Hồi ức của Tưởng Kinh Quốc về những ngày cha mình qua đời
Cao Nguyên
Tháng 4 năm 1937, bức ảnh được chụp ở Hán Khẩu, sau khi Tưởng Kinh Quốc (trái) từ Liên Xô trở về Trung Quốc gặp cha mình là Tưởng Trung Chính
(phải).
Năm
1975, cha ông - Tưởng Giới Thạch qua đời, mặc dù sinh tử là số phận không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ai,
nhưng sự ra đi của cha là một mất mát khôn tả đối với Tưởng Kinh Quốc. Trong tiểu sử của mình, ông nói rằng năm nay là "một năm dài nhất" trong cuộc đời mình, nhưng cũng chính trong năm này, ông đã hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa nhân sinh ...
Trong
cuộc đời của Tổng thống Tưởng Kinh Quốc, ông đã phải đối mặt với nhiều thử thách, lúc trẻ ông đã học ở Nga 12 năm, khi về Trung Quốc thì được cha bổ nhiệm cai quản Giang Tây trong thời kháng chiến, tổ chức huấn luyện đội quân thanh niên, sau chiến tranh, ông thâm nhập sâu vào trại địch và đàm phán với Liên Xô, đối mặt với nhiều nguy hiểm gay go, ông đều dựa vào trí tuệ của bản thân được tôi rèn trong thời gian dài mà chuyển nguy thành an.
Năm
1975, cha ông Tưởng Giới Thạch qua đời, mặc dù sinh tử là số phận không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ai, nhưng sự ra đi của cha là một mất mát khôn tả đối với Tưởng Kinh Quốc. Trong tiểu sử của mình, ông nói rằng năm nay là "một năm dài nhất" trong cuộc đời mình, nhưng cũng chính trong năm này, ông đã hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa nhân sinh ...
Sáng sớm ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Kinh Quốc đến dinh thự Sĩ Lâm để vấn an cha, khi ấy Tưởng Giới Thạch mỉm cười nói với con trai rằng: "Tối qua con ngủ thế nào?" Tưởng Kinh Quốc trả lời: "Dạ ngủ ngon."
Sau đó,
ông nói với cha mình hôm nay là Tiết Thanh Minh, còn nói về chuyện sinh nhật 100 tuổi của Trương Bách Linh. Khi sắp rời đi, Tưởng Giới Thạch nói: "Từ nay con nên nghỉ ngơi nhiều hơn chút!" Sau khi Tưởng Kinh Quốc nghe cha nói câu này thì trong lòng dấy lên một cảm giác đặc biệt, cả ngày hôm ấy trong tâm bất an.
Hôm đó,
sau khi dự lễ kỷ niệm Trương Bách Linh, Tưởng Kinh Quốc đã đi tảo mộ gần núi Quan Âm, vì là ngày Thanh Minh, người xe nườm nượp, nên ông xuống xe đi bộ, dọc đường gặp gỡ và chào hỏi với những người dân, đến Bali bắt phà qua Quan Độ. Trên đường đi, ông trò chuyện thân thiện với những hành khách trên cùng chuyến tàu. Sau khi lên bờ, ông lái xe đến dinh thự Sĩ Lâm để vấn an cha mình một lần nữa, lúc này đã 4 giờ chiều, cha ông Tưởng Giới Thạch có chút không khỏe, nhưng vẫn dặn dò: "Con
hãy về sớm nghỉ ngơi." Không
ngờ, đây
là lần nói
chuyện cuối cùng giữa hai cha con.
Đến 8 giờ 30 phút tối, Tưởng Giới Thạch lên cơn đau tim, sau nhiều giờ sơ cứu không hiệu quả, và ông đã vĩnh viễn ra đi. Tưởng Kinh Quốc và mẹ kế Tống Mỹ Linh túc trực bên cạnh. Lúc đó trời nổi sấm chớp, rồi mưa như trút nước, có thể nói là gió mây biến động, thiên địa khóc thương. Sáng
sớm hôm
sau, nhân sĩ các đảng phái
chính trị và
quân đội các cấp đã lần lượt đến lễ đường tưởng niệm hài cốt của Tưởng Giới Thạch.
Cố Tổng thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc.
Tưởng Kinh Quốc, khi đó là Chủ tịch Viện hành chính, đã lên kế hoạch bàn giao công việc chính phủ cho Tổng thư ký của Viện hành chính là Phí Hoa, để chuẩn bị thọ tang cha trong ba năm.
