Thanh Tâm
Trong suốt 50 năm, các nhà khoa học hy vọng tìm hiểu trí tuệ vĩ
đại bộ não của Einstein đến từ đâu, vậy họ đã phát hiện được điều gì? Dưới đây
là câu chuyện về hành trình 50 năm của một bác sĩ bị cách chức và bộ não
của Einstein.
Sáng sớm ngày 18 tháng
4 năm 1955, tại bệnh viện Princeton, tiểu bang New Jersey, Mỹ, một cụ già phát
ra âm thanh khác thường khi nằm trên giường bệnh, y tá trực đêm Alberta vội
vàng chạy đến xem tình hình. Cụ già ú ớ nói thứ ngôn ngữ mà người y tá không
thể hiểu được. Sau cơn thở gấp, ông ta qua đời. Sau này người ta đoán rằng
trước khi qua đời người đàn ông nói tiếng Đức, tiếng mẹ đẻ của ông. 76 năm
trước ông sinh ra tại một gia đình người Do Thái ở trị trấn Ulm, miền nam nước Đức. Tên của người đàn ông này là
Albert Einstein.
Trong một khoảng thời
gian rất lâu sau đó, là một trong những bảo vật quý giá trong lịch sử nhân
loại, thế nhưng bộ não của Einstein lại lưu lạc khắp nơi cùng với một bác sĩ bị
cách chức, cho đến 50 năm sau mới được trở về yên ổn ở bệnh viện Princeton.
Nhưng phía sau câu chuyện kỳ lạ này, các nhà khoa học chưa từng từ bỏ việc
nghiên cứu bộ não của Einstein. Cũng giống như công thức nổi tiếng của Einstein
đã tìm ra được bản chất của năng lượng và vật chất, chúng ta cũng đang thử tìm
ra sự tinh túy của một thiên tài...
Ai đã mang bộ não của
Einstein đi?
Vào đêm Einstein qua
đời, bác sĩ Thomas Harvey đã mở hộp sọ của Einstein, tiêm chất chống phân hủy
vào động mạch não, đặt vào trong dung dịch để bảo quản bộ não thông minh nhất
trong thịch sử. Tuy bác sĩ Harvey làm điều này là để
dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, và cũng được gia đình của Einstein chấp
nhận, nhưng hành động này đã gây tranh cãi không ngừng. Thậm chí có những học
giả khoa thần kinh học nổi tiếng đã mạnh mẽ kiến nghị Thomas từ bỏ mẫu vật này,
nhưng Harvey không chấp nhận. Ngay sau đó, ông bị bệnh viện Princeton cách
chức.
Khoảng thời gian sau
đó, bộ não của thiên tài luôn đi theo Harvey, mang đến cho ông không ít vận xui
cũng như danh tiếng ngắn ngủi. Ông phải trải qua ly hôn, phải đi một quãng
đường dài để chuyển nhà, thất nghiệp và bị thu hồi giấy phép hành nghề y. Sau
này ông trở thành công nhân lắp ráp tại công xưởng nhựa ở Kansas, là hàng xóm
của nhà thơ William Burrows nổi tiếng trong "Beat Generation", hai
người xem nhau như anh em, chia sẻ vui buồn. Tuy Burrows từng thường hay khoe
khoang "lúc nào tôi cũng có thể đụng vào bộ não của Einstein", thế
nhưng Harvey lại xem mẫu vật này như chính sinh mạng của ông vậy.
Năm 1997, Harvey cùng
phóng viên Michael Paterniti mang mẫu vật não quay về California để đến thăm
cháu gái của Einstein. Harvey từng có kế hoạch tặng lại mẫu vật cho cháu của
nhà khoa học, nhưng cuối cùng ông lại đổi ý, nhanh chóng rời khỏi nhà người
này. Dưới ngòi bút miêu tả của Paterniti, Harvey là một lão già quái dị, đầy ảo
tưởng theo kiểu thiếu thực tế, có lúc đột nhiên bật cười lớn một cách khó hiểu.
