“Cứu nhân độ thế”, hay “cứu độ chúng sinh” là những đối tượng, mục tiêu, hành động to lớn, quan trọng hàng đầu của hầu hết các môn phái Phật Giáo, là quyền năng khả năng của chư vị Phật, chư vị Bồ Tát, những vị Phật được nhiều người nói tới nhất, và tin tưởng nhất là Phật Tổ Thích Ca, và Phật Bà Quan Âm. Nhưng cứu nhân là cứu ai, cứu thế nào, độ thế là độ những ai, độ thế nào, độ cách nào, độ những gì, vân vân, luôn luôn là những vấn nạn, những nan đề của tất cả các môn sinh, đệ tử, tín đồ Phật Giáo.
Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni từ bỏ ngai vàng, địa vị, danh vọng, tiền tài, quyền thế, gia đình, vợ con, vân vân, quyết chí đi tu, suốt đời hành Đạo, là vì mục đích, lý tưởng đạo đức, cao cả, nhân ái, từ bi “cứu nhân độ thế”, “cứu độ chúng sinh”. Trên đường tầm đạo, tu hành, Đức Phật Thích Ca đã từng tu tập, học hỏi, nhưng Đức Phật Thích Ca cũng đã từng từ bỏ những tôn giáo, đạo giáo, tín ngưỡng thần linh, thần quyền Ấn Độ, những phương thức tu hành khổ hạnh, hành hành hạ thân xác, nhịn đói, nhịn khát, vân vân, bởi vì những tôn giáo, tín ngưỡng, hình thức tu hành nầy, không mang lại những kết quả cho việc cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh, cứu độ con người khỏi vòng khổ ải.
Đức Phật Thích Ca đã chọn con đường tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh để tu hành, nhưng Đức Phật Thích ca là một người rất sáng súôt và rất can đảm, cho nên mỗi khi thấy tôn giáo nào không thích hợp, thấy phương pháp tu hành nào không hiệu qủa, không đạt được những mục đích, mục tiêu, lý tưởng, nguyện vọng, công việc “cứu nhân độ thế”, cứu độ chúng sinh, thì Đức Phật Thích Ca liền từ bỏ, và Đức Phật Thích Ca liền tìm kiếm những đạo giáo mới, những tôn giáo mới, những phương pháp tu tập mới, những đường lối tu hành mới, vân vân.
Điều nầy rất quan trọng và rất có ý nghĩa, trong cuộc đời tu hành của Đức Phật Thích Ca, nhưng đáng tiếc đây lại là điều rất ít người quan tâm khi theo đạo, học đạo, hành đạo, học hỏi, nghiên cứu về Phật Giáo, cuộc đời, tư tưởng, hành động, vân vân, của Đức Phật Thích ca. Người ta chú ý, quan tâm, học hỏi hầu như tất cả những gì Đức Phật Thích Ca đã làm, đã hành động, đã thuyết giảng, vân vân, nhưng rất tiếc là người ta lại không chú ý đến những gì Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ, đã chối từ, đã không theo, thậm chí là nhiều người còn theo đuổi những gì Đức Phật đã từng nhận thức là sai lầm, Đức Phật đã từng từ bỏ, không theo, không tập, không tu nữa.
Những gì Đức Phật Thích Ca đã làm, đã hành động, đã thuyết giảng, vân vân, và những gì Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ, không làm, không theo, không chủ trương, không thuyết giảng nữa, đều có những nghĩa lý, giá trị cần phải nghiên cứu, học hỏi. Nếu chỉ bíêt, và chỉ theo những gì Đức Phật Thích Ca đã làm, đã theo, mà không biết, không hiểu những gì Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ, đã xa lánh, sẽ là điều đáng tiếc, có khi là những điều lầm lẫn, tai hại.
Chúng ta cần phải hiểu bíêt những nguyên nhân, lý do, động lực, hòan cảnh, mục đích, vân vân, đã thúc đẩy bứơc đường tu hành của Đức phật Thích Ca. Đức Phật Thích Ca, sinh ra trên một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, đói rét, khốn cùng, ở miền Bắc Ấn, nay là sứ Nepal, với tình cảnh dân tộc, đất nước đói nghèo, khổ sở, bệnh tật, ốm đau, xã hội bất công, giai cấp, kỳ thị, vân vân. Với những thực trạng bi thảm, khốn cùng của dân tộc, xã hội, đất nước, Đức Phật Thích Ca đã động lòng trắc ẩn, và đã quyết chí tu hành, quyết tâm tìm đường cứu độ chúng sinh, đã cố công tìm kiếm những phương cách giải trừ những khổ nạn, những khổ đau, bệnh tật, những đói rét, cơ hàn, tử vong, vân vân, của con người.
Đức Phật Thích Ca đã lựa chọn con đường tôn giáo, mà không chọn lựa con đừơng nào khác, để lo chuyện cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh, lý do là vì những tác động, những hệ lụy, ảnh hưởng, vân vân, của những phong tục, tập quán, xã hội, văn hóa dân tộc, đất nước, thời đại, vân vân. Đặc biệt, là vì những ảnh hưởng to lớn, nặng nề của những tôn giáo, tín ngưỡng nặng phần tin tưởng tâm linh, thần thánh, thần quyền, đã và đang ngự trị trên mọi sinh họat, đời sống xã hội, đất nước Ấn Độ thời bấy giờ.
Trong những điều kiện, hòan cảnh hạn chế, khó khăn, của dân tộc, xã hội, đất nước, qúôc gia, thời đại của Đức Phật Thích Ca, 2600 năm trước, thời đại xã hội không có ánh sáng văn minh, khoa học, kỹ thuật, soi đường, chỉ lối, dẫn dắt, khai sáng, khai thông, con người không có một lối thóat vật chất, tinh thần nào khác hơn là những tín ngưỡng, tập tục, tôn giáo, tôn thờ Thần Thánh, Thần Linh, Thần quyền. Cụ thể là nếu bịnh họan, ốm đau thì người ta không có y học, y khoa, y sĩ, y dược, vân vân, để chữa trị, nếu đói khổ, nóng lạnh cơ hàn, vân vân, nếu không có gạo thóc, lương thực, áo quần, chăn màn, vân vân, thì người ta không có cách gì giải quyết, người ta không biết làm sao, không biết làm gì!.
