Đậu Thiên Chương, một nho sinh già, lận đận công danh, gia cảnh nghèo, goá vợ sớm, chỉ có cô con gái duy nhất tên là Đậu Thiên Vân, tuổi đã trăng tròn, xinh đẹp, ngoan hiền, không tiện để ở lại nhà một mình, cho nên Đậu Thiên Chương đã cho cô con gái cưng cùng đi lên kinh thành để ứng thí khoa cử. Dọc đường gian nan, vất vả, ngày xưa chỉ có đi bộ, không có ngựa xe, phong thổ bất hợp, nắng mưa bất kỳ, khiến cho Đậu Thiên Chương lâm bệnh nặng ở huyện Hoài Âm.
Vì cần tiền chữa bệnh cho cha, Đậu Thiên Vân đã bằng lòng gả cho người con trai đang bệnh nặng sắp chết của Bà Chủ Quán trọ huyện Hoài Âm, theo tập tục “xung hỉ” của người Trung Hoa thời xưa, tập tục nầy phát sinh từ một quan niệm sai lầm là khi người con trai bị bịnh nặng, nếu cưới vợ tức làm "hỉ sự" thì sẽ khỏi bệnh, kết qủa là bao nhiêu người con gái bị goá chồng ngay sau khi làm đám cưới, vì người chồng bệnh nặng thì dù có cưới vợ cũng phải chết,và điều bất hạnh là người con gái phải "suốt đời ở goá, cư tang thờ chồng!"
(Có khi người phụ nữ còn bị khép tội là có có số hay tướng "sát phu!", thật là oan uổng và bất công cho thân phận người đàn bà Trung Hoa thời xưa, những thảm cảnh chúng ta có thể tìm đọc trong những tác phẩm nổi tiếng của Nữ Văn Sĩ Pear Buck, viết về những bi thương, phi lý... của xã hội phong kiến Trung Hoa).
Sau khi được chửa trị, thuốc thang, khỏi bệnh rồi, Đậu Thiên Chương khăn gói, từ giã con gái, bây giờ đã lấy chồng, làm dâu bà chủ quán trọ, lên đường đến kinh thành ứng thí một mình.Trong thời gian lưu ở Quán trọ huyện Hoài Âm, Đậu Thiên Chương có kết giao bằng hữu, và hơn thế còn kết nghiã anh em với một nho sinh cũng đang trên đường lên kinh thành ứng thí tên là Đào Ngũ. Kết nghiã anh em thời xưa có ý nghiã rất lớn, rất hệ trọng, anh em kết nghiã thời xưa cũng nặng tình nghiã không thua gì anh em ruột thịt, có khi còn hơn cả anh em ruột thịt, như chuyện “Đào Viên kết nghiã” giữa 3 nhân vật lịch sử nổi danh trong truyện Tam Quốc Chí là; Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.
(Có khi người phụ nữ còn bị khép tội là có có số hay tướng "sát phu!", thật là oan uổng và bất công cho thân phận người đàn bà Trung Hoa thời xưa, những thảm cảnh chúng ta có thể tìm đọc trong những tác phẩm nổi tiếng của Nữ Văn Sĩ Pear Buck, viết về những bi thương, phi lý... của xã hội phong kiến Trung Hoa).
Sau khi được chửa trị, thuốc thang, khỏi bệnh rồi, Đậu Thiên Chương khăn gói, từ giã con gái, bây giờ đã lấy chồng, làm dâu bà chủ quán trọ, lên đường đến kinh thành ứng thí một mình.Trong thời gian lưu ở Quán trọ huyện Hoài Âm, Đậu Thiên Chương có kết giao bằng hữu, và hơn thế còn kết nghiã anh em với một nho sinh cũng đang trên đường lên kinh thành ứng thí tên là Đào Ngũ. Kết nghiã anh em thời xưa có ý nghiã rất lớn, rất hệ trọng, anh em kết nghiã thời xưa cũng nặng tình nghiã không thua gì anh em ruột thịt, có khi còn hơn cả anh em ruột thịt, như chuyện “Đào Viên kết nghiã” giữa 3 nhân vật lịch sử nổi danh trong truyện Tam Quốc Chí là; Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.
Khi đến kinh thành, may mắn là cả hai anh em kết nghiã Đậu Thiên Chương và Đào ngũ đều thi đậu, Đậu Thiên Chương đậu cao, tên tốt nên được Triều Đình trọng dụng, lưu lại kinh thành cho làm quan lớn, còn Đào Ngũ thì đậu thứ hạng thấp hơn lại thêm cái tên Đào Ngũ, nếu là tên Đào Nhất, Đào Nhị, hay Đào Tam, Đào Tứ cũng không sao, nhưng họ Đào mà tên Ngũ ghép lại thành tên "đào ngũ" thì có thể hiểu theo những ý nghiã không đẹp, không hay, có thể hiểu là "trốn lính", cho nên Triều Đình không trọng dụng, chỉ miễn cưỡng bổ làm Huyện Lệnh huyện Hoài Âm, là một huyện thành nhỏ bé, xa xôi, nghèo nàn!
