Friday, 24 February 2017

Trả Lời câu hỏi Nhân Điện của Anh Lê Vương về Đạo Phật và họ Thích



Câu hỏi của Anh Lê Vương về “Đạo Phật và tên Thích ”

Cảm ơn anh Thái Tấn Truyền anh đã chia sẻ nhiều bài viết và hay có nhiều ý nghĩa để cho anh chị em Nhân Điện để học hỏi qua nhiều bài viết của anh để họ hiểu biết thêm để anh chị em có niềm tin để vững bước trên con đường để đi tìm chân lý đi tìm Thượng Đế, em xin hỏi một câu hỏi về Đạo Phật giáo , Phật Thích Ca, tại sao những ông thầy tu khi họ xuất gia đi tu họ lại phải cạo đầu có phải họ lấy những tài liệu cách này trên 25 thế kỷ khi Ông Phật Thích Ca chưa có đắt đạo Ngài là một Hoàng Tử sống nơi cung vàng điện ngọc, khi Ngài xuất gia Ngài mới xuống tóc cạo đạo đi tu cái cạo đầu này nó có ý nghĩa gì với nhà Phật, và tạo sao khi Nhân Loại thờ phượng Ngài những tượng Phật lại những tượng Phật này Ngài lại có tóc, lại không phải là tượng cạo đầu, vậy tại sao những môn đồ Đạo Phật phải cạo đầu, em có nghe qua một đoạn Thầy Đáng có nói vẫn đề ông Phật Thích Ca Thầy Đáng nói Nhân Loại lại không ý thức cái việc này Nhân Loại lại tôn thờ những tượng ông Phật Thích Ca lại có tóc mà như ông Thầy tu điều lại cạo đầu trọc, xin anh Thái Tấn Truyền chia sẻ giúp giùm trả lời câu hỏi , và tại sao những ông thầy chùa điều lấy chữ Thích làm đầu để gắng ghép tên họ vào có phải họ muốn đắt đạo giống như ông Phật Thích Ca không ? , chữ Thích này khi ông thầy chùa nào điều lấy chữ thích này, rồi Thích Thượng tạ đủ loại Thích xin anh Thái Tấn Truyền giải đáp dùm xin cảm ơn anh Thái Tấn Truyền.

THÁITẤNTRUYỀN TRẢ LỜI:

1/Đạo Phật ra đời tại Miền Bắc nước Ấn Độ, chính xác nay là nước Nepal trên 2500 năm trước, ông Phật Thích Ca, tên thật xuất thần của Hoàng tử là Siddhartha, nhiều người Ấn Độ mang họ nầy, tiếng Việt đúng hơn là tiếng hán Việt gọi là Thích, cho nên nhiều ông Sư Tàu và sau đó là những ông Sư Việt Nam cũng muốn mang họ Thích nầy để hãnh diện là Đệ tử của ông Phật Thích Ca, còn cái tên phía sau thường do các vị Sư Phụ của họ đặt cho, và thường dung chữ lót là Chữ lót của tên Sư Phụ minh, thí dụ như chữ Minh thì có Thích Minh Quang, Thích Minh Chiếu, Thích Minh Nhật, Thích Minh Thành…, dòng sư tăng khác là Ngộ thì sẽ có những ông Sư là Thích Ngộ Quang, Thích Ngộ Chiếu, thích Ngộ Nhật, Thích Ngộ Thành…, dòng Sư tăng khác như Thiện thì có: thích thiện Tâm, Thích thiện Tánh, Thích Thiện Năng…

2/Còn chuyện cạo đầu thì phải coi lại cái tình hình xã hội tôn giáo tín ngưỡng của Ấn Độ thời bấy giờ, 2500 năm trước, gần như toàn thể Ấn Độ có nhiều tôn giáo tín ngưỡng, nhưng tôn giáo lớn mạnh nhất là Đạo Ấn, Hindu, đã có từ 5.000 năm, 99% người dân theo đạo Hindu, thờ cúng đủ các vị Thần Thánh, nhưng Đạo Ấn thường pha trộn nhiều tín ngưỡng dân gian khác, mạnh nhất là quan điểm “khổ nhục”, họ quan niệm đi tu là phải chịu khổ, không chịu khổ thì không phải là tu, càng chịu khổ cực càng là đạo hạnh cao, tu là phải từ bỏ hết của cải vật chất, tình cảm, vứt bỏ những ham muốn nhà cửa, cơm áo, nhan sắc, hình thể, tên tuổi, vợ con, cha mẹ, anh em…. Từ Bỏ tất Cả ! là điều kiện bắt buộc của người tu hành theo quan niệm tu hành ở Ấn Độ thời bấy giờ.

