Tản
Mạn Tinh Thần Quốc Gia Dân Tộc Của Người Do Thái.
Xạo Sự Tôi đã chọn binh nghiệp cho đời tôi, nên tôi rất
khoái tìm hiểu về chiến tranh. Khi còn ở trung học, tôi đã say mê đọc quyển
sách "Về Miền Đất Hứa" (Exodus) nói về dân Do Thái gần như bị diệt
chủng dưới bàn tay tàn bạo của Hitler, sau đệ nhị thế chiến, năm 1948 họ đã cưu
mang đùm bọc lẫn nhau trở về quê hương sống cô lập trong những Kidbuk (tương tự
như Ấp Chiến Lược của VN) ngay trong lòng đất thù hận của dân Palestine và của
cả khối Ả Rập khổng lồ của các nước lân bang.
Ngoạn mục và kỳ diệu thay, chỉ hai mươi năm sau, năm 1967 quân lực
Do Thái đã đè bẹp liên quân Ả Rập gồm Ai Cập, Syria và Jordan trong
vòng có sáu (6) ngày trong cuộc chiế sa mạc của vị tướng lừng danh độc
nhãn Moshe Dayan. Báo chí cả thế giới đã gọi cuộc chiến thắng này là cuộc
chiến thắng Thần Thánh. Chưa hết, chỉ bảy (7) năm sau, Do Thái lại dạy một bài
học để đời cho các quốc gia Ả Rập Hồi Giáo lúc nào cũng gây sự với
quốc gia nhỏ bé với dân số chỉ hơn 8 triệu người vừa tái sinh này , cuộc chiến
tranh Yom Kippur 6/10/1973, để rồi từ đó đến nay, dù không có chiến tranh,
nhưng lòng hận thù vẫn kéo dài triền miên của những gã Ả Rập khổng lồ
chung quanh.
Tìm hiẻu tại sao dân tộc Do Thái lại có thể tạo được những thành
tích "Ngoạn Mục và Kỳ Diệu" đến như thế. Nhiều tài liệu tổng hợp
và phân tích vấn đề này thì có hàng trăm lập luận khác nhau trên nhiều
lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Một trong khía cạnh đó là nền văn hóa
truyền thống của dân tộc này.
Từ hàng ngàn năm trước công nguyên trẻ em Do Thái hầu hết biết đọc biết
viết, và khi lưu lạc ở châu Âu, người Do Thái cũng có tỷ lệ biết đọc, biết viết
cao hơn người bản địa. Trước thời kỳ Phục Hưng cả châu Âu chìm đắm trong u
muội, tỷ lệ mù chữ lên tới 80-90% dân số.
Đến những năm 1930 của thế kỷ trước, người Do Thái gần như độc quyền
trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng nguyên tử, thậm chí thời kỳ đó người ta
còn gọi ngành khoa học này là "ngành khoa học Do Thái". Nhìn
rộng hơn, không chỉ người Do Thái quan tâm đến chuyện học hành của con cái, mà
người Đông Á, kể cả Việt Nam, cũng vậy và có thể kể ra không ít các tấm gương
thành công đáng ngưỡng mộ. Nhiều gia đình sẵn sàng bán nhà, bán cửa để đầu tư
chuyện học hành của con cái.
Tuy nhiên đạt đến đỉnh cao trí tuệ như Albert Einstein, Karl Marx, Noam
Chomsky và rất nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel gốc Do Thái lại là một câu
chuyện hoàn toàn khác. Trên thế giới chưa từng có một dân tộc
nào bị trục xuất, sống lưu vong trên hai ngàn năm mà vẫn giữ được bản sắc,
tiếng nói, chữ viết và tập tục của mình như người Do Thái. Khi người Do
Thái được thực hiện giấc mơ "Phục quốc" năm 1948, hàng trăm ngàn
người Do Thái từ trên 70 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới đổ về mảnh đất
Israel, họ đã sát cánh cùng nhau bắt tay xây dựng và bảo vệ đất nước trong hàng
rào của những kidbuk của họ tạo dựng ra. Tiếp đó, sau các biến động ở Liên Xô
và Châu Âu trong những năm 1989-1990, 1,5 triệu người Do Thái (tức trên 1/4 dân
số) trở về "cố quốc". Mỹ, Australia, Canada cũng là quốc gia của
những người nhập cư, nhưng chưa từng chứng kiến lượng lớn người nhập cư đổ về
(tính theo tỷ lệ dân số) trong một thời gian ngắn đến vậy. Tuy đến từ nhiều xứ
sở khác nhau, nhưng hầu hết những người Do Thái không bị gặp các rào cản ngôn
ngữ và nhanh chóng hội nhập vào xã hội mới, vì người Do Thái dù ở thế
hệ nào, họ vẫn xem Jerusalem là miền "Đất Hứa" của họ.
