Chuyện người Do Thái phục quốc –
P3: Phía Ả Rập bất ngờ tấn công
Israel giành được chiến thắng lớn trong cuộc chiến 6 ngày, lãnh thổ được mở rộng gấp 3 lần. Tuy nhiên Ai Cập cùng Syria cũng không từ bỏ và tích cực xây dựng lực lượng cùng vũ khí nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tiếp theo.
Israel muốn trao trả lãnh thổ đã chiếm nhưng bất thành
Trong cuộc chiến 6 ngày, mục đích của Israel là muốn Ai Cập mở lại eo biển
Tiran, vì thế ngay sau cuộc chiến Israel đã tỏ ý muốn trao trả lại bán đảo
Sinai cho Ai Cập và cao nguyên Golan cho Syria. Cuốn sách “Lịch sử Israel” của
Herzog, Chaim (1989) đã mô tả rằng:
“Ngày 19 tháng 6 năm 1967, Chính phủ Quốc gia thống nhất
Israel bỏ phiếu kín về việc hoàn trả Sinai cho Ai Cập và Cao nguyên Golan cho
Syria để đổi lấy thỏa thuận hòa bình. Cao nguyên Golan sẽ phải được phi quân sự
hóa, và một thỏa thuận đặc biệt phải được đặt ra cho Eo biển Tiran. Chính phủ
cũng quyết tâm tiến hành đàm phán hòa bình với Vua Hussein xứ Jordan để giải
quyết vấn đề biên giới phía đông.”
Israel đưa nghị quyết này đến Mỹ và nhờ Mỹ gửi đến cho các
nước Ả Rập, tuy nhiên không thấy các nước Ả Rập có phản ứng gì. Có hai cách
giải thích, một là các nước Ả Rập không đồng ý, hai là các nước Ả Rập đã không
nhận được nghị quyết này.
Israel xây
dựng lực lượng
Sau khi chiếm được bán đảo Sinai và cao nguyên Golan thì Israel coi đây là vùng
đệm để bảo vệ lãnh thổ của mình, bởi lãnh thổ Israel quá nhỏ, chỉ cần ở bên kia
biên giới cũng có thể dội đạn pháo vào khu dân cư của Israel.
Năm 1971, Israel đầu tư 500 triệu USD dể xây dựng các đồn
cùng công sự dọc kênh đào Suez. Đây là nơi phân chia biên giới giữa Israel và
Ai Cập và có 8.500 quân phòng thủ ở đây.
Israel lập hệ thống phòng thủ bên kênh đào Suez. (Ảnh:
Youtube)
Israel nhận được xe tăng Centurion Mk3 của Anh. (Ảnh: Bảo tàng xe tăng Worthington/Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Đến tháng 10/1973 (tức ngay trước chiến tranh), Israel có 32 sư đoàn bộ binh,
tận dụng vũ khí thời chiến tranh thế giới thứ 2, các vũ khí thu được của Ai Cập
trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967. Ngoài ra Israel cũng trang bị vũ khí hiện đại
là 1.100 xe tăng M48A3 Patton (của Mỹ) và xe tăng Centurion (của Anh), các loại
xe tăng này được Israel nâng cấp theo tiêu chuẩn của riêng mình. Không quân và
hải quân có 400 máy bay, 2 tàu ngầm, 12 tàu tên lửa, gần 40 tàu tuần tiễu.
Ai Cập và
Syria chuẩn bị lực lượng và vũ khí
Sau khi thất bại trong cuộc chiến 6 ngày với Israel, lãnh đạo các nước Ả Rập
cho rằng nguyên nhân là do chất lượng của vũ khí Liên Xô mà họ sử dụng quá kém.
Vào ngày 11/6/1967 tức ngay khi chiến tranh kết thúc, Liên
bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tuyên bố viện trợ không hoàn lại cho Ai
Cập trang thiết bị vũ khí nhằm bù đắp cho việc nước này bị mất bán đảo Sinai.
Đến giữa năm 1968, Ai Cập đã có số lượng máy bay đạt mức trước chến tranh, đến
năm 1969 thì Ai Cập có số xe tăng vượt mức trước chiến tranh.
Nhận thấy việc tác chiến trong quân Ả Rập rất kém, năm 1970
đến năm 1973, Liên Xô đã đưa chuyên gia nhằm huấn luyện cho quân đội Ai Cập và
Syria. Cũng trong thời gian này, rất nhiều vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô
xũng được chuyển đến Ai Cập và Syria, đặc biệt là tên lửa, hệ thống phòng không
và súng chống xe tăng. Các vũ khí hiện đại bậc nhất thời điểm đó cũng xuất hiện
như tên lửa đất đối không SA-6, tên lửa đất đối đất Frog-7, thiết giáp hiện đại
BMP-1 có trang bị tên lửa chống tăng và chưa tham chiến lần nào.
