Phong tục Tết Việt Nam
Tết là ngày lễ đầu năm âm lịch của Việt Nam, ngày lễ lớn nhất, ý nghĩa nhất, và quan trọng nhất trong năm đối với phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam.
Tết Việt Nam, nói chung, có những phong tục tập qúan tốt đẹp, lợi ích, ý nghĩa, nhưng đồng thời Tết Việt Nam cũng có những phong tục tập quán không tốt đẹp, không cần thiết, không lợi ích, nhưng điều đáng nên, cần phải đặc biệt quan tâm, lưu ý là, có khi Tết Việt Nam còn có những phong tục tập quán tai hại, tác hại, thiệt hại cho cá nhân, gia đình, xã hội, cộng đồng, dân tộc, quốc gia...
Phong tục tập quán Tết nào tốt đẹp, lợi ích, chúng ta có thể duy trì, bảo vệ, bảo tồn, phát triển, phổ biến.., nhưng còn những phong tục tập quán Tết nào chúng ta xét thấy là xấu, sai, tai hại …, thì chúng ta nên sửa đổi, từ bỏ, loại trừ...
Có những phong tục tập quán Tết Việt Nam tốt, nhưng cũng có những phong tục tập quán Tết Việt Nam không tốt, có những cái không hay, không đẹp đối với cá nhân, có những cái không hay, không tốt đối với gia đình, xã hội, có những cái tai hại, nguy nan đối với cộng đồng, đất nước, con người, vân vân.
Những phong tục tập quán Tết Việt Nam tốt đẹp, hữu ích, lợi ích, ý nghĩa, văn hoa, văn hóa…, chúng ta có thể kể, quan trọng nhất là những cái mới, những cái tốt, những cái thiện lành, lợi ích, trong những ngày đầu năm. Trong những ngày Tết đến, đầu năm, mọi người đều cố gắng làm tất cả mọi thứ, mọi việc, mọi điều mới mẽ, tốt đẹp, thiện, lành, để lấy hên, lấy may, để mong quanh năm sẽ có những cái mới mẽ, tốt đẹp, thiện lành, may mắn, thịnh vượng, sung túc, vân vân.
Thực tế thì mối liên hệ tính chất của những sự việc tốt đẹp đầu năm với những việc, những sự, những điều tốt đẹp khác trong năm rất mong manh, mơ hồ, không thể khẳng định, chắc chắn, cụ thể, rõ ràng, thực sự, thực tế... Những mối liên hệ nầy luôn luôn cần phải được củng cố, xây dựng, kết nối, bởi nhiều yếu tố vật chất, tinh thần, gia đình, xã hội, cộng đồng, văn hóa...
Rất khó có được những gì tốt đẹp ở những ngày tháng khác trong năm chỉ vì những lý do là chúng ta đã làm những việc tốt đẹp nào đó lúc đầu năm, chỉ vì những việc lợi ích chúng ta đã làm trong những ngày đầu tiên của năm mới, trong những ngày giờ của Tết. Ý tưởng lấy hên bằng những việc tốt đẹp, lợi ích đầu năm mới, không có cơ sở luận lý, không có những lý lẽ thuyết phục, không thực tế, không hiện thực.
Tuy nhiên, những việc tốt đẹp đầu năm mới vẫn là những việc rất cần thiết và rất ích lợi cho chúng ta, về cả hai phương diện tinh thần, và vật chất, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ cá nhân, gia đình, đến xã hội, quốc gia, đất nước, dân tộc...
Cá nhân, một người, quanh năm như thế nào không biết, nhưng mà nếu như vào dịp năm mới, Tết đến, đầu năm, cố gắng để làm được những cái gì tốt đẹp, thiện lành, nhân nghĩa, đạo đức, vân vân, từ những cái cụ thể, nhỏ bé nhất, từ việc chăm lo, săn sóc, giữ gìn một thân thể khỏe mạnh, sạch sẽ, áo quần đẹp đẽ, tươm tất, nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, ngôn ngữ lịch sự, nhã nhặn, cẩn trọng, lễ độ, vân vân, tới một tinh thần vui vẻ, lạc quan, những tư tưởng trong sáng, những tình cảm tốt đẹp, thanh cao, những việc làm tốt đẹp, lợi ích, thiện lương, những việc thi ân, bố đức, những việc từ thiện, từ tâm, vân vân, thì tất cả những cái nầy, việc nầy, điều nầy, tất cả đều rất cần thiết, rất quan trọng, rất lợi ích, rất cần làm.
Cá nhân như vậy, gia đình cũng vậy, tập thể, qúôc gia, cộng đồng, sắc tộc, dân tộc, xã hội, đều cũng vậy, nếu mọi người, nếu tất cả đều cố gắng làm ra, làm được, làm nên những điều tốt, những việc tốt, những điều lành, những việc lành, những điều thiện, những việc thiện, vân vân, tránh làm, tránh nghĩ, tránh nói, những điều xấu, việc xấu, điều sai, việc sai…, thì dù chỉ trong khỏang thời gian một hai ngày đầu năm Tết đến, chúng ta cũng đã có được bao nhiều điều tốt đẹp, lợi ích cho con người, cho cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia.
Cho nên, nếu chúng ta có những phong tục, tập quán, thói quen biết giữ gìn, thực hiện, thực hành những điều tốt, những việc tốt, những điều lành, những việc lành, những điều thiện, những việc thiện, những điều việc nhân nghĩa đạo đức, trong ba ngày Tết, những ngày đầu năm Tết đến, thì cho dù là vì nguyên nhân gì, lý do gì, mục đích gì, đều là những cái rất quan trọng, những thứ rất cần thiết, những điều rất ích lợi cho tất cả chúng ta, gia đình, xã hội, quốc gia….
Tất cả những cái, những thứ, những điều tốt đẹp, lợi ích trong những ngày Tết đến đầu năm nầy, đều rất đáng hoan nghênh, ca ngợi, hoan hô, trân trọng, giữ gìn, truyền bá, nhân rộng, nhân ra, nhân lên… Đó là những cái đáng trân trọng, đáng giữ gìn, những cái tốt, những cái đẹp, những cái hay, những cái thiện, những cái đức, những cái lành, nhưng chúng ta nên đặc biệt chú ý đến cái đặc biệt nhất, quan trọng nhất, ý nghĩa nhất trong ngày Tết, ngày đầu năm, đó là “cái mới”.
Chúng ta rất cần quan tâm, chú ý, tới những cái tốt, nhữg cái đẹp, những cái hay, trong những ngày Tết đến, đầu năm, nhưng cái rất quan trọng của những cái tốt, điều tốt, việc tốt, mà chúng ta phải đặc biệt lưu ý, chú ý đến là những cái tốt mới, những cái đẹp mới, những cái hay mới, những cái thiện mới, những cái nhân nghĩa mới, những cái đạo đức mới, không phải là những cái cũ xưa, bởi vì những cái cũ xưa có thể là không còn thích hợp, không còn thích đáng, không còn thích nghi, không còn hữu dụng nữa.
Nghĩa là tất cả mọi thứ, mọi cái trong ngày Tết đầu năm đều phải có tính chất mới, tính chất thay đổi, mới là những cái tốt đẹp đúng nghĩa của ngày Tết, không có yếu tố mới, “yếu tố thay đổi” là không có, không đủ tính chất Tết, hay nói cách khác thì Tết đồng nghiã với Mới, đồng nghĩa với sự thay đổi, có Tết là có Mới, có thay đổi, và ngược lại, có Mới, có thay đổi, thì mới có Tết, không có cái Mới, cái thay đổi, thời tiết, khí hậu, phong cảnh, sự việc, sự vật, vân vân, thì không có Tết, không phải Tết.
Nói rõ hơn thì “cái mới” là cái vô cùng quan trọng và vô cùng cần thiết cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, cho cá nhân, gia đình, xã hội, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, trong ngày Tết, dịp Tết, Hội Tết; một khi nói đến Tết thì chúng ta không thể thiếu cái yếu tố tối ư quan trọng, và vô cùng cần thiết là “cái mới”, nếu không có “cái mới”, thì không thể gọi là Tết.
Cho nên, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý, phải hết sức quan tâm tới “yếu tố mới” nầy, không những nó quan trọng đối với ngày Tết, mà nó còn rất quan trọng đối với rất nhiều sự việc trong đời sống chúng ta, những sự tiến hóa, tiến bộ, phát triển, văn minh, vân vân, của nhân lọai, con người, nếu không có cái mới, mà đặc biệt là những tư tưởng mới, những ý tưởng mới, vân vân, thì chúng ta, nhân lọai, con người, cho đến bây giờ, và mãi mãi vẫn phải sống trong tăm tối, nghèo nàn, đói khổ, lạc hậu, chậm tiến, ngu dốt, mông muội, ngu muội...
Tóm lại, chúng ta ghi nhận “Cái mới” là yếu tố vô cùng quan trọng, rất cần thiết, rất ích lợi, cho con người, xã hội, cộng đồng, nhân lọai, tiến bộ, tiến hóa, phát triển, văn minh... Năm trước có cái Mới của năm trước, năm nầy có cái Mới của năm nầy, năm sau có cái Mới của năm sau, nghĩa là năm nào cũng phải có cái Mới, thì mới đúng nghĩa của việc mừng Xuân, đón Tết, đón Xuân, đón mừng năm mới.
Không phải chỉ riêng trong thế giới con người, mà cả trong những thế giới khác, thế giới của vạn vật, của cỏ cây, hoa lá, vân vân, tất cả đều cũng vậy, cũng có chung một định luật thay đổi mới của ngày Xuân, ngay cả những bông hoa, cây cỏ khi Xuân về, Tết đến, nó cũng nở hoa mới, cành mới, lá mới, để đón Xuân, để mừng Tết, không phải là những bông hoa cũ, không phải là những cành lá cũ.
Nhưng mà về chi tiết của những cái Mới ngày Xuân, ngày Tết, thì chúng ta còn phải xét đến những nội dung, những tính chất, những lợi ích, vân vân, của những “cái mới” nầy, và chúng ta còn phải xét xem, phải xét nghiệm, xét đóan nhiều việc, nhiều thứ, nhiều điều: cái gì mới, mới cái gì, mới thế nào, mới ra sao, tại sao mới, tại sao cần tới cái mới, vân vân và vân vân.
Không thể nào đơn giản bảo là chỉ cần có “cái mới” là đủ, bởi vì có những cái tuy mới, nhưng lại là cái mới không cần thiết, không ích lợi, không quan trọng, vân vân, hơn thế, còn có những cái mới nhưng lại là cái mới tai hại, thiệt hại, xấu tệ, vân vân, có những cái Mới nhưng nó còn xấu, tệ, hơn cả những cái cũ, thì chúng ta sẽ không chấp nhận những cái mới nầy.
Chúng ta nói đến cái mới, chúng ta cần cái mới, nhưng đồng thời, cùng lúc, chúng ta cũng phải luôn luôn cẩn trọng, chúng ta phải luôn luôn thận trọng đối với những cái mới, bất cứ là cái mới nào, không bao giờ chúng ta được quyền, được phép dễ dãi, dễ dàng, với những cái mới, chúng ta không bao giờ được có thái độ mơ hồ, không rõ ràng khi chấp nhận những cái mới.
Có rất nhiều dạng thức, hình thức, thể lọai, vân vân, của những cái mới, thông thường chúng ta chỉ chú ý đến những cái mới vật chất, hình thức, như nhà cửa, áo quần, giày vớ, chăn màn…, nhưng mà những cái mới nầy không thực sự là quan trọng, không thực sự là cần thiết. Những cái mới chúng ta cần đặc biệt chú trọng, quan tâm, lưu ý là những cái mới về tinh thần: cái mới của những ý tưởng, những tư tưởng, những quan điểm, những quan niệm, vân vân.
Những cái mới tinh thần nầy, không phải là những cái mới vật chất, mới là những cái mới rất quan trọng, rất cần thiết, rất căn bản, rất nền tảng, cho mọi cái mới mang những tính chất tốt đẹp, thiện mỹ, những cái mới có thể mang đến những lợi ích, tiến bộ, tiến hóa, văn minh, cho nhân lọai, con người, cá nhân, gia đình, xã hội, qúôc gia….
Tính chất của những tư tưởng, quan điểm, quan niệm đúng sai, hay dở, tốt xấu, lành dữ, thiện ác…, sẽ quyết định rất nhiều thứ, rất nhiều điều, rất nhiều việc, vân vân, về cuộc đời, sự nghiệp, thân phận, cuộc sống, cuộc đời, của mỗi người, của cá nhân, của tập thể, của gia đình, của xã hội, của cộng đồng, của tất cả chúng ta.
Nói cách khác, nói rõ hơn là những tư tưởng, quan niệm tốt, đúng, thiện lương, thiện mỹ, thiện hảo…, sẽ mang đến những điều tốt đẹp, lợi ích, cần thiết, cho chúng ta, trái lại, những tư tưởng, quan điểm, quan niệm xấu, sai, tà, ác, vân vân, sẽ mang lại những cái xấu, những cái hại, những cái bất hạnh, bất tường, bất lợi cho chúng ta.
Tốt hơn nữa, nếu chúng ta không giới hạn những điều tốt, những việc tốt, những điều lành, những việc lành, những điều việc thiện lương, những điều nhân nghĩa, đạo đức, những việc từ bi, nhân ái, bác ái, vân vân, trong những ngày Tết, những ngày đầu năm, chúng ta không nên hạn chế những việc làm tốt đẹp trong những ngày tháng ngắn ngủi của Tết, Xuân.
Mà bất kể là ngày nào, tháng nào, thậm chí bất kể năm nào, chúng ta cũng cố gắng, cố công, cố sức, cũng tòan tâm, tòan ý, tòan lực, để thực hiện, thực hành những điều tốt, những việc tốt, những điều lành, những việc lành, những điều thiện, những việc thiện, những điều phước, những việc phước, những điều nhân nghĩa, những việc nhân nghĩa, những điều đạo đức, những việc đạo đức, vân vân.
Luôn luôn, thường xuyên, thường trực, thường ngày, thường hằng…, chúng ta cần làm, chúng ta nên làm, và chúng ta phải làm những điều tốt, những việc tốt, những điều lành, những việc lành, những điều thiện, những việc thiện, những điều việc nhân nghĩa đạo đức …, nhưng trên thực tế, rất tiếc là phần nhiều, phần đông chúng ta chỉ giới hạn những cái, những điều, những việc tốt đẹp, thiện lương, nhân nghĩa…, trong những ngày Tết nhất đầu năm!.
Chúng ta thường rất cố gắng làm nhiều điều tốt, việc tốt, nhiều điều đẹp, việc đẹp, vân vân, trong những ngày Tết, nhưng còn những ngày khác, những tháng khác trong năm thì chúng ta lại thường không để ý tới, chúng ta thường không quan tâm tới, hoặc chúng ta quan tâm không đầy đủ, không đúng mức. Những ngày tháng khác trong năm thì chúng ta không thực hiện, thực hành những điều thiện, những việc lành, mà tệ hơn nữa là có khi có những điều không thiện, có những việc không lành, thậm chí có những việc xấu, những việc ác, những việc dở, những việc sai, chúng ta cũng cứ làm.
Nếu như vậy thì những cái, những việc, những điều đạo đức, những việc tốt đẹp, những việc nhân nghĩa, nhân đạo, từ tâm, bác ái, từ bi, vân vân, chúng ta đã làm trong những ngày Tết đến đầu năm nầy, mặc dầu nó cũng có giá trị, lợi ích, nhưng mà nó sẽ chỉ có những giá trị rất hạn chế, nó sẽ không đủ sức, không đủ lực mang lại những điều tốt đẹp, những lợi ích to lớn, lâu dài, rộng rải, thực dụng, thực tế, cho chúng ta trong những ngày tháng khác trong năm.
Điều rất cần, phải và nên lưu ý là trong một năm, chúng ta chỉ có 3 ngày Tết mà thôi, nhưng chúng ta còn có tới 363 ngày không phải là ngày Tết, chúng ta có rất nhiều ngày tháng trong một năm cho cuộc đời, cho cuộc sống thường hằng, thường nhật của chúng ta, không phải chỉ có ba ngày Tết, thế nên cho dù là ba ngày Tết có tốt đẹp thế nào thì nó cũng không đủ cho nhu cầu của đời sống chúng ta, cho đời sống con người.
Đời sống chúng ta, đời sống con người luôn luôn cần đến những điều tốt đẹp, những việc tốt lành, những điều nhân đức, những việc thiện lương, bất kể ngày nào, năm nào, tháng nào, giờ nào…, thậm chí bất kể phút nào, giây nào, của đời sống nhân sinh, kiếp sống con người, chúng ta cũng cần tới những điều tốt đẹp, lợi ích nầy: những điều nhân nghĩa, đạo đức, những việc thiện mỹ, thiện lương...
Một cách chi tiết hơn, chúng ta còn có thể nói: Ngay cả trong những giấc ngủ, ngay trong những đêm khuya, chúng ta cũng cần tới những tư tưởng trong sạch, những giấc mơ nhân đức, những giấc mộng thiện lương…, chúng ta cũng cần tới những điều thiện nghĩa, những việc nhân từ, những điều đạo đức, những tư tưởng thanh cao….
Nghĩa là không có phút giây nào của đời sống nhân sinh, kiếp sống con người, mà chúng ta không cần tới những điều nầy, những thứ nầy, những cái nầy, mà bất cứ, bất kể là phút giây nào của đời sống nhân sinh, của kiếp sống con người, chúng ta cũng cần tới nó, chúng ta cũng rất cần tới nó: chúng ta cần tới những cái tốt đẹp, nững điều thiện lương, những việc nhân nghĩa, đạo đức….
Ngòai những phong tục tập quán Tết cổ truyền Việt Nam có những tính chất tốt đẹp, lợi ích, văn minh, văn hóa, những cái, những thứ, những điều đáng trân trọng, đáng giữ gìn, thậm chí là còn có thể phát triển, phát huy, thì chúng ta lại còn có những phong tục tập quán Tết Việt Nam, tuy cũng gọi là Tết cổ truyền, cũng gọi là Tết dân tộc, cũng gọi là Tết văn hóa, văn hoa, văn hiến, nhưng mà, thực ra thì những tính chất của nó thì hoặc là không tốt đẹp, hoặc là không cần thiết, hoặc là không lợi ích.
Tệ hơn nữa, chúng ta còn có những phong phục tập quán Tết, chẳng những không tốt, không hay, không đẹp, không lợi ích, mà trái lại, nó còn có thể mang lại những điều xấu, những điều hại, những điều tệ, những điều dở…; đó là những thứ phong tục tập quán Tết, mà chúng ta cần nên lưu tâm, lưu ý, chú ý…, chúng ta phải cần nên quan tâm, chúng ta cần nên nghiên cứu, cần nên tìm hiểu, cần nên phân tích, cần nên xem xét, cân phân, cân nhắc...
Chúng ta thực sự rất cần nên lưu ý đến những phong tục tập quán Tết nào có những tính chất xấu, hại, nguy cơ, nguy nan, đối với cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, để lọai bỏ, lọai trừ, không nên gìn giữ, duy trì, không để cho nó tiếp tục tồn tại trong đời sống chúng ta.
Về những phong tục tập quán có những tính chất xấu của ngày Tết Việt Nam, trước nhất, chúng ta có thể nói về những điều mê tín, dị đoan, những hủ tục trong những ngày Tết nhất đầu năm; mà những cái nầy, những phong tục tập quán mang những tính chất mê tín dị đoan trong những ngày Tết nhất đầu năm, thì người Việt Nam chúng ta có nhiều lắm.
Đây là một thực tế rất đáng buồn của xã hội, đất nước, con người Việt Nam, thực tế chúng ta có rất nhiều phong tục tập quán Tết mang những tính chất mê tín dị đoan, nhiều không kể xiết, không đếm hết, đủ thứ điều, đủ thứ việc, đủ thứ chuyện, đủ thứ mê tín dị đoan, đủ những thứ chuyện hủ tục, hủ hóa, đủ thứ chuyện phiền tóai, đủ những điều phiền phức, đủ thứ chuyện rườm rà, vô bổ, vô ích, trong những phong tục tập quán Tết người Việt Nam.
Đầy rẩy những phong tục tập quán Tết xấu, hại, tệ, dở, mang những tính chất dị đoan mê tín trong những ngày Tết Việt Nam, nhưng mà bởi vì chúng ta không biết, chúng ta không rõ ràng, chúng ta không tường tận, những điều tai hại, thiệt hại thiệt thòi của nó, cho nên chúng ta vẫn cứ gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn, thậm chí có khi chúng ta còn hãnh diện tôn vinh, ca ngợi, ca tụng, rằng nó là những tinh hoa, di sản văn hóa cổ truyền, những tài sản văn hiến...!
Trước nhứt chúng ta có thể nói những chuyện có tính cách mê tín, dị đoan, liên quan đến những cái gọi là “tuổi” của con người, tuổi Rồng, tuổi Rắn, tuổi Thìn, tuổi Tỵ, tuổi Ngọ, tuổi Mùi, tuổi Ngựa, tuổi Dê, vân vân. Lịch năm tháng của Việt Nam dựa theo lịch năm tháng của Trung Hoa, đúng hơn là xử dụng lịch năm tháng của Trung Hoa gọi là âm lịch, phân biệt với lịch của Tây Phương gọi là dương lịch. Lịch Tây Phương tính theo năm tháng Đức Chúa Jesus ra đời, năm nay là năm 2008, sang năm là năm 2009, cứ thế mà tính tới.
Âm lịch tức, là lịch Trung Hoa mà Việt Nam vẫn áp dụng song song với lịch Tây Phương, nếu năm nay 2008 là năm Tí, sang năm 2009 là năm Sửu, năm kế 2010 là năm Dần, tổng cộng có 12 tên gọi khác nhau để chỉ 12 năm khác nhau theo một thứ tự thời gian nhất định, gọi là 12 CHI, mỗi chi có một tên gọi riêng và được tượng trưng bằng một con vật.
12 CHI có tên theo thứ tự là: Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, mỗi cái tên được tượng trưng bằng hình ảnh của một con vật cho dễ nhớ, điều nầy giúp cho những người không biết chữ, không nhớ chữ, không hiểu chữ, những người không đồng ngôn ngữ, không biết chữ Tàu, không biết chữ Nho, không biết chữ Hán, vân vân, cũng dễ biết được, cũng dễ nhớ được, hay dễ nhận ra, và 12 con vật quen thuộc đối với chúng ta đã được người làm lịch ngày xưa chọn lựa để tượng trưng cho 12 Chi, lần lượt là những con vật: Chuột, Trâu, Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Gà, Chó, Heo.
Tên của 12 CHI được suy nghĩ và chọn lựa trước, rồi sau đó 12 con vật dùng để tượng trưng mới được suy nghĩ và chọn lựa sau, thứ tự 12 CHI và thứ tự 12 con vật tượng trưng được suy nghĩ và chọn lựa một cách riêng biệt, hai dòng tư tưởng khác nhau, hai sự lựa chọn khác nhau, không có liên quan gì nhau. Điểm rất cần nên lưu ý là: không có mối liên hệ gì giữa tên của CHI và tên con vật tượng trưng cho CHI, sự liên hệ nếu có thì chỉ là những sự kiện tình cờ nào đó mà thôi, chớ không phải là có một sự lựa chọn cố ý nào cả.
Điều hiểu biết về những tính chất, giá trị của những con vật tượng trưng cho năm tháng theo lịch sách Trung Hoa nầy rất quan trọng cho những suy nghĩ, và cho những hành động của chúng ta, trong cuộc sống, và trong những giao tế, giao dịch hàng ngày của chúng ta với những công việc, với công việc nầy, công việc khác, với người nầy, với người khác.
Nói rõ hơn là không có mối liên quan, liên hệ nào giữa cái tên của CHI, thí dụ như là Chi Tí với con vật tượng trưng cho CHI TÍ là Con Chuột, hai cái nầy không có liên hệ gì với nhau, nó thuần túy chỉ là một sự trùng hợp mà thôi, không phải vì nó là năm Tí mà nó được dùng hình ảnh con chuột để tượng trưng, và ngược lại, cũng không phải vì nó là năm con chuột mà nó có tên là năm Tí, không phải như vậy, tuyệt đối là không phải.
Hình ảnh con chuột được dùng để tượng trưng cho năm Tí chỉ là một sự tình cờ, người ta có thể dùng hình ảnh của một con vật khác, thí dụ như là con Mèo, con Chó, con Heo, con Gà, vân vân, hoặc một con vật nào khác hơn những con vật chúng ta từng biết, như là con Kangooroo, hay con Koala của Úc, những con vật rất xa lạ với người Việt người Hoa, để tượng trưng cho năm Tí, chớ không nhất thiết, chớ không nhất định là phải dùng hình ảnh con chuột để tượng trưng cho năm Tí.
Những CHI khác cũng vậy, cũng không có mối liên hệ thực sự nào giữa cái tên gọi của CHI và tên con vật tượng trưng cho cái CHI nào đó, và hơn thế người ta còn có thể thay đổi một hình ảnh con vật tượng trưng nào đó mà người ta không thích, nhưng mà người ta không cần thay đổi cái tên của CHI. Thí dụ như là hình ảnh của Con Mèo tượng trưng cho CHI MẸO hay MÃO, có nhiều dân tộc, sắc tộc, cộng đồng Á Đông như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, vân vân, họ vẫn dùng cái tên Mão, Mẹo để chỉ về năm, nhưng lại dùng hình ảnh con Thỏ mà không dùng hình ảnh con Mèo, để chỉ cho năm đó.