Năm ấy Tưởng Kinh Quốc 30 tuổi, nhớ lại lúc mẹ ông ở quê nhà đã qua đời vì bị quân Nhật ném bom, thời ấy chiến tranh loạn lạc, ông không thể về quê lo tang lễ cho mẹ nên vẫn luôn canh cánh trong lòng. Tuy nhiên,
sau khi đệ đơn từ chức, ý tưởng này không được Ủy ban Trung ương Quốc dân đảng đồng ý, nên Tưởng Kinh Quốc chỉ còn cách chịu tang cha mẹ trong vòng một tháng.
Cảm ngộ
trong mơ, kế thừa niềm tin
Một đêm, trong lúc túc trực bên quan tài của cha, Tưởng Kinh Quốc mơ thấy một đàn rắn đang thè lưỡi tiến đến chỗ ông, nhưng có một tấm lưới sắt chặn chúng lại, ông giật mình tỉnh giấc và không sao ngủ lại được, trằn trọc với hàng trăm cảm xúc đan xen. Sáng sớm hôm sau, Tưởng Kinh Quốc ở lại lễ đường để tiếp đón đại sứ các nước và nhân sĩ các giới, sau đó ông dành thời gian đọc những bức thư chia buồn được gửi đến từ trong và ngoài nước, tâm trạng không khỏi bùi ngùi!
Kể từ khi Tổng thống Tưởng Giới Thạch qua đời, tình hình quốc tế thay đổi mạnh mẽ, Các thế lực thân ĐCSTQ lan ra khắp Đông Nam Á lâm nguy. Chỉ còn mỗi Đài Loan là căn cứ phục hưng, lúc này, Tưởng Kinh Quốc cảm nhận được sức nặng của trọng trách đang áp trên vai mình, và trong
nhật ký,
ông đã viết lại quá trình kế thừa đức tin từ người cha quá cố như sau:
Chợp mắt, ngồi bên linh cữu cha, tôi nhớ quãng thời gian cha đã lãnh đạo toàn quốc phản cộng cứu nước, lấy chủ nghĩa Tam dân làm mục tiêu đấu tranh, trong cuộc đời hoạt động chính trị gần 50 năm của mình, tôi hiểu sâu sắc rằng ĐCS là ma quỷ tà ác, là kẻ giết người, mọi sự đe dọa, dụ dỗ, lừa dối, mánh khóe chia rẽ, cực kỳ bỉ ổi không từ một thủ đoạn nào. Đặc biệt là những người trẻ tuổi đang tràn đầy sức sống và những kẻ tham sống sợ chết là dễ bị lừa nhất, một khi rơi vào bẫy thì không thể tự thoát ra được.
Tất cả những điều này quả thật là bi kịch lớn của nhân loại trong thời đại ngày nay, nhưng chúng ta nên hiểu rằng, tà ma không thể tồn tại lâu, cuối cùng sẽ bị tiêu hủy bởi chính nghĩa và chính khí. Chúng ta chỉ có thể chống lại ĐCS với một thái độ kiên quyết không thỏa hiệp, thì mới có thể tồn tại, mới có thể chiến thắng, và lịch sử nhân loại sẽ chứng minh rằng con đường này là đúng đắn nhất...
Tưởng Kinh Quốc hoàn toàn hiểu trách nhiệm và sứ mệnh của mình, trong nhật ký, ông ấy không ngừng nhắc đến những lời nói do đích thân cha mình dạy bảo: yêu cầu phải đọc thuộc Tứ thư và Ngũ kinh khi còn nhỏ; trong bữa ăn không được gọi người hầu múc thêm thức ăn, từ đó dưỡng thành thói quen tự phục vụ; đến tuổi thành niên, sau khi nhậm chức quan vẫn được ân cần dạy bảo, nên gần gũi quân tử, tránh xa tiểu nhân; ngoài chỉ lệnh công việc ra, còn yêu cầu thường xuyên đọc sách thánh hiền, học đạo lý trị quốc của các vị hiền triết trong lịch sử...
Mối quan hệ giữa Tưởng Kinh Quốc và cha mình khác với mối quan hệ cha con đơn thuần, ông ấy không chỉ là một cấp dưới phụng sự lãnh đạo, mà còn là một người con kính ngưỡng một người cha hiền từ và là một đồ đệ của bậc thầy nghiêm khắc. Tưởng Kinh Quốc đã được đưa đến tiền tuyến theo lệnh của cha, và gửi chỉ thị của cha mình cho các chỉ huy quân đội bạn đang bị bao vây thời bấy giờ; sau khi bị điều ra chiến trường dưới làn mưa đạn hiểm nguy, ông phải thường xuyên báo cáo tình hình trận chiến với cha, cũng từng phụng mệnh cha làm đại sứ ngoại giao đàm phán với Stalin (lãnh đạo Nga Xô Viết) về các vấn đề lợi ích quốc gia.
