Sunday, 25 December 2016

Những giới hạn Đạo Đức



Những giới hạn Đạo Đức

Đời phải Đạo là phải làm điều tốt.
Nhưng Đạo Đời phải hòa hợp với nhau.
Đời không Đạo bao nhiêu điều tội lỗi.
Đạo không Đời biết áp dụng vào đâu.

Đời là thực, những gì trên thực tế.
Có phũ phàng với lẽ Đạo thường khuyên.
Đạo khuyên nhũ là phải nên rộng rãi.
Nhưng với ai thì ta mới phải nên.

Đời thực tế có những người không tốt.
Mình càng cho họ càng muốn lừa mình.
Họ lợi dụng tấm lòng mình tử tế.
Vậy không nên tử tế kẻ bất minh.

Đạo khuyên nhũ là ta nên tha thứ.
Đời có khi mình không thể thứ tha.
Ngay Toà án cũng phân làm hai thứ.
Thứ nên tha và thứ chẳng nên tha.

Như án mạng có khi nên xử nhẹ.
Mà có khi phải xử nặng làm gương.
Có bản án Toà xử là Ngộ Sát.
Nhưng có khi là án tử hay chung thân.

Đời có kẻ vô tình thành nói xấu.
Nhưng có người cố ý hãm hại mình.
Hoặc thêu dệt những điều thành vu khống.
Thì có tu cũng không thể làm thinh.

Sự nhân nhượng có khi là Đạo Đức.
Nhưng có khi thành là kẻ khù khờ .
Như Trung Cộng hiện nay đang lấn lướt.
Mà mình nhường thì mất nước bây giờ.

Mình lương thiện là với người lương thiện.
Không thể hiền với những kẻ hung hăng.
Chuyện lớn vậy, chuyện nhỏ thì cũng vậy.
Đạo với Đời luôn luôn phải cân bằng.

Với người lạ, với người thân cũng vậy.
Với gia đình ta phải rất thương yêu.
Nhưng thương quá có khi thành thương hại.
Con cái hư có khi vì mình quá thương yêu.

Với bè bạn thì cũng là như thế.
Phải hết lòng và tử tế với bạn mình.
Nhưng nếu bạn không trung mà phản bội.
Thì phải cương, không mềm yếu dung tình.

Chữ tha thứ không có nghiã là dung túng.
Kẻ gian tham mà ta cứ thứ tha.
Là dung túng cho kẻ gian càn rỡ.
Lỗi của người mà cũng lỗi của ta.

Là hiền đức nhưng mà đừng nhu nhược.
Ở trên đời mà nhu nhược thiệt thân.
Kẻ nhu nhược luôn bị người bắt nạt.
Ngựa hiền ngoan bị người cưỡi cực thân.

Là thế đó, bạn ơi là thế đó.
Ở trên đời thiện ác phải cân phân.
Mình hiền đức có phạm vi mức độ.
Không thể hiền đến vô mức, vô ngần.

Trên thực tế người hiền hay bị hiếp.
Cho nên hiền một số việc nào thôi.
Một số việc, không được hiền nhượng bộ.
Một số điều ta nhất định phải đòi.

Như trước mắt là quân thù Trung Cộng.
Đang hung hăng xâm chiếm Hoàng Trường Sa.
Ta nhượng bộ là coi như mất cả.
Phải làm sao giành lại Hoàng Trường Sa.

Như Nhật Bản nhỏ hơn Tàu biết mấy.
Mà quyết tranh không nhượng đảo Senkaku.
Còn nước Việt thì sợ Tàu như cáy.
Nên mất tiêu những hòn đảo Hoàng Trường Sa.

Rồi bản Giốc, rồi Nam Quan trên cạn.
Nếu làm thinh Tàu sẽ chiếm xâm lăng.
Không nói bạn khi quân Tàu xâm lược.
Chỉ có thù khi Trung Cộng xâm lăng.

Nói tóm lại, bạn ơi, Đời với Đạo.
Phải rõ ràng đạo đức với Minh Tâm.
Tâm bác ái nhưng phải là Minh Triết.
Phải rõ ràng, sáng suốt , chẳng mê lầm.