Có thể nói là vì những khả năng hạn chế về thể xác, và trí não của con người, do những bất lực, bất túc của con người trứơc những khó khăn của cuộc sống, cho nên, ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành nghiêm trọng, và trở thành nặng nề đến nỗi, có thể nói là tín ngưỡng, tôn giáo, chớ không phải là chính trị, chánh quyền, đã thống trị dân tộc, xã hội, đất nước, qúôc gia của Đức Phật Thích Ca thời bấy giờ, ngay cả những bậc Vua Chúa cũng tôn thờ Thần Thánh, Thần Linh, Thần quyền, những vị Đạo Sĩ, Đạo Sư, những người đại diện tôn giáo, có vai trò, địa vị xã hội còn cao hơn cả những vị Vua Chúa.
Theo quan điểm Phật Giáo thì “Sinh lão bệnh tử” là bốn đối tượng hàng đầu của việc cứu độ chúng sinh, “sinh lão bệnh tử” là tứ đại khổ ải nhân gian, cho nên “cứu nhân độ thế”, “cứu độ chúng sinh” có nghĩa là giải trừ tứ đại khổ ải “sinh lão bệnh tử”. Nhưng quan điểm nầy có những tầm vóc, thực chất, giá trị, lợi ích, tính chất thế nào, là những điều mà ngày nay, bây giờ, thời đại, thế giới văn minh, chúng ta cần phải xem xét, nhận định, phân tích thận trọng, cặn kẻ, sáng súôt, rộng rãi, đầy đủ, chính xác, nghĩa là chúng ta không thể dễ dàng chấp nhận, nghe theo những quan điểm, quan niệm xưa cũ nầy.
Có rất nhiều lý do, nguyên nhân, động lực, yếu tố, để chúng ta phải xem xét lại những quan điểm, quan niệm: “đời là bể khổ”, “tứ đại khổ ải: sinh lão bệnh tử”, vân vân, và chúng ta phải xem xét coi những quan niệm nầy có đúng không, đúng thế nào, đúng với ai, đúng thời gian nào, không gian nào, hòan cảnh nào, trường hợp nào... Những quan điểm, quan niệm trên đây, có thể đúng với người nầy, nhưng có thể không đúng với người khác, đúng lúc nầy nhưng không đúng lúc khác, đúng nơi nầy, nhưng không đúng nơi khác, và chúng ta còn cần phải biết rõ là nó đúng thế nào, không đúng thế nào, vân vân.
Sau khi suy xét, nhận định, phân tích, nhiều sự kiện, vấn đề, yếu tố, chúng ta thấy không có một kết luận nào là khẳng định, duy nhất, tuyệt đối, tất cả những nhận thức, nhận định về con người, cuộc đời, cuộc sống, hạnh phúc, khổ đau, của bất cứ ai, con người nào, nhân vật nào, tên tuổi nào, kể cả những danh nhân, hiền giả, học giả, triết gia, tất cả đều tương đối, tất cả đều không tuyệt đối, không có bất cứ điều gì là tuyệt đối. Tùy thời gian, không gian, hòan cảnh, khung cảnh, xã hội, đất nước, con người, nhiều thứ, nhiều điều, nhiều việc sẽ phải thay đổi, thay đổi tiền đề, thay đổi nội dung, thay đổi kết luận, thay đổi nhận xét, thay đổi tư tưởng, thay đổi tư duy...
Không phải ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, hầu hết người dân Ấn Độ, dân số đông hàng thứ nhì trên thế giới, dân số Ấn Độ hiện nay đã trên cả tỉ người, đa số vẫn sống trong những hòan cảnh tăm tối, nghèo nàn, thiếu thốn, chậm tiến, lạc hậu, ốm đau, bệnh họan…, rất nhiều người không có cơm ăn, áo mặc, không có nhà cửa, tiền bạc, không có cả những phương tiện căn bản, tối thiểu của đời sống con người, hơn thế, họ còn bị hiếp đáp, bị đối xử kỳ thị, bị khinh khi, bị hành hạ, bị ngược đãi…. Đối với những người nầy, thì qủa thật “đời là bể khổ”, và là triền miên bể khổ, triền miên tăm tối, triền miên bất hạnh, bất bình, bất công, nhưng không phải tất cả mọi người sống trên đời cũng đều đau khổ, đau buồn, bất hạnh triền miên, ngay cả người Ấn Độ, ngay trên đất nước Ấn Độ, ngày xưa cũng như bây giờ, cũng có những người học thức, giàu sang, sung sướng, hạnh phúc, danh vọng, phú qúi, ấm no...
Mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội, đất nước, có những khả năng, trình độ khác nhau, tính chất, tình trạng đời sống khác nhau, giàu nghèo, sang hèn khác nhau, cho nên chúng ta không thể có một kết luận chung cho tất cả mọi người, chúng ta không thể nói một cách bi quan rằng “đời là bể khổ”. Những tư tưởng, quan niệm “đời là bể khổ”, hay “đời là cõi tạm”, “đời là vô thường”, “cát bụi trở về cát bụi”, vân vân, đều là những quan điểm, quan niệm bi quan yếm thế, đều không chính xác, không cần thiết, không ích lợi cho cuộc sống con người, cho nên chúng ta không nên tin nghe, không nên học hỏi, không nên hành động theo những quan điểm, quan niệm bi quan, yếm thế, phiếm diện nầy.
Đức Phật Thích Ca là người thuộc giai cấp qúi tộc, vua chúa, giàu sang, sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp, tuy không thuộc giai cấp nghèo khổ, thứ dân, bần hàn, khốn cùng, nhưng Đức Phật Thích Ca là người có tấm lòng từ bi, biết thương xót những người bất hạnh, khổ đau, đói khổ, nghèo nàn, đầy rẩy, đa số, khắp nơi trong xã hội, đất nước, thời đại, quốc gia. Cho nên Đức Phật Thích Ca mới quan niệm “đời là bể khổ”, Đức Phật mới đi tìm kiếm những giải pháp cứu khổ cho con người, cứu khổ cho tất cả mọi con người, không phân biệt giàu nghèo, không riêng những người nghèo khổ, bần hàn, bởi vì, ngay cả những người giàu có, danh vọng, địa vị, quyền thế, cũng có những nỗi khổ đau, những cảnh khổ: bịnh họan, đau yếu, tử vong.
Chúng ta, con người, nói chung, ai cũng có thể có những nỗi khổ đau, không phải chỉ có một hai nỗi khổ, cũng không phải chỉ có bốn thứ khổ đau “sinh lão bệnh tử”, mà có rất nhiều nỗi khổ trong cuộc sống con người, nhiều thứ khổ đau: đau khổ thể xác, đau khổ tinh thần, đau khổ tình cảm…. Chúng ta không nên chấp nhận tiền đề “đời là bể khổ” nầy, không nên bi quan, yếm thế vì cái tiền đề bi quan yếm thế vô bổ, vô ích nầy, không nên buông xuôi mọi thứ, mọi việc vì những quan điểm, quan niệm nầy. Đời có những cái khổ, những cái khó, những cái buồn, những cái đau, nhưng đời còn có những cái khác nữa, và chúng ta phải thấy tất cả mọi cái của cuộc đời: những cái sướng khổ, vui buồn, thành bại, chớ không thể chỉ thấy có những cái khổ đau, những cái phiền muộn, ưu sầu...
Trở ngại của đời sống con người là điều tất yếu, khó khăn là điều tất nhiên, khổ đau là điều tất có, nhưng vấn đề của chúng ta không phải là quan điểm, thái độ, hành động: yếm thế, bi quan, trốn tránh, đỗ thừa số kiếp, số phận, nghiệp qủa, nghiệp báo…, mà vấn đề của chúng ta là phải nghiên cứu, học hỏi, phân tích, nhận định, nhận xét mọi thứ khổ đau của con người, tìm kiếm những phương thức, phương pháp, đối sách, thích ứng, thích hợp, hữu hiệu, cho từng sự việc, vấn đề, khổ nạn, khổ đau …., của con người, giải quyết vấn đề mới là điều quan trọng, cần thiết, cần là…, trốn tránh không có lợi ích gì, không giả quyết được gì cả.
Phải giải quyết vấn đề, nhưng không thể nói chung chung, không thể giải quyết mọi nỗi khổ đau con ngừơi bằng một giải pháp, một công thức nào đó, thí dụ như là giải pháp tôn giáo, tín ngưỡng, tu hành, như tư tưởng, hành động của nhiều người, không nên chấp nhận và hành động theo quan niệm “tu là cõi phúc, tình là dây oan”, mà phải xét lại, phải phân tích nhận định quan điểm nầy một cách khoa học, minh triết, không nên phiếm diện, không nên nông nỗi, không nên hồ đồ…. Không có một phương thức, phương pháp chung nào cho những nỗi khổ đau riêng biệt khác nhau, cho những điều phiền lụy khác biệt nhau, cho những vấn nạn khác nhau, những nan đề khác nhau, mỗi người có những điều phiền lụy, khổ đau riêng, cần phải có những biện pháp riêng, những giải pháp riêng để giải quyết từng sự việc.
Điều nầy cũng giống như là việc trị bịnh, có nhiều thứ bịnh tật khác nhau, triệu chứng khác nhau, nguyên nhân khác nhau, hậu qủa khác nhau…, không phải chỉ có một thứ bệnh tật con người duy nhất, cho nên, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ ràng, phải phân tích, phân chia thành từng lọai bệnh tật khác nhau, phải tìm hiểu nguyên nhân, lý do, tính chất, ảnh hưởng…, của từng chứng bịnh khác nhau. Sau đó, mới có thể tìm kiếm những phương thức, phương pháp, phương tiện trị liệu khác nhau, không thể chỉ dùng một phương thức, phương tiện, vật chất, tinh thần, vật liệu duy nhất nào đó, để trị liệu cho tất cả mọi chứng bịnh, không có thứ thuốc nào trị được bá bịnh cho con người, món thuốc nào quảng cáo trị bá bịnh, bá chứng đều là món thuốc giả, món thuốc lừa dối, gạt người !.
Cứu nhân độ thế, hay cứu độ chúng sinh đều là những ý niệm rất tốt, rất đẹp, rất hay, rất cần, nhưng thực tế lại là những ý niệm xa vời, quá xa vời đối với những hiện thực, hiện trạng, khả năng con người. Thực tế, hiện nay chỉ có cơ quan Liên Hiệp Quốc, là tương đối có khả năng nầy, nhưng cũng chỉ là khả năng tương đối có thể cứu giúp những nhu cầu căn bản cơm áo, thuốc men cho những người nghèo đói, bệnh tật, ốm đau, ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng ngay cả cơ quan cứu trợ Liên Hiệp Quốc cũng không có đủ khả năng cứu giúp tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi, nhất là vào thời buổi hiện nay, thời buổi cả thế giới đang lâm nguy, đang khủng hỏang kinh tế, tài chánh nghiêm trọng.
Quốc gia đóng góp công của, tiền bạc, vật chất, lương thực, thuốc men, nhiều nhất cho quỹ cứu trợ Liên Hiệp Quốc là Hoa Kỳ, cũng đang gặp những khó khăn to lớn, đang bị khủng hỏang kinh tế, tài chánh nghiêm trọng, cho nên viễn ảnh cứu giúp của Ủy Ban Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc rất là bấp bênh. Sự giúp đỡ riêng biệt của quốc gia nầy với quốc gia khác, nước nầy với nước khác, dân tộc nầy với dân tộc khác, cộng đồng nầy với cộng đồng khác, vân vân, càng khó khăn hơn, càng hạn chế hơn. Sự trợ giúp của cá nhân, cơ quan, tổ chức từ thiện tư nhân càng khó khăn hơn, càng hạn chế hơn nữa, cho nên, trước mắt, sự đói nghèo, bệnh tật, ốm đau, của những dân tộc, quốc gia chậm tiến, nghèo đói Phi Châu, Á Châu không có biện pháp, không có giải pháp, không có sự cứu trợ hữu hiệu, không có sự giúp đỡ lớn lao, hiệu quả nào hết, bây giờ và mãi mãi sẽ vẫn là bế tắt, không giải quyết được.
Mấy ngàn năm trứơc, quốc gia, dân tộc Ấn Độ đã phải đối diện với những thực trạng xã hội đói nghèo, bệnh tật, ốm đau, một cách nghiêm trọng, không có phương pháp, cách thức nào giải quyết, không có văn minh, văn hóa, không có sáng kiến, phát minh, khoa học, kỹ thuật, vân vân, thì không thể giải quyết được những vấn nạn nghèo đói, bệnh tật, ốm đau. Hậu qủa là những tư tưởng tôn thờ Thần Linh, tín ngưỡng, tôn giáo phát triển, lý do là bởi vì con người đã cùng đường, bí lối, đã không còn biết phải trông cậy vào ai, không biết trông cậy cái gì, hậu quả là người ta chỉ biết tôn thờ Thần Thánh, Thần Linh, chỉ biết van xin, cầu khẩn ơn trên, Các Đấng siêu hình, phù hộ, cứu giúp.
Có thể nói là những tư tưởng tôn thờ Thần Linh, Thần Thánh của người Ấn Độ, đã đẻ ra những luận thuyết, học thuyết Ấn Độ: Nhân Qủa, Luân Hồi, Nghiệp Báo, vân vân, và rồi từ những luận thuyết, học thuyết nầy, người ta đã chế biến ra đủ thứ hình thức tôn giáo, tín ngưỡng, tu hành, vân vân. Nhưng vấn đề là bản thân những học thuyết, luận thuýêt nầy có đúng không, đúng thế nào, không đúng thế nào, vân vân, là những vấn đề cần phải thảo luận, cần phải bàn cải thiết thực, rõ ràng, đầy đủ, vân vân.
Thực tế, không ai chứng minh được tính xác thực của những luận thuyết, học thuyết nầy, một vài câu chuyện tái kiếp luân hồi, đầu thai, tái thế, vân vân, không đủ chứng minh, không đủ thuyết phục, không đủ chứng cớ, không đủ lý do để chúng ta phải chấp nhận những luận thuyết, học thuyết nầy, để chúng ta phải phí hết tâm huyết, sức lực, cuộc đời, cho những phương pháp tu hành khổ hạnh theo những luận thuyết, học thuyết nầy. Nếu tiền đề của luận thuyết, học thuyết sai, nội dung của luận thuyết, học thuyết sai, thì những kết luận, kết quả, những giải pháp của nó sẽ đều sai, sẽ đều vô bổ, vô ích, có khi còn tai hại, có khi còn thiệt thòi cho những người tin tưởng, theo đuổi, thực hiện thực hành.
Bi kịch của nhân lọai là con người cứ hết theo học thuyết nầy, lại theo học thuyết khác, có khi theo một cách cực đoan, quá khích, mù quáng, bất chấp những hậu qủa tai hại nghiêm trọng, ngay cả khi lịch sử đã chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng những sự sai lầm, tai hại, có khi vô cùng thảm khốc của nhiều luận thuyết, học thuyết, người ta cũng cứ vẫn mù quáng, vẫn cứ cực đoan tin nghe, tôn thờ, tôn vinh, hết học thuyết nầy, đến học thuyết khác, hết sai lầm nầy đến sai lầm khác, bi kịch của con người không phải ở chỗ sai lầm, mà là ở chỗ tiếp tục sai lầm, ở chỗ không chịu sữa đổi những sai lầm, và ở chỗ mù quáng bảo vệ những sai lầm.
Thực tế, những tôn giáo, tín ngưỡng tôn thờ ThầnThánh,Thần Linh, Thần Quyền, mê tín, dị đoan, càng phát triển thì xã hội càng nghèo đói, con người càng bịnh họan, càng ốm đau, mà xã hội càng đói nghèo, con người càng bịnh họan, thì những thứ tôn giáo nầy lại càng phát triển, cái nầy sinh ra cái kia, và ngược lại, đó là một cái vòng lẩn quẩn, bế tắt, không có lối thóat. Lịch sử thế giới mấy ngàn năm qua, đã cho thấy, và đã chứng minh tôn giáo, tín ngưỡng không có khả năng giải quyết những vấn đề đau khổ của con người, không có khả năng giải quyết những vấn nạn, những nan đề sinh lão bệnh tử, những vấn nạn đói nghèo bệnh tật, ốm đau.
Tôn giáo, tín ngưỡng đang tồn tại, và sẽ tiếp tục tồn tại, mãi mãi tồn tại, nhưng mà lịch sử cho thấy là Tôn giáo, tín ngưỡng, Thần Thánh, Thần Linh, vân vân, đều không thể “cứu độ chúng sinh”, không thể mang lại cơm áo, không thể giải trừ đau khổ, bịnh họan, không thể mang lại bình an, hạnh phúc cho con người. Thực tế là những qúôc gia, xã hội, càng phát triển tôn giáo, thì dân tộc, đất nứơc càng đói nghèo, càng lọan lạc, càng chiến tranh, càng chết chóc, càng hận thù !. Bằng chứng là những qúôc gia nghèo đói, hận thù, chiến tranh, chết chóc, đau thương nhất, quá khứ cũng như hiện tại trên tòan thế giới, tự cổ chí kim, đều là những qúôc gia phát triển, cực đoan tín ngưỡng, tôn giáo, càng cực đoan tín ngưỡng tôn giáo, càng khổ sở, càng đói nghèo, càng bịnh họan, càng chết chóc, càng chiến tranh, càng hận thù, vân vân.
Chúng ta công nhận tôn giáo, tín ngưỡng cũng có những giá trị, những lợi ích, những cần thiết nào đó cho con người, xã hội, qúôc gia, nhưng tôn giáo, tín ngưỡng, không phải là những giải pháp, những phương thức, phương tiện hữu hiệu, thiết thực, cụ thể để cứu nhân độ thế, để cứu độ chúng sinh. Tôn giáo, tín ngưỡng nếu hay, nếu đúng, nếu đẹp, nếu tốt, vân vân, thì cũng chỉ mới là một vài yếu tố, một vài điều kiện, trong số rất nhiều yếu tố, rất nhiều điều kiện cần và đủ, để cứu độ chúng sinh, cứu giúp con người, giải trừ những vấn nạn nghèo đói, khổ đau. Nhưng, nếu chỉ duy nhất có yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, dù là những tôn giáo, tín ngưỡng, đúng đắn, tốt đẹp, cao qúi, vân vân, thì cũng không đủ yếu tố, sức lực, khả năng để cứu độ chúng sinh, không đủ năng lực, vật lực để cứu giúp con người thóat khỏi những cảnh khổ đau, bệnh họan, nghèo đói, tử vong….
Cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh phải cụ thể, phải thực tế, trước tiên là phải cứu được chính mình, phải độ được chính mình, không cứu độ được chính mình thì không thể cứu độ được người khác, không thể cứu độ chúng sinh. Cứu độ được mình, là phải có sức lực, khả năng, phương tiện, vân vân, để lo cho chính mình, trước nhứt là lo cho cơm áo của chính mình, mình phải đủ cơm áo, ấm no, hơn nữa, mình còn phải đủ dư thừa cơm áo, gạo tiền… Có thực mới vực được đạo, mình mới có thể cứu giúp người khác, bản thân mình không có cơm ăn, áo mặc, không có của cải, tiền tài, thì làm sao mình có thể nói chuyện cứu nhân độ thế được, thì mình cứu được ai, mình độ được ai, mình cứu thế nào, mình độ thế nào?...
Nghĩa là, cụ thể mình phải có tài sản, hoặc là mình có khả năng làm ra tài sản, có năng lực làm ra của cải vật chất, tiền bạc, cơm áo, thuốc men…, thì mình mới có thể cứu mình, mới có thể cứu người được, không thể cứu mình, cứu người bằng những lý thuyết suông, hoặc bằng những hình thức cúng kiếng, thờ bái, tu hành…!. Muốn cứu mình, có thể chỉ cần một ít của cải vật chất cũng đủ, nhưng muốn nói đến những chuyện gọi là “cứu nhân độ thế”, tức là cứu được nhiều người, cứu được thiên hạ, thì mình phải có thật nhiều của cải, thật nhiều vật chất, tiền bạc, như nhà tỉ phú Bill Gates, thì mình mới có thể làm được. Trường hợp mình không có những tài sản, của cải, vật chất, vân vân, thì mình phải có những tài sản khác, những của cải khác, như là những tài sản tư tưởng, tinh thần, trí não, đạo đức, tâm lý, tâm linh, vân vân, thì mình mới có thể cứu mình, mới có thể cứu người được.
Một người không có tài sản vật chất, nhưng nếu có tài sản tinh thần thì cũng có thể cứu người được, một nhà tư tưởng chẳng hạn, nhà tư tưởng có thể là không có, hoặc là không cần có những tài sản, của cải vật chất, nhưng mà nhà tư tưởng, thì chẳng những là có thể cúu nguời, mà còn có thể cứu được nhiều người. Một người họat động từ thiện, xã hội, chẳng hạn, cho dù bản thân người nầy không có tiền bạc, không có tài sản, của cải, nhưng mà người nầy vẫn có thể cứu giúp được nhiều người. Ngược lại, cho dù là một người giàu có, triệu phú, tỉ phú, tiền rừng, bạc bể, vân vân, nhưng nếu họ không có từ tâm, không có tấm lòng, không có những tư tưởng nhân ái, bác ái, từ thiện, từ bi, vân vân, thì họ cũng không thể cứu giúp con người, có khi họ còn có thể làm hại con người.
Cho nên, muốn cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh, thì phải có cả hai điều kiện, điều kiện tinh thần, và điều kiện vật chất song đôi, song hành, điều kiện vật chất là phải có tiền tài, của cải, lương thực, thuốc men…, điều kiện tinh thần là phải có tấm lòng nhân đạo, bác ái, từ bi, từ thiện…. Không có những yếu tố tinh thần, tình cảm, đạo đức, tâm linh, bác ái, từ bi, và không có những yếu tố vật chất cơm áo, gạo tiền, lương thực, thuốc men, thì không thể cứu nhân độ thế, không thể cứu độ chúng sinh, không giúp ích được gì, không giúp ích được ai.
Cung cấp những yếu tố tinh thần, tình cảm như: đạo đức, từ bi, bác ái, công bình, hòa bình…, là vai trò của các tôn giáo, vai trò cứu độ chúng sinh của Đức Phật, Đức Chúa, nếu chúng ta thờ Phật, thờ Chúa, quan trọng là chúng ta phải thờ những yếu tố tinh thần, đạo đức nầy, những yếu tố từ bi, nhân ái của Phật, của Chúa…, và quan trọng là chúng ta phải thực hiện, thực hành những yếu tố nầy, thì mới là những hành động cứu nhân độ thế, chớ không phải là những tập tục, những lễ nghi, những hình thức thờ lạy, cúng bái…. Chúa, Phật không khi nào trực tiếp hiện ra để cứu giúp con người, Chúa, Phật chỉ có thể gián tiếp cứu giúp con người, bằng cách thực hiện thực hành những lời dạy bác ái, từ bi của Phật, Chúa, con người sẽ được Chúa Phật cứu giúp.
Nói cách khác là Chúa Phật cứu giúp con người qua chính bàn tay, trí não, sức lực, tâm can con người, chớ không phải bằng những phép lạ do con người cầu khẩn, cúng kiếng, qùy lạy, van xin…. Chúa Phật chỉ có thể cứu độ chúng sinh bằng con đường tư tưởng, bằng những lời dạy dỗ, giáo huấn mà thôi, chớ không phải bằng những phép lạ, không nên trông chờ phép lạ ở Chúa Phật, phép lạ của Chúa Phật chỉ hiện ra khi nào con người thực hiện thực hành những lời dạy đạo đức của Chúa Phật, cụ thể, khi chúng ta trồng cây thì Chúa Phật sẽ hiện ra trái, khi chúng ta cày cấy Chúa Phật sẽ hiện ra thóc đậu, khoai, sắn, vân vân, không khi nào có chuyện không trồng lúa, chỉ có qùy lạy, cúng bái mà Chúa Phật mang lúa gạo đến.
Thực tế, khi nói những chuyện “cứu nhân độ thế”, “cứu độ chúng sinh”, chúng ta không nên nói đến những điều rộng lớn, cao xa, những cái mình không có, những cái ngòai tầm tay, ngòai khả năng, năng lực, thực lực, thực chất, của mình, nói những cái chúng ta không có sẽ chỉ là nói suông, vô ích, chúng ta phải nói những gì thiết thực, cụ thể, những cái trong tầm tay, trong khả năng của mình. Nói rõ hơn là chúng ta phải hạn chế sự việc cứu giúp, hạn chế đối tượng cứu giúp, mỗi người chỉ có thể cứu giúp được một số việc, một số người nào đó mà thôi, không thể cứu giúp được nhiều việc, nhiều điều, nhiều người, càng tham vọng, càng thất vọng, tham vọng nhiều, thất vọng lớn, tham vọng càng nhiều, thất vọng càng nhiều, những người hay nói chuyện cứu nhân độ thế, thực tế thường là những người không cứu được ai.
Thực tế, người ưu tiên cần được cứu giúp không phải ai khác, mà là chính bản thân mình, trước nhứt, mình phải giúp đỡ cho chính thể xác của mình, giúp đỡ trí não mình, giúp đỡ tâm hồn mình, giúp đỡ tâm linh mình, vân vân. Thể xác của chính mình là thể xác gần gũi nhất, cụ thể nhất, cần thiết nhất để mình cứu giúp, và mình nên cứu giúp, chăm sóc chính bản thân mình là hành động cụ thể nhất, thiết thực nhất, không thể coi khinh, không thể coi thường thân xác của mình, coi trọng thân xác của mình không có nghĩa là mình ích kỷ, không có nghĩa là xấu, là sai, mà trái lại, coi trọng thân xác mình rất là quan trọng và rất là cần thiết.
Bởi vì, một người không biết coi trọng chính thân xác của mình, thực tế người đó cũng sẽ không coi trọng thân xác của người khác, và cũng không có khả năng giúp đỡ người khác, một người không thương chính bản thân mình, thì không thể thương bản thân của người khác, không thể giúp người khác. Coi trọng thân xác, bản thân mình không có gì xấu, không có gì hại, không phải là ích kỷ, xấu xa, mà trái lại, có thể còn là điều tốt đẹp, lợi ích, chẳng những lợi ích cho chính mình, mà còn lợi ích cho những người khác nữa, miễn là những lợi ích của thân xác mình không mâu thuẫn, đối nghịch với lợi ích của người khác, lợi mình mà hại người mới là điều xấu, còn lợi mình mà lợi người thì vẫn là điều tốt.
Thí dụ, một đứa bé không biết yêu thương chăm sóc bản thân, nó sẽ là một gánh nặng cho gia đình, cha mẹ, anh chị em của nó, trái lại nếu đứa bé biết yêu thương chăm sóc cho chính bản thân nó, chăm sóc cho sức khỏe của nó, chăm sóc cho trí não, trí tuệ, hiểu bíêt, tri thức của nó, chăm lo học hành, chăm lo đạo đức của nó, thì nó sẽ là một phần tử hữu dụng, hữu ích cho mọi người, đặc biệt là cho những người thân thuộc cha mẹ, ông bà, anh em, vân vân. Một đứa trẻ tốt, ngoan hiền, không bê tha, không cờ bạc, không rượu chè, không hút sách, không ghiền nghiện xì ke, ma túy, vân vân, nó sẽ giúp đỡ cho gia đình, cha mẹ, anh chị em nó rất nhiều việc, rất nhiều điều, chỉ việc cha mẹ, anh em nó không phải mất công, mất sức, mất thì giờ chăm sóc, bận tâm, lo lắng, vân vân, cho nó, cũng là những sự ích lợi cần thiết.
Một đứa bé con, chỉ cần được như vậy thôi, chỉ cần làm như vậy thôi, có thể là có người sẽ nói rằng đây chỉ là một việc rất nhỏ bé, rất tầm thường, nhưng nếu biết suy nghĩ, biết nhận xét, bíêt nhận định, vân vân, chúng ta sẽ thấy được những sự lợi ích, nhiều sự lợi ích, nhiều ý nghĩa, thực tế, hữu dụng, vân vân, một sự góp phần, góp sức đáng qúi, đáng giá, cho sự xây dựng gia đình, xã hội, quốc gia, phát triển đất nước, dân tộc, cộng đồng. Không riêng gì một đứa con nít, trẻ con, mà một người lớn cũng vậy, một thanh niên, một phụ nữ, một người già lão, một người bệnh họan, ốm đau cũng vậy, bất cứ là một con người nào, chỉ cần biết yêu thương, biết chăm sóc cho riêng bản thân mình, càng cẩn thận, càng chu đáo, càng lợi ích, chẳng những lợi ích cho mình, mà còn lợi ích cho những người khác, cho thân nhân, gia đình, và cả những lợi ích cho cộng đồng, xã hội, quốc gia, câu nói “giúp mình là giúp người” là vì những nguyên nhân nầy, những lý do nầy.
Yêu thương mình, nhiều người cho là một điều giản dị bình thường, thậm chí còn có thể bị coi là ích kỷ, thực tế thì “yêu thương mình” không phải là chuyện dễ, vì yêu thương mình không phải, và không thể chỉ là những lời nói suông, mà phải bằng những hành động, và phải là những hành động cụ thể, thiết thực, những công việc thường xuyên hằng bữa hằng ngày, những công việc bền bĩ, công sức, công phu, phải chăm sóc mình thật đầy đủ, thật cẩn thận, và phải chăm sóc tất cả những phương diện: thể xác, tinh thần, trí não, tâm lý, tâm linh, vân vân, không phải chỉ chăm sóc riêng biệt một phần cá nhân, con người mình.
Một người không biết chăm lo thể xác của mình, một người bê tha, trụy lạc, trác táng, rượu chè, say sưa, hoặc tệ hại hơn nữa, như là ghiền nghiện cờ bạc, xì ke, ma túy, vân vân, thì hậu qủa rất nghiêm trọng, không phải chỉ riêng đối với bản thân họ, mà còn là những nguy hại cho thân nhân, gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè, xã hội, vân vân. Trái lại, một người bíêt chăm lo cho bản thân mình, trau dồi thân thể khỏe mạnh, trí óc sáng suốt, luyện tập tài năng, kỹ thuật, kỹ năng, giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, vân vân, sẽ là một tài sản to lớn của gia đình, xã hội, quốc gia, dân tộc, cộng đồng, nhân lọai.
Tóm lại, “cứu nhân độ thế”, “phổ độ chúng sinh”, là những ý muốn tốt đẹp, thiện lương, đạo đức, rất đáng ca ngợi, hoan nghênh, nhưng nếu chỉ có ý những muốn tốt đẹp thì không có lợi ích gì, thực hiện những ý muốn nầy mới là quan trọng, mới là cần thiết. Nhưng muốn thực hiện những ý muốn cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh thì phải có rất nhiều yếu tố, rất nhiều điều kiện, không có đầy đủ những yếu tố, điều kiện tinh thần, vật chất cần thíêt thì không thể thực hiện được những ý muốn cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh.
Muốn thực hiện được những ý muốn cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh, con người cần phải có những điều kiện cá nhân, và cả những điều kiện tập thể, cộng đồng, xã hội quốc gia. Về vật chất, con người cần có những điều kiện văn minh, tiến bộ, tiến hóa, cần có những điều kiện phát triển khoa học, kỹ thuật, vân vân, không có những điều kiện vật chất thì không thể cứu nhân độ thế, không thể cứu độ chúng sinh.
Về tinh thần, con người cần phải có đạo đức, nhân nghĩa, bác ái, từ bi, phải có tình thương nhân lọai, tình yêu hòa bình, cho dù có những điều kiện vật chất mà không có những điều kiện tinh thần thì cũng không thể cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh. Về tâm linh, con người cần phải niềm tin Thần Thánh, Thượng Đế, Thượng Thiên, những Đấng Thiêng Liêng Tối Cao siêu hình luôn luôn ngự trị vô hình, để kiểm sóat, theo dõi mọi hành vi, hành động, tư tưởng, tư duy của mình.
Con người rất cần có những niềm tin tâm linh Thần Thánh để duy trì, và phát triển những yếu tố tinh thần bác ái, từ bi, nhân nghĩa, đạo đức, vân vân, không có những niềm tin tâm linh Thần Thánh, Thượng Thiên, con người rất khó thực hiện được những công việc gọi là cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh. Nhưng niềm tin tâm linh Thần Thánh phải được kết hợp với ánh sáng văn minh, thời đại khoa học, tiến bộ, tiến hóa, phải hiểu vai trò, nhiệm vụ, khả năng, quyền năng của Thần Thánh, nhưng đồng thời cũng phải hiểu vai trò, nhiệm vụ, quyển năng khả năng của con người, phải có sự kết hợp hai thứ sức mạnh khoa học và tâm linh.
Tâm linh không có khoa học hổ trợ, thì chỉ có lý thuyết mà không có thực chất, thí dụ, chúng ta cứ nói tình thương, nhân ái, từ bi, vân vân, nhưng nếu không có khoa học hổ trợ, cụ thể là nếu không có cơm áo gạo tiền, vân vân, thì tình thương gì cũng vô ích, từ bi gì cũng vô ích. Trái lại, khoa học không có tâm linh, không chắc là khoa học sẽ có lợi ích, mà khoa học còn có thể hại người, thay vì là khoa học giúp người, cho dù có đủ thứ vật chất, tài sản, của cải, nhưng nếu không có những yếu tố tâm linh: thiện lương, nhân nghĩa, bác ái, từ bi, vân vân, con người cũng sẽ không được cứu giúp, nếu có lòng ganh ghét, tị hiềm, thù hận, tham lam…, thì con người sẽ phải gánh chịu nhiều tai họa do khoa học gây ra. Đây là những điều trên thực tế đã xảy ra, và luôn luôn xảy ra, những cuộc chiến tranh với những thứ vũ khí khoa học lợi hại, ghê gớm, đã từng giết chết hàng triệu sinh mạng con người, khi con người có lòng tham lam, ganh ghét, hận thù, khi con người không có những yếu tố tâm linh, đạo đức, nhân ái, từ bi, hòa bình...
Thần Thánh có thể cứu giúp con người, nhưng Thần Thánh không có thiên vị con người, Thần Thánh có thể phò trợ con người, nhưng Thần Thánh không có bao che con người, Thần Thánh có thể rộng lượng, từ bi, nhưng Thần Thánh không có dung túng, nuông chìu con người. Cho nên, tôn thờ Thần Thánh, tôn kính Thần Linh, thì phải bíêt rõ những tính chất của Thần Thánh, phải theo ý của Thần Linh, phải bíêt luật của Thượng Đế, vân vân, tức là phải hướng Thiện, hướng Mỹ, hướng Thiên, vân vân, chớ không phải là đòi hỏi Thần Thánh, cũng không phải là van xin Thần Thánh, càng không phải là hối lộ Thần Thánh !.
Phải cảnh giác những tai hại của những niềm tin Tôn Giáo, tín ngưỡng, tâm linh, thần thánh qúa khích, cực đoan, mù quáng, mê tín, dị đoan, vân vân, những gì không đúng, không hợp với ý muốn Thượng Thiên, luật của Thượng Đế, Thiên Nhiên đều là mê tín, dị đoan, những gì đúng hợp với ý muốn Thượng Thiên là minh triết, giác ngộ, mà nhất thiết là chúng ta phải có những niềm tin tâm linh thần thánh, tôn giáo, tín ngưỡng minh triết, giác ngộ, thì chúng ta mới có thể cứu được mình, mới có thể độ được người, cứu độ được chúng sinh.
Về phương diện tâm linh, nhiều người tin rằng có những thế giới tâm linh siêu hình hiện diện quanh ta, thế giới của những sinh vật vô hình gọi là linh hồn, đặc biệt là linh hồn của những người đã chết, tuy thân xác của họ đã chết, nhưng linh hồn họ vẫn tồn tại ở thể chất vô hình, trong cõi tâm linh siêu hình, có người gọi là chiều không gian thứ tư, chiều không gian siêu vật chất, bên cạnh chiều không gian vật chất hữu hình. Linh hồn vô hình, nhưng linh hồn vẫn có những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ước muốn, nguyện vọng, vân vân, giống như thể xác, cho nên, linh hồn không có thể xác sẽ là linh hồn bất hạnh, linh hồn đau khổ, bởi vì linh hồn không thực hiện được những ước muốn, nguyện vọng như khi linh hồn có thể xác.
Linh hồn không có thể xác là linh hồn đau khổ, cái khổ lớn nhất của tử vong chính là cái khổ nầy, cái khổ của linh hồn không có thể xác để nương tựa, sinh họat, học hỏi, tiến hóa, tư duy, vân vân. Thể xác rất cần thiết đối với linh hồn, và cái cần thiết của thể xác đối với linh hồn là cái nầy, chớ còn cái chết của một thể xác ốm đau, bệnh họan, già yếu, đói nghèo, vân vân, chưa hẵn đã là cái khổ, có khi còn là cái sướng, cái giải thóat khổ đau của cả thể xác lẫn linh hồn, cái giải thóat linh hồn khỏi một thể xác đã không còn hữu dụng, không còn cần thiết nữa. Linh hồn luôn luôn cần có thể xác, mà phải là thể xác mạnh lành, khi thể xác không mạnh lành, không khỏe mạnh, khi thể xác ốm đau, già yếu, suy nhược…chết, thì linh hồn cần một thể xác khác, mà phải là thể xác trẻ hơn, tốt hơn,mạnh lành hơn… để tiếp tục cuộc sống của linh hồn, đó là nguyên tắc và qui luật của cõi giới tâm linh siêu hình, cõi giới khác biệt, nhưng vẫn gần gũi, gắn bó liên hệ với cõi giới nhân gian hữu hình.
Vì những sự bất hạnh, đau khổ không còn thân xác, cho nên linh hồn nào cũng cần nên được siêu thóat sau khi thân xác chết, cho nên, mỗi khi có người chết thì người ta thường cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thóat, chẳng những linh hồn đau khổ vì chuyện linh hồn không có thân xác, mà linh hồn không siêu thóat còn có thể gặp nhiều bất hạnh, hiểm nguy trong cõi vô hình, thế giới tâm linh. Trong thề giới tâm linh có đủ thứ linh hồn khác nhau, khả năng, quyền năng, quyền lực khác nhau, có thể khống chế, hà hiếp, làm hại những linh hồn không siêu thóat, ngòai ra, những vị Thầy Phù Thủy cũng có những quyền năng khả năng tâm linh chi phối, sai khiến, điều khiển những linh hồn không siêu thóat.
Cho nên, cứu nhân độ thế, không phải chỉ có cứu độ thân xác con người, mà còn phải cứu độ linh hồn con người, tức là phải cứu giúp cho linh hồn con người được siêu thóat khi thân xác chết. Thông thường công việc cứu độ linh hồn con người gần như là phần việc độc quyền của những tôn giáo, tín ngưỡng, của những vị Tu Sĩ với những nghi thức cầu nguyện, cúng kiếng, tế lễ, vân vân. Thực tế đây là phần việc của cá nhân mỗi người đối với linh hồn mình, không phải là công việc của các nhà tu, chỉ có cá nhân mình mới giúp được linh hồn mình siêu thóat, ngòai cá nhân mình không có một ai khác có thể giúp linh hồn mình được siêu thóat, ngay cả các nhà tu, thực tế cũng không giúp được linh hồn mình siêu thóat.
Nói một cách khác là không phải đợi tới khi thân xác chết rồi, mình mới lo chuyện siêu thóat cho linh hồn mình, đợi tới lúc nầy thì mọi chuyện đã trễ, đã quá muộn màng, đã không còn kịp nữa, đã không còn có thể làm gì được nữa, không ai giúp mình được nữa, muốn cứu linh hồn mình, thì mình phải chuẩn bị đủ mọi thứ, mọi việc, mọi điều, ngay khi mình còn sống, không chuẩn bị các thứ khi mình còn sống, thì sẽ không thể làm gì được khi mình chết. Ý nghĩa của chữ “nhân qủa” là như vậy, là những hậu qủa linh hồn mình phải nhận lãnh đối với những gì thân xác mình đã làm, bởi vì hành động của thân xác, nhưng là trách nhiệm của linh hồn, linh hồn không thể đổ thừa trách nhiệm cho thể xác, thể xác chỉ là phương tiện, thể xác như chiêc xe, nhưng linh hồn thì như người tài xế, chiêc xe gây tai nạn thì người tài xế phải chịu trách nhiệm, cho dù chiếc xe hư, tài xế vẫn phải chịu trách nhiệm, trách nhiệm có thể nhẹ hơn, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm.
Thân xác con người tuy có những giới hạn thời gian, không gian, thể chất, vật chất, năng lực, vân vân, nhưng thân xác là phương tiện tốt nhất và duy nhất để linh hồn học hỏi, tiến bộ, tiến hóa, tu hành, tạo phước, tạo duyên, vân vân, những sự chuẩn bị, những hành lý, hành trang cần thiết, không thể thiếu để linh hồn siêu thóat, lên đường khi thân xác chết. Chỉ khi còn thân xác hữu hình, con người mới có khả năng, phương tiện chuẩn bị cho sự siêu thóat của linh hồn mình, một thân xác không hành thiện, tích phước, không làm nên những công qủa công đức khi còn sống, thì linh hồn không thể được cứu rỗi. Một thân xác phàm trần phạm đủ thứ lỗi lầm, nghiệp qủa, tội ác, vân vân, thì khi chết, linh hồn của thân xác nầy không thể được siêu thóat, linh hồn siêu thóat hay không siêu thóat là kết quả những công việc làm của thân xác con người, không tùy thuộc vào những chuyện thương ghét của Thần Thánh, Thần Linh, không có Thần Thánh, Thần Linh nào có thể can thiệp vào chuyện nhân qủa của con người, không có mvị Thần Thánh nào nhận qùa cáp hối lộ của con người.
Tóm lại, cứu nhân độ thế là những lý tưởng tốt đẹp, thanh cao, đạo đức, nhưng muốn thực hiện thực hành những lý tưởng thanh cao, tốt đẹp, đạo đức nầy, trước nhứt, con người, mỗi người phải chăm lo bản thân mình, chăm lo thân xác phàm trần xương thịt của mình, chăm lo trí não, tức là phải chăm lo những hiểu bíêt, tri thức, trí thức, học vấn của mình, chăm lo tư tưởng, tư duy của mình. Tư tưởng là phần vô cùng quan trọng trong việc quyết định cuộc đời sứơng khổ buồn vui của mình, không nên đổ thừa số phận, số kiếp, ông Thần, ông Thánh nào cả, cá nhân, tập thể, cộng đồng, nên hư thành bại, đều tùy thuộc vào tư tưởng, cho nên nói chuyện cứu nhân độ thế, cụ thể phải là cứu độ tư tưởng của con người, lịch sử chứng minh đầy đủ, rõ ràng tầm ảnh hưởng quan trọng của tư tưởng đối với nhân lọai.
Kết luận: Muốn “cứu Nhân độ Thế” thì phải minh triết thể xác, giác ngộ linh hồn, phải nuôi dưỡng, giữ gìn, trân trọng, phát triển tâm hồn, đạo đức, tâm linh: minh triết, giác ngộ, từ bi, bác ái… Cứu Nhân trước nhứt là cứu thân xác chính mình, cứu linh hồn chính mình, phải cứu thân xác mình, cứu linh hồn mình trước, rồi mới nói đến chuyện cứu thân xác người khác, cứu linh hồn người khác, không cứu được thân xác mình, cứu được linh hồn mình, thì không thể cứu thân xác người khác, cứu linh hồn người khác, nghiã là không thể “Độ Thế”.
Thái Tấn Truyền
No comments:
Post a Comment