Luận Kiếm
Bài thơ nầy tựa là “Luận Kiếm”.
Nhưng không nhất thiết có binh đao.
Luận kiếm ở đây
dùng để chỉ.
Những ai trần
thế : Đấng Anh Hào.
Anh Hào không
hẵn người cung kiếm.
Không hẵn
người mang tuyệt võ công.
Thân thủ siêu
phàm như kiếm hiệp.
Anh hào không
hẵn biết khinh công.
Luận kiếm là
coi ai Tuấn Kiệt.
Trên cõi trần
ai lắm hạng người.
Người giỏi
phải là trang Tuấn Kiệt ?
Anh hùng hào
kiệt hẵn hơn người.!
Nhưng cái gì
hơn là đáng kể ?
Đọc bao pho
sách có anh hào ?
Đọc sách hơn
người là một lẽ.
Nhưng chưa là
hẵn đã anh hào.!
Những kẻ võ
công đời ngưỡng mộ.
Cũng chưa là
phải kẻ anh hào.
Có kẻ quyền
uy cao tột đỉnh.
Cũng chưa là
kể kẻ Anh hào.
Có kẻ giàu
sang và phú qúi.
Đại Gia, giàu
có nhất trên đời.
Giàu sang hạng
nhất vang thiên hạ.
Cũng là không
chắc đã Anh hào.
Anh Hào có
thể không tiền bạc.
Có thể người
không có một đồng.
Cũng không bằng
cấp, không danh vọng.
Cả tiếng tăm
đời cũng tiếng không.
Luận kiếm
Hoa Sơn trong kiếm Hiệp.
Kẻ ẩn thân
danh là anh hào.
Những người
tên tuổi trong thiên hạ.
Luận kiếm
sau cùng chẳng võ cao !
Ở nơi trần
thế không đao kiếm.
Ta biết tìm
ai kẻ thực tài ?
Kẻ thực tài
ba và tuấn kiệt.
Đời mông mênh
quá biết tìm ai ?!
Có kẻ đời xưng,
người tán tụng.
Tên tuổi lừng
vang khắp mọi nơi.
Nhưng mà hỏi
phải người anh tuấn.
Không chắc -
đời không chắc được ai !
Có người đã
chết bao năm tháng.
Mới được đời
ghi khắc họ tên.
Có lúc đương
thời người thất bại.
Phải chờ năm
tháng mới nên tên.
Luận kiếm
anh hào non nước Việt.
Hỏi ai tài
trí đấng Anh Hùng ?
Đức Trần Hưng
Đạo, Lý Thường Kiệt.
Nguyễn Trãi
hay là Vua Quang Trung ?
Lịch Sử bao
ngàn năm nước Việt.
Kể ra nhiều
lắm những anh hùng.
Người có tài
ba và trí dũng.
Người có hùng
tâm cứu núi sông.
Nhưng cũng có
người cam bán nước.
Có người tàn
hại những lê dân.
Anh hào là
phải vì non nước.
Và phải nhìn
cao cứu quốc dân.
Tôi yêu Nguyễn
Trãi vì non nước.
Tôi phục nhân
tài Phan Chu Trinh.
Cụ Phan có cái
nhìn cao rộng.
Rất tiếc,
non sông ít kẻ nhìn.
Vận nước không
may mà Nguyễn Ánh.
Lập nên nhà
Nguyễn, một cung đình.
Học Nho và
hướng theo Trung Quốc.
Không biết
canh tân, kịp sự tình.
Nước Nhật bỏ
Nho theo cải cách.
Lấy nền Khoa
Học thế Nho văn.
Một thời
gian ngắn nên cường quốc.
Nho học không
mang lại phú cường.
Tóm lại, anh
hùng hay hào kiệt.
Trí dũng mà
còn phải trí cao.
Phải làm cho
nước dân giàu mạnh.
Thì mới coi
như là anh hào.
THÁI TẤNTRUYỀN
No comments:
Post a Comment