Tổng thống Ai Cập là Anwar el-Sada đã gặp gở Tổng thống
Syria là Hafez el-Assad, thống nhất cùng hợp lực đánh Israel, đồng thời cũng
tìm thêm sự ủng hộ của các nước Ả Rập khác. Jordan và Iraq đồng ý cung cấp thêm
quân.
Các nước Ả Rập cùng họp và ra tuyên bố: “Không hòa bình,
không công nhận và không đàm phán với Israel.”
Phía Ả Rập
bất ngờ tấn công Israel
Từ năm 1970 đến 1973, liên quân Ả Rập nhiều lần tuyên bố chiến tranh và chuẩn
bị tiến quân, nhưng sau đó không hề có cuộc tấn công nào cả. Cứ vài tháng Tổng
thống Ai Cập là Sadat lại tuyên bố tấn công, nhưng sau đó lại không có động
tĩnh gì.
Về phía Israel, sau những chiến thắng liên tục, lại thấy
phía Ả Rập chỉ tấn công miệng nên có phần chủ quan, cho rằng Ả Rập phải mất một
thời gian mới dám tấn công một lần nữa. Các tin tức tình báo đưa lên cho thấy
chiến tranh đã cận kề, song giám đốc tình báo Isrel đã bỏ qua và không tin
chuyện này. Chính phủ Israel chỉ cho rằng có thể có một cuộc tấn công có giới
hạn và quy mô nhỏ của người Ả Rập.
Tình báo CIA của Mỹ cũng góp phần vào sự chủ quan của Israel
khi cho rằng trong tương lai gần, phía Ả Rập sẽ không tiến công.
Vào ngày lễ rửa tội Yom Kippur của người Do Thái, Ai Cập và
Syria tấn công, Israel hoàn toàn bất ngờ.
Khoảng 2 giờ chiều ngày 6/10/1973, cuộc chiến mở đầu, khoảng
200 đến 250 máy bay Ai Cập tấn công vào 3 sân bay, 10 hệ thống tên lửa phòng
công của Israel cùng một số vị trí trọng yếu. Theo phía Ai Cập cuộc không kích
kết thúc với 95% mục tiêu bị hạ nhưng Ai Cập chỉ mất 5 máy bay.
Cùng lúc với việc tấn công bằng máy bay, đạn pháo quân Ai
Cập cũng liên tục bắn vào các lô cốt của quân Israel lập trên kênh đào Suez.
Được pháo binh yểm trợ, 8.000 quân Ai Cập dùng 1.000 xuồng cao su vượt kênh đào
Suez tấn công, chưa đến 3 giờ chiều quân Ai Cập đã chiếm được lô cốt đầu tiên.
Ai Cập nhanh chóng bắc cầu nổi qua kênh đào Suez cho thiết
giáp, xe tăng cùng đại quân tấn công. Không quân Israel tấn công ngăn Ai Cập
bắc cầu nhưng bị tên lửa sam bắn hạ 13 máy bay, các cầu bị hỏng thì nhanh chóng
được công binh Ai Cập sửa chữa. Các cứ điểm phòng thủ bên bờ kênh Suez của
Israel tràn ngập quân Ai Cập.
Quân đội Ai Cập vượt kênh đào Suez. (Ảnh: Shawqi Mustafa/Wikipedia, Public Domain)
10 vạn quân cùng 1.000 xe tăng Ai Cập vượt kênh Suez thành công trong khi chỉ
mất 280 binh sĩ, 15 máy bay và 20 xe tăng. Phía Israel bị mất 1 lữ đoàn, 399 xe
tăng, 30 máy bay. Hệ thống phòng thủ Israel xây dựng suốt 5 năm bị mất chỉ
trong 1 ngày. Chiến dịch vượt kênh Suez này được xem là thành công nhất trong
lịch sử chiến tranh hiện đại của Ai Cập.
Syria bất
ngờ tấn công cao nguyên Golan
Tại cao nguyên Golan, quân Syria tấn công vào đây với 5 sư đoàn và 188 khẩu đội
pháo, 1.300 xe tăng. Phía Isarel có 180 xe tăng và 60 pháo phải đọ sức với đại
quân Syria trong tình thế hoàn toàn bất ngờ.
Nếu để quân Syria chiếm được cao nguyên Golan, pháo binh
Syria sẽ tấn công vào các khu dân cư của Israel. Chính vì thế mà với quân số
chỉ bằng 1/5, xe tăng chỉ bằng 1/11 so với đối phương, nhưng binh sĩ Israel đã
cực kỳ cố gắng bám trụ để chờ quân dự bị đến chi viện.
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment