Saturday, 3 December 2011

Phim truyện Hàn Quốc: Điều kiện


Tình yêu & điều kiện

“Tình yêu và điều kiện” là tựa đề của một cuốn phim truyện tình cảm xã hội Hàn Quốc, nhân vật chánh là cô gái trẻ Khương Ân Bình, có người yêu đầu đời là chàng trai trẻ sinh viên Nhơn Trạch, nhưng khi Nhơn Trạch mãn hạn quân dịch từ quân trường trở về thì Ân Bình đã sống chung với một người đàn ông hư hỏng, ăn chơi, cờ bạc, nợ nần, vân vân.

Vì cần tiền trả nợ cho người tình đàng điếm, ăn chơi, bài bạc nầy, Ân Bình đã phải vào làm trong một hộp đêm bia rượu, sau đó vì đã mang thai cho nên Ân Bình phải làm đám cưới, nhưng giữa tiệc cưới, người đàn ông cờ bạc, nợ nần, không nghề nghiệp nầy, đã bỏ trốn vì sợ những trách nhiệm gia đình, và sau đó phải vào tù vì phạm tội. Ân Bình định sống một mình nuôi con, nhưng cô bị hư thai và bịnh nặng, nên phải trở về nhà cha mẹ, rồi cô kiếm được việc làm là một chân cô giáo nhà giữ trẻ mẫu giáo.

Ở nhà giữ trẻ mẫu giáo, Ân Bình gặp và yêu Xuân Thụ, con trai của bà chủ nhà giữ trẻ mới du học từ Mỹ về, Xuân Thụ có tất cả những điều kiện lý tưởng của một người tình đàn ông Đại Hàn, trẻ trung, học thức, giàu có, đẹp trai, hào hoa, vân vân. Xuân Thụ yêu vẻ ngây thơ, hiền hậu, duyên dáng, dễ thương của Ân Bình, không biết gì về quá khứ của Ân Bình nên Xuân Thụ đã cưới Ân Bình làm vợ.

Mặc dù Ân Bình đã có thai với XuânThụ, nhưng khi biết quá khứ của Ân Bình, một cô gái đã từng chung sống với một người đàn ông bên ngòai gia đình, đã từng mang thai và hư thai, đã từng làm đám cưới, nhưng nửa chừng chú rễ bỏ trốn, gia đình Xuân Thụ đã vô cùng tức giận, hết lời nhục mạ, chửi mắng, thóa mạ Ân Bình và cả cha mẹ Ân Bình đã cố tình dối gạt họ, dứt khóat đuổi Ân Bình đi.

Mặc dù Xuân Thụ vẫn còn yêu thương Ân Bình, và còn muốn tiếp tục hàn gắn cuộc hôn nhân với Ân Bình, nhưng Ân Bình cương quyết ly dị Xuân Thụ, cô nói cái thai đã hư và tình yêu của cô đối với Xuân Thụ cũng đã hết. Ân Bình nói là vì tình yêu của cô đối với Xuân Thụ không còn, cô không có lý do để tiếp tục cuộc sống hôn nhân, vợ chồng với Xuân Thụ, cô muốn trả Xuân Thụ về với gia đình và đời sống tự do, độc thân, để Xuân Thụ xây dựng hôn nhân với người con gái khác, trinh trắng, trong sạch, theo tiêu chuẩn cô dâu của gia đình XuânThụ, một người con gái không có những quá khứ yêu đương, tình ái như Ân Bình.

Xuân Thụ đau buồn vì hôn nhân đổ vở, nên xin đổi đi công tác bên Mỹ, với dự tính là sẽ không trở về Hàn Quốc, Ân Bình xin được một công việc nhà giữ trẻ ở một miền quê xa thành phố Hán Thành. Ba năm sau, trong một chuyến công tác ngắn, một tuần lễ trở về Hàn Quốc, Xuân Thụ gặp Kim Bình, chị gái của Ân Bình, khi biết Xuân Thụ vẫn còn độc thân, Kim Bình ân cần khuyên Xuân Thụ trước khi trở về Mỹ, nên đến gặp Ân Bình, ít ra là một lần, nếu không, sau nầy Xuân Thụ chắc chắn sẽ phải ân hận.

Trù trừ, do dự, không muốn gặp lại Ân Bình, vì Xuân Thụ muốn quên đi những quá khứ không vui, không muốn khơi lại vết thương lòng, nhưng đến ngày chót, trứơc khi lên đường về Mỹ, Xuân Thụ đã quyết định tìm đến chỗ Ân Bình đang làm việc, một nhà giữ trẻ ở miền quê xa thành phố Hán Thành. Xuân Thụ rất xúc động khi biết ba năm qua, Ân Bình vẫn sống độc thân, chung tình, không có tình yêu nào khác.

Thực ra Ân Bình không có hư thai, nàng xin việc làm ở một nơi xa để giữ kín, không cho Xuân Thụ và gia đình chàng biết chuyện nàng sanh con, Ân Bình vẫn yêu Xuân Thụ qua hình bóng của đứa con gái 3 tuổi của chàng, mà nàng đã đặt tên là Ân Thụ. Đứa bé thật giống Xuân Thụ, thật dễ thương, nó đã biết nói, và nó đã tự giới thiệu với Xuân Thụ, tên của nó là Ân Thụ, Ân là Ân Bình, Thụ là Xuân Thụ, tự Tiểu Mỹ, cái tên Xuân Thụ đã chọn lựa, dự tính, nếu chàng có đứa con gái đầu lòng với Ân Bình.

Nhân Trạch là một vai nam phụ bên cạnh nhân vật nữ chánh Ân Bình, nhưng là một nhân vật nam rất lý tưởng trong tình yêu, rất xứng đôi và rất thích hợp với cô gái trẻ Ân Bình. Nhân Trạch là một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống khiêm nhường với một người chú bất tài, và một người anh làm nghề tài xế, nhưng Nhân Trạch rất cố gắng học hành, có ý chí vươn lên, có lý tưởng muốn làm một người Thầy Giáo, có trình độ đại học, chàng lại biết lo tròn nghĩa vụ công dân, và đã thi hành nghĩa vụ quân dịch.

Nhân Trạch là một chàng trai có nhiều đức tính tốt: nhân phẩm, đạo đức, nghĩa khí, và có tình yêu thuần khiết, nhiệt thành, thanh cao, chân thật, chung thủy với Ân Bình, chàng lại có lòng độ lượng, bao dung trong tình yêu, rất cảm thông hòan cảnh, tâm trạng của Ân Bình. Nhân Trạch có đầy đủ những yếu tố, điều kiện cần thiết của người tình, người chồng lý tưởng của Ân Bình, Nhân Trạch lại sẵn sàng giúp đỡ Ân Bình bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì Ân Bình cần, kể cả việc vay mượn tiền bạc để trả nợ cho người chồng cờ bạc, ăn chơi, đàng điếm, nợ nần, của Ân Bình.

Nhân Trạch cũng không trách giận chuyện Ân Bình đã phạm lỗi phản bội chàng, đã sa ngã với người đàn ông khác trong khi chàng bận phải đi nghĩa vụ quân dịch xa nhà mấy năm, chàng lại sẵn sàng cưới Ân Bình khi Ân Bình bị từ hôn trong tiệc cưới, và ngay cả trường hợp Ân Bình đã mang thai của người đàn ông khác. Cuộc tình Nhân Trạch – Ân Bình có những yếu tố, điều kiện của một cuộc hôn nhân hạnh phúc, lý tưởng, êm ấm, nhưng không may, vì nhiều biến cố bất ngờ, hôn nhân của Nhân Trạch và Ân Bình đã không thành. Điều nầy có thể nói là vì duyên số, hoặc là vì định mạng hai người không phải là vợ chồng, có nhiều cuộc hôn nhân chỉ có thể nói là do duyên số, định mạng, tức là do những những năng lực siêu nhiên, huyền bí, vô hình an bày, không phải do con người.

Mỹ Lợi, là một vai nữ phụ, một cô gái trẻ đẹp, thông minh, nhưng đanh đá, chua ngoa, con nhà giàu, đã chen vào đời sống và tình yêu của Nhân Trạch, vì Nhân Trạch mượn tiền của Mỹ Lợi để giúp đỡ Ân Bình, càng lúc Nhân Trạch càng bị ràng buộc chặt vào những mối quan hệ tình cảm và ân nghĩa của Mỹ Lợi. Mỹ Lợi lại là em gái của Xuân Thụ, con gái bà chủ công ty của Nhân Trạch, rồi vì Mỹ Lợi uống thuốc ngủ tự tử khi Nhân Trạch nói lời từ giả, chia tay, Mỹ Lợi lại dọa sẽ công bố qúa khứ của Ân Bình cho gia đình Xuân Thụ biết, sự tố cáo sẽ làm đổ vở hôn nhân Ân Bình. Để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc hôn nhân của Ân Bình, Nhân Trạch bằng lòng hứa hôn với Mỹ Lợi, và cùng với Mỹ Lợi sang Mỹ du học.

Kim Bình, chị cả của Ân Bình, có chồng là một Luật Sư, có một đứa con trai nhỏ 6 tuổi, có học thức, nhưng sống yên phận trong vai trò một người nội trợ, một người vợ và người mẹ, lo chồng con, chăm sóc gia đình. Nhưng cuộc đời của Kim Bình đã trở nên sóng gío, thay đổi khi chồng cô ngọai tình với một nữ Luật sư trẻ đẹp khôn ngoan cùng sở, sự tức giận và ghen tuông của Kim Bình càng lúc càng tạo thêm nhiều sóng gió, hôn nhân trở nên tan vở khi Kim Bình trong một phút không tự chế vì say rượu quá chén, đã sa ngả một đêm tình với một người bạn trai cũ.

Vì chuyện một đêm tình với người bạn trai cũ nầy, chuyện phong tục, tập quán, văn hóa Đại Hàn không tha thứ cho người đàn bà, Kim Bình đã phải chấp nhận một cuộc chia tay, ly dị chồng đầy cay đắng, thiệt thòi, Kim Bình đã phải chịu mất tất cả, mất chồng, mất con, mất cả nhà cửa, tài sản, không có tiền bạc, không có nghề nghiệp, danh dự, tự ái đều bị tổn thương. Nhưng Kim Bình, cuối cùng cũng đã tự đứng dậy được, nàng đã tìm được việc làm, một chân bán hàng bánh Pizza, rồi nhờ những nổ lực, cố gắng, chuyên cần, nhờ cố công học hỏi nghề làm bánh Pizza, dần dần Kim Bình trở thành chủ nhân một chi nhánh công ty bánh Pizza, có khả năng tài chánh, sự nghiệp, niềm tin, vân vân, những yếu tố giúp Kim Bình tìm lại được hạnh phúc hôn nhân, tái hợp gia đình, chồng con.

Dù chỉ là một phim truyện, với những nhân vật tưởng tượng, mục đích chỉ là để mua vui, giải trí, có thể chỉ là thương mại, kinh doanh, kiếm tiền, vân vân, nhưng những mẫu chuyện của những nhân vật nam nữ của truyện có thể cho ta những bài học cần thiết, hữu ích trong cuộc sống, những nhận xét, nhận định về những yếu tố, điều kiện của hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, chồng vợ, con cái, vân vân.

Tình yêu không phải chỉ là những từ ngữ, những câu chuyện thêu dệt, vẽ vời, của tiểu thuyết, văn chương, phim truyện, kịch ảnh, vân vân, mà tình yêu còn là một thực thể của đời sống, nhu cầu tình cảm của con người, yếu tố thiên nhiên của hạnh phúc, chất liệu huyền bí của Thượng Đế dùng để kết hợp những con người khác biệt nam nữ, để con người thực hiện những nhiệm vụ thiêng liêng ở nơi chốn trần gian: xây dựng gia đình, sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, duy trì, phát triển nòi giống, vân vân.

Khi nói tình yêu, không chỉ có nghĩa là những tình cảm, đam mê, luyến ái nam nữ, hay những quan hệ, nhu cầu tình dục, mà còn có những hàm nghĩa của hạnh phúc, hôn nhân, gia đình, chồng vợ, con cái, vân vân. Có ý kiến cho là tình yêu không cần điều kiện, có người còn cực đoan cho là tình yêu tuyệt đối không có điều kiện, có người cho rằng tình yêu là tiếng nói thuần túy của con tim, thứ tiếng nói bí ẩn, có khi không nghe theo lý trí, có khi bất chấp những trở ngại, khó khăn trong những mối quan hệ nam nữ, gia đình, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, vân vân.

Câu nói nổi tiếng được nhiều người nghe biết về thứ tình yêu không có lý trí, thuần túy những rung động của con tim nầy là: “con tim có những lý lẽ riêng của nó mà lý trí không bao giờ biết được”. Văn chương, sách vở, tiểu thuyết, phim truyện, vân vân, đều nói rất nhiều về thứ tình yêu tự nhiên, tự phát, và thường là đam mê tuyệt đối nầy, nhiều người ca tụng thứ tình yêu tự nhiên, tuyệt đối nầy, nhiều người nói về những thứ tình yêu gọi là “true love”, hay là thứ tình yêu “tiếng sét ái tình”, “fall in Love”.

Những thứ tình yêu chân thật, nồng nhiệt, nồng nàn, thuần những cảm xúc của tình cảm yêu đương nam nữ là có thật trong đời sống thường hằng, mọi lúc, mọi nơi, nhưng không phải là thứ tình yêu chân thật, nhiệt thành, chân ái nào cũng mang lại hạnh phúc, thực tế, nhiều mối tình chân thật, nhiệt thành, nhưng không có những điều kiện đi kèm đã có những kết cuộc không hay, thậm chí có những kết cuộc bi thảm, hoặc tử biệt, hoặc phân ly, tan vở, ly dị, hoặc ân óan, hoặc hận thù, vân vân.

Câu chuyện tình yêu chân thật, đam mê, sôi nổi, nồng nàn, nhưng kết cuộc bi thảm, tử vong, nổi tiếng trong lịch sử văn chương thế giới được rất nhiều người biết đến là câu chuyện tình “Romeo & Juliette”, câu chuyện tình của hai người trẻ tuổi yêu nhau, nhiệt thành, luyến ái, chân tình, nhưng vì những mối hận thù, mâu thuẫn sâu sắc của hai dòng tộc hai người nam nữ, họ không thể kết hôn để trở thành chồng vợ, sống chung nhau, kết cuộc là những cái chết bi thảm của cả hai người nam nữ.

Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có rất nhiều câu chuyện tình yêu đam mê, chân thật, nồng nàn, nhưng kết cuộc lại là bi thảm, phân ly, tử vong, vân vân, như chuyện Du Thản Chi yêu A Tử, trong truyện “Thiên Long Bát Bộ”, Du Thản Chi yêu A Tử đến nỗi không tiếc hy sinh tất cả mọi thứ cho A Tử, sẵn sàng làm mọi việc A Tử muốn, sẵn sàng móc mắt của mình cho A Tử. Tình yêu của A Tử dành cho Kiều Phong cũng là thứ tình yêu mù quáng, đam mê, chung tình, như tình yêu của Du Thản Chi, nhưng kết cuộc cũng bi thảm không kém, A Tử sẵn sàng móc mắt trả lại cho Du Thản Chi chớ không chấp nhận tình yêu của Du Thản Chi, để có thể trọn lòng yêu Kiều Phong, và để sẵn sàng chết vì Kiều Phong.

Qua những mẫu chuyện tình yêu của một số nhân vật nam nữ trong bộ phim truyện tình cảm xã hội Hàn Quốc “Tình yêu & Điều Kiện”, chúng ta có thể có được những bài học ích lợi cho cuộc sống thường ngày, đặc biệt là qua những cuộc tình duyên, hôn nhân của nhân vật nữ chánh Khương Ân Bình. Chúng ta thấy cô gái Khương Ân Bình có tình yêu rất sớm, tác giả cho nguyên nhân là vì cô có hòan cảnh khó khăn của gia đình, có những ức chế về tâm lý, cô là đứa con gái riêng của ba cô với một người đàn bà khác ở bên ngòai đã bồng về cho bà vợ ở nhà nuôi dưỡng.

Những ẩn ức ghen tuông, ích kỷ, vân vân, đã khiến cho bà má ghẻ của Ân Bình không thương yêu Ân Bình như tình mẫu tử ruột thịt, bà không có thứ tình mẹ thiêng liêng mà người đời thường ca tụng là “lòng Mẹ bao la như biển thái Bình” đối với Ân bình, mà Bà thường ngược đãi, bất công, hành hạ, bỏ rơi Ân Bình. Tác giả cho rằng vì những ức chế tâm lý cô đơn, buồn tủi, thiếu thốn tình thương nầy, mà Ân Bình đã sớm có tình yêu, cũng như đã dễ dàng sa ngã vào cuộc sống vợ chồng với một người đàn ông đàng điếm, cờ bạc, nợ nần, không có nhân cách, đạo đức.

Thái độ, tình cảm không tốt của những bà mẹ ghẻ đối với con chồng thì sách vở Đông Tây Kim Cổ xưa nay đều đã ghi chép rất nhiều, ca dao tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”. Cho dù đó là những đứa con đã có sẵn, có trước của chồng, người mẹ ghẻ cũng thường là không thương, huống chi là đứa con riêng do người chồng ngọai tình mang về. Cho nên, những thái độ, hành động không thương yêu, hành hạ, ngược đãi, vân vân, của bà mẹ ghẻ của Ân Bình, có thể nói chỉ là chuyện thường tình, không có gì đáng ngạc nhiên.

Tác giả cho vào phần sau câu chuyện, khi Ân Bình gặp nhiều khổ sở, truân chuyên, nhất là khi Ân Bình bị gia đình nhà chồng hất hủi, đuổi đi, một mình lang thang ra bãi biển, muốn tìm cái chết, thì bà má ghẻ của Ân Bình mới cảm thấy ăn năn, hối hận, mới biết tự trách những thái độ, hành động không tốt của bà đã đối xử với Ân Bình trước đây. Bà đã biết rằng một đứa con khi đau khổ nhất, khó khăn nhất, lâm nguy nhất, vân vân, người nó nghĩ tới trước nhứt, tìm về trứơc tiên chính là mẹ của nó. Ân Bình đau khổ ra đi mà không nghĩ chuyện về nhà, là bởi vì Bà đã không cho nó những tình cảm mẫu tử tình thâm, thiêng liêng, thân thiết, ngọt ngào.

Ân Bình có hòan cảnh riêng tư uẩn khúc, u buồn, đáng thương, cô không có tình thương thâm trọng, ân tình, thân thiết, ngọt ngào của người mẹ ruột, cho nên Ân Bình buồn tủi, cô đơn, khao khát tình thương, vân vân, cái đó có thể là sự thật, có thể là tâm lý thông thường, chúng ta có thể hiểu và có thể cảm thông. Nhưng không thể nói là chỉ vì những chuyện như vậy, những lý do, nguyên nhân, hòan cảnh như vậy, mà Ân Bình đã tạo nên bao nhiêu sự lầm lỗi trong cuộc sống, đã sa ngả trong cuộc hôn nhân đầu đời với một người đàn ông hư đốn, cờ bạc, đàng điếm, nợ nần, tù tội, vân vân.

Không riêng Ân Bình, mà trên đời nầy còn có bao nhiêu người con gái bơ vơ, khổ sở, u buồn, cô đơn, khao khát tình thương, vân vân, nhưng Ân Bình vẫn còn có một người cha ruột hết lòng yêu thương, cô còn có hai người chị hết lòng tử tế, nuông chìu, che chở, vân vân. Vậy là cô còn may mắn hơn rất nhiều cô gái khác, trên đời nầy, lúc nào, ở đâu cũng có biết bao nhiêu cô gái khác đáng thương hơn Ân Bình gấp nhiều lần. Nhưng, không phải cô gái nào có hoàn cảnh gia đình, cô đơn, buồn bả, hay thíêu thốn tình thương cũng đều sa ngả, cho nên, những lầm lẫn trong tình yêu, hôn nhân đầu đời của Ân Bình, không thể đổ thừa cho hoàn cảnh cá nhân, gia đình, mà phải nói đó là những lầm lỗi, trách nhiệm của bản thân cô, những bài học cho những cô con gái khác.