Người Do Thái đã trải qua một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát
trên nhiều vùng đất khác nhau; dân số và phân bố dân cư của họ thay đổi qua
nhiều thế kỷ. Số lượng người Do Thái trên khắp thế giới đã đạt đỉnh là 16,7
triệu người trước Thế
Chiến thứ Hai, chiếm khoảng 0,7% tổng dân số thế giới vào thời
điểm đó, nhưng khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị tàn sát có hệ
thống trong suốt nạn diệt chủng
Do Thái của Hitler Đức Quốc Xã. Sau đó, dân số tăng chậm
trở lại, và vào năm 2014, theo North American Jewish Data Bank, ước tính có
khoảng 14,2 triệu người Do Thái, chiếm gần 0,2% tổng dân số thế giới
(khoảng một trong 514 người là người Do thái). Dựa theo báo cáo, khoảng
44% trong số tất cả người Do Thái sống ở Israel (6,3 triệu), và 40% người Do
Thái ở Hoa Kỳ (5,7
triệu), phần lớn số người Do Thái còn lại sống ở châu Âu (1,4
triệu) và Canada (0,4
triệu). Những con số này bao gồm tất cả những người tự xác định là người
Do Thái trong một nghiên cứu xã hội nhân khẩu học hoặc đã được xác định là như
vậy bởi một người trả lời trong cùng một hộ gia đình.
Tuy nhiên, số liệu chính xác của người Do Thái trên toàn thế giới rất khó
đo lường. Ngoài các vấn đề về phương pháp thống kê, các tranh chấp giữa các yếu
tố nhân dạng theo luật Do Thái halakhic, thế tục, chính trị, và tổ tiên liên
quan đến người Do Thái và ai là một người Do Thái cũng có thể ảnh hưởng đáng kể
đến con số thống kê tùy thuộc vào nguồn gốc. Israel là quốc gia duy nhất
nơi mà người Do Thái chiếm đa số. Nhà nước Israel hiện đại được thành lập như
một nhà nước Do thái và tự định nghĩa bản sắc của nó trong bảng Tuyên bố Độc
lập và hiến pháp cơ bản. Luật về Sự trở lại của quốc gia Israel trao quyền công
dân cho bất kỳ người Do Thái nào yêu cầu quốc tịch Israel.
Theo thống kê của North American Jewish Databank thì dân số Do Thái
chỉ có khoảng tên dười 15 triệu dân mà có đến 11.6% tỷ phú trên thế giới
gốc Do Thái, 48% tỷ phú Mỹ gốc người Do Thái. Đây có lẽ là một trong
những yếu tố quyết định sinh tử của Do Thái đang trong lòng địch
luôn phải đối đầu kẻ thù Hồi Giáo.
Một đặc điểm kháccủa Do Thái là lĩnh vực Phản Gián, nếu không muốn
nói họ dẫn đầu thế giới. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, qua hàng chục thế kỷ, họ
lưu lạc khắp xứ người nhưng tình tự quê hương và dân tộc vẫn sống mãi trong
lòng của họ, tiếng Hebrew vẫn là ngôn ngữ chính của họ, khi hồi hương họ lại
phải học thêm tiếng Ả Rập, cộng thêm ngôn ngữ khắp thế giới khi lưu
lạc hàng chục thế kỷ trước đây, cho nên khi được giao cho trọng trách
làm gián điệp thì không chê vào đâu được. Thí dụ một người Do Thái
sinh ra ở Đức, đương nhiên họ phải thành thạo
tiếng Đức ngoài tiếng Hébreu của họ, khi trở về nước họ bị bắt
buột học thông thạo tiếng Ả Rập, khi được giao nhiệm vụ trở
về Đức hoạt động gián điệp thì khó mà phát giác tông tích
họ được. Trong lịch sử ngành phản gián chúng ta chưa bao giờ nghe và
thấy một người Do Thái nào bị kết tội là gián điệp, và nhất là gián điệp phản
quốc.
