Minh Sang
Hoa Kỳ và châu Âu đang ngày càng có nhiều hành động để chống lại
kế hoạch "ăn cắp trí tuệ quân sự" của chính quyền Trung Quốc. Không
còn giấu diếm ý đồ và tham vọng của mình, Bắc Kinh đã bị phương Tây phát hiện
và cảnh giác cao độ.
Từ ngày 12-14/2 theo
giờ Hoa Kỳ, Hội thảo Chiến tranh của Hiệp hội Không quân Hoa Kỳ (AFA) đã được
tổ chức tại Aurora, Colorado với chủ đề là "Chuẩn bị cho xung đột giữa các
cường quốc". Hội thảo tập trung vào các vấn đề và thách thức chính xung
quanh chiến tranh ở mọi nơi trên thế giới.
Tại cuộc họp bàn tròn
ngày 12, Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu cho
biết, chính quyền Trung Quốc đã tuyển mộ các quân nhân tại ngũ và đã nghỉ hưu
từ nhiều quốc gia NATO. Mặc dù đối mặt với áp lực từ công chúng Hoa Kỳ và NATO,
nhưng Bắc Kinh vẫn chưa từ bỏ kế hoạch này.
Cùng ngày, trang web
của Không quân Mỹ cũng đưa tin từ ngày 30-31/1, Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh
NATO tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức đã tổ chức sự kiện "Bảo vệ kiến
thức chuyên môn quân sự của chúng ta khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù",
với sự tham dự của các đại diện từ quân đội Hoa Kỳ, các cơ quan tình báo và các
bên liên quan quan trọng khác, bao gồm đại diện của Hội đồng An ninh Quốc gia
Hoa Kỳ, cũng như đại diện của 22 đồng minh NATO.
Cuộc họp tập trung vào
những cách tốt nhất để giải quyết việc chính quyền Trung Quốc tuyển dụng quân
nhân NATO và thiết lập các mục tiêu chung nhằm tạo ra các mối đe dọa mới đối
với an ninh của Mỹ và NATO. Đây là cuộc họp đầu tiên có sự tham gia rộng rãi
của các thành viên NATO và nhằm giải quyết việc Trung Quốc đang tuyển dụng nhân
viên quân sự do Mỹ và NATO huấn luyện để lấp đầy khoảng trống về năng lực của
lực lượng không quân Trung Quốc.
Có thông tin cho rằng,
mục tiêu tuyển dụng của Trung Quốc bao gồm các phi công có kinh nghiệm, nhân
viên bảo trì, nhân viên trung tâm điều hành không quân và nhiều chuyên gia kỹ
thuật khác thuộc nhiều ngành nghề. Những nhân viên và chuyên gia này có hiểu
biết sâu sắc về chiến thuật, công nghệ và quy trình của Mỹ và NATO.
Rõ ràng, sau khi sự
xâm nhập từ bên ngoài của ĐCSTQ liên tục bị vạch trần và phương Tây nhận ra
rằng nó gây ra mối đe dọa lớn cho thế giới, các nước phương Tây đã tách dần
khỏi nền kinh tế của Trung Quốc, họ cũng tăng cường cảnh giác về các mặt chính
trị, quân sự và bắt đầu đối mặt với nó một cách nghiêm túc. Ví dụ, việc ĐCSTQ
tuyển dụng quân nhân bằng cách lợi dụng những sơ hở nhất định ở Hoa Kỳ và các
nước NATO đang ngày càng thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông
phương Tây, từ đó nâng cao nhận thức cho người dân và chính phủ. Trong những
năm gần đây, một số ví dụ đã được phơi bày ở phương Tây.
Theo tờ báo Der
Spiegel (Tấm Gương) của Đức đưa tin năm ngoái, nhiều phi
công của Không quân Đức đã đến Trung Quốc sau khi nghỉ hưu để giúp huấn luyện
binh sĩ Trung Quốc. Người tuyển dụng họ là một công ty ở Bắc Kinh. Người sở hữu
công ty này là một người đàn ông bị kết án đánh cắp bí mật quân sự và một điệp
viên Trung Quốc bị Mỹ kết án và trục xuất năm 2016. Báo cáo cũng tiết lộ rằng
những phi công không quân đã nghỉ hưu này kiếm được rất nhiều tiền và một trong
số họ hiện sống ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ ở Đông Bắc Trung Quốc, nơi có căn cứ
không quân quan trọng.