Đậu Thiên Chương hết lòng an ủi nghiã đệ Đào Ngũ, long trọng làm tiệc tiễn hành Đào Ngũ đi trấn nhậm huyện Hoài Âm, hết lời khuyên nghiã đệ Đào Ngũ hãy cố gắng làm tròn bổn phận của một Huyện Lệnh gương mẫu, chăm lo việc công, việc tư, thương yêu, giúp đỡ bá tánh trăm họ, cố gắng tạo nhân đức và thành tích tốt đẹp để xóa tan những thành kiến xấu của Triều Đình chỉ vì cái tên cha mẹ đặt cho là Đào Ngũ, đồng thời cũng long trọng hứa hẹn, cam kết sẽ hết lòng tìm mọi cách để nâng đỡ công danh cho Đào Ngũ sau nầy.
Trước khi Đào Ngũ lên đường đi trấn nhận huyện Hoài Âm, Đậu Thiên Chương trao một phong thư và một số vàng bạc, của cải, ân cần nhờ cậy Nghiã Đệ Đào Ngũ khi đến huyện Hoài Âm, tìm kiếm và trao tay cho đứa con gái yêu duy nhất của ông là Đậu Thiên Vân, người Đào Ngũ cũng đã từng gặp gỡ, quen biết khi hai người kết nghiã anh em ở huyện Hoài Âm, Đậu Thiên Chương cũng hết lời nhờ cậy Đào Ngũ hãy hết lòng chăm sóc cho con gái mình, bây giờ theo vai vế, nghiã lý thì cũng đã là cháu gái của Đào Ngũ, nếu có gì bất trắc, trở ngại thì hãy lập tức cấp báo về kinh thành cho Đậu Thiên Chương hay.
Đào Ngũ đến làm Huyện Lệnh huyện Hoài Âm, ông biết rõ con gái của Đậu Thiên Chương là ai, ở gia đình nào, dù bây giờ cô đã thay tên Đậu Thiên Vân thành Đậu Nga, nhưng Đào Ngũ không nhìn nhận sự quen biết Đậu Nga, không trao thư, tiền, vàng bạc của Đậu Thiên Chương cho Đậu Thiên Vân, hơn thế Đào Ngũ còn cố tình vu cáo Đậu Nga là Thủ phạm của một vụ án mạng trong huyện Hoài Âm. Mặc kệ Đậu Nga kêu oan, khóc lóc, lạy lục hay cố tình cầu xin sự rộng lượng của Đào Ngũ niệm tình kết nghiã anh em với Đậu Thiên Chương! tất cả đều vô ích! Chẳng những Đào Ngũ giết chết Đậu Nga, mà Đào Ngũ còn giết chết những ai muốn minh oan, nhân chứng cho Đậu Nga thoát tội!
Đậu Thiên Chương trông mong tin tức con gái mình mãi mà không nhận được tin gì từ Đào Ngũ, cho đến một hôm Đậu Thiên Chương lãnh lệnh làm Quan Khâm Sai Đại Thần, đi tuần thám huyện Hoài Âm vì những tin tức đồn thổi những hiện tượng lạ đã xảy ra ở huyện nầy như: "Bão tuyết giữa mùa Hè! hạn hán giữa mùa Đông!" Trên đường đến huyện Hoài Âm, một đêm ông nằm mộng thấy con gái Đậu Thiên Vân hiện hồn về “khóc lóc kêu oan, và tố cáo những hành vi độc ác, bất nhân của viên Huyện Lệnh Đào Ngũ, đã cố tình vu oan giá hoạ để giết chết nàng, không nhận tình kết nghiã anh em với Đậu Thiên Chương, chẳng những đã giết hại Đậu Nga, mà y còn giết hại bao nhiêu người dân lành vô tội khác”.
Nàng Đậu Nga khóc lóc xin cha, trên cương vị của một vị Đại Quan Khâm Sai Đại Thần của Triều Đình, xin hãy điều tra làm sáng tỏ mọi sự vụ để minh oan cho nàng, và hãy trừ khử tên quan Huyện Lệnh tàn bạo bất nhân Đào Ngũ, cho nhân dân huyện Hoài Âm được sống yên ổn, trả lại công đạo, bình yên cho mọi người. Đậu Thiên Chương rất đổi bàng hoàng, ngơ ngác trước giấc mộng kỳ lạ nầy, ông nhanh chóng tới huyện Hoài Âm và cấp tốc mở cuộc điều tra cặn kẽ mọi sự việc theo điềm báo mộng của con gái!
Khi sự thật được rõ ràng, qủa thật Đậu Nga đã bị hàm oan, và qủa thật là Đào Ngũ đã cố tình hãm hại Đậu Nga, con gái thân yêu của nghiã huynh Đậu Thiên Chương! Đậu Thiên Chương vô cùng tức giận đứa em kết nghiã Đào Ngũ, kẻ táng tận lương tâm, đã nhẫn tâm và cố ý giết hại oan uổng đứa con gái thân yêu duy nhất của ông, bất chấp tình nghiã, bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật, sự thật, lẽ phải, công lý....! Đậu Thiên Chương đăng đường xử án, kết tội Đào Ngũ, tước bỏ quan chức Đào Ngũ, tống giam tội phạm vào ngục thất chờ ngày xử trãm, tử hình! Trước khi trãm thủ Đào Ngũ, Đậu Thiên Chương cầu xin Đào Ngũ hãy cho ông biết là ông đã phạm lỗi lầm gì với Đào Ngũ, đã có mối thù sâu nào đã khiến cho Đào Ngũ phải ra tay nhất quyết giết chết đứa con gái duy nhất thân yêu của ông?!
Câu trả lời và thú nhận của Đào Ngũ chẳng những đã khiến cho Đậu Thiên Chương ngẩn ngơ, mà chúng ta cũng phải lấy làm ngơ ngẩn! Tất cả lý do có thể gồm tóm lại có một chữ: GANH TỊ! Đào Nghiã đã ganh tị Đậu Thiên Chương! Ganh tị Đậu Thiên Chương đậu cao hơn Đào Ngũ! Ganh tị Đậu Thiên Chương làm quan lớn hơn Đào Ngũ! Ganh tị Đậu Thiên Chương làm quan tại triều đình còn Đào Ngũ làm quan ở huyện nhỏ, lại nghèo là Hoài Âm! Để thoả mãn lòng ganh tị, Đào Ngũ đã giết chết Đậu Nga! để Đậu Thiên Chương phải đau khổ vì mất đứa con gái duy nhất thân yêu! Làm cho Đậu Thiên Chương phải đau khổ là cách thoả mãn lòng ganh tị của Đào Ngũ!
Ganh tị mà có thể giết người: phi lý và bi thảm! Nhưng lại là sự thật! Ganh tị là một tánh xấu của con người, cái nầy thì nhiều người biết, gần như ai cũng biết, nhưng mà ít ai cảnh giác, nhiều người coi thường những tai họa của lòng ganh tị! Câu chuyện tai họa của lòng ganh tị trên đây cho ta nhiều điều cảnh giác trong cuộc sống hàng ngày! Hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là hàng phut, hàng giây trong cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn thường đối diện với “lòng ganh tị” và những hậu qủa khôn lường của lòng ganh tị. Cho nên, một trong những phép tu quan trọng của nhà Phật là ‘diệt bỏ lòng ganh tị”, muốn diệt bỏ lòng ganh tị thì phải phát triển “lòng Từ Bi”, muốn phát triển lòng Từ Bi thì phải tu luyện “Trí Minh Triết”.
Tóm lại, muốn không mắc phải những điều sai lầm, tội ác, bất nghiã, bất nhân, gian tà, bá đạo, hại người..., như tên Đào Ngũ trong vụ án Đậu Nga nầy, thì chúng ta phải dẹp bỏ lòng ganh tị, đố kỵ, ganh ghét..., và đồng thời, chúng ta phải phát triển lòng Từ Bi, Bác Ái, thể xác chúng ta cần phải Minh Triết, linh hồn chúng ta cần phải Giác Ngộ.
Hãy luôn cảnh giác quanh ta, lúc nào ở đâu cũng có những tên ma đạo, ma ác, ma qủi..., những tên sẵn sàng làm hại con người, kể cả những người hiền lương, vô tội, những tên xấu xa như tên Đào Ngũ trong câu chuyện “vụ án Đậu Nga” trên đây! Hãy cảnh giác cao độ là lúc nào, ở đâu cũng có những tên luôn luôn mang lòng thù hận, những kẻ mang tâm nhỏ nhen, đố kỵ, ganh ghét đủ thứ điều, đủ thứ việc: công danh, điạ vị, tiền tài, tên tuổi, tiếng tăm...trong xã hội con người, trong xã hội chúng ta.
Hãy xa lánh những kẻ tà ác đó, những kẻ tà ác ở ngoài đời, và cả những kẻ tà ác ở trong lòng: những Tà Niệm, những Tà tâm...! Hãy xa lánh những kẻ tà ác dù là không mặt mũi, những kẻ tà ác trong trí não, những kẻ tà ác trong tình cảm, trong tâm tư...của mỗi người. Hãy tìm đến, và hãy kết giao với những người chân chính, những người quân tử, những người đạo đức, tu hành...Hãy tìm đến những người cao cả, những bậc chân chánh vô hình, những Đấng Thiêng Liêng siêu hình trong trời đất, vũ trụ, hãy nghe lời những bậc chân chánh vô hình trong trái tim ta, trong tim của mỗi con người, là “lương tâm”.
THÁI NAM TRÂN
No comments:
Post a Comment