Tuesday, 23 July 2024

Binh biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào? Hai khốn cục lớn của Trung Nam Hải

Thảo Hương

Ngày 1 tháng 7 là ngày kỷ niệm thành lập ĐCSTQ. Trên thực tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của ĐCSTQ được tổ chức vào ngày 23 tháng 7 năm 1921. Vì vậy, cái gọi là "Ngày kỷ niệm thành lập Đảng" của ĐCSTQ thực ra là một "sinh nhật giả". Kể từ khi thành lập, ĐCSTQ đã dựa vào sự dối trá và bạo lực để duy trì sự tồn tại của mình. Thời gian cho đến ngày nay, áp lực lớn và sự lừa dối của ĐCSTQ đã đi đến tận cùng.

Hôm nay, dựa trên thông tin từ các phương tiện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc, chúng ta sẽ nói về hai đại khốn cảnh mà ĐCSTQ đang phải đối mặt.

Nội dung chính

·       Nội bộ lục đục và binh biến

·       Nội ưu ngoại hoạn

·       Tại sao ĐCSTQ lại rơi vào khốn cảnh nội lo binh biến, ngoại lo bao vây? 

Nội bộ lục đục và binh biến

Khốn cảnh đầu tiên của ĐCSTQ là nội bộ lục đục và binh biến.

Trước ngày 1/7/2024, vào ngày 27/6, truyền thông ĐCSTQ đưa tin Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc, hai thành viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng, đã bị khai trừ đảng tịch, quân tịch, tước quân hàm và chuyển sang cơ quan tư pháp để thẩm tra.

Theo báo chí của ĐCSTQ đưa tin, Lý Thượng Phúc bị điều tra vào ngày 31 tháng 8 năm 2023; Ngụy Phượng Hòa bị điều tra vào ngày 21 tháng 9 năm 2023. Tuy nhiên cho đến trước đó, ĐCSTQ vẫn chưa công khai thông tin Lý Thượng Phúc, Ngụy Phượng Hòa đã bị lập án điều tra.

Cho đến ngày 6 tháng 5 năm 2024, cái tên Ngụy Phượng Hòa vẫn xuất hiện trong báo cáo của CCTV. Theo báo cáo, Ngụy Phượng Hòa và những người khác đã cùng nhau gửi vòng hoa tới Uyunqimg, cựu phó chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ. Báo cáo này mang lại cho ngoại giới cảm giác rằng Ngụy Phượng Hòa đã "bình an vô sự".

ĐCSTQ luôn giấu giấu diếm diếm không dám nói cho người dân Trung Quốc biết sự thực họ bị thẩm tra, kỳ thực là lo ngại tình hình quân đội sẽ bất ổn, tinh thần quân đội sẽ động loạn, quân nhân sẽ tạo phản.

Tại sao nói như vậy?

Thứ nhất, Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc đều là phó quan chức cấp quốc gia và được gọi là "người lãnh đạo đảng và quốc gia" của ĐCSTQ. Hai bộ trưởng quốc phòng bị cách chức trong vòng một tháng, và bị khai trừ khỏi đảng trong cùng một ngày. Đây là điều lịch sử thế giới chưa từng có tiền lệ.

Thứ hai, sau Đại hội 18 của ĐCSTQ năm 2012, Tập Cận Bình thay thế Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, các nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau Đại hội 19 năm 2017, Tập Cận Bình hạ bệ Bàng Phong Huy, nguyên tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương, và Trương Dương, nguyên chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương. Cho đến trước thời điểm diễn ra Đại hội 20 của ĐCSTQ năm 2022, Tập Cận Bình đã bắt giữ hơn 170 tướng lĩnh cấp cao, còn có không ít người đã tự sát; Bất chấp điều này, chưa đầy một năm sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập cũng hạ bệ hai tướng lĩnh cấp cao là Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc, vì "tính chất cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng cực kỳ ác liệt, nguy hại đặc biệt cực đại". Điều đó có nghĩa là gì? Nó cho thấy quân đội kẻ trước người sau đều tha hóa, càng chống tham nhũng càng tham nhũng.

Thứ ba, Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc đều là những tướng lĩnh cấp cao được Tập Cận Bình đích thân đề bạt trọng dụng.