Sự thay đổi hình ảnh con vật tượng trưng nầy có nhiều điều lợi ích cho nhiều người, có nhiều người nhầm lẫn rất nhiều thứ, nhiều việc, nhiều điều, vân vân, nhiều người tự gán ghép con người, cuộc đời, số mệnh, tính chất, tính cách, vân vân, của mình với những tính chất, yếu tố, tính tình, cuộc sống, cuộc đời, vân vân, của con vật tượng trưng cho năm sinh của mình. Những sự gán ghép nầy hòan tòan vô căn cứ, phi khoa học, phi lý, phi thực, vân vân, và nguy hại là kết qủa, bỗng dưng mình bị lệ thuộc vào những điều hòan tòan sai lạc, sai lầm, mê tín, mê muội, dị đoan, huyền hoặc, phi lý, mơ hồ, vân vân.
Kết quả của những tin tưởng sai lầm, những điều mê tín, dị đoan về tuổi tác nầy là có những người mang tuổi con chuột, chỉ vì những phong tục tập quán mê tín dị đoan về chuyện tuổi tác mà họ rất kiêng kỵ những người mang tuổi con Mèo, bởi vì ở ngòai đời thì con mèo là khắc tinh của con chuột, con mèo thường săn con chuột, thường bắt con chuột, thậm chí là ăn, giết con chuột, vân vân.
Hậu qủa là những người mang hai cái tuổi Mèo Chuột nầy không chơi với nhau, không giao thiệp, không giao tiếp, nhất là những người tin nghe thầy bói thì sẽ không cưới vợ gả chồng, không kết hôn với nhau, kết qủa là có bao nhiêu cuộc tình yêu tan vở, khổ đau chỉ vì câu chuyện tuổi tác mèo chuột xung khắc vô lý nầy. Thực thế thì không có chuyện tuổi nào khắc kỵ với tuổi nào, cũng không có tuổi nào hợp thuận với tuổi nào cả, chỉ có những con người, cá nhân người nầy có thể khắc, có thể hợp với cá nhân người khác, chớ không có tuổi tác khắc hợp gì cả.
Cũng vì những chuyện kiêng cử, khắc kỵ tuổi tác nầy mà có người đã đổi tuổi con Mèo ra tuổi con Thỏ, và kết qủa là hai người tuổi tác khắc kỵ Chuột- Mèo đã dược đổi lại là hai tuổi thuận hợp Thỏ- Chuột, hai con vật cùng một giống lòai như nhau. Rất tiếc là chỉ có một số cộng đồng, dân tộc đã sửa đổi tuổi con Mèo thành tuổi con Thỏ, sự sửa đổi cần thiết và ích lợi cho nhiều người, nhưng mà nhiều người, nhiều dân tộc, cộng đồng, quốc gia, phần đông người Việt, người Hoa vẫn còn tíêp tục dùng bộ lịch cũ từ ngàn xưa, vẫn giữ nguyên cái tuổi Mẹo với con Mèo khiến cho nhiều người còn tiếp tục chịu khổ vì những chuyện dị đoan, mê tín, khắc kỵ, kiêng cử tuổi tác.
Cũng tương tự như vậy, bởi vì con Cọp là một con vật qúa hung dữ, độc ác và cô độc, do thành kiến dị đoan mê tín của người đời, cho nên những ngừơi lỡ sinh ra nhằm năm Dần, tức là tuổi con Cọp đã phải nhận chịu nhiều sự thiệt hại, thiệt thòi, nhất là ngừơi đàn bà, con gái, một khi lỡ sinh ra nhằm tuổi con Cọp thì không ai muốn cưới hỏi cho con cái của mình. Nhiều người đàn bà, con gái đã phải chịu cảnh cô độc, ế chồng chỉ vì cái tội vô lý là mang phải cái tuổi con Cọp nầy, bởi vì không ai muốn cứơi hỏi một con Cọp cái về nhà làm vợ, làm dâu con trong nhà cả.
Thực tế thì những sự thiệt hại, thiệt thòi của những người đàn bà, con gái tuổi Dần, tức là tuổi con Cọp trên đây chỉ là do những điều suy diễn bậy bạ, khùng điên, dị đoan, mê tín.., mà thôi, thực tế thì không có sự liên hệ nào giữa những khả năng, cá tính, tính tình, vân vân, của con người với những con vật tượng trưng cho ngày tháng năm sinh của chúng ta cả.
Không hề có chuyện những người tuổi Dần thì tánh tình hung dữ, độc ác gì cả, có những người tuổi Dần, tuổi con Cọp, nhưng mà đàn ông hay đàn bà gì cũng có thể hiền từ, hiền hậu, đạo đức, vân vân, trái lại có những người dù là tuổi con gì cũng có thể độc ác, cũng có thể hung dữ, cũng có thể cô độc, vân vân.
Bất kể là con vật nào, Trâu, Chó, Ngựa, Gà, Chuột, Dê, Mèo, Heo, Rồng, Cọp gì, cũng chỉ có một mục đích duy nhất là một hình ảnh đã được người làm lịch Trung Hoa thời xa xưa, lưu ý rằng đây chỉ là sự lựa chọn của duy nhất một người, đã mấy ngàn năm trứơc đây, đã xử dụng, đã dùng nó để mà tượng trưng cho một năm tháng nào đó, tượng trưng có mục đích, lý do là để cho dễ nhớ, cho dễ nhận ra, chớ không phải là tượng trưng cho sự gì, việc gì, điều gì, vân vân, của năm tháng đó cả.
Sự chọn lựa một con vật nào cho một năm tháng nào cũng đều là chọn lựa tùy hứng, tùy ý của người làm lịch, không liên quan gì tới người nào, vật nào, việc nào cả, không phải vì năm nay tốt thì chọn con vật hiền, không phải vì năm tới xấu mà chọn con vật dữ, năm nào cũng có thể tốt, năm nào cũng thể xấu, và con vật nào cũng vậy mà thôi.
