Ngày xưa bên Ấn Độ, có một vị vua cai trị một vương quốc giàu có, sống trong một cung điện rộng lớn xa hoa. Cung điện nhà vua xây trên một đỉnh đồi, nhìn xuống một thung lũng xinh tươi, có một dòng sông uốn khúc chảy qua! Vị vua hạnh phúc ấy, càng thêm hạnh phúc, khi vị Hoàng Hậu xinh đẹp sinh hạ cho nhà vua một vị Hoàng Tử để nối dõi vương triều! Hoàng Tử mới sinh có một cái bớt ở cẳng chân, mà tất cả các vị Tu Sĩ và các nhà tướng số danh tiếng đều nói rằng đây là một tướng qúi vô song!
Bên kia sông, cách xa hoàng cung là một khu rừng có nhiều cọp dữ. Quốc Vương rất thích đi săn bắn, năm nào Ngài cũng trông cho mau đến ngày lễ hội để cưỡi voi đi săn cọp! Năm ấy Vua thích thú mang theo Hoàng Tử trong cuộc đi săn. Vua ngồi trên một thớt voi khổng lồ, buộc Hoàng Tử sau lưng, và vào rừng săn cọp.
Năm ấy lũ cọp quá chán cảnh bị tàn sát, bèn họp nhau lại thành bầy. Khi đoàn người đi săn đến gần, chúng liền ùa vào tấn công lũ voi, làm cho lũ voi hoảng sợ chạy tán loạn. Vua ra lệnh hủy cuộc săn, cho quay đầu voi, vội vã ra khỏi rừng và trở về cung điện.
Xuống khỏi lưng voi, Vua mới kinh hoàng nhận ra hoàng tử bé đã rơi mất tự lúc nào. Vua ra lệnh cho quân binh quay trở lại tìm Hoàng Tử, nhưng bao nhiêu quân binh không ai tìm được Hoàng Tử! Vua và Hoàng Hậu vô cùng đau khổ, và tuyệt vọng vô bờ!
Hoàng Tử bé đã rơi xuống đất và bất tỉnh ở trong rừng! May mắn là Hoàng Tử không bị thương và không bị cọp vồ! Một dân quê không có con cái, tình cờ nhặt được mà không hề biết đó là vị Hoàng Tử, tưởng rằng đây là món qùa Thượng Đế thương tặng cho hai người không con cái, nên đã đem về làm con nuôi! Từ nay Hoàng Tử bé phải sống một cuộc đời đầy cơ cực của một người dân quê nghèo khổ ! Hoàng Tử lớn dần lên trong thân phận của một người dân quê nghèo khổ trong túp lều tranh của cha mẹ nuôi, mà không hề biết gì về thân phận thật của mình vốn là một vị Hoàng Tử giàu sang.
Vị vua già vẫn không nguôi thương nhớ đứa con duy nhất đã mất tích của mình, nay nhà vua đã già yếu mà không con nối dõi, cho nên ra linh cho quan lính nổ lực đi tìm cho bằng được vị Hoàng Tử đã mất tích, nhưng nhà Vua vẫn tin rằng vẫn còn sống ở một nơi nào đó, để rước về triều lên ngôi vua! Lần nầy thật may mắn, là đám lính đã tìm đến được ngôi làng có vị Hoàng tử thất lạc, và dân làng đã chỉ cho quân lính triều đình tìm đến ngôi lều tranh của đứa bé được người nông dân tìm thấy ở trong rừng năm xưa.
Nhờ cái bớt đặc biệt ở chân, vị Hoàng Tử thất lạc được xác nhận rõ ràng, nhưng vị Hoàng Tử thất lạc bây giờ trong thân phận một người dân quê nghèo khổ thì không thể nào tin được rằng mình là một vị Hoàng Tử của Triều Đình! Khi Viên Quan của Triều Đình ra lịnh cho binh sĩ châm lửa đốt rụi căn lều tồi tàn thì vị Hoàng Tử thất lạc lăn ra than khóc, tiếc thương căn lều! Mặc cho Viên Quan hết lời dỗ dành và mô tả về một nơi chốn mới là Cung Điện của Triều Đình lộng lẫy xa hoa! Vị Hoàng Tử thất lạc vẫn luôn ngoái đầu nhìn lại chốn rừng xưa, khóc than không ngớt cho cái ngày đen tối nhất trong cuộc đời!