THÁI TẤN TRUYỀN

Friday, 23 December 2016

Câu chuyện Cô Chó ăn mày



Chuyện Cô Chó Cái ăn mày

Cám ơn Bạn đã gửi tôi bài Net.
Bài viết về “Cô Chó Cái ăn mày”.
Tựa bài viết nghe qua là lạ quá!
Ủa mà sao “Cô Chó cái ăn mày “ ?!

Thường nghe nói ăn mày là Cậu Bé.
Cũng có khi là “Cô bé ăn mày”
Cũng thường thấy là những ông bà lão!
Nhưng mà sao “Cô Chó cái ăn mày”.

Bạn thắc mắc, tôi cũng nhiều thắc mắc.
Cô Chó kia làm sao lại ăn mày ?
Mà “Cô Chó” chớ không là “Cậu Chó”.
Và cách nào để Cô Chó ăn mày ?

Câu chuyện kể đính kèm theo hình ảnh.
Muốn không tin thì Bạn cũng phải tin.
Vì trước mắt là một con Chó Cái.
Loại nhỏ con, chó Nhật Bản, dáng gầy.

Con Chó đứng bên đường tay vái lạy.
Kiểu chào thưa:  Xin cô bác đi qua.
Xin cô bác vui lòng cho bố thí.
Xin miếng cơm hay miếng bánh dư thừa !

Bên Cô Chó một hộp lon bằng nhựa.
Người qua đường bố thí những miếng ăn.
Khi đầy hộp con chó liền ngoạm lấy.
Chạy bay đi, không ngồi đó để ăn.

Cả tuần lễ, sáng trưa chiều cũng thế.
Ở ven đường lại thấy “Chó ăn mày”.
Dĩ nhiên Chó thì chỉ xin thực phẩm.
Nhưng lạ là Con Chó biết ăn mày !

Không biết nói nhưng biết dùng tay xá.
Người qua đường cảm động đã cho ăn.
Nhưng lạ quá nó không ăn tại chỗ.
Mà thức ăn thì cũng chỉ để ăn.

Một cậu bé đã tò mò theo dõi.
Muốn hiểu coi là sao Chó ăn mày.
Nó không có ngồi ăn phần xin được.
Mà mang về để cho đám con ăn.

Cảm động quá, Bạn ơi, tôi cảm động.
Loài vật mà cũng biết nghĩ thương con.
Nó nhỏ quá và ốm gầy thiếu sữa.
Biết làm sao, nên nó phải xin ăn.

Tình mẫu tử là thiêng liêng như thế.
Với bầy con nó trách nhiệm nặng nề.
Không có sữa nó phải tìm phương thế.
Nhưng tài tình là nó biết “Ăn Mày”.

Kho tiếng Việt có những từ rất lạ.
Mà ở đây là hai chữ “Ăn mày”.
Thường nghe thấy là những từ ăn uống.
Còn nghiã gì của hai chữ “Ăn Mày”?

Có một chữ văn chương là “Bố Thí”.
Còn bình dân thì là gọi “Ăn Xin”.
Nghiã giản dị là xin miếng ăn nhỏ bé.
Thực tế là xin miếng ăn từ lòng dạ từ bi.

Người ăn xin dựa vào sự thương hại.
Cho hoàn cảnh bệnh tật, đau ốm, đói nghèo.
Thường thì ai cũng có lòng thương hại.
Nên ít nhiều cũng cho kẻ ăn xin.

Nhưng Cô Chó mà cũng xin lòng thương hại.
Của những người qua lại ở trên đường.
Thì quả thật là chuyện nầy rất lạ.
Và lạ hơn là Cô xin để nuôi con.

Câu chuyện kết của Cô Chó nầy có hậu.
Có một người biết chuyện đã thương tình.
Mang hết cả gia đình của Cô Chó.
Đem về nhà để nuôi nấng , chăm lo.

Bạn có thể chăm lo cho Cô Chó ?
Với bầy con 5, 7 đứa háu ăn.
Rồi quậy phá, và lại còn tiêu tiểu.
Không ! Không sao, đây là chuyện khó khăn.

Nên mới thấy, những việc làm nhân đạo.
Nói dễ dàng, nhưng thực hiện khó khăn.
Chúng ta ráng thương người, dù một chút.
Ráng yêu thương người, vật ở chung quanh.

THÁI TẤN TRUYỀN

Wednesday, 21 December 2016

Bạn ơi, đừng tranh cải !



Bạn ơi đừng tranh cải !

Cám ơn Bạn đã gửi tôi “bài hát”.
Bài hát rất hay của ông Lý Khắc Lâm.
Bài hát ngắn nhưng thật là hay quá.
Bài hát hay không cần ngắn hay dài.

Bài hát viết một lời: “Đừng tranh cải”.
Câu đầu bài cho đến chữ cuối bài.
Đều một chữ giống nhau : “Đừng tranh cải”
Phải, Bạn ơi, đừng tranh cải với ai !

Kèm bài hát là một câu chuyện kể.
Câu chuyện xưa nhưng thí dụ rất hay.
Câu chuyện kể về một người bán vải.
Làm toán nhân: 8 x 4 = 23

Nhan Uyên, người học trò của Khổng Tử.
Được khách hàng nhờ phân xử đúng sai.
Nhan Uyên bảo: 8 x 3 = 24.
Người lái buôn nhất định : 8 x 3 = 23.

Sau cùng hết phải đến nhờ Khổng Tử.
Cá áo quan đánh đổi một cái đầu.
Khổng Tử nói Nhan Uyên thua cổi áo.
Nhan Uyên thua nhưng giá trị cái đầu.

Thua mà thắng nó là như vậy đó.
Nhan Uyên thua nhưng chỉ là chuyện nhỏ.
Nhan Uyên thắng thì sẽ là án mạng.
Lái buôn thua thì không lẽ mất đầu ?!

Khi tranh cải Bạn chỉ mong được thắng.
Nhưng thắng rồi thì Bạn được cái gì.?
Bạn sẽ được nhưng mà cũng sẽ mất.
Bạn phải coi mình được mất những gì ?

Cái mình được có khi không qúi giá.
Cái qúi cần có thể cái mình thua.
Nên có cái mình không tranh phần thắng.
Có cái mình thích được nhận phần thua.

Cái mình thắng có khi là tai hại.
Thì tranh giành phần thắng để làm chi ?
Cái thua thiệt có khi là qúi giá.
Thì mình thua mà không có thiệt gì !

Bạn tranh cải với một người mua bán.
Bạn thắng rồi nhưng người khách bỏ đi.
Bạn thua cuộc nhưng khách hàng vừa ý.
Thì Bạn thua cũng không có thiệt gì.

Bạn tranh cải với một người đồng nghiệp.
Bạn thắng rồi, nhưng đồng nghiệp giận hờn.
Trong công việc bạn gặp nhiều trở ngại.
Thì bạn thua mà sẽ ích lợi hơn.

Bạn tranh cải dù là trong gia đình bạn.
Bạn thắng rồi,  gia đình Bạn ra sao.
Nếu gia đạo như đất bằng nổi sóng.
Không khí buồn thì Bạn tính làm sao ?

Bạn tranh cải với những người bằng hữu.
Bạn thắng rồi thì Bằng Hữu lánh xa !
Bạn mất bạn, có khi thành thù nghịch.
Thì tranh hơn: Tự ái quá xa hoa !

Bạn tranh cải với vợ / chồng của Bạn.
Bạn thắng rồi thì tình cảm thế nào.
Bạn chiến thắng hay là người chiến bại.
Thì Bạn ơi: Cả hai kẻ đều đau.!

Bạn tranh cải với một người xa lạ !
Bạn thắng rồi thì sự thể thế nào.
Kẻ tranh cải là một người xa lạ.
Dù thắng đi thì bạn  lợi gì đâu ?

Muốn tranh cải, có người cần tranh cải.
Người đó là chính cái bản thân mình.
Mình khuyết điểm làm sao tranh cải bỏ.
Cái khó là chiến thắng bản thân mình.