Ngay khi báo cáo được
đưa ra, nó đã gây náo động trong giới chính trị Đức. Một số nghị sĩ cho rằng,
Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyển dụng các phi công đã nghỉ hưu từ Đức và các nước
NATO khác để học các kỹ thuật tấn công và phòng thủ của NATO, và không còn che
giấu ý định xâm chiếm Đài Loan. Ông Zimmerman, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc
hội Đức đã kêu gọi chính phủ hạn chế nghiêm ngặt các phi công đã nghỉ hưu tham
gia khóa huấn luyện như vậy.
Trước áp lực, tại Hội
nghị An ninh châu Á "Đối thoại Shangri-La" tổ chức ở Singapore hồi
tháng 6 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã thẳng thừng yêu
cầu Trung Quốc "ngưng ngay" việc tuyển dụng nhân viên không quân Đức
đã nghỉ hưu khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lúc đó là Lý Thượng Phúc.
Vào tháng 9 năm 2023,
Tướng Charles Brown, khi đó là Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ, cũng cảnh báo
trong một lá thư gửi các phi công rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách
lôi kéo họ gia nhập những công ty nước ngoài. Ông cảnh báo, những người được ký
hợp đồng đang làm xói mòn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, gây nguy hiểm cho an
ninh của đồng đội và quốc gia và có thể vi phạm pháp luật.
Cũng trong năm 2022,
Úc đã bắt giữ một công dân Hoa Kỳ và cựu phi công Thủy quân lục chiến Daniel
Edmund Duggan để đáp lại yêu cầu dẫn độ từ Hoa Kỳ. Theo Reuters,
Dugan chuyển đến Úc sau khi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ hơn mười năm và thành
lập một công ty tên là Top Gun Tasmania, công ty tuyển dụng các phi công quân
sự đã nghỉ hưu từ Hoa Kỳ, Anh và các quốc gia khác để cung cấp cho khách du
lịch những chuyến đi trên máy bay chiến đấu. Dugan cũng đủ điều kiện để lái máy
bay hoạt động trên hàng không mẫu hạm.
Các báo cáo chỉ ra
rằng vào tháng 5/2014, Dugan giữ chức tổng giám đốc văn phòng Bắc Kinh của một
công ty đào tạo phi hành đoàn. Vào tháng 10/2017, ông giữ chức tổng giám đốc
của công ty kinh doanh hàng không AVIBIZ tại Thanh Đảo, Sơn Đông, chuyên cung
cấp dịch vụ tư vấn hàng không dân dụng và thương mại cho Trung Quốc. Trước đó,
vào tháng 9/2012, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, đã chính
thức được đưa vào hoạt động. Vào tháng 2/2013, Căn cứ Hỗ trợ Toàn diện Thanh
Đảo của Hải quân Trung Quốc đã được hoàn thành và trở thành cảng nhà của Liêu
Ninh. Liệu việc Dugan mở công ty ở Trung Quốc chỉ là ngẫu nhiên? Việc dẫn độ
ông ta từ Úc sang Mỹ rất có thể liên quan đến việc này và rất có thể có bóng
dáng của quân đội Trung Quốc đứng đằng sau việc này.
Vào năm 2022, một quan
chức Anh cũng nói với giới truyền thông rằng, Trung Quốc đã tuyển dụng tới 30
phi công Anh đã nghỉ hưu với mức lương cao để giúp quân đội Trung Quốc hiểu
cách các nước phương Tây vận hành máy bay và giúp Bắc Kinh phát triển chiến
thuật và năng lực của lực lượng không quân. Những phi công được tuyển dụng có
thể có mức lương hàng năm lên tới khoảng 270.000 USD. Ngoài ra, BBC của Anh
đưa tin Học viện bay thử nghiệm Nam Phi (TFASA), hợp tác với Tập đoàn Công
nghiệp Hàng không Trung Quốc, cũng đang công khai tuyển dụng giáo viên hướng
dẫn bay, với điều kiện bao gồm tốt nghiệp trường hàng không thực nghiệm quân sự
ở Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh.