30 năm lặng lẽ
Với bộ não đã được cố
định, Harvey đã đo lường rất kỹ, và cũng đã chụp rất nhiều ảnh từ các góc độ
khác nhau. Theo kết quả đo của Harvey, bộ não của Einstein nặng khoảng 1230
gam. Điều này khác với sự kỳ vọng của mọi người đối với thiên tài, bởi vì con
số này được xem là khá thấp đối với một người đàn ông khoảng 70 tuổi.
Sau khi Harvey bị cách
chức không lâu, ông đã mang bộ não đến bệnh viện Philadelphia, ở đó bằng cách
giải phẫu atlat bộ não bởi những nhân viên kỹ thuật
chuyên nghiệp, họ cẩn thận chia tổ chức trung khu thần kinh của mẫu vật quý này
thành 240 mảnh. Một số mảnh não còn được cắt thành lát, cố định trên mảnh kính.
Tổng cộng Harvey đã làm ra 12 mảnh tiêu bản não, sau đó, ông đã gửi số tiêu bản
này cho một nhà khoa học nổi tiếng nhất trong giới thần kinh học bấy giờ với hy
vọng họ sẽ có thể tìm ra được những điều khiến người ta kinh ngạc. Phần còn lại
của não được bọc bên ngoài bằng chất Collodion trong suốt, bảo quản trong bình
thủy tinh chứa chất formaldehyde định hình, đặt trong thùng giấy ở phòng dưới
tầng hầm hoặc văn phòng tại nhà của Harvey.
Trong 30 năm đầu,
ngoài việc có lúc các nhà khoa học tuyên bố dù là hình thái tổng thể hay số
lượng tế bào thân kinh đều "không khác gì so với não của người bình
thường", bộ não của Einstein không hề được phát hiện ra điều gì khác.
Thậm chí thì bài báo
duy nhất gây xôn xao cũng chỉ là về bản thân danh tiếng của Einstein. Tháng 8
năm 1978, phóng viên Steve Levy của tờ "New Jersey Monthly" đã tìm
đến Harvey. Khi nhìn thấy chiếc bình bảo quản não của Einstein, Levy đã "hoàn
toàn không nói nên lời", ông nhìn những mảnh não lớn nhỏ "như thanh
kẹo đậu phộng" nằm trong dung dịch định hình với sự xúc động và sùng bái –
sau này Steve đã viết "nó giống như là trải nghiệm một loại tôn giáo
vậy".
Bài viết của ông lập
tức khiến giới tin tức chú ý, rất nhiều phóng viên tập trung bên ngoài văn
phòng của Harvey, làm đảo lộn cuộc sống của ông. Đương nhiên là theo thời gian
thì làn sóng hiếu kỳ cũng dần dần bình ổn trở lại. Còn những phần não đặc biệt
đó thì vẫn cô đơn lặng im trong chiếc bình thủy tinh.
Những con chuột nghịch
đồ chơi và Einstein
Trong buổi chiều buồn
tẻ này, bà Diamond nghĩ đến bài báo về Harvey được nghiên cứu sinh nào đó dán
trên tường trong phòng thí nghiệm, đột nhiên mà nhận ra rằng có lẽ bà cũng có
thể hỏi xin một ít mẫu vật của Harvey, có thể tỉ lệ tế bào colloid trong bộ não
của Einstein cao hơn ở người bình thường chăng?
Theo bà Diamond, bà đã
kiên trì cứ mỗi sáu tháng gọi điện thoại đến quấy rầy Harvey suốt ba năm, cuối
cùng ông cũng đã gửi cho bà bốn mẫu vật não "nhỏ như thanh kẹo". Theo
kết quả thí nghiệm đăng trên tờ "Thí nghiệm thần kinh học" vào năm
1985 của bà, sau khi tiến hành so sánh đối chiếu não của Einstein với não của
mười một người bình thường, bà phát hiện ra tỉ lệ tế bào Colloid ở trên đỉnh
của thùy não trái trong não của Einstein quả thật cao gần gấp đôi so với người
khác.
"Hiện tượng này
rõ ràng nhất khi Einstein thể hiện khả năng tư duy vật lý đặc biệt của ông, lúc
này hoạt động ở khu vực này của não được tăng lên," bà đã đưa ra lý luận
như thế.