Tưởng Trung Chính (phải) và trưởng tử Tưởng Kinh Quốc (trái), năm 1954.
Là một nhà lãnh đạo quân sự, một chính trị gia, mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch đối với con trai đôi khi gần như khắc nghiệt và nguy hiểm, nhưng Tưởng Kinh Quốc vẫn luôn cam tâm tình nguyện, sau khi cha qua đời, ông còn viết "Mai
thai tư
thân", "Lãnh tụ từ phụ nghiêm sư" và
nhiều bài
văn khác tưởng nhớ cha mình.
Di huấn
của Tưởng Giới Thạch
Sau
tang lễ, Tưởng Kinh Quốc cùng đoàn tùy tùng và các nhân viên hành
chính đã thống kê
di vật và
tài sản của Tưởng Giới Thạch, nhưng chỉ tìm thấy một số đồ dùng và quần áo hàng ngày, ngoài ra còn có một bức tranh của Chúa Giêsu và một chiếc túi da màu vàng, trong túi có một bản đồ cũ Trung Quốc đại lục và bản đồ quân đội trực thuộc quân thổ phỉ, trong túi còn có một chiếc ví nhỏ, trong ví là thẻ Quốc Dân Đảng ̣(KMT) và chứng minh thư.
Sau khi
điều
nghiên, Tưởng Giới Thạch hầu như không có tài sản riêng trong đời. Khi đến Đài Loan, trong những ngày đầu, đã sử dụng nhà khách Thảo Sơn của Công ty Đường Đài Loan làm nơi ở chính thức, chỉ thay sàn của phòng khách một lần duy nhất, còn lại chẳng sửa đổi gì. Các tòa nhà ở khắp mọi nơi đều là tài sản công, và tất cả các bộ sưu tập cá nhân của ông đã được tặng cho viện bảo tàng hoặc Hiệp hội Lịch sử Đảng khi ông còn sống, cả đời ông hầu như không một xu dính túi. Tưởng Kinh Quốc không khỏi ngưỡng mộ cuộc sống thanh bạch của cha mình.
Trong
khi kiểm kê, Tưởng Kinh Quốc đã tìm thấy một bức câu đối trong thư phòng, trên đó viết rằng:
"Mục đích của cuộc sống, là nâng cao cuộc sống của tất cả mọi người; ý nghĩa của sinh mệnh, là tạo ra những sinh mệnh tiếp nối trong vũ trụ".
Câu đối này đơn giản nhưng hàm ý sâu rộng, lần đầu tiên nó được treo trong khán phòng của Học viện Quân sự Hoàng Phố. Nhà giáo dục nổi tiếng, ông Ngô Trĩ Huy đã từng ca ngợi câu đối này có tính triết lý cao nhất trên thế giới. Khi còn sống, Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu niêm yết hai câu đối này ở hai bên khán
phòng của tất cả các trường tiểu học và trung học ở Đài Loan, để tất cả giáo viên và học sinh đều có thể học thuộc. Tưởng Kinh Quốc cũng thường nhận được những bài học giáo huấn như vậy lúc cha còn sống.
Trong
nhật ký,
ông cũng nhắc đến việc cha ông Tưởng Giới Thạch đã nhiều lần kể cho mình nghe câu chuyện về nhà tiên tri phương Tây Socrates:
Khi
Socrates bị kết án tử hình, vợ ông đã khóc và nói: "Ông bị oan, ông không thể chết oan như vậy, ông không có tội gì cả!"
Socrates
nhẹ nhàng
nói: "Tôi vô tội mà chết, quang minh lỗi lạc, chẳng lẽ mình muốn tôi có tội mà chết ư?"
Dưới ngòi bút của Tưởng Kinh Quốc, cha ông Tưởng Giới Thạch luôn mỉm cười và trông rất tự nhiên khi kể câu chuyện này. Một người có thể ung dung và thản nhiên hy sinh, ấy là nhân cách cao thượng và có bề dày tu dưỡng, đối với sinh tử cũng chẳng hề có quan niệm sợ hãi.
Sau cái
chết của cha mình, Tưởng Kinh Quốc hiểu sâu sắc hơn về mối tương quan giữa sinh tử và nhân sinh: Ông tin rằng cuộc sống không nằm ở việc con người có thể sống được bao lâu,
mà là liệu trong
những năm
tháng hữu hạn của đời người, chúng ta có thể tạo ra những sinh mệnh tiếp nối trong vũ trụ hay không.
Cao
Nguyên