Akio Yaita, cựu giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ "Sankei Shimbun" của Nhật Bản, đã đăng trên Facebook rằng: "Ngụy Phượng Hòa thuộc về 'quân nhà Tập'. Ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư ĐCSTQ vào ngày 15/11/2012, khoảng 1 tuần sau, ngày 23/11, ông Tập vội vàng chủ trì lễ phong quân hàm cấp tướng tại Tòa nhà Quân ủy ở Bắc Kinh. Trong các thời đại trước đây của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, lễ phong quân hàm thượng tướng thường được tổ chức vào ngày 1 tháng 8, ngày thành lập quân đội, ít nhất có ba bốn người được phong tước tập thể, nhưng trong buổi lễ tổ chức vào tháng 11 năm 2012, chỉ có một người được thăng cấp thượng tướng, chính là Ngụy Phượng Hòa."

Akio Yaita viết tiếp: "Truyền thông khắp thế giới đã đưa tin chi tiết về điều này, suy đoán rằng Tập Cận Bình đề bạt Ngụy Phượng Hòa là để cài người của mình vào trong quân đội. Lúc đó, tôi biệt phái tại Bắc Kinh, cũng đã viết các báo cáo liên quan, tôi vẫn nhớ mình đã nói đùa với một phóng viên truyền thông phương Tây, rằng: 'Trong số hơn 30 thượng tướng, ai là phe Giang Trạch Dân? Ai là phe Hồ Cẩm Đào? Rất khó nói rõ. Nhưng có thể xác định một người là phe Tập, đó chính là Ngụy Phượng Hòa.'" 

Về phần Lý Thượng Phúc, ông là người được Tập Cận Bình đặc biệt trọng thị. Ngày 20/9/2018, trung tướng Lý Thượng Phúc, khi đó là Cục trưởng Cục Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương, bị Mỹ trừng phạt do có vấn đề trong giao dịch vũ khí với Nga. Lý Thượng Phúc trở thành tướng lĩnh đầu tiên của ĐCSTQ bị Hoa Kỳ trừng phạt.

Ngày 31/7/2019, Tập Cận Bình đã phong hàm tướng cho 10 người tại đại lầu Bát Nhất, và người đứng tên đầu tiên là Lý Thượng Phúc, bộ trưởng Bộ Phát triển Thiết bị. Tại Đại hội 20 của ĐCSTQ năm 2022, sau khi Tập Cận Bình đích thân kiểm tra, Lý Thượng Phúc được 'chọn' làm ủy viên Trung ương; đồng thời, Lý Thượng Phúc cũng được bổ nhiệm làm ủy viên Quân ủy Trung ương, đồng thời đứng đầu trong số các ủy viên Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ, chỉ đứng sau hai tướng lĩnh quân sự cấp cao là phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Tại kỳ họp đầu tiên Đại hội 14 của ĐCSTQ vào tháng 3 năm 2023, theo đề nghị của Tập Cận Bình, Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm làm ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Quốc vụ viện, bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tham nhũng hủ bại là đặc trưng chung của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Nếu chỉ vì tham nhũng hủ bại, Tập Cận Bình sẽ không hạ bệ Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc. Lý do thực sự khiến Ngụy và Lý bị bắt là vì họ không trung thành với Tập về mặt chính trị và phản bội ông Tập. Điều này là không thể dung nhẫn được đối với ông Tập.

Theo kết quả xem xét và ý kiến xử lý của Quân ủy Trung ương đối với Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc, tội danh hàng đầu đối với Ngụy và Lý là "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, không chấp hành trách nhiệm chính trị trong công tác đảng một cách toàn diện và nghiêm minh, chống đối tổ chức thẩm tra".

Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc bị điều tra và truy tố, người bị đả kích nặng nề nhất không phải là Ngụy và Lý, mà là Tập Cận Bình.

Nó cho thấy: ông Tập nhìn người không chuẩn, chọn người không đúng, dùng người không đáng. Ông Tập ngày ngày hô hào người dân trung thành với ông, nhưng hai bộ trưởng quốc phòng do ông đích thân lựa chọn đều phản lại ông, làm sao có thể kêu gọi những người bên dưới trung thành với ông?

Thứ tư, việc Ngụy Phượng Hòa ngã ngựa có nghĩa là các tư lệnh viên thứ nhất, thứ hai và thứ ba của Lực lượng Tên lửa – các tướng Ngụy Phượng Hòa, Chu Á Ninh và Lý Ngọc Siêu, cả ba đều ngã ngựa.

Lực lượng Tên lửa là một quân chủng mới được thành lập sau khi Tập Cận Bình cải tổ quân đội vào năm 2015. Đây là lực lượng át chủ bài của Tập để tấn công Đài Loan và thách thức Hoa Kỳ. Lực lượng Tên lửa là một lực lượng chiến lược phụ trách các tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và liên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân. Nó liên quan đến các công nghệ cao, tinh vi và mũi nhọn về không gian, tên lửa và vũ khí hạt nhân. Nó có hàm lượng công nghệ cao nhất, tinh vi nhất, mũi nhọn nhất, là quân chủng có khả năng uy hiếp và sức mạnh hủy diệt lớn nhất trong quân đội của ĐCSTQ.

Nhưng cả ba chỉ huy của Lực lượng Tên lửa đều trở thành những phần tử tham nhũng nghiêm trọng, xà trên bất chính xà dưới lệch. Vậy thì, Lực lượng Tên lửa rốt cuộc là đội quân át chủ bài tấn công Đài Loan và thách thức Mỹ, hay là "đội quân nổi dậy" phản bội Tập Cận Bình, gây rắc rối và làm ông khó chịu?

Thứ năm, Ngụy Phượng Hòa, Lý Thượng Phúc, Chu Á Ninh và Lý Ngọc Siêu đều là những "trọng thần" trong số "các trọng thần" trong quân đội được Tập Cận Bình đề bạt trọng dụng. Bốn người này đều là những phần tử tham nhũng nghiêm trọng, không thể được ông Tập tín nhiệm. Vậy thì, liệu ông Tập có thể tin tưởng ai trong số vô số những thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng không do đích thân Tập Cận Bình đề bạt trọng dụng?

Thứ sáu, trong 10 năm đầu tiên sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, hơn 170 tướng lĩnh cấp cao đã bị điều tra và truy tố, nhiều hơn tổng số tướng lĩnh ngã xuống trong các cuộc nội chiến, ngoại chiến và Cách mạng Văn hóa kể từ khi ĐCSTQ thành lập quân đội vào năm 1927. Hơn 170 tướng lĩnh cấp cao này, người nhà của họ, cấp dưới cũ của họ vẫn còn trong quân đội, và những bố già đứng sau sân khấu đã đề bạt trọng dụng họ đều vô cùng căm ghét Tập, muốn lật đổ Tập khỏi quyền lực, họ đều muốn tìm cách tính sổ với ông Tập và những thân tín của ông.

Chỉ hơn một năm sau Đại hội 20, truyền thông ĐCSTQ đã công khai đưa tin về 13 tướng lĩnh cấp cao bị Tập Cận Bình điều tra, đó là: Lý Thượng Phúc, Ngụy Phượng Hòa, Chu Á Ninh, Lý Ngọc Siêu và Trương Chấn Trung (cựu phó tư lệnh Lực lượng Tên lửa, phó tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương), Trương Dục Lâm (cựu thứ trưởng Bộ Phát triển Thiết bị), Nhiêu Văn Mẫn (cựu thứ trưởng Bộ Phát triển Thiết bị), Cúc Tân Xuân (cựu thứ trưởng Bộ Phát triển Thiết bị và Tư lệnh Hải quân Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam), Đinh Lai Hàng (cựu tư lệnh Không quân), Lã Hoành (cựu cục trưởng Cục Trang bị Lực lượng Tên lửa), Lý Truyền Quảng (cựu phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Lực lượng Tên lửa), Lý Chí Trung (cựu phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung ương), Lưu Á Châu (con rể của cựu Chủ tịch Quốc gia ĐCSTQ Lý Tiên Niệm, cựu chính ủy Đại học Quốc phòng).

Ngoài ra, có thể có hàng chục người đã bị điều tra mà tên tuổi chưa được truyền thông ĐCSTQ công khai, chẳng hạn như Lưu Quang Bân, phó chỉ huy Lực lượng Tên lửa. Theo báo cáo của "Asia Sentinel" vào ngày 14 tháng 12 năm 2023, một nhà phân tích của Cercius Group, một công ty tư vấn Canada chuyên nghiên cứu tinh anh chính trị Trung Quốc, cho biết tính đến thời điểm đó, "Trong cuộc điều tra trên phạm vi rộng của Lực lượng Tên lửa, chúng tôi đã theo dõi, ước khoảng 70 người đã bị bắt đi".