Phát hiện khoa học mà
Harvey khao khát bất lâu nay cuối cùng đã xuất hiện, giới truyền thông lại một
lần nữa dấy lên làn sóng về Einstein. Thế nhưng báo cáo nghiên cứu này lại chịu
nhiều ý kiến trái chiều trong giới khoa học.
Tiến sỹ Tamasuna của Viện khoa học sinh vật Osaka (Nhật Bản) tỏ ra nghi ngờ
với mười một "người bình thường" mà bà Diamond đã dùng để thí nghiệm:
Đây là những người bình thường thế nào? Tại sao họ chết? Einstein qua đời năm
76 tuổi, vậy tại sao mười một người được chọn chỉ có tuổi thọ trung bình là 64?
Liệu tỉ lệ tế bào colloid khá cao là do não thế vào thần kinh của Einstein tăng
nhiều hơn vào những năm trước khi qua đời hay không?
Giáo sư Hein của đại
học Pace New York càng thẳng thắn nói: "Nghiên cứu này có quá nhiều điểm
sai, kết quả của nó không đáng tin."
Phát hiện gây kinh
ngạc đầu tiên
Whitson hoàn toàn
không quen biết Harvey, nhưng có lẽ do sự thu hút của cái tên Einstein này mà
bà đã viết một chữ "Yes" lên giấy và gửi fax đi.
Sau đó, Whitson có số
tiêu bản não nhiều nhất trên thế giới, từ năm 1977 đến 1987, bà đã tìm cách
thuyết phục được 120 bệnh nhân ung thư thời kỳ cuối hiến tặng não của họ. Kết
quả nghiên cứu của bà được đăng trên rất nhiều tạp chí học thuật lớn.
Bài nghiên cứu nổi
tiếng nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất chính là bài so sánh kết cấu não bộ
của nam và nữ. Ví dụ, bà đã phát hiện ra mật độ tế bào thần kinh tại vùng ngôn
ngữ ở thùy thái dương của nữ cao hơn 12% so với nam giới, điều này có lẽ cũng
có thể giải thích được vì sao nữ lại thường giỏi nói chuyện.
Vì thế, vào năm 1995,
khi ông Harvey (84 tuổi) đọc được bài viết của Whitson, ông nghĩ cuối cùng mình
cũng đã đợi được người có thể giải câu đố rồi. Sau khi nhận được lời chấp nhận
của Whitson, ông cẩn thận đặt chiếc bình có chứa não của Einstein vào chiếc xe
Dodge cũ của mình và đi về phía bắc, qua biên giới Mỹ và Canada, tự mình mang
chiếc bình đến gặp Whitson.
Cuối cùng Whitson đã
chọn ra 14 mẫu vật, ông Harvey chưa bao giờ đưa cho ai nhiều mẫu não như thế.
Nhưng điều khiến người ta bất ngờ đó là phát hiện cuối cùng của bà lại không
phải do quan sát trực tiếp số mẫu vật này mà là từ bức ảnh mà Harvey đã chọn
vào năm 1955.
Whitson phát hiện ra
vùng thùy đỉnh (parietal lobe) của Einstein rộng hơn người bình thường. Ngoài
ra, não của người bình thường có một "rãnh bên", phần cuối của rãnh
này chạy thẳng vào vùng "hồi trên viền". Còn trên ảnh chụp não của
Einstein lại thấy rằng trước khi rãnh bên đi vào vùng phía dưới vỏ não thì lại
gặp một đường rãnh não khác, hồi trên viền cũng hiện ra rõ ràng hơn.
Rãnh não dừng đột ngột
của Einstein cho thấy liên kết thần kinh phần dưới vỏ não của ông chặt chẽ hơn
người bình thường.
Hiển nhiên bài nghiên
cứu của Whitson được đón nhận nhiều hơn của Diamond. Năm 1999, kết quả nghiên
cứu của bà được đăng trên tạp chí y học "The Lancet".
