Thursday, 10 May 2012

Thi Ân và Thọ Ân

Ông Perrichon cùng vợ và con gái du lịch Thụy Sĩ, hai chàng trai trẻ cùng theo là Armand và Daniel, cả hai đều gắm ghé tiểu thư Jerrichon!

Trên đường đi, Armand cứu mạng Perrichon tới 3 lần: Lần đầu ở Montauvert, khi Perrichon té ngựa, súy sa vào hố thẳm, lần hai Armand giúp Perrichon thoát khỏi một vụ tụng kiện có thể bị tù, lần ba Armand cứu Perrichon thoát khỏi một cuộc đấu gươm với một võ quan tài giỏi, kết qủa có thể thấy trước là cái chết của Jerrichon!

Daniel thì trái lại, đã không làm gì để gọi là giúp Jerrichon, trái lại Daniel đã được Jerrichon ra tay giúp đỡ! Daniel giả vờ té xuống hố để được Jerrichon cứu mạng! Và Daniel không ngừng nói lời cám ơn ông Jerrichon, không ngừng ca tụng ông Jerrichon là ông chủ tốt bụng, nhân từ, tử tế....!

Khi cả hai chàng trai Armand và Daniel cùng ngõ lời xin cưới tiểu thư con gái cưng của ông Jerrichon, thì hoàn toàn trái với sự phỏng đoán của nhiều người, kể cả vợ con của Jerrichon, là Armand thì bị từ chối thẳng thừng, còn Daniel thì lại được ông Jerrichon vui vẻ, thân ái nhận lời! 

Lý do là bởi vì xét về mặt tâm lý, Jerrichon chỉ muốn gả con gái cho Daniel là người đã chịu ơn Jerrichon, và hết lời ca tụng Jerrichon, mà không chịu gả con gái cho Armand, là bởi vì  ông Jerrichon không muốn mang cái mặc cảm thua kém Armand, cũng không muốn cái tâm trạng mang ơn cứu tử của Armand!

Daniel đã giải đáp sự bất mãn của Armand bằng bài học tâm lý:
-“ Anh tưởng rằng chuyện anh cứu tử cho ông ta là một kỹ niệm êm đềm lắm cho 6ng ta hay sao? Không! Không! Trái lại nó chỉ nhắc nhở cho ông luôn luôn nhớ rằng: thứ nhất là ông không biết cưỡi ngựa! thứ nhì là ông đã phạm sai lầm là đã mang giày có đinh nhọn thúc vào ông ngựa mà bà vợ của ông đã hết long cản ngăn nhưng ông đã không nghe! thứ ba là sự té ngựa vụng về của ông đã là một trò cười cho thiên hạ!

- Lại nữa chuyện anh tìm cách ngăn cản không cho cuộc đấu kiếm giưã ông và viên sĩ quan tài giỏi không xảy ra, mặc dù là anh đã cứu mạng cho ông ta, nhưng mà chuyện nguy hiểm thì chưa xảy ra, mà chuyện anh ngăn cản lại có nghiã là anh khinh thường tài nghệ đánh kếm của ông ta, anh đã muốn nói cho cả thiên hạ biết về cái dở của ông ta thì làm sao mà ông ta thích anh cho được! Anh còn cái sai lầm nghiêm trọng nữa là anh đã không coi cái tính anh hung của ông ta vào đâu cả!”

Thay vì làm ơn cho Jerrichon như anh chàng Armand thẳng tính, thì Daniel đã làm bộ té xuống hố cho Jerrichon có cơ hội được làm người anh hùng cứu tử cho Daniel! Làm được việc nầy, Jerrichon hãnh diện với vợ con, với thuộc hạ, với mọi người! Daniel là người mang lại niềm vui, và lòng hãnh diện tự hào cho Jerrichon, đó vốn dĩ là bổn tính căn cơ của con người, cho nên Jerrichon yêu mến Daniel là lẽ dĩ nhiên thôi! 

Còn Armand là người qủa thật là đã làm ơn cho Jerrichon, nhưng đồng thời Armand cũng là người làm tổn thương lòng tự đắc, tự hào của Jerrichon, cho nên Jerrichon không ưa, không thích Armand, không chịu gả con gái cho Armand! Âu đó cũng là lẽ thường tình ở đời!

Thi ân là làm nhục lòng tự ái của người khác, thường thường kẻ làm ân hay có khuynh hướng tự hào, tự đắc..., điều nầy dễ dẫn đến nhiều hệ luỵ, cho nên người xưa thường khuyên, nếu có thi ân cho ai thì hãy nên quên đi ân nghiã mình đã làm cho người bằng câu “Thi Ân Mạc Niệm”.

Trái lại, “Thọ Ân” thường là bị nhục đến lòng tự ái, tự trọng của mình, tâm lý thông thường là người ta tìm cách để thoát khỏi cái nhục đó, một trong những cách thông thường nhất là: bội bạc, vong ân! Mà lại bội bạc, vong ân bằng đủ thứ phương cách! kể cả những phương cách hảm hại người đã thi ân cho mình! Như vậy thì anh chàng ngây thơ Armand đã không bị Jerrichon hãm hại đã là điều may mắn lắm rồi, làm gì có chuyện Jerrichon gả con gái cưng cho Armand!

Daniel quả thật là một người sành tâm lý khi anh nói: “ Mỗi khi tôi muốn làm gì có tính cách giúp đỡ cho Jerrichon, thì tôi bao giờ cũng chỉ dám làm một cách lén lút, che giấu...! để cho Jerrichon không phải bị chạm tự ái, không cảm thấy mất mặt! Khi tôi phải bước chân vào cảnh khổ của người khác thì tôi phải đi bằng những chiếc dép rơm , tôi còn phải đi thật nhẹ, và tôi cũng không dám mang theo bất cứ một chút ánh đèn nào! Phập phồng như là tôi đi vào một cái lò thuốc đạn vậy!”

Bởi thế mà Daniel đã thành công, còn Armand thì đã thất bại, Daniel đã nói rất đúng là: “Cảnh khổ của người ta cũng giống như là một lò thuốc đạn, một thùng thuốc nổ vậy, nếu ta không khéo mà để lở đụng chạm vào, thì nó sẽ bùng nổ, có thể chết người, có thể thiệt thân!”. Cho nên có câu chuyện xưa là chuyện Phạm Lãi sau khi đã giúp Việt Vương Câu Tiễn thoát khỏi cảnh tù, lấy lại được nước, lên được ngôi Vua rồi, thì Phạm Lãi phải bỏ trốn, nếu không thì sẽ bị Việt Vương Câu tiễn giết!

No comments:

Post a Comment