở truờng Văn Học , duờng như truờng này do vợ ông lập rạ Vì vậy bạn DHungtran ở Mỹ đã viết về ông: I was completed shocked to find out that he was a fat, very un-poetic midle-age man, a complete contrast of my imagination of what your (and mine too) favorite poet would look like.

Sau này tôi có đọc một bài về Muờng Mán trên Báo Saigon tiếp thị hay Tuổi Trẻ gì đó có cả chân dung Muờng Mán. Tác giả bài báo viết:  Muờng Mán vẻ gồ ghề cuả một tay đi buôn hơn là tác giả cuả vần thơ tuyệt vời sau: 

Tháng chạp về rồi bé biết không
Một chút mầu xanh một chút hồng
Một chút vàng mơ và tím nhạt
Chưa giao thừa đã tết trong anh..


Tháng chạp về rồi bé biết không
Anh nằm trên cỏ nghe mùa xuân
Nghe sông đổ nước xuôi ra biển
Nghe biển phụ tình quên nước sông..

(Mường Mán) 


Bây giờ lác đác Mường Mán vẫn gửi thơ vào các dịp tết. Rất haỵ. Tôi thích thơ Mường Mán lắm. Tôi yêu cả thơ Bùi Giáng. Cứ nhủ lòng sẽ tìm gặp ông. Trò chuyện. Đàm đạọ Chưa làm vì bộn bề cuộc sống thì thi sỹ tài hoa đã ra đị.

Vòm cây cối ngàn xanh xuân em đó
Cành giơ ra là nhánh cũng ôm về
Hờn dâu bể rụng rời em đã rõ
Thì trước sau vùng thuỷ thảo chung thề ..
(Bùi Giáng) 



Nhắc đến thơ Nguyên Sa mà không nhắc đến Ngô Thuỵ Miên thì quả cũng hơi thiếu sót..

Ngô Thuỵ Miên bắt đầu nổi lên với bài Mùa Thu cho em..Phải công nhận bản nhạc hay quá. Lãng mạn.Trữ tình. Sau đó là một loạt các bản nhạc tình dễ thương. Nhất là các bài phổ thơ Nguyên Sa như Áo lụa Hà Đông.

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Hai chúng ta sẽ cùng chung lối
Anh với em mơ mùa thu ấy
Tình ta ngát hương..

Tôi không biết chân dung của các nhạc sỹ khác. Nhưng Ngô Thuỵ Miên?
Rất đẹp. Trông hết sức lãng tử...

Ngày đó “Muà Thu cho em “ đã nổi tiếng..Một ngày cuả 1970, tôi thi chứng chỉ Vật Lý Điạ cầu .Ngô Thuỵ Miên tức Ngô Quang Bình cũng thị Các bạn thấy thú vị không ? Một nhạc sỹ trẻ tài hoa mà học Khoa Học. Thuờng thì các nhà văn , thơ hay nhạc thích học Văn Khoa hơn Khoa Học. Vì Khoa học khô khan thấy mồ..Quang Bình hơn tôi vài tuổi thì phảị.

Hôm đó Ngô Thuỵ Miên rất đẹp. Tôi không hay bình phẩm nhan sắc con trai nhung phải công nhận hôm đó Miên rất dễ thuơng với dáng cao gầy rất lãng mạn, thư sinh, cặp kính trắng và áo blouson khoác ngoài trông rất hay, rất nghệ sỹ ..cứ như mới từ Đà lạt hạ san..

Miên rất hiền, cuời dễ thuơng. Khi vào thi Miên ngồi dãy bên kia, tôi dãy bên cạnh. Tôi làm bài xong truớc, nhìn sang thấy chàng nhạc sỹ nổi tiếng của Thành phố đang ..cắn bút.Tôi viết giấy quăng sang “ Quăng bài cho anh nhé?” Miên chỉ lắc đầu cười. Chứng chỉ đó tôi đậu còn Miên thì rớt. Sau này duờng như Miên không học nữạ( Anh Nguyễn Hoàng Duyên ơi, anh có đọc dòng này không? Anh có liên lạc với Miên không?)

Sau này tôi có xem băng video của Ngô Thuỵ Miên. Anh đã lớn tuổi, không còn đẹp như thời trẻ nhưng trông vẫn hiền, dễ mến.

Khoa Học còn một nhạc sỹ khác, nổi tiếng trong phong trào nhạc phản chiến (cùng với Tôn Thất lập..) là Miên Đức Thắng. Thắng cùng học SPCN với tôi nhưng tôi không quen Thắng. Thắng cũng được nhung không đẹp nghệ sỹ như Miên.

Sắp đến tháng sáu.

Tháng sáu trời mưa em có buồn không em..
(Nhạc Ngô Thuỵ Miên)

Tháng sáu này có ai về không nhỉ
Saigon mưa nhưng có hề chi
Mưa Saigon như gái xuân thì
Ào ạt đó để rồi câm lặng đó

Nếu có về giữa mùa tháng sáu
Ta cùng nhau lên đỉnh đồi cao
Ngắm Saigon về dêm lộng lẫy
Rũ trần ai của một thuở ba d+àọ.

Lời mời mọc dành cho tất cả
Không chỉ già mà cả trẻ mi nhon
Không chỉ ai chua mà cho cả ai dòn
Vì tất cả ..là cuộc đời muôn sắc...

Nếu Ngố về nhớ đem chùm hoa tuyết
Còn Ngô Đồng ? xin một trái bắp non
Hồng Phượng ơi, cho em chút tơ lòng
Con én nhỏ Gia Long giờ vẫn hót

Lệ Đá ơi, trời Ca sao lạnh giá
Có thể nào ủ chút hơi đông
Cho Saigon thêm duyên mùa tháng sáu
Tuởng như vẫn còn Hòn Ngọc Viễn Đông..

Còn Camel, xin đừng đem gì cả
Bởi lửa Ca đã muốn đốt Saigon
Hay Ca rủ Công là đủ bộ bạ.

Í đô ơi, truờng xưa còn đâu tá?(Idlehouse)
Tê En nờ với bao kỷ niệm xưa (TN)
Bienkhat hỡi, quê hưong dù nghèo đói
Em cứ về cho thoả khát một hôm...



No comments:

Post a Comment