Từ đó, các nghiên cứu
về bộ não của Einstein bất ngờ xuất hiện, giáo sư Dean Falk ở khoa Nhân chủng
học của đại học Florida đã đăng kết quả nghiên cứu mới nhất của bà trên tạp chí
khoa học "Frontiers in Evolutionary Neuroscience". Bà lên tiếng rằng
trong kết cấu của bộ não này có rất nhiều phần không đối xứng, mà có thể chính
những sự biến hóa về rãnh não này đã tạo nên một thiên tài như Einstein. Ngoài
ra, bà phát hiện ra một kết cấu hình cầu đặc biệt ở vỏ não phải của Einstein,
phần này cũng được phát hiện trong não ở các nhà soạn nhạc, có thể có liên quan
đến việc từ nhỏ Einstein đã được học đàn.
Những thí nghiệm trên
đều chỉ ra rằng thùy đỉnh não của Einstein không giống với người thường, từ đó
biệt danh "thiên tài thùy đỉnh" bắt đầu xuất hiện trên các trang báo.
Vật thì rốt cuộc thùy đỉnh não ở đâu và có tác dụng gì?
Là một trong những nhà
vật lý học vĩ đại nhất trong lịch sử, khả năng tư duy trừu tượng khác thường
của Einstein là điều chắc chắn. Ông từng nói bản thân ông dường như không tư
duy bằng ngôn ngữ chữ viết mà ông tư duy bằng hình ảnh tưởng tượng giống như
người ta chiếu phim vậy. Điều này khớp với chức năng tưởng tượng và nhận biết
không gian của thùy đỉnh não. Theo đó, các nhà khoa học như Whitson đã đưa ra
lý luận: bên dưới thùy đỉnh não của Einstein mở rộng, đã ảnh hưởng đến sự phát
triển của vùng ngôn ngữ bên cạnh. Và sự thật là đến năm ba tuổi Einstein mới
biết nói, hẳn mọi người đều biết.
Thế nhưng, vùng rộng ra
chưa đến ba ngón tay này thật sự có thể giải thích cho những thành tựu truyền
kỳ của Einstein hay không? Các nhà khoa học vẫn còn nghi ngờ. Có người chỉ ra
rằng điểm số các môn hình họa và địa lý của Einstein thời trung học chỉ ở mức
trung bình, kém rất nhiều với một thùy đỉnh não phát triển. Hơn nữa, cũng có
người có thùy đỉnh não phình rộng, rõ ràng nhất là ở những người bị mù bẩm
sinh. Bởi vì họ không còn tiếp xúc được với các tín hiệu thị giác nữa nên
thùy đỉnh não không ngừng mở rộng về phía thùy chẩm chuyên xử lý các thông tin
thị giác. Nếu như thùy đỉnh não phình to mà có thể được như Einstein thì trường
dành cho người mù đã trở thành cơ sở Nobel từ lâu rồi.
Bên cạnh đó, theo giáo
sư Frederick Lepore ở học viện y New England, không có ai là không thay đổi,
việc nghiên cứu não của một người 76 tuổi để giải thích hoạt động thần kinh của
một người 26 tuổi từng làm chấn động thế giới, quả thật khiến người ta phải đặt
dấu chấm hỏi. Trên thực tế thì dù cho chúng ta có thể tìm thấy được hình dáng
não của Einstein lúc còn trẻ thì cũng không nhất định có thể phân tích được khả
năng trí tuệ của ông.
Năm 2005, cuối cùng
Harvey đã giao nộp lại mẫu vật quý báu của ông. Não của Einstein lại quay trở
lại nơi bị lấy đi – bệnh viện Princeton.
Ngày 5 tháng 4 năm 2007,
Harvey qua đời ở bệnh viện Princeton năm 95 tuổi, trong cùng một thành phố, não
của Einstein vẫn được cất giữ ở tầng hầm của phòng thí nghiệm bệnh lý học.
52 năm trước, khi
Harvey chính tay lấy đi bộ não của Einstein, ông hy vọng có thể tìm ra được trí
tuệ vĩ đại đó đến từ đâu. Khi ông qua đời, khoa học thần kinh đã phát triển
vượt bậc so với những tưởng tượng của ông năm đó. Thế nhưng chiếc chìa khóa mở
sách trời mà ông hằng chờ đợi lại chưa từng xuất hiện.
Thanh Tâm
No comments:
Post a Comment