Nói cách khác, hôn nhân, tình yêu đều đòi hỏi rất nhiều yếu tố, rất nhiều điều điều kiện: vật chất, tinh thần, tư tưởng, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, vân vân, với cả hai phía, cả hai đối tượng, cả hai người nam nữ. Yêu đương nam nữ là luật lệ của thiên nhiên, ý muốn của Thượng Đế, nhưng tình yêu nam nữ không phải thuần túy chỉ là những nhu cầu tình cảm cá nhân, không phải cô đơn thì cần đại một người tình, không phải thiếu thốn tình thương thì vội vã kết hôn, tình yêu, hôn nhân, gia đình có những ý nghĩa, mục đích quan trọng, lớn lao hàng đầu trong cuộc sống con người, không phải và không thể chỉ là những cảm xúc, xung động nhất thời nào đó.

Không thể chỉ vì thương hại một người nào đó, vì một điều vài sự việc nào đó, mà có thể nhận lời kết hôn với người đó, như hành động của Ân Bình đối với người chồng đầu của cô, thương hại không phải là tình yêu nam nữ chân thật, không phải là nền tảng của tình yêu nam nữ thiêng liêng theo ý muốn của Thượng Đế. Tình yêu nam nữ chân chính có những ý nghĩa rất quan trọng, là một món quà thiêng liêng của Thượng Đế ban tặng cho con người, mục đích để con người xây dựng đời sống hôn nhân vợ chồng, đời sống của lòai sinh vật thượng đẳng ở trần gian. Không có đủ những yếu tố, điều kiện cơ bản, cần thiết của hôn nhân, gia đình, con cái, thì tình yêu không tồn tại, hôn nhân không hạnh phúc, cuộc đời không yên vui.

Hôn nhân chính thức của Ân Bình với Xuân Thụ cũng là một hôn nhân đầy bất ổn, bất an, ngay từ đầu đã tiềm ẩn nhiều yếu tố, nguyên nhân đổ vở, đầu tiên là những hiểu lầm liên tiếp của Ân Bình về con người, nghề nghiệp, thân thế, của Xuân Thụ, kế đó là tình yêu vội vã của Xuân Thụ đối với Ân Bình, không tìm hiểu rõ ràng cá nhân, con người, quá khứ của Ân Bình mà Xuân Thụ đã vội vã kết hôn. Phần Ân Bình, cô không thể chọn giải pháp dấu diếm những chuyện quá khứ hôn nhân, tình yêu, con cái của mình, để kết hôn với Xuân Thụ. Không có sự thật nào có thể che dấu mãi, hôn nhân xây dựng với những sự thật bị che dấu cũng giống như là việc xây nhà trên bãi cát, xây lầu trên một vùng đất hỏa diệm sơn, nguy cơ lúc nào cũng có thể xảy ra.

Với một xã hội còn những ảnh hưởng nặng nề của phong kiến, những tư tưởng kỳ thị giai cấp còn thịnh hành, thân thế, gia đình Xuân Thụ không thích hợp cho hôn nhân của Ân Bình, bà mẹ của Xuân Thụ quá khe khắt, hẹp hòi, thành kiến, cho nên Ân Bình không thể làm dâu gia đình Xuân Thụ. Quyết định ly dị Xuân Thụ của Ân Bình khi quá khứ của Ân Bình bị tíêt lộ, Ân Bình bị gia đình chồng đuổi đi, là quyết định đúng đắn, rất tiếc là quyết định nầy đã quá muộn, lẽ ra Ân Bình phải biết trứơc là việc nầy sớm muộn gì cũng sẽ phải xảy ra để không nhận lời kết hôn với Xuân Thụ.

Hôn nhân của Kim Bình cũng có những xáo trộn, bất ổn, chồng của Kim Bình là một Luật Sư trẻ tuổi, đẹp trai, danh vọng, giàu có, vân vân, trong khi Kim Bình dù cũng có học thức, có trình độ đại học, đã từng là bạn học chung trường với chồng. Nhưng chính cái vai trò khiêm nhường của Kim Bình, một người nội trợ, ở nhà, giặt giũ áo quần, cơm nước, nuôi con, vân vân, đã dần dần tách Kim Bình ra khỏi đời sống trí thức, danh vọng, xã giao của chồng, những nguyên nhân tiềm ần đã dần dần dẫn đến chuyện ngọai tình của chồng nàng với người nữ Luật Sư trẻ đẹp, trí thức cùng sở.

Bà mẹ chồng phong kiến, khắt khe, quyền hành, hẹp hòi, vân vân, của Kim Bình cũng là một yếu tố gây nên những xáo trộn, khủng hỏang hôn nhân của Kim Bình, một khi bà mẹ chồng nhỏ nhặt, câu chấp, thành kiến, khinh ghét con dâu ở chung nhà thì Kim Bình không thể nào có được cuộc sống yên vui với chồng con. Gia đình Kim Bình không thể nào tránh khỏi những cơn sóng gió do bà mẹ chồng khó chịu, hẹp hòi, gây ra, không sóng gió cũng sẽ thành sóng gió, sóng gió nhỏ sẽ thành sóng gió to, thậm chí có thể trở thành những cơn bão tố, những xung đột, đổ vở hôn nhân.

Cho nên, điều kiện tình yêu ngọt ngào, hôn nhân hạnh phúc, gia đình bền vững, êm đềm, vân vân, luôn luôn đòi hỏi nhiều điều kiện: gia cảnh, thân thế gia đình nhà chồng, nhất là đạo đức, tánh tình của bà mẹ chồng, một khi mẹ chồng nàng dâu bất hòa, xung đột, thành kiến, ghét bỏ nhau, thì gia đình rất khó hạnh phúc, hôn nhân rất khó bền vững, gia đình rất khó yên vui. Nếu cộng thêm vào sự ghét bỏ, xung đột của mấy bà chị chồng, mấy cô em chồng nữa, như trường hợp của Ân Bình, thì cô dâu sẽ rất khó sống với gia đình nhà chồng, ngay cả vợ chồng ở riêng cũng khó thể yên thân.

Tóm lại, một câu chuyện phim, một vài nhân vật nam nữ, chánh phụ không đủ nói lên tất cả những vấn đề tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân, gia đình, vân vân, nhưng qua câu chuyện phim truyện tình cảm, tâm lý xã hội Đại Hàn “Tình yêu & Điều kiện” chúng ta có thể có được một số nhận xét cần thiết, và lợi ích cho cuộc sống, cá nhân, gia đình, xã hội, cộng đồng, vân vân, có thể rút tỉa những kinh nghiệm của người nầy, người khác để xây dựng hạnh phúc, tình yêu, hôn nhân của mình.

Tiếng nói con tim có những lý lẽ riêng, nhưng hôn nhân, hạnh phúc, gia đình, luôn luôn đòi hỏi những điều kiện, không có những điều kiện cần thiết, căn bản, thì không những là hôn nhân, hạnh phúc, gia đình không giữ được, mà ngay cả tình yêu cũng sẽ không còn, tiếng nói con tim cũng sẽ phải im tiếng, có khi trở thành những tiếng thở dài, đắng cay, có khi là những lời thống trách, óan hận, than van, đau khổ, vân vân.

Tình yêu rất cần tiếng nói của con tim, tức là cần những sự chân thật, rung động, cảm xúc, vân vân, những mưu toan, tính tóan, mưu đồ, vân vân, trong tình yêu, đều là những mầm mống của những bất hòa, xung đột, đổ vở, của tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Tình yêu là tiếng nói con tim, nhưng phải là tiếng nói của con tim đoan chính, và là con tim minh mẫn, tức là tình yêu cần phải có điều kiện, và cần rất nhiều điều kiện. Những điều kiện căn bản của tình yêu, tình cảm, con tim là: đoan chính và minh mẫn, những điều kiện cao hơn cho những tình yêu tốt đẹp, bền vững, hôn nhân hạnh phúc, gia đình yên vui là: đạo đức, giác ngộ, minh triết, tâm hồn, tâm linh, vân vân.

Không có điều kiện đoan chính, con tim có thể sẽ làm nên những thứ tình yêu tội lỗi, xấu xa, không có điều kiện minh mẫn, con tim có thể sẽ làm nên những thứ tình yêu mù quáng, mù lòa. Hạnh phúc hôn nhân, gia đình không thể xây dựng bằng những thứ tình yêu tội lỗi, xấu xa, mù lòa, vân vân, gia đình, hạnh phúc, hôn nhân, phải được xây dựng trên những tình yêu: chân thật, trong sáng, minh mẫn, đạo đức, vân vân.

Thái Tấn Truyền

No comments:

Post a Comment