Saturday, 4 February 2012

Thiền Trong Chén Trà


Câu chuyện:

Vị Giáo Sư Đại Học đến gặp Thiền Sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi, mà cứ thế rót thêm. Giáo Sư nhắc:
-          Kìa Thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
-          Như chung trà nầy, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.

Lời bình: Ai chứa đầy ý kiến của mình thì không thể nghe ý kiến của người khác! Chuyện nầy thường xảy ra khi hai người tranh luận, cuộc tranh luận thường bế tắt vì người nào cũng chỉ biết đến ý kiến của mình, thường chủ quan về ý kiến của mình, thường cho là ý kiến của mình là đúng! Thường không hề muốn nghe ý kiến của người khác! Dù có nghe người khác nói thì cũng cho rằng ý kiến của người khác là sai lầm!

Đó là những cái tai hại của tinh thần chủ quan, tính chất thiên kiến, định kiến cố hữu của con người, những tính chất tinh thần tai hại nầy đã gây ra nhiều sự xung đột trong đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế....! Những tranh chấp xung đột chính trị, quan sự trên thế giới trong qúa khứ, hiện tại, tương lai, của qúôc gia, dân tộc nầy khác trên thế giới, phần lớn cũng do những tính chất thiên kiến, chủ quan của con người! Thí dụ như cuộc tranh chấp xung đột hiện nay tại Nam Bắc Hàn, cuộc đối đầu của Iran và các quốc gia Âu Tây!

Câu chuyện Thiền trên đây cho ta một vài bài học hữu ích về sự tai hại của tính chủ quan, thiên kiến của con người, nhưng muốn giải quyết vấn đề nầy, không đơn thuần chỉ là từ bỏ ý kiến cá nhân mình, cũng không đơn giản là lắng nghe ý kiến của người khác, bởi vì ý kiến của mình có thể sai, nhưng đồng thời ý kiến người khác cũng có thể sai! Nghiã là cả hai ý kiến đều có thể sai! Mà ngay cả trường hợp có nhiều ý kiến thì vẫn có thể tất cả mọi ý kiến đều sai, hoặc mỗi ý kiến đều chỉ có một phần là đúng!

Cho nên, vấn đề không phải là ý kiến của mình, hay ý kiến của ai, mà là ý kiến nào đúng, đúng bao nhiêu, đúng trong những điều kiện, hoàn cảnh, trường hợp nào? Làm sao biết đó là ý kiến đúng, làm sao biết đó là ý kiến sai...? Những câu hỏi nầy thực sự rất khó trả lời, và luôn luôn rất khó trả lời! Nó vẫn muôn đời, muôn năm là vấn nạn của con người, xã hội, qúôc gia! Cho nên mọi vấn đề luôn luôn cần phải được suy xét, nhận định, phê phán, và không ngừng suy xét, nhận định, phê phán...! 

Chân lý luôn luôn thay đổi, thậm chí Thầy Đáng của ngành Nhân Điện còn dám định nghiã “Chân Lý là Thay Đổi”, một định nghiã đầy tính táo bạo, nhưng vô cùng lợi ích cho Chân Lý! Và vô cùng lợi ích cho chúng ta! Phải thay đổi và luôn luôn thay đổi tư tưởng, nhận thức ...., chúng ta mới có thể tiến bộ, tiến hóa, văn minh...
Tất cả những thành qủa, thành tựu văn minh, tiến hoá... của nhân loại, con người, xã hội... hôm nay đều là nhờ vào những phát kiến, phát minh... tức những ý kiến mới, những tư tưởng mới, những quan điểm mới, những quan niệm mới... của con người! 

Những ai ngoan cố không chịu tìm kiếm những cái mới, khởi đầu là những tư tưởng mới, những ý kiến mới, những sự kiện mới...., những người đó sẽ bị đào thải, không chỉ có những cá nhân, mà xã hội, qúôc gia, dân tộc nào không biết khôn ngoan, thức tỉnh, thức thời ... tìm kiếm những cái mới, những tư tưởng mới, những ý kiến mới, nhất định sẽ thụt lùi, sẽ thoái hóa, sẽ diệt vong!

No comments:

Post a Comment