Truyền thông
Pháp Le Figaro cũng
tiết lộ rằng Bắc Kinh đang tích cực tìm kiếm những giảng viên người Pháp có tay
nghề cao để hướng dẫn các phi công Trung Quốc hạ cánh trên hàng không mẫu hạm
và tìm hiểu chiến lược của Lực lượng Không quân NATO.
Theo chuyên gia các
vấn đề quân sự Chu Hiểu Huy (周曉輝), mục đích của ĐCSTQ
khi thuê các phi công không quân châu Âu và Mỹ đã nghỉ hưu với mức lương cao là
rất rõ ràng, đó là "thu hẹp khoảng cách về năng lực và đào tạo phi công
với Hoa Kỳ và các đối thủ phương Tây khác", đồng thời thu hẹp khoảng cách
với lự lượng không quân châu Âu và Mỹ. Đây là một biểu hiện cụ thể khác cho
thấy nỗ lực "vượt mặt" của ĐCSTQ bằng cách đánh cắp công nghệ cao của
phương Tây.
Hãy tưởng tượng, điều
gì sẽ xảy ra nếu các phi công của Lực lượng Không quân Trung Quốc được huấn luyện
bởi các phi công không quân châu Âu và Mỹ đã nghỉ hưu, những người đã quá quen
thuộc với máy bay quân sự phương Tây, và Trung Quốc sẽ áp dụng nó trong cuộc
chiến eo biển Đài Loan? Không còn nghi ngờ gì nữa, phương Tây sẽ gánh chịu một
số tác hại. Nicholas Eftimiades, cựu quan chức tình báo cấp cao của Hoa Kỳ và
chuyên gia về các vấn đề tình báo Trung Quốc, tin rằng những phi công châu Âu
và Mỹ được ĐCSTQ thuê đang phản bội đất nước của họ, và tên của họ nên được
công bố trước công chúng. Chuyên gia các vấn đề quân sự Chu Hiểu Huy đã dần lời
ông Nicholas Eftimiades trong bài bình luận của mình rằng: "Họ hiểu rõ
ràng rằng hành động của họ đang gây tổn hại cho quê hương và củng cố Lực lượng
Không quân và Hải quân Trung Quốc, và kiến thức này nhằm mục đích sử dụng để
chống lại quân Đồng minh. Đây là sự phản bội không thể tha thứ, cho dù việc làm
của họ có vi phạm pháp luật hay không, những người này đều là kẻ phản
bội".
Nhận thức được những
vấn đề này, Hoa Kỳ và các đồng minh đã thực hiện một số hành động như dẫn độ
phi công, điều tra các phi công đi du lịch đến Trung Quốc, đưa ra cảnh báo sớm,
triệu hồi phi công và cảnh báo ĐCSTQ. Cựu tướng không quân Hoa Kỳ tại châu Âu,
ông John W. "Jay" Raymond, tiết lộ: "Chúng tôi đã triệu hồi
thành công một số phi công tham gia các hoạt động như vậy và hầu hết họ đều tự
nguyện quay trở lại. Tất nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào từng quốc gia".
Ông cũng cho biết rằng một số quốc gia cần sửa đổi luật pháp để cho phép một số
quân nhân trở về nước.
Cuộc họp chung vừa
được tổ chức giữa Hoa Kỳ và các nước NATO đã thảo luận thêm các biện pháp để
bảo đảm rằng các quân nhân đã nghỉ hưu của họ, đặc biệt là các phi công, không
thể ứng tuyến các tuyển dụng của ĐCSTQ.
Tác giả Chu Hiểu Huy
nhận định, Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đã thức tỉnh, không chỉ cùng hợp
tác để kiềm chế ĐCSTQ trong các lĩnh vực công nghệ cao như chip, mà còn trong
lĩnh vực quân sự, bao gồm cả việc chống lại việc tuyển dụng phi công của Bắc
Kinh. Đối với ĐCSTQ, việc tước bỏ rút củi dưới đáy nồi sẽ không thể không có
hiệu quả
No comments:
Post a Comment