Không hề có chuyện con vật nầy mạng thủy, con vật kia mạng hỏa, như những lời phán của mấy ông thầy bói tóan, tử vi, rồi tiếp theo là những lời suy diễn, bàn luận trên những căn bản thủy hỏa, âm dương, cho ra những kết luận năm nầy nóng, năm kia lạnh, năm nầy thời tiết tốt, năm kia thời tiết xấu, năm nầy làm ăn tốt, năm kia làm ăn xấu…. Xét ra thì tất cả những lời bàn luận phong thủy, tuổi tác âm dương, thủy hỏa, nóng lạnh…, đều không có căn cứ gì cã, tất cả đều chỉ là những lời bịa đặt, bày vẽ, gạt người, gạt mình mà thôi.
Thực tế có tới hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí tới hàng triệu, hàng nhiều triệu con người trên thế giới, có cùng một con vật tượng trưng cho năm sinh, tháng đẻ của mình, nhưng không phải những người cùng ngày tháng năm sinh, tức là cùng một năm tuổi, cùng một con vật cầm tinh thì tánh tình, vận mệnh, tài năng, tư tưởng, vân vân, giống như nhau, không hề có chuyện nầy, khoa bói tóan tử vi đã dựa trên những tiêu điểm ngày tháng, sao hạn, vân vân, hoàn tòan siêu thực, phi khoa học, phi luận lý, vô căn cứ.
Thực tế thì mỗi người đều có những nhân tướng, hình thể, tính tình, tư cách, đạo đức, tài năng, tư tưởng, tình cảm, vận mệnh, cuộc đời, thành bại, vân vân, tất cả đều khác nhau, không có một ai giống với một ai, cho dù là hai anh chị em ruột thịt, cùng cha cùng mẹ, những anh chị em song sinh, những người có cùng ngày, cùng tháng, cùng năm sinh, cùng một tuổi tác, cùng một con vật tượng trưng Cọp, Rắn, Rồng, Heo, vân vân.
Điều nầy chứng tỏ rằng tánh ý, tài năng, tài trí, đức độ, vân vân, của một con người không có liên hệ gì với những ngày tháng năm sinh của người đó cả; tánh ý, tài năng, khả năng, đạo đức, vân vân, của mỗi người tùy thuộc rất nhiều yếu tố rất phức tạp, những yếu về tinh thần, những yếu tố vật chất, vân vân.
Quan trọng nhất là những yếu tố gọi là di truyền, những tế bào di truyền có tên khoa học gọi là DNA, những yếu tố khoa học gọi là GENE, những cái không có liên hệ, liên quan gì với những năm tháng của con Rồng, con Rắn gì cả, mà phải coi là cái Gene nào, cái Gene gì, Gene trắng, hay Gene đen, hay Gene vàng, Gene Á châu hay là Gene Âu châu, Gene Phi châu, Gene Mỹ châu, vân vân.
Ngòai những điều nầy ra, những yếu tố khoa học, vật chất, tế bào, di truyền, nòi giống, vân vân, mỗi con người chúng ta còn có những yếu tố tâm linh huyền bí siêu hình chi phối, ảnh hưởng tới đời sống nhân sinh, tánh tình, khí chất, phẩm chất, đạo đức, tài năng con người, nhưng mà một khi chúng ta đã gọi là những yếu tố tâm linh, huyền bí, siêu hình, vân vân, thì chúng ta không thể biết được gì, không thể hiểu được gì cả.
Nếu chúng ta, những con người trần thế, phàm tục, phàm trần, mà có thể dễ dàng biết được những điều huyền bí, siêu hình của Trời Đất, Thượng Thiên, thì đâu còn gì là huyền bí, đâu còn gì là thiêng liêng, bí ẩn, siêu hình, vân vân. Trên nguyên tắc, theo định nghĩa, thì bất cứ cái gì, bất cứ điều gì, bất cứ sự việc gì, một khi chúng ta đã gọi nó là huyền bí, là thiêng liêng, vân vân, thì nó phải là những cái, những điều, những sự việc, vân vân, chúng ta không thể biết, không thể đóan, không thể suy, không thể luận, không thể bàn gì cả.
Tóm lại, thì chuyện tuổi tác con người, tuổi nầy tuổi nọ, con nầy con kia, con Mèo, con Chó, con Gà, con Khỉ, con Rồng, con Rắn.., tất cả 12 con Giáp, thuần túy chỉ là câu chuyện làm lịch, chuyện tính tóan, phân định năm tháng ngày giờ của người Trung Hoa cổ xưa, những chuyện không liên hệ, liên can gì tới cuộc đời, sự nghiệp, vận mạng, tánh tình, của bất cứ ngừơi nào, tuổi nào cũng có người hay người đở, người tốt người xấu, người hiền, người dữ,, không có chuyện tuổi nầy hiền, tuổi kia dữ, tuổi nầy tốt, tuổi kia xấu gì cả.
Nhưng lâu dần, theo năm tháng, thời gian, hàng ngàn năm qua đi, những người đời sau, có người vô ý, có người cố ý, nhiều người đã suy diễn, suy luận, thêm thắt, vẽ vời vào đủ thứ điều, đũ thứ chuyện về cuộc đời, vận mệnh con người liên quan đến chuyện năm tháng, ngày giờ, liên quan liên hệ với con vật nầy, con vật kia, nhiều câu chuyện tưởng tượng, thêu dệt, biến tứơng, biến tính, biến hình, sau cùng thì nó đã trở thành những chuyện, những điều mê tín dị đoan, vân vân, có khi rất là tai hại, tai ương, thiệt thòi, vân vân, cho con người.
Một trong những điều mê tín, dị đoan tai hại chính là những chuyện bói tóan, phong thủy, địa lý, những chuyện coi ngày, coi giờ, thuận hợp âm dương, ngũ hành, kim mộc thủy hỏa thổ, vân vân. Lịch sử Trung Hoa, Việt Nam đã có muôn ngàn câu chuyện, bằng chứng về những chuyện tai hại sai lầm của những điều mê tín dị đoan, bói tóan, phong thủy nầy, từ một người nhỏ bé tầm thường tới một ông Vua bà Hòang quyền uy tột đỉnh, không có bất cứ ai có thể xử dụng những khoa phong thủy, địa lý để mưu tính, mưu cầu chuyện gì cả.
Tuyệt đối không có chuyện ông nầy làm Vua là vì ông có tuổi con Rồng, ông kia làm dân là vì ông có tuổi con Chuột, nước Trung Hoa có tới 1.2 tỉ dân, tính ra thì có tới 100 triệu người tuổi con Rồng, nhưng mà chỉ có một người duy nhất làm Vua mà thôi, còn tất cả những người khác thì làm những công việc, những nghề nghiệp khác nhau, không có công việc, chức tước, địa vị gì liên quan đến tuổi tác, ngày tháng, năm sanh, vân vân, của con người cả.