Lời bàn: Câu chuyện cổ tích Ấn Độ trên đây có nhiều nghiã lý, có nhiều bài học, và có nhiều triết lý! Trước nhứt là nó nói lên sự ngu dốt của con người! Trong truyện nhầy là Vị Hoàng Tử bị thất lạc đã quên đi bản chất cao qúi của mình, nhưng suy rộng ra thì chúng ta, con người, cũng nhiều khi vì ngu dốt mà thường quên đi cái bản chất Thần Thánh của con người!
Chúng ta phần nhiều đều không biết rằng cái bản chất linh hồn của con người vốn rất cao cả! Không mấy người biết rằng muốn trở thành linh hồn một con người, thì linh hồn đó phải tu luyện qua rất nhiều đời kiếp nhân gian, bao nhiêu triệu năm, qua những thân phận nhỏ bé, thấp kém như linh hồn cây cỏ, bông hoa, muôn loài... rồi mới thành được linh hồn con người! Cho nên khi đã là một con người thì chúng ta có nhiều khả năng, quyền năng thăng tiến, văn minh, tri thức...
Ngoài bản chất linh hồn cao cả, con người còn sở hữu một thân thể con người, cũng hơn hẵn thân thể của muôn loài, chúng ta con người còn có một trí não còn tuyệt vời hơn nữa, không có bất cứ thứ trí nảo loài vật nào sánh được! Tóm lại là một con người thì chúng ta có thể xác, trí não và tâm linh hơn hẵn muôn loài vạn vật, cho nên chúng ta không bao giờ được an phận trong những vị trí thấp kém trong xã hội, thế giới...
Cho nên, nếu đã là một con người, thì chúng ta phải biết vượt qua mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện thiếu thốn, nghèo khổ, khó khăn...., Chúng ta, con người thì tuyệt đối không được bi quan, tiêu cực, ngu dốt, khóc than thân phận, hay tiếc nuối những cái không nên tiếc nuối, cái chòi tranh, khu rừng rậm, xóm làng, bộ lạc nghèo nàn, đói khổ.... như việc làm của vị Hoàng Tử thất lạc trong câu chuyện cổ tích Ấn Độ nầy!
Ý nghiã triết học của câu chuyện cổ tích Ấn Độ nầy rất sâu xa, chúng ta có thể cười chê sự quyến luyến, tiếc thương căn chòi rách nát, nghèo nàn của vị Hoàng Tử thất lạc trong câu chuyện cổ tích Ấn Độ nầy, nhưng thực tế thì chúng ta vẫn thường mắc phải những lầm lỗi cũng đáng trách, đáng cười, đan1g chê...cũng giống như vị Hoàng Tử đáng thương nầy! Chỉ có điều là chúng ta thường ngây thơ, hay là ngu dốt, khù khờ... cho nên chúng ta đã không hề nhận ra!
Michael Gorbachev đã can đảm nói lên điều đó khi ông nhất quyết từ bỏ chế độ Cộng Sản Liên Xô, vì như ông đã từng nói rằng đây là một chế độ tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, một chế độ cần mạnh dạn loại bỏ không chần chờ, không nên thương tiếc! Michael Gorbachev còn dám nói rằng: " Biết sai, biết xấu mà không dám lên án, không chịu từ bỏ là không có đạo đức, không có lương tâm"
Không phải chỉ có chính trị mà còn bao nhiêu thứ khác như văn hoá, xã hội, tôn giáo..., cho dù biết đó là những thứ xấu xa, những cái sai lầm, những điều lạc hậu...., nhưng mà thực tế thì chúng ta vẫn thường bám giữ nó hoài, không buông! Con người, xã hội, đất nước chúng ta có bao nhiêu điều tiêu cực, xấu xa, ngu dốt, lạc hậu, chậm tiến, ấu trĩ, dị đoan, mê tín... vậy mà chúng ta cũng giống như vị Hoàng tử thất lạc nầy, vẫn không chịu tiến về phía trước, không chịu đón nhận những cái hay, cái mới, cái tốt của nhân loại, thế giới, văn minh, mà chúng ta cứ có thái độ ngoan cố, ù lì bám giữ những cái sai, cái xấu của mình!
No comments:
Post a Comment