Cái xấu tốt thông thường ai cũng biết.
Nhưng làm sao thuyết phục bản thân mình.
Làm sao để mình không theo cái xấu.
Làm sao mình chiến thắng cái vô minh.

Cái ích kỷ là cái cần thuyết phục.
Phải làm sao để rộng lượng, bao dung.
Thương người khó, tha thứ người càng khó.
Ở trên đời rất khó sống bao dung.

Nói tóm lại: Bạn ơi, đừng tranh cải.
Đừng hơn thua, dù là với bất cứ ai.
Khi Minh Triết: Bạn là người chiến thắng.
Khi Từ Bi: Bạn không tranh cải với ai.

THÁI TẤN TRUYỀN

Giải trừ đau khổ



Giải trừ đau khổ

Thế gian đầy rẩy điều đau khổ.
Không có ai người không khổ đau.
Khổ ít khổ nhiều là khác biệt.
Khổ ít hay nhiều cũng khổ đau.

Và ai cũng muốn không đau khổ.
Nhưng biết làm sao không khổ đau.
Gần như tất cả đều đau khổ.
Tất cả mong cầu hết khổ đau.

Khổ nhiều đến nỗi cho là biển.
Dù ở nơi nào cũng khổ đau.
Người nghèo, người bịnh đều đau khổ.
Mà cả người giàu cũng khổ đau.

Như vậy làm sao cho hết khổ.
Câu hỏi ngàn xưa đến tận giờ.
Có người giải thích là do Nghiệp.
Nhưng thuở ban sơ có nghiệp gì ?!

Trẻ thơ thường nói là vô tội.
Như vậy mà sao vẫn khổ đau.
Người tu bao kiếp sao còn tội.
Giải thích Nghiệp là không đúng đâu.

Phải tìm kiến những nguyên nhân thực.
Cần kiếm cho ra những lý do.
Làm sao mà khổ, sao không khổ.
Mỗi cái đều do những lý do.

Lý do nhiều lắm, kê không hết.
Trăm vạn cội nguồn của khổ đau.
Phải rõ từng nguồn cơn gốc cội.
Loại bỏ dần đi bớt khổ đau.

Khổ đau vì bởi trời mưa nắng.
Lịch sử thiên tai giết hại người.
Bao nhiêu dân tộc không còn nữa.
Biến mất vì do những thiên tai.

Khủng Long một thuở đầy mặt đất.
Biến cố thiên tai chết sạch trơn.
Con người cũng vậy, không hơn được.
Rồi phút giây nào chết sạch trơn.

Nắng nóng cũng làm ra cái chết.
Mà lạnh có khi cũng chết người.
Núi lửa mỗi năm nhiều người chết.
Sóng thần có lúc giết nhiều người.

Bão lụt cũng thường gây cái chết.
Hạn hán gây ra chuyện khổ người.
Sâu bọ côn trùng gây chết chóc.
Vi khuẩn, vi trùng vẫn giết người.

Đói khát hằng năm bao kẻ chết.
Tai nạn giao thông cũng chết người.
Bệnh tật ở đâu thì cũng có.
Già lão hằng năm vẫn chết người.

Khủng hoảng chiến tranh là rõ nhất.
Bom đạn hằng năm chết vạn người.
Thế chiến vừa qua bao kẻ chết.
Tương lai thế chiến chết kinh người.

Ở nước an bình như nước Úc.
Theo lẽ thì không kẻ khổ đau.
Nhưng mà cũng có người đau khổ.
Nghèo khổ hay giàu cũng khổ đau.

Gia đạo bất hoà: đời thấy khổ.
Vợ chồng xung đột: khổ gia đình.
Con cái tự do: Cha Mẹ khổ.
Ngôn ngữ không rành: khổ phận mình.

Tóm lại, quả nhiên đời bể khổ.
Sống ở trên đời lắm khổ đau.
Có rất nhiều điều gây nỗi khổ.
Minh triết, Từ Bi bớt khổ đau.

THÁI TẤN TRUYỀN