Không có một quyền năng khả năng thiêng liêng nào trong tay con người cả, không có bất cứ con người nào có khả năng thủ đắc, hiểu biết những bí ẩn, những bí mật, những điều huyền bí, thiêng liêng, vân vân, của Thượng Đế, Thượng Thiên, của các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả, những thứ nầy là những độc quyền của Các Đấng. Những ai tự nhận, tự xưng mình hiểu biết, hoặc là nắm giữ những bí mật của Thượng Thiên, Thượng Đế, của Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả, vân vân, đều là những kẻ, hoặc là ngạo mạn Thượng Đế, Thượng Thiên, hoặc là dối gạt người đời, đều không đáng tin nghe.
Thực tế, trên đời, xã hội, thế gian, vân vân, chúng ta có quá nhiều kẻ dối gạt người đời, rất nhiều kẻ đầu cơ, ngụy tạo, những kẻ, những người giả danh, giả dạng những quyền năng, quyền lực của Thượng Đế, Thượng Thiên, có rất nhiều kẻ buôn Thần, bán Thánh, vân vân, có rất nhiều hình thức dối gạt, lừa gạt người đời khác nhau, có muôn hình vạn trạng những chuyện dối gạt, lừa dối người đời trên phương diện tâm linh, thần thánh vô hình.
Bởi vì Thần Thánh vô hình, cho nên người ta dễ dàng dối gạt người đời, người ta tha hồ bày đặt, bày điều, tha hồ thêu dệt đủ thứ chuyện về Thần Thánh, là những chuyện vốn không có ai biết được gì cả, không có con người nào có khả năng biết được những chuyện của Thần Thánh cả, nếu người nào biết được chuyện Thần Thánh thì nhất định họ không phải là người thường, mà người đó phải là Thần Thánh thì mới có thể biết được chuyện Thần Thánh.
Nhưng mà, thực tế, trên đời nầy, chúng ta thấy là vẫn có nhiều kẻ tham tài, hám lợi cho nên họ sẵn sàng làm mọi thứ, mọi điều, mọi chuyện sai trái về Thần Thánh, về Tâm Linh, họ dám vẽ bùa cho người ta đeo, họ dám làm phép cho người ta trấn, vân vân, trong khi bản thân họ thì không có tài năng, không có quyền phép gì hết. Họ không thể vẽ bùa cho họ, vậy mà họ vẫn dám vẽ bùa cho người khác, họ không thể cứu được họ, vậy mà họ dám đòi cứu người khác, nhưng cái lỗi lớn nhất thực ra thì không phải là ở họ, mà là ở chúng ta, là ở chỗ chúng ta lại đi tin họ, chúng ta đi nghe họ, chúng ta tin nghe những kẻ dối thế gạt người, những kẻ bịa chuyện Thần Thánh.
Đã gọi là Thần Thánh thì đã có nghĩa là linh ứng, linh thiêng, huyền bí, siêu nhiên, siêu hình, vân vân, cho nên không có ai, không có con ngừơi nào có thể điều khiển, sai khiến, đòi hỏi Thần Thánh được cả. Vậy mà chúng ta cứ thấy nhan nhản những con người thế gian, những con ngừơi tầm thường đã làm nên vô số chuyện, vô số việc có tính cách điều khiển Thần Thánh, Thần linh, họ chủ lễ, chủ tế Thần nầy, Thần kia, cúng kiếng Thần nầy Thần nọ, vân vân. Rồi thì chúng ta cũng theo họ, bắt chứơc họ, để làm những chuyện vô bổ, vô ích như họ, những chuyện: cúng kiếng, cầu xin, lễ bái, bói tóan, vân vân, nhất là trong những dịp lễ Tết, đầu năm.
Cúng bái là một nghi thức lễ lạc rất quan trọng, gần như là không thể thiếu được trong những ngày Tết nhất đầu năm của người Việt Nam, Trung Hoa, nhưng mà những tính chất, nội dung, nguyên nhân, lý do, mục đích, kết qủa, của những tục lễ cúng bái trong những ngày Tết của chúng ta như thế nào là những điều gần như là hòan tòan mơ hồ đối với tất cả mọi người, chúng ta cứ việc nhắm mắt làm theo những thói quen, tập tục, quán tính, mà gần như là không có ai biết mình làm những điều nầy để có được những lợi ích thực sự gì.
Kết quả là chúng ta đã bày ra đủ thứ lễ nghi, đủ thứ thủ tục có khi rất rắc rối, có khi rất rườm rà, có khi rất phiền phức, rất nhiêu khê, tốn kém…, kết qủa là có nhiều người đã phải vô cùng khổ sở vì những thứ lễ nghi, thủ tục, cúng bái, cầu đảo…, những khổ sở vật chất và những khổ sở tinh thần. Khổ sở về vật chất cụ thể là có những người nghèo qúa mà cũng vẫn phải lo chuyện lễ vật cúng bái trong những ngày Tết, khổ sở tinh thần thì nhiều lắm, những thiệt hại về tinh thần cũng nhiều lắm, nó che lấp những sự thực, nó đưa dẫn con người tới những nhận thức sai lầm, dẫn đến những hành động sai trái.
Tóm lại, những chuyện bói tóan, tử vi, cúng kiếng, cầu đảo, vân vân, là những phong tục tập quán xa xưa mang nhiều tính chất mê tín, dị đoan, không có ích lợi mà nhiều điều tai hại cho con người, cho cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, vân vân. Chúng ta nên nghiên cứu, học hỏi những phong tục tập quán tốt của nhiều dân tộc văn minh tân tiến trên thế giới để áp dụng cho những sinh họat của chúng ta, cá nhân, gia đình, xã hội, qúôc gia, vân vân, trong những ngày Tết đến, đầu năm, để có được những điều lợi ích, tốt đẹp, không nên duy trì những hủ tục trong những ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Nhiều người bảo thủ, cực đoan, thủ cựu, có thái độ rất cương quyết để bảo lưu, bảo vệ những cái cũ, họ cho rằng đây là những cái gọi là qúôc hồn, quốc túy, là truyền thống, là văn hóa, là văn hiến…, nhưng thực tế thì tất cả những cái chúng ta theo, chúng ta tin tưởng, chúng ta thờ cúng, vái lại, thì gần như là không có cái nào là của Việt Nam, của chúng ta cả, mà gần như là, hầy hết là của người Trung Hoa, của Ấn Độ, đã truyền sang cho con người, xã hội chúng ta.