Người ta cho rằng hầu hết tỷ phú trên thế giới là Do Thái. Điều đó
chắc cũng chẳng sai gì mấy. Họ có cả một tập đoàn tư bản Do Thái ở hải ngoại,
vì lòng yêu nước và yêu dân tộc của họ, họ sẵn sàng hỗ trợ cho quốc gia họ
khi cần đến.
Trông người mà nghĩ đến ta, đến dân tộc Việt của chúng ta mà..buồn.
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, chúng ta có một nhân tài bị mai
một vì chế độ quân chủ chuyên chính với đầu óc quan liêu thủ
cựu cố chấp hẹp hòi. Đó là Nguễn Trường Tộ. Nguyễn Trường Tộ
(1830-1871) xuất thân trong một gia đình Công giáo, cha làm nghề thuốc Đông y
tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An). Nhà nghèo, đi
học muộn, nhưng bản tính thông minh, học hành chăm chỉ, ông sớm được truyền
tụng là "Trạng Tộ" nức tiếng trong vùng. Với vốn Hán học căn bản, năm
1855, cố đạo người Pháp là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu) đã mời ông dạy
chữ Hán cho Tu viện Xã Đoài, đồng thời dạy ông tiếng Pháp, đưa ông đi thăm
Xin-ga-po, Hồng Kông, rồi qua Rôm và Pa-ri học các môn khoa học thường thức,
thực nghiệm... Là người quan tâm tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội phương
Tây, ông tham quan nhiều cơ sở kỹ nghệ, gặp gỡ nhiều trí thức, kỹ thuật gia,
học giả châu Âu, đọc các sách báo phương Tây bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và cả
những sách đã được dịch ra tiếng Trung Quốc. Đặc biệt ông cũng rất quan tâm đến
các loại sách gọi là Tân thư. Đương thời, ông là một trong những trí thức người
Việt hiếm hoi được tiếp xúc trực tiếp, mắt thấy tai nghe với nhiều thành tựu
văn minh, kỹ nghệ phương Tây.
Trên đường ra nước ngoài, ông nhìn thấy cảnh thực dân xâm lược lan tràn
khắp các châu lục. Trong nước, kinh tế lạc hậu, chính trị còn nhiều điều bất
cập, xã hội rối ren và hàng loạt cuộc nổi dậy của nông dân khắp cả nước, nền
giáo dục khoa cử còn nặng tầm chương trích cú, thiếu tính "thực học",
hơn nữa cái họa ngoại xâm ngày càng lộ rõ trước mắt. Chính những điều đó đã tác
động mạnh mẽ đến Nguyễn Trường Tộ. Khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến
thức rộng và sâu cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật; có
hoài bão lớn, khát khao canh tân đất nước, giúp đồng bào trước họa xâm lăng.
Năm 1866,theo lệnh vua, ông vào Kinh giúp việc xử lý rắc rối của thương
vụ mua tàu Luân-đôn. Ông nhận thấy rõ sự dè dặt của triều đình trong việc áp
dụng các đề xuất canh tân của mình. Ông chán chường và xin trở về quê. Dù ở
Nghệ An, ông vẫn liên lạc với triều đình, giúp đỡ một số công việc của địa
phương. Vua Tự Đức biết tin ông về quê đã hạ lệnh thu thập các điều trần của
ông. Sau khi đọc kỹ các văn bản của ông, vua Tự Đức cho triệu tập ông cùng với
giám mục Gauthier vào Kinh để giao nhiệm vụ đi Pháp thuê mướn thầy, thợ và mua
sắm máy móc thiết bị. Tới Pháp, ông đã gửi về cho triều đình Huế một báo cáo về
sự hơn thiệt giữa các khoản cần phải thỏa thuận với các hội khai mỏ.
Ông còn thảo bản Tế cấp bát điều (5-1867) nêu 8 điều cần
bàn gấp gửi về Huế. Về nước, trong thời gian từ cuối tháng 2-1868 cho tới cuối
tháng 4-1868, ông liên tiếp gửi cho triều đình ít nhất 9 văn bản, nội dung xoay
quanh báo cáo chuyến đi Pháp và dự án mở trường, phát triển đất nước. Trong mấy
năm cuối đời, ông tiếp tục gửi cho triều đình Huế gần 20 văn bản, nêu các kế
sách đánh giặc, thương nghị với Pháp, giao thiệp với các nước khác, về hoạt
động nông chính, tu chỉnh võ bị...
Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ
thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình những năm cuối đời đều được triều
đình vua Tự Đức bàn đi tính lại. Nhưng hầu hết các đề xuất của ông đều không
được triều đình sử dụng. Nguyên nhân chính là bối cảnh chính trị - xã hội
đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế
hoạch canh tân của ông. Vua Tự Đức và triều đình Nhà Nguyễn còn mang nặng tư tưởng
thủ cựu, lạc hậu, xử lý vấn đề Nam kỳ một cách lúng túng, bế tắc. Bản thân ông
cũng chính là bi kịch điển hình nhất cho "thân phận người Công giáo"
đương thời. Không khí bài Công giáo vẫn còn nặng nề.
Những nghi kỵ, thù nghịch xã hội giữa hai khối lương - giáo ngày càng
tăng theo mỗi bước chân xâm lược của kẻ thù. Một số ý kiến còn cho rằng, những
đề xuất cải cách của ông còn thiếu tính giai cấp, không đặt ra một số vấn đề
như: chia ruộng đất cho nông dân, giảm tô cho tá điền, miễn thuế cho người nghèo...
nên không được nhân dân ủng hộ. Cuộc đời ngắn ngủi 41 tuổi của Nguyễn
Trường Tộ và khát vọng canh tân đất nước của ông qua 58 bản điều trần tuy chưa
thành hiện thực nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ngày nay.
Để rồi bước qua thế kỷ thứ 20, dân tộc ta lại sinh ra một "nhân
tài" chỉ gây ra bao nhiêu nhân tai thảm họa trong ngục tù tăm tối cho
cả dân tộc từ bắc chí nam. Tôi biết nó, thằng nói câu "Không Có Gì
Quý Hơn Độc Lập Tự Do". Thằng Hồ Tặc!
Để rồi ngày nay, các thế hệ sinh ra sau, chỉ biết ăn chơi trác táng
hưởng thụ không hề biết lý tưởng quốc gia dân tộc là gì. Nếu...cũng lại chữ
nếu, nếu sau khi thống nhất, CSVN biết kết hợp dân tộc và chỉ cần có 1/3 tinh
thần dân tộc Do Thái thì ngày nay đâu có khép nép vâng dạ thằng chệt khựa khổng
lồ phương bắc. Nếu dân tộc Việt sau 75 chỉ cần có 1/3 tinh thần dân tộc như Do
Thái thì ngày nay đâu có cảnh bi thương sầu hận bọn chóp bu cộng sản Hà
Nội chỉ biết "vô vơ vét vác về", "bắt bà bảy bán bánh bao bỏ
bót", cưỡng đoạt chiếm lấy nhà cửa ruộng vườn đất đai của
người dân bán cho tàu khựa, gửi con sang Mỹ du học, tạo ra một thế hệ
con ông cháu cha chỉ biết ăn chơi trác táng tha hóa theo
thời đại.
Xin thưởng thức, bia Do Thái, vài món ăn đặc sản của dân tộc
Do Thái, xem vài video để suy ngẫm sự trẻ trung lành mạnh của một quốc gia luôn
sống giữa lòng hận thù của khối Á Rập chung quanh, nhưng đôi chân vẫn cứng, đá
cũng phải mềm, khiến hai nước láng giềng Jordan và Syria nể sợ và khâm phục.
Thân Kính Chúc Một Ngày An Bình.
Út
Bạch Lan E22
Tinh Thần Yêu Nước Của Dân Do Thái
https://www.youtube.com/watch?v=-gpQ3lQa3io&t=221s
Phụ Nữ Do Thái
https://www.youtube.com/watch?v=44xGOOtQXKY
Sáu Loại Bia Do Thái
Khi đến Israel,
bạn sẽ dễ dàng thưởng thức hoa quả sấy khô trong các khu chợ và khu ẩm thực tại
đây. Đặc biệt, món dứa và dâu khô là những loại hoa quả khô thơm ngon. Bạn có
thể cho thêm hoa quả khô vào salad để ăn.
cũng là món đặc biệt không thể bỏ qua nếu bạn có dịp đặt chân tới Israel. Món
ăn có vị thơm của đậu, rau mùi và vị béo của sốt.
Bên cạnh đó, hải sản tươi tại Israel cũng vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, món cá
được phục vụ trong các nhà hàng tại đây mang hương vị đa dạng khi được sáng tạo
với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như chanh, mù tạt, sốt kem...
Bạn đừng quên thưởng thức cả Jachnun - món bánh nướng thường được nhúng vào sốt
nóng, ăn cùng cà chua, trứng luộc. Đây cũng là một trong những món ăn sáng rất
quen thuộc của người Israel.
No comments:
Post a Comment