3/Thế nên từ một vị Hoàng Tử sẽ được kế thừa Ngai vang để làm Vua một tiểu quốc Ấn Độ, có vợ là một Công Nương xinh đẹp, có con là một vị Hoàng Tử Xinh xắn, nhưng Hoàng Tử Siddhartha, muốn đi tu, nên nửa đêm lén cùng người hầu cận ra khỏi cửa thành, đến một bờ sông, lấy dao ra cắt hết tóc, cạo hết râu, cổi hết y phục, cả hài dép cho người hầu mang về Hoàng Cung trả lại cho gia đình, ngụ ý là ông cắt đứt hết mọi ràng buộc nhân tình thế gian, mang thân phận mới là một con người không tên tuổi, không danh phận Hoàng Tử, hoàng  gia. Một người thuộc giai cấp quý tộc thì phải để nguyên đầu tóc, râu ria thì mới là qúy tộc, nên Ngài cạo hết râu tóc là mang ý nghiã nầy, ý nghiã từ bỏ giai cấp địa vị qúy tộc, Ngài cũng bởi bỏ cả hài tất, tức giày vớ, cũng là biểu tượng của Hoàng Tử qúy tộc, để đi chân đất như người bình dân vô danh tánh, vô danh phận, nguyên nhân và ý nghiã là như vậy, chớ không phải cạo đầu để “đầu đội Trời”, đi chân đất là để “chân đạp đất” như lời giảng của một số vị chư tăng Phật giáo.

4/Còn chuyện tượng Phật thì khi Đạo Phật truyền đến xứ nào thì xứ đó cũng muốn tạc hình tượng ông Phật giống như là người của nước minh, nên ở Ấn thì hình ông Phật giống Ấn, ở Miến Điện, Thái Lan thì hình ông Phật giống Miến Điện, Thái Lan, qua tới Miên kế bên Miến Điện , Thái lan mà ông Phật cũng đã biến thanh ông Phật Miên, cái mặt vuông hơn, da sậm hơn, mũi to hơn và xệp hơn, còn Việt Nam thì du nhập Đạo Phật từ bên Tàu cho nên ông Phật Việt Nam thì giống hệt ông Phật bên tàu nhưng lại khác hơn ông Phật bên Miên, bên Thái, bên Ấn độ, ông Phật ở Việt nam thì giống ông Tàu, ăn mặc quần áo cũng giống như Tàu, mà bên tàu thì có những môn phái tu Phật nhưng không cạo đầu cho nên những nhóm không cạo đầu nầy họ lại nặn ra tượng ông Phật có tóc, còn ông Phật vượt biển sang tới Nhựt Bổn thì ông Phật bị lùn xuống cho giống với người Nhật.

5/. Nhân Điện không phải là một tôn giáo, ACE có quyền theo bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào, nhưng dù theo tín ngưỡng tôn giáo nào ACE cũng phải luôn luôn học hỏi Minh Triết Giác Ngộ, tức là luôn tìm hiểu xem cái gì đúng, cái gì sai, cái gì hay, cái gì dở, cái gì đúng thì ACE theo, cái gì sai thì ACE bỏ, chớ Thầy Đáng không kêu ACE theo cái gì, bỏ cái gì, kể cả nhiều phong tục tập quán cũa người Việt Nam mình, có nhiều cái dở lắm, nhưng mà ACE cũng khó long trong một phút một giây ngắn ngủi, mà bỏ được thì ACE bỏ từ từ, cái gì bỏ được ngay thì ACE bỏ ngay đi, như tục thờ cúng rườm rà, tục đốt tiền vàng bạc, những tục lệ Mê tín Dị đoan, thì ACE nên bỏ càng sớm càng tốt.

Thân mến. THÁITẤNTRUYỀN

No comments:

Post a Comment