Hầu như là tất cả mọi thứ, tất cả mọi điều liên quan đến ngày Tết, ngày Xuân, thảy đều không phải của chúng ta, gọi là Tết Ta, nhưng thực ra chính là Tết của Trung Hoa, không phải Tết của Việt Nam, thực tế là Việt Nam mình không có Xuân, không có Tết, thực tại chúng ta chỉ có cái Tết Tây vào đầu năm Dương Lịch, và cái Tết Trung Hoa vào đầu năm Âm Lịch, không thể nào tìm ra ở đâu được cái Tết của Việt Nam, thực tế là chúng ta chỉ có những cái Tết ăn theo, chớ không có cái Tết nào là của mình cả.
Nói như vậy cũng không hề có nghĩa là chê bai cái gì của văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam, cái gì mình không có thì mình có thể mượn của người khác, có thể theo người khác, quan trọng là cái nầy có hay, có tốt, có đẹp, có lợi ích, vân vân, hay không, nếu như nó tốt thì chúng ta cứ theo, cần theo, không sao cả, nhưng mà nếu như nó xấu, nó dở, nó có hại, vân vân, thì chúng ta không nên theo, không nên bắt chước, không nên thực hiện.
Ngày nay, hầu như tất cả thế giới đều theo lịch của Tây gọi là Dương Lịch, vì nó tiện, lợi đủ bề, và nhất là nó phổ biến, phổ thông khắp thế giới, vậy thì ta cứ theo lịch Tây, cứ ăn Tết Tây, cứ theo những văn hóa tập tục của ngừơi Tây Phương, hoà hợp, hoà đồng với thế giới, năm châu, thay vì cứ duy trì cái văn hóa, văn minh, tập tục, tín ngưỡng, vân vân, chúng ta đã hấp thụ của ngừơi Trung Hoa từ ngàn xưa, thứ văn hóa, văn minh, ngày nay không còn thích hợp cho nhu cầu thời đại, thời thế năm châu, tòan cầu hoà hợp, liên hợp, vân vân.
Thực ra, chúng ta cũng không cần phải qúa khích, cực đoan, để mà có thái độ bài trừ, bài xích những cái gì xưa cũ, cổ xưa, dù là thực sự có những cái đã lỗi thời, lạc hậu, không còn thích hợp, không còn thích ứng nữa. Thực ra chúng ta vẫn có thể có một thái độ trung dung, ôn hòa, uyển chuyển, vân vân, đối với những phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh cũ của chúng ta.
Chúng ta cũng không cần phải truy nguyên, truy tầm những nguồn gốc, căn cơ của những phong tục tập quán Việt Nam xưa cũ, nó từ đâu đến, hay là nó của ai, của Trung Hoa hay là của Ấn Độ, cũng đều không quan trọng, một khi chúng ta đã chấp nhận nó, và đã chấp nhận nó hàng ngàn năm nay rồi, thì bất kể là vì nguyên nhân gì, lý do gì, chúng ta cũng có thể coi như nó là của chúng ta. Vấn đề quan trọng là chúng ta cần nên quan tâm, xem xét, cần nên nhận định, nhận xét, những lợi ích, những tính chất cần thíêt nào nên duy trì, những gì không cần thíêt nên sữa chữa, hay nên lọai bỏ.
Trên tinh thần đó, nếu như năm mới Tết đến nầy, theo dương lịch là năm 2008, thì chúng ta lại có thêm một tên gọi khác, theo Âm lịch là năm Mậu Tí, là năm Con Chuột, cái nầy cũng tốt, cũng không sao, cái nầy còn có nghĩa là văn hóa chúng ta phong phú, dồi dào, ý nghĩa, linh động... Với tinh thần hòa hợp, hòa đồng Đông Tây nầy, chúng ta vừa có một năm Tây với một con số, vừa có một năm ta có tên gọi riêng, có hình ảnh của một con vật dùng làm biểu tượng, vậy là thât đẹp, vậy là thật hay, thật là phân biệt, rõ ràng.
Nhưng mà, chúng ta cũng phải đề cao cảnh giác, tức là chúng ta không để cho những chuyện dị đoan, mê tín về ngày tháng, năm nầy, năm kia theo lịch sách Trung Hoa, ảnh hưởng, chi phối chúng ta, chúng ta không để cho hình ảnh, tánh tình, tính chất của những con vật tượng trưng cho năm tháng như Chuột, Mèo, Rồng, Cọp, vân vân, ảnh hưởng, chi phối công việc, đời sống của chúng ta.
Đời sống con người, cuộc sống chúng ta luôn luôn bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều thứ, nhiều việc, nhiều điều của vật chất, của thiên nhiên, của những lực lượng hữu hình và cả những lực lượng siêu hình, nhưng tuyệt đối không phải là do những yếu tố của năm tháng, ngày giờ của lịch sách Trung Hoa.
Nên hư, thành bại, của chúng ta, của bất cứ người nào, đều không phải là do năm con Rồng, năm con Rắn gì cả, năm nào cũng có thể có những thuận lợi, năm nào cũng có thể có những khó khăn, bởi nhiều yếu tố, bởi nhiều nguyên nhân. Còn những chuyện, một khi chúng ta đã gọi nó là Thiên Cơ, thì không ai có thể biết được cả, bói tóan rủi may, cầu lạy, cúng kiếng gì, cũng chỉ là những chuyện làm vô bổ, vô ích, dị đoan, mê tín, mà thôi.
Thành bại, rủi may, nên hư, tốt xấu, vân vân, của con người, không ai biết trước được cả, cho nên chúng ta không nên bói tóan, cầu khẩn những chuyện nầy, chuyện kia, điều quan trọng là chúng ta nghĩ gì, chúng ta làm gì, chúng ta có nghĩ những điều tốt đẹp hay không, chúng ta có làm những điều thiện lương hay không, nếu có thì là tốt, là được, còn kết qủa ra sao chúng ta phải tùy cơ ứng biến, nếu thành công thì là điều tốt, nếu thất bại, chúng ta sẽ nghiên cứu học hỏi những nguyên nhân, những lý do của sự thất bại nầy để chúng ta sữa chữa, thay đổi, chúng ta cố gắng làm thêm, làm lại, vân vân.
Thái Tấn Truyền
No comments:
Post a Comment