Một nhóm tướng lĩnh cấp cao bị điều tra sau Đại hội 20 của ĐCSTQ đã trở thành nhóm "kẻ thù" mới do Tập Cận Bình tạo ra trong quân đội. Một nhóm quân nhân có quan hệ mật thiết với những người này đã trở thành mối lo ngại lớn đối với ông Tập trong quân đội.

Ngày nay, với tư cách là chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập Cận Bình thực sự đang ngồi trên miệng núi lửa, nơi binh biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có quá nhiều tướng lĩnh quân đội cấp cao muốn giết ông.

Nội ưu ngoại hoạn

Khốn cảnh thứ hai của ĐCSTQ hiện nay là những lục đục bên trong và khó khăn bên ngoài.

Từ sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ năm 2018, đến sự bùng nổ của cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2022, ĐCSTQ đã dấn thân vào con đường đối đầu với thế giới tự do do Mỹ lãnh đạo.

Chỉ trong vài năm, ĐCSTQ đã rơi vào tình thế cô lập chưa từng có trên phạm vi quốc tế.

ĐCSTQ bị bài trừ khỏi hội nghị thượng đỉnh G7+9, "Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" có sự tham dự của 14 quốc gia trong đó có Mỹ, bị bài trừ khỏi "Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU" có sự tham dự của 60 ngoại trưởng, bị bài trừ khỏi Hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của lãnh đạo 121 quốc gia và khu vực, bị bài trừ khỏi hội nghị thượng đỉnh "Tiếng nói của các quốc gia phương Nam toàn cầu" với sự tham dự của hơn 120 quốc gia, bị bài trừ khỏi liên minh chip do Mỹ dẫn đầu, bị bài trừ khỏi "Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương" trong đó có 12 quốc gia ký kết tham gia, và bị loại khỏi "Cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương" trong đó có 29 quốc gia và khu vực tham gia.

Quan hệ Trung-Mỹ xấu đi đến mức thấp nhất trong hơn 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản, Trung Quốc-Hàn Quốc, Trung Quốc-Philippines, Trung Quốc-Ấn Độ, Trung Quốc-Úc, Trung Quốc-Canada, Trung Quốc-Anh, Trung Quốc Thuania, mối quan hệ giữa ĐCSTQ với Liên minh Châu Âu, ĐCSTQ với NATO và các bên khác hoặc đã xấu đi nghiêm trọng, hoặc đang trong quá trình xấu đi.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, ĐCSTQ đã nhiều lần đánh giá sai tình hình quốc tế, hết lần này đến lần khác đưa ra quyết sách ngoại giao sai lầm. Lập trường thân Nga của ĐCSTQ trong cuộc chiến Nga-Ukraine đã dẫn đến mối quan hệ của nước này với Mỹ, Liên minh Châu Âu và NATO tiếp tục xấu đi, đẩy Châu Âu và các nước khác về phía Mỹ.

Kể từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ năm 2018, Mỹ và các đồng minh đã phát động các biện pháp bao vây toàn diện chống lại ĐCSTQ trên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm thương mại, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, công nghệ, tài chính, nhân quyền, tôn giáo, văn hóa, v.v.

Khi ĐCSTQ tiếp tục phán đoán sai về hình thế quốc tế và đưa ra những quyết sách sai lầm, nó sẽ phải đối mặt với sự bao vây nghiêm khắc hơn từ thế giới tự do.

Tại sao ĐCSTQ lại rơi vào khốn cảnh nội lo binh biến, ngoại lo bao vây? 

Bởi vì tất cả những mâu thuẫn và những món nợ máu tích lũy từ thời đại Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân cuối cùng cũng đã bộc phát toàn diện, cuối cùng phải hoàn trả.

Với "ba ngọn núi lớn" này trên đầu, ông Tập Cận Bình không thể nghe được lời thật, không thể thấy được sự thật, đối với hình thế trong và ngoài nước, không thể nào không phán đoán sai, không thể nào không quyết sách sai.

Có thể thấy trước ĐCSTQ sau hàng loạt phán đoán sai lầm và quyết định sai lầm, sẽ bước tới giải thể.

Mộc Lan biên dịch

 

